Để có một thị hiếu tốt hay xấu cần làm gì?

Tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ là nét biểu hiện độc đáo của bản chất con người. Ngoài khả năng lao động sáng tạo, ngoài những năng lực.

Những phẩm chất về đạo đức, thì tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ đã làm cho bản chất con người phong phú thêm rất nhiều. Nhưng tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ không phải là cái bẩm sinh, cũng như mọi điều hiền dữ, xấu đẹp ở con người đều phải kinh qua giáo dục và rèn luyện.

Người ta vẫn thường nêu ba yếu tố hình thành các phẩm chất của con người, đó là di truyền, giáo dục và tự rèn luyện. Có người nhấn mạnh mặt này, coi nhẹ mặt khác. Thực ra, cả ba yếu tố này đều quan trọng. Trong đó, yếu tố tự rèn luyện có tầm quan trọng đặc biệt.

1. Yếu tố di truyền.

Yếu tố di truyền có vai trò nhất định trong việc hình thành và phát triển thị hiếu thẩm mỹ. Nền tảng văn hóa chung, sự nhạy cảm trong thưởng thức cái đẹp và nghệ thuật năng khiếu âm nhạc, hội họa,… của cha mẹ, của nhiều đời kế tiếp trong gia đình, có ảnh hưởng rõ rệt đến thế hệ sau.

Tuy vậy, yếu tố di truyền chỉ là một tiền đề, một điều kiện đầu tiên, chưa đưa đến sự quyết định tạo ra một năng lực thẩm mỹ. Cần phải có yếu tố giáo dục của xã hội, của nhà trường và gia đình, thì những yếu tố di truyền, như những cái mầm non đó mới lớn lên được.

Giáo dục có vai trò rất lớn. Có khi cái mầm ấy về năng lực đã có rồi, nhưng không gặp được hoàn cảnh giáo dục tốt, cái mầm đó bị thui chột, tàn lụi hoặc lớn lên theo chiều hướng xấu.

Có những trẻ em từ nhỏ khả năng nghệ thuật đã chớm nở, nhưng do thiếu điều kiện để phát triển, nên cuối cùng lớn lên không còn khả năng đó nữa, hoặc bị ảnh hưởng của hoàn cảnh xấu, phát triển những thị hiếu xấu, méo mó lệch lạc.

Yếu tố giáo dục, vì thế đã trở thành yếu tố chủ đạo đối với sự phát triển của con người. Nhưng dù có di truyền hay giáo dục, mà bản thân con người không nỗ lực, không tự tu dưỡng, thì cũng không thể phát triển năng lực thẩm mỹ.

Những bậc thiên tài về khoa học, hay nghệ thuật đã trải qua biết bao nhiêu nỗ lực rèn luyện gian khổ, và đã từng khẳng định: thiên tài chỉ là kết quả của lao động.

Vậy, đối với thị hiếu thẩm mỹ, nên chú ý giáo dục và rèn luyện như thế nào?

Trước hết, nên hình dung cụ thể cấu tạo của thị hiếu thẩm mỹ có ba chiều: chiều cao, chiều rộng, và chiều sâu. Chiều cao của tư tưởng, chiều rộng của sự hiểu biết nhiều mặt và chiều sâu của nhận thức, cảm xúc.

Một thị hiếu được phát triển đầy đủ, bao giờ cũng phát triển cân đối cả ba phương diện đó. Ngược lại, một thị hiếu hình thành không cân đối, sẽ là thị hiếu nghèo nàn, lệch lạc và méo mó.

2. Yếu tố giáo dục.

Trong lúc giáo dục và rèn luyện thị hiếu thẩm mỹ, cũng như trong giáo dục con người nói chung, yêu cầu đầu tiên là giáo dục lý tưởng thẩm mỹ tiến bộ, đó là chiều cao của thị hiếu.

Việc rèn luyện lý tưởng thẩm mỹ tất nhiên lệ thuộc vào sự rèn luyện con người. Tất cả những nghệ sĩ sáng tác hay những công chúng thưởng thức nghệ thuật với lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp, đã tạo ra một lối sống đẹp, một nền nghệ thuật tiên tiến.

