Triết học khoa học Mỹ với các chủ nghĩa Freud nhân vị tự do

Hoa Kỳ là một siêu cường công nghiệp toàn cầu vào những năm 1900, và dẫn đầu trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, có sự đóng góp quan trọng với các nhà khoa học và triết học Mỹ.

Ngoài ra, Hoa Kỳ là nền tảng của khoa học hiện đại và sự phát triển của những tư tưởng triết học mới. Từ nước Mỹ, những ý tưởng vĩ đại của khoa học hiện đại, ngày càng sáng rực trên bầu trời khoa học.

1. Những giá trị nhân bản khác.

Nhà triết học người Anh là F.C.S. Schiller muốn thay đổi hình thức của chủ nghĩa thực dụng, bằng khái niệm khác là chủ nghĩa nhân đạo. Bởi vì theo ông, triết học đó coi mọi nhận thức đều tùy thuộc vào kinh nghiệm con người.

Chủ nghĩa thực dụng là một trào lưu triết học mang một sắc thái, là gắn với thực tại hằng ngày mà học giả Mỹ gọi là triết học tung bay ở ngoài trời. Đó là xu hướng quy tụ về nhân vị (tức thế vị của con người), coi giá trị độc nhất ở con người là nhân vị của nó.

Trong chủ nghĩa thực dụng của mình, W. James nói nhiều về những vấn đề đạo đức. Ông cũng bàn tới ý nghĩa mà con người đặt vào thế giới này, hay vào thế giới khác để đạt tới chân lý. Nói tóm lại, ý nghĩa và chân lý đều nằm trong phạm trù giá trị (value) căn bản hơn.

Lý thuyết về giá trị, hay giá trị học ở Mỹ là môn học phát triển mạnh mẽ nhất. Chính vì lẽ đó, quả thực chủ nghĩa thực dụng đã kéo theo nhiều triết học mang những giá trị nhân văn, tạo nên thời kỳ thịnh trị của triết học.

Đó là nhân học, và các trào lưu triết học như chủ nghĩa Freud, chủ nghĩa nhân vị, chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa tự do.

2. Chủ nghĩa Freud mới.

Cuộc cách mạng Freud không chỉ nổ ra ở Châu Âu, nước Mỹ không đứng ngoài cuộc. Năm 1907, Freud cùng với Sandor Ferenczi (1873 – 1933) tổ chức nhiều cuộc hội thảo ở tại Mỹ. Karen Horney (1885 – 1952), Erich Fromm (1900 – 1980) và một số nhà phân tâm học khác, đề xướng chủ nghĩa Freud mới.

Chủ nghĩa Freud mới ở tại Mỹ, hay phân tâm học của Adler (1870 – 1937) của Jung (1875 – 1961) có nhiều ý tưởng mới, so với phân tâm học của Freud. Đây không phải là dấu hiệu sự quá thời của Freud, mà là sự phát triển bình thường của một học thuyết khi mới ra đời, không khỏi có sự hạn chế này nọ.

Các nhà phân tâm học mới đó, vẫn là người tự hào đứng dưới lá cờ của người sáng lập vĩ đại đó. Karen Horney là nhà bệnh lý tâm thần sáng lập Viện nghiên cứu phân tâm học Mỹ, và là đại biểu của chủ nghĩa Freud mới tại đất nước Mỹ.

Năm 1934, Erich Fromm đã di cư sang Mỹ, làm việc tại Viện nghiên cứu trên và dạy học ở Đại học Colombia. Những thành viên của trường phái này ở Mỹ, chưa hề muốn làm dấu thánh giá đối với quá khứ và trở thành những người Mỹ hoàn toàn.

Họ vẫn ý thức rằng, mình là người tiền vệ cuối cùng của một nền văn hóa nhân bản chủ nghĩa đang suy vong. Erich Fromm vẫn theo đuổi lý tưởng dung hợp Freud và Marx. W. Reich xuất thân và một gia đình người gốc Do Thái.

Ông trở thành nhà bệnh học tâm thần ở bệnh viện đa khoa phân tâm học ở Vienna. Ông gia nhập Đảng cộng sản, tham gia hoạt động chính trị và xã hội. Ông lập ở Vienna sáu Trung tâm vệ sinh giới. Năm 1939, ông sang NewYork, ông lại bị Mỹ cầm tù. Nhưng ông vẫn là người nổi tiếng lập ra một chủ nghĩa Marx – Freud (Freud Marxs Me).

