Nghệ thuật đỉnh cao của Quan Hệ Thẩm Mỹ

Cái đẹp có mặt trong nhiều lĩnh vực. Nhưng có lẽ không ở đâu, cái đẹp hiện ra đậm nét như là ở trong nghệ thuật. Nếu khi làm một bộ bàn ghế, người ta quan tâm trước hết đến giá trị thực dụng của nó.

Nghĩa là đến chỗ làm sao nó chắc chắn, ngồi không bị gãy, thuận tiện khi đọc sách hay tiếp khách. Rồi sau đó mới tính đến vẻ đẹp của nó, thì khi tạo ra một tác phẩm nghệ thuật, sự việc diễn ra có hơi khác.

Nghệ sĩ vẽ một bức tranh, sáng tác một khúc nhạc, hoặc viết một bài thơ, cuốn truyện, không phải chỉ nhằm bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của mình, và ghi lại những sự kiện, những cảnh đời mà còn muốn đồng thời, tạo ra một cái gì đẹp đẻ, gây được ấn tượng đến mức cao nhất.

Hứng thú thẩm mỹ có sức hấp dẫn và lôi cuốn người xem, người nghe, người đọc. Nói cách khác, việc đem lại một tác phẩm có tính thẩm mỹ cao, đã nằm ngay trong mục đích của sáng tạo nghệ thuật, trong ý định ban đầu của nghệ sĩ.

Người thợ thủ công khi đóng cái bàn, cái ghế, cũng muốn làm cho nó đẹp. Nhưng ở đây, cái ý muốn làm đẹp chỉ là một nhu cầu phụ, có tính chất kèm theo. Công việc của thợ thủ công về cơ bản, bị chi phối không phải bởi giá trị thẩm mỹ của đồ vật, mà bởi giá trị sử dụng của nó.

Còn đối với nghệ sĩ, ý nghĩa thẩm mỹ nằm ngay trong giá trị chung của nó, là một thành phần tạo nên giá trị chung đó. Điều đó, nói lên rằng sáng tạo nghệ thuật dù cũng là một hoạt động quan hệ thẩm mỹ như nhiều hoạt động khác, nhưng ở nó tỉ lệ thẩm mỹ cao hơn, vị trí của cái đẹp quan trọng hơn, quan hệ của cái đẹp với các chức năng khác cũng bình đẳng hơn.

Điều kiện của cái đẹp là gì?

Cái đẹp là một trong những điều kiện đầu tiên của nghệ thuật. Dù đó là bài thơ hay bức tranh, pho tượng hay vở kịch, điệu múa hay bài ca, dù đó là câu chuyện về một cô công chúa tuyệt mỹ hay là về một mụ phù thủy ghê tởm.

Dù đó là âm điệu du dương hát lên nỗi đắm sau của tình yêu, hạnh phúc, hay khúc tưởng niệm bi thương trong tang lễ, dù đó là bức tranh vẽ bông hoa hồng đang chớm nở hay miêu tả một con cóc xấu xí, dù đó là vở kịch tràn đầy niềm vui và chiến thắng của chính nghĩa hay dựng lên cảnh chết chóc hy sinh,…

Tất cả đều phải đẹp. Một cái ghế, cái bàn đóng xấu xí có thể dùng được. Một ngôi nhà xây không đẹp nhưng chắc chắn, rộng rãi thì vẫn là nơi ở tốt. Còn những câu chữ xếp đặt vụng về, thì không thể gọi là thơ. Bức vẽ không đẹp thì sẽ không xứng là bức tranh.

Những dòng nhạc viết ra không theo quy luật của tiết tấu và hòa thanh, sẽ chẳng thành nhạc. Chính trong ý nghĩa này, V.G.Bielinski đã viết: “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật, đó là một định lý”.

Nghệ sĩ chính là những người cảm thấy điều đó sâu sắc hơn ai hết. Vì vậy, đối với nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ, việc trau dồi kỹ thuật để có thể đem lại cho tư tưởng tình cảm của mình, một hình thức hoàn chỉnh, có ý nghĩa thẩm mỹ cao, bao giờ cũng là vấn đề đặt ra rất gay gắt.

Nhà điêu khắc danh tiếng Pháp Rodin đã nói: “Nghệ thuật không phải cái gì khác hơn là tình cảm. Nhưng nếu không có các hiểu biết về khối hình, về sự cân xứng, màu sắc và thiếu đi một cây bút điêu luyện, thì bất kỳ tình cảm sinh động nào cũng bị tê liệt”.