Sự trùng hợp về lý tưởng xã hội, đưa đến sự tri âm, tri kỷ trong lý tưởng thẩm mỹ. Tầm cao của lý tưởng thẩm mỹ sẽ giúp người ta sáng mắt sáng lòng, biết lựa chọn, biết hướng cảm tình về phía những cái đẹp chân tính, với những tác phẩm có giá trị nhân đạo của quá khứ cũng như hiện tại, những tinh hoa văn hóa nghệ thuật của dân tộc và của nhân loại.

Nói đến một thị hiếu thẩm mỹ có chiều rộng, là nói đến sự hiểu biết nhiều mặt, phong phú về đời sống, về văn hóa khoa học, về nghệ thuật, để làm nền tảng cho nhận thức thẩm mỹ.

Chỉ xem việc tổ chức nơi ăn chốn ở cũng đủ đánh giá được trình độ văn hóa thẩm mỹ và hiểu được tính cách của một con người. Đọc sách của Ngô Tất Tố và Nguyễn Công Hoan, như trong Tắt Đèn và Bước Đường Cùng.

Ta thấy các nhà văn này đã miêu tả căn nhà của hai địa chủ Nghị Quế và Nghị Lại. Những sự bày biện, những đồ dùng, và tranh ảnh trong nhà bộc lộ rõ tính cách “trưởng giả học làm sang”, ngu dốt nhưng lại rất hợm hĩnh của những tay trọc phú này.

3. Yếu tố tự rèn luyện.

Trong vốn tri thức cần thiết giúp cho sự hiểu biết rộng, thì tri thức về nghệ thuật có ý nghĩa trực tiếp nhất trong việc hình thành thị hiếu thẩm mỹ.

Trước hết, là học tập các môn học nghệ thuật, kiên trì rèn luyện các giác quan và trau dồi năng khiếu, rèn luyện sự nhạy cảm trong khi tiếp xúc với cái đẹp và nghệ thuật.

K. Marx đã từng nói: “Muốn thưởng thức nghệ thuật thì phải được giáo dục về mặt nghệ thuật”, “khiếu âm nhạc của con người chỉ do âm nhạc thức tỉnh, bản nhạc hay nhất cũng không có ý nghĩa gì đối với cái tai không hiểu âm nhạc”.

Có nghĩa là khả năng thưởng thức cái đẹp và nghệ thuật không phải chỉ do trời phú cho, mà còn phải kinh qua học hỏi và rèn luyện.

4. Thị hiếu tốt và xấu?

Sự hiểu biết hạn chế về nghệ thuật cản trở rất nhiều trong việc tiếp tục toàn bộ những biểu hiện khác nhau của cái đẹp, cũng như kho tàng phong phú của văn hóa nghệ thuật trong và ngoài nước.

Nhất là đối với những thể loại nghệ thuật như tiểu thuyết, nhạc không lời, kịch hiện đại,… Cần có trình độ văn hóa và nghệ thuật ở mức độ nhất định mới hiểu biết hết nội dung của nó.

Cần phải biết đặc điểm của từng loại hình nghệ thuật, ngôn ngữ riêng của từng loại nghệ thuật và nhất là lịch sử của các trào lưu, trường phái nghệ thuật khác nhau, của các tác giả khác nhau.

Muốn có được những hiểu biết đó về nghệ thuật, điều trước tiên phải học văn hóa, phải xóa nạn mù chữ, phải nâng cao trình độ văn hóa phổ thông.

Tất nhiên, trình độ học thức chỉ là cơ sở đầu tiên, chưa phải quyết định trình độ của thị hiếu thẩm mỹ, vì trong thực tế một số những người có học thức cao, nhưng thị hiếu thẩm mỹ vẫn nghèo nàn hay méo mó, lệch lạc.

Vậy ta có thể nói chiều rộng của thị hiếu thẩm mỹ chính là sự hiểu biết phong phú của con người về cuộc sống, về văn hóa, khoa học và nhất là về nghệ thuật.

Ngoài chiều cao của lý tưởng, chiều rộng của hiểu biết, thị hiếu thẩm mỹ còn thể hiện ở chiều sâu của nó. Trong thưởng thức cái đẹp và nghệ thuật tư tưởng tình cảm đúng đắn và sự hiểu biết nhiều mặt vẫn chưa đủ.