H. Marcuse là đại biểu của trường phái Frankfurt có ảnh hưởng tới cánh tả mới ở Mỹ. Ông gia nhập cánh tả của Đảng xã hội dân chủ Đức. Ông cũng coi Heidegger là người thầy của mình về chủ nghĩa hiện sinh.

Năm 1934, ông sang Mỹ. Cuối những năm 1960, ở khu vực Tây u và Bắc Mỹ nổ ra phong trào Phản văn hóa. Ông được người ta tôn là người cha tinh thần của thanh niên bạo loạn thời đó.

3. Chủ nghĩa nhân vị.

Người ta bảo chủ nghĩa nhân vị và triết học có sức sống mạnh mẽ nhất ở Mỹ, là một triết học tung bay ngoài trời của Mỹ. Sở dĩ nó có địa vị ấy, là vì ở nó, người ta vẫn thấy vang bóng một thời cái hạt nhân duy lý của Hegel do Royce tạo ra ở Mỹ, và chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để thực dụng chủ nghĩa đầy hấp dẫn của W. James.

Như Bowne đã từng nói: “chủ nghĩa nhân vị là sự trung gian của hai trào lưu triết học lớn đó”. Đúng như nhà triết học nhân vị người Pháp là Mounier (1905 – 1950) nói có nhiều chủ nghĩa nhân vị: “ngoài chủ nghĩa nhân vị ở Mỹ, còn có chủ nghĩa nhân vị ở Pháp, Anh, Đức”.

Tuy nhiên, chủ nghĩa nhân vị ở Mỹ có bộ mặt riêng của nó. Bowne, giáo sư trường đại học Borden được coi là người sáng lập chủ nghĩa nhân vị ở tại Mỹ. Trước ông và đồng thời với ông có Walt Whitman, Bronson Alcott, Mary Whiton Calkins, George Holmes Howison (1838 – 1916) đây là những người cũng đã đề cập tới chủ nghĩa nhân vị.

Nhưng… Bown là người đã đưa chủ nghĩa nhân vị lên một tầm cao mới. Như vậy, chủ nghĩa nhân vị xuất hiện không là một hiện tượng lẻ tẻ. Cả một thế hệ đi tìm nó như một nhu cầu không thể thiếu.

Những đại biểu cho thế hệ thứ hai của chủ nghĩa nhân vị ở tại Mỹ, là Edgar Sheffield Brightman (1884 – 1953), Ralph Tyler Flewelling (1871 – 1960) và một đại biểu nổi bật nữa là William Ernest Hocking (1873 – 1966). Người ta còn nói tới những nhà triết học khác về cơ bản, vẫn tiếp tục đường lối triết học của Bowne như V.H. Werkmeister, P.A. Bertocci, R.N. Beck.

Mặc dù có nhiều trường phái triết học tiếp tục ra đời ở tại Mỹ, như chủ nghĩa thực dụng, triết học phân tích, nhưng chủ nghĩa nhân vị do Bowne mở đường, vẫn giữ vững địa bàn trong đời sống văn hóa của người Mỹ cho đến ngày hôm nay.

Có hai lý do sau đây. Một là, chủ nghĩa nhân vị tiếp tục miêu tả bản tính con người mà Tuyên ngôn độc lập đã khai sáng. Hai là, nó tiếp tục nằm trong quỹ đạo của một thần học rất hồn nhiên, một trong những đặc điểm của tâm hồn Mỹ, trong nền văn hóa hiện đại của Mỹ.

Cũng vì sức sống đó của chủ nghĩa nhân vị. Cho nên những năm 50 của thế kỷ, chủ nghĩa hiện sinh cũng là một loại triết học về nhân vị, từ Châu Âu thâm nhập vào Mỹ, cũng không còn không gian rộng nào để hoạt động, nó cũng bị Mỹ hóa như nhiều hiện tượng văn hóa đương thời khác.

R.Nixon trong Chớp Lấy Thời Cơ cho rằng, bí quyết để nước Mỹ đứng đầu thế giới, là ở chỗ nước Mỹ có chủ nghĩa hiện sinh để người dân tự cai trị lấy mình, cùng với chủ nghĩa duy lý. Ông dùng từ chủ nghĩa hiện sinh có thêm tính từ đích thực.