Danh họa Ý thời phục hưng là Leonard de Vinci bao giờ cũng bộc lộ sự khao khát không cùng, đối với sự hoàn thiện, vẻ đẹp của tác phẩm. Riêng bức Madonna Lize (La Joconde) ông vẽ gần bốn năm trời. Có lẽ vì vậy mà hàng bao thế kỷ về sau, tranh của ông vẫn là những kiệt tác đạt đến sự hài hòa cao không bị vượt qua.

Nghệ thuật là nơi hội tụ của cái đẹp

Điều đó biểu hiện không phải chỉ ở chỗ, trong hoạt động này, sự sáng tạo theo những quy luật của cái đẹp diễn ra tập trung hơn cả, hoàn thiện hơn cả, mang tính chất cố ý và chuyên nghiệp hơn cả, mà còn thể hiện ở ngay bản thân nội dung của nghệ thuật.

Tác phẩm nghệ thuật, ngoài việc thể hiện vô cảm hiện tượng khác nhau trong đời sống, bao giờ cũng quan tâm ghi lại những gì hài hòa, đẹp đẽ trong cuộc đời. Và thường thì những cái trong hiện thực, vốn đã đẹp khi bước vào tác phẩm lại trở nên đẹp đẽ hơn.

Thậm chí cả những sự vật, hiện tượng mà trong đời chỉ là bình thường, hay đẹp vừa vừa nhưng qua bàn tay của nghệ sĩ lại hiện ra hết sức đáng yêu, kiều diễm. Tại sao vậy? Đây là một vấn đề thú vị nhưng lý giải không dễ dàng.

Đúng là trong đời sống có biết bao nhiêu là cái đẹp và cái đẹp thực sự nằm chính trong thiên nhiên, trong cuộc đời đang diễn ra hàng ngày trước mắt chúng ta. Song không phải lúc nào, chúng ta cũng có thể thưởng thức được hiện thực đẹp đẽ đó.

Ngoài những phút hiếm hoi, khi vui sướng đến bất chợt như ánh sáng đột ngột bừng lên, khiến ta thấy thế giới xung quanh bỗng nhiên hiện ra trong ánh hào quang rực rỡ, cái gì cũng trở nên đáng yêu, xinh đẹp, hay khiến chúng ta phát hiện ra vẻ lộng lẫy trong cái bình thường, cái duyên dáng trong sự giản dị, cái sôi nổi thiết tha trong sự âm thầm.

Ngoài những phút ấy ra, chúng ta ít có điều kiện để nhìn cho ra cái đẹp. Chúng ta bị hạn chế ở góc độ nhìn hoặc chìm ngập trong các chi tiết, trong cái vụn vặt, trong những ấn tượng bề bộn hằng ngày.

Muốn phát hiện ra vẻ đẹp của sự vật phải có một khoảng cách, một góc độ nhất định. Phải biết lùi ra xa một chút, giống như khi ngắm một bức tranh. Lúc đó, tất cả những gì gồ ghề, những vết dơ, những cái vặt vãnh mà khi ta ở trong cuộc, khi đứng gần dập vào mắt, sẽ bắt đầu nhòa đi, bị quên lãng, thậm chí hiện ra trong một màu sắc khác.

Lúc đó, cái vốn đẹp đẽ thì trở nên đẹp đẽ hơn. Điều đó, giải thích vì sao kỷ niệm bao giờ cũng đẹp. Trong ánh hào quang của hồi ức, đôi khi cả nỗi khổ cũng trở nên đáng yêu, cả nỗi bất hạnh cũng có một phần thú vị.

Chúng ta nhớ về quá khứ như người lính nhớ lại những cuộc chinh chiến của mình. Thời gian dường như đã xóa đi tất cả, chỉ để lại những kỷ niệm ngọt ngào. Nỗi đắng cay dẫu còn lại thì cũng đã có thể trở thành đối tượng của thi ca.

Kinh nghiệm sáng tác của nhiều nhà văn đã khẳng định điều này: khó mà nói về nỗi đau hay diễn tả nó khi nó vừa mới xảy ra, khi nghệ sĩ còn phải chịu đựng gánh nặng trực tiếp của nó. Muốn viết về nó phải có một khoảng cách.

Có một khoảng cách về không gian và thời gian nhất định, đó chính là một trong những điều kiện làm cho con người có khả năng nhìn ra vẻ đẹp của sự vật, hoặc khiến cho sự vật có được ý nghĩa thẩm mỹ, trở nên đẹp đẽ và dễ thương hơn trong cảm thụ của chúng ta.

Từ đời sống bước vào nghệ thuật, tất cả những gì được phản ánh trong tác phẩm, đều đi qua khoảng cách ấy. Trong ý nghĩa này, có thể nói nghệ thuật đẹp hơn hiện thực.