Cái đẹp và nghệ thuật còn phải đòi hỏi sự sâu sắc. Trong sáng tạo cũng như thưởng thức cái đẹp và nghệ thuật, người ta thường nói đến tính chất độc đáom tính chất gạn lọc và hàm súc, tính chất tinh tế và sâu sắc.

Sự tinh tế và sâu sắc chính là kết quả của sự học hỏi rèn luyện lâu dài. Mặt khác, nó cũng là bản lĩnh của mỗi người về mặt tinh thần, tạo nên nét riêng biệt trong tính cách của người đó.

Trong bối cảnh thế giới hiện đại, trong quá trình đổi mới xã hội, giáo dục thẩm mỹ là một sự nghiệp lâu dài nhưng cấp bách, đầy khó khăn phức tạp nhưng thật sự cao đẹp.

Vì đây là sự nghiệp gìn giữ và phát huy những giá trị quý nhất của con người, của dân tộc và của nhân loại.

Lê Ngọc Trà
Lâm Vinh
Huỳnh Như Phương


Bạn đang xem bài viết:
Để có một thị hiếu tốt hay xấu cần làm gì?
Link https://myhocdaicuong.com/dai-cuong/de-co-mot-thi-hieu-tot-hay-xau-can-lam-gi.html
#myhocdaicuong #myhoc #daicuong
#yeutoditruyen #yeutogiaoduc #yeutoturenluyen


Nội dung tìm kiếm khác: Các bệnh di truyền từ bố mẹ sang con; Các yếu tố di truyền; Gen di truyền ở người; Gen di truyền theo dòng mẹ; Gen Di Truyền Truyền; Nhân tố di truyền là gì; Những đặc điểm di truyền từ bố sang con; Những yếu tố di truyền; Sách di truyền học; Tính cách có di truyền; Thông tin di truyền là gì; Vai trò của yếu tố di truyền ảnh hưởng đến bệnh; Vật liệu di truyền; Ví dụ yếu tố di truyền; Yếu tố di truyền là gì.

Nội dung tìm kiếm khác: Báo Giáo dục 24h; Công văn mới nhất của Bộ giáo dục; Chương 3: giáo dục và sự phát triển nhân cách; Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách thể hiện ở việc; Giáo dục là gì; Giáo dục nhân cách con người; giáo dục thời đại; Giáo dục và sự phát triển nhân cách; Tin giáo dục tiểu học; Tin mới nhất về ngành giáo dục; Tin nóng đổi mới giáo dục; Tin nóng giáo dục ngày hôm nay; Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách kết luận sư phạm; Vai trò của giáo dục đối với xã hội; Ví dụ về sự phát triển nhân cách; Yếu to giáo dục giữ vai trò chủ đạo những không quyết định sự phát triển của môi cá nhân.

Nội dung tìm kiếm khác: Bài tập thể chất là gì; Các loại kỹ năng tự học; Các to chất the lực; Các yếu tố thiên nhiên để rèn luyện sức khỏe; Cách rèn luyện tinh thần tự học; Có mấy loại sức bền; Học tập và rèn luyện; Kỹ năng tự học của sinh viên; Kỹ năng tự học và tự nghiên cứu; Khái niệm sức mạnh là gì; Phương pháp rèn luyện là gì; Phương pháp tự học ở nhà; Rèn luyện cơ thể trẻ với các yếu tố tự nhiên; Rèn luyện kỹ năng tự học; Sức bền là gì; Sức mạnh là gì; Sức nhanh la gì cho Ví dụ; Tập luyện the dục the thao và sử dụng các yếu tố thiên nhiên để rèn luyện sức khỏe; Thiết kế 4 bài tập thể chất.

Tiêu đề bài viết: Để có một thị hiếu tốt hay xấu cần làm gì?
Chuyên mục: Mỹ Học Đại Cương
Ngày đăng: February 14, 2024
Tác giả:
Lượt xem: 116 views
Website: https://myhocdaicuong.com
Link bài viết: https://myhocdaicuong.com/dai-cuong/de-co-mot-thi-hieu-tot-hay-xau-can-lam-gi.html