Ai đã từng xem bức “Mùa Thu Vàng” của họa sĩ Nga là Levitan đều kinh ngạc về vẻ quyến rũ của nó, và đều có cảm giác rằng hình như nó đẹp hơn cả mùa thu thực. Vì tài nghệ của họa sĩ, vì cái khoảng cách thần diệu của nghệ thuật, vì vẻ đẹp của mùa thu được trình bày trong cái dạng tiêu biểu nhất, tập trung nhất.

Ở đây, đã diễn ra một quá trình chung vốn là đặc tính của mọi hoạt động sáng tạo nghệ thuật, nghệ sĩ lựa chọn trong muôn ngàn hiện tượng giống nhau, một cái tiêu biểu nhất để giới thiệu với công chúng.

Đồng thời, cũng cố gắng miêu tả cái tiêu biểu nhất đó sao cho thu hút mạnh mẽ. Đó chính là quá trình kết tinh trong nghệ thuật. Nhờ đó, cái đẹp trong cuộc đời đi vào nghệ thuật, trở nên rực rỡ hơn, và hấp dẫn hơn.

Bức vẽ bông hoa hồng lôi cuốn được là vì nó mang trong mình vẻ đẹp của một trăm hay một ngàn bông hồng khác, mà họa sĩ đã quan sát và nghiên cứu tìm tòi và chọn lựa.

Hiện thực, cuộc sống bao giờ cũng là nguồn nội dung vô tận của nghệ thuật. Và xét trong toàn bộ vẻ đẹp hiện thực, bao giờ cũng là vẻ đẹp cao nhất, bởi vì nó vô cùng phong phú, sinh động và trần thế. Nhưng trong nghệ thuật, cái đẹp của đời sống được thể hiện tập trung hơn.

Tác phẩm nghệ thuật chính là nơi hội tụ cái đẹp, của cuộc đời. Nếu cái đẹp của cuộc đời là quặng vàng thì trong nghệ thuật, nó đã biến thành vàng được luyện, thành vàng trên huân chương, vàng trên đôi nhẫn cưới, …

Lê Ngọc Trà
Lâm Vinh
Huỳnh Như Phương


Bạn đang xem bài viết:
Nghệ thuật đỉnh cao của Quan Hệ Thẩm Mỹ
Link https://myhocdaicuong.com/dai-cuong/nghe-thuat-dinh-cao-cua-quan-he-tham-my.html


Nội dung tìm kiếm khác: 7 loại hình nghệ thuật; Các loại tác phẩm nghệ thuật; Các môn nghệ thuật; Các tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam; Các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng Việt Nam; Các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của Nga; Cảm xúc trong sáng tạo nghệ thuật; Đỉnh cao sáng tạo nghệ thuật; Giá trị nghệ thuật là gì; Họa sĩ vẽ tranh minh họa Trung Quốc.

Nội dung tìm kiếm khác: Khái niệm nghệ thuật; Khái niệm tác phẩm nghệ thuật; Lĩnh vực nghệ thuật; Mô tả một tác phẩm nghệ thuật bằng tiếng Anh; Môn tâm lý học sáng tạo nghệ thuật; Nghệ thuật Đỉnh cao; Nghệ thuật là gì; Nghệ thuật là sự sáng tạo; Nghệ thuật vẽ tranh đỉnh cao; Phẫu thuật thẩm mỹ là gì; Phẫu thuật thẩm mỹ mũi; Phẫu thuật thẩm mỹ tiếng Anh.

Nội dung tìm kiếm khác: Quan niệm một tác phẩm nghệ thuật đẹp; Quan niệm nghệ thuật là gì; Sáng tạo nghệ thuật là gì; Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình kép; Sáng tạo nghệ thuật tiếng Anh là gì; Sáng tạo nghệ thuật trong văn học; Sáng tạo văn học nghệ thuật; Tác phẩm nghệ thuật là gì; Tiểu phẫu thẩm mỹ; Tik Tok vẽ tranh 3d.

Nội dung tìm kiếm khác: Thuyết trình về phẫu thuật thẩm mỹ; Tranh vẽ Nghệ thuật; Tranh Vẽ người; Vẽ đỉnh cao; Vẽ tranh nghệ thuật đỉnh cao; Ví dụ về nghệ thuật; Mô hình nghệ thuật đương đại; Vẻ đẹp của mùa thu; Cuộc đời là quặng vàng; Những quy luật của cái đẹp; Thẩm mỹ hay Mỹ phẩm.

Tiêu đề bài viết: Nghệ thuật đỉnh cao của Quan Hệ Thẩm Mỹ
Chuyên mục: Mỹ Học Đại Cương
Ngày đăng: February 14, 2024
Tác giả:
Lượt xem: 205 views
Website: https://myhocdaicuong.com
Link bài viết: https://myhocdaicuong.com/dai-cuong/nghe-thuat-dinh-cao-cua-quan-he-tham-my.html