Phải chăng ông muốn nói về một chủ nghĩa hiện sinh, đã hòa vào chủ nghĩa nhân vị Mỹ, nó không chứa chấp nhiều bi quan như chủ nghĩa hiện sinh ở khu vực Châu Âu. Nó không có con người nổi loạn, nó không là sự nổi loạn của praxis chống lại những thiết chế.

Không là chủ nghĩa Sartre chống lại chủ nghĩa cấu trúc… Không là một chủ nghĩa hiện sinh đã muốn thổi bay cả quyền lực như đã diễn ra trong hệ tư tưởng 68 ở tại nước Pháp, trong Phản văn hóa ở Mỹ.

4. Chủ nghĩa tự do.

Những nhà lý luận cổ điển, như Hobbes, Rousseau, Lockes đã coi ý chí tự do cá nhân là nguồn gốc của những mối liên hệ xã hội. Chủ nghĩa tự do chính trị mà Locke là nhà lý luận đầu tiên, đã rút ra từ đó những hệ quả cuối cùng.

Đó là, một khi cá nhân là nền tảng cuối cùng của những liên hệ xã hội, thì không thể nói được rằng, tự do và những lợi ích của họ trong xã hội bị loại bỏ, vì lợi ích chỉ dành riêng cho tập thể, và vì lợi ích của các quyền lực dân sự với một chủ quyền tuyệt đối.

Về mặt chính trị, chủ nghĩa tự do ra đời với một ý tưởng rằng, chủ quyền của Nhà nước bị giới hạn bởi những quyền cá nhân. Ý tưởng đó được tiếp tục phát triển bởi chủ nghĩa tự do chính trị: Smith (1723 – 1790), Malthus (1766 – 1834), Bastiat (1801 – 1850), Ricardo (1772 – 1823), Mill (1806 – 1823), Say (1763 – 1830).

Theo họ, sản xuất hàng hóa và sự trao đổi cũng như sự thỏa mãn những nhu cầu là công việc riêng tư. Quan niệm đó ngày nay được các nhà tư tưởng hiện đại như Friedrich August von Hayek, hay Karl Popper bảo vệ.

Việc chống lại sự can thiệp của Nhà nước đã ra đời từ thế kỷ XVIII. Trong khi, Rousseau, người tổ chức chính trị theo đuổi mục đích bảo đảm cho công dân sự hưởng thụ mọi quyền tự nhiên, thì Benjamin nêu lên quyền tự nhiên là giới hạn mà Nhà nước không được vượt qua.

Dưới ngòi bút của Voltaire, của Montesquieu, những quyền tự nhiên nổi lên như lời kêu gọi giải phóng con người. Còn ở Constant, thì đó là sự chứng minh cho sự thống trị chính trị của giai cấp tư sản.

Ở tại Mỹ, chủ nghĩa tự do với những luận cương về quyền tự nhiên của con người, tiếp tục mang sức sống của nó. Hơn ai hết, Alexis de Tocqueville, tác giả cuốn Dân Chủ ở Mỹ (1835) đã chứng tỏ sự phát triển rất sớm và mạnh mẽ đó của chủ nghĩa tự do.

Trong việc thành lập Nhà nước Mỹ, người ta có thể nói rằng, chủ nghĩa tự do với nội hàm kinh tế và chính trị của nó, cũng như với tính chất triết học ý chí về tiến bộ, đã là nguyên tắc chủ đạo, hướng dẫn lịch sử của quốc gia này.

Ta hãy nghe mấy nhận xét của Tocqueville. Được gây ấn tượng mạnh mẽ bởi tình hình của Thế giới mới, ông khẳng định rằng nền dân chủ không phải là một giấc mơ sáng sủa, cũng chẳng phải là một sự đảo lộn, một đồng nghĩa với sự hỗn loạn, sự cướp đoạt, sự tàn sát như bọn thù địch thường tưởng tượng, mà là một sự kiện, mà người ta không thể dập tắt trong xã hội hiện đại.

Tại đất nước Mỹ, Tocqueville đã quay về khám phá những yếu tố của sự vực dậy trước hết về sự phát triển. Chúng thể hiện trong sự phát triển những tự do cục bộ đã bị chế độ cũ, và cả cách mạng bóp nghẹt, chúng cần phải được tạo lập.

Bởi vì, chỉ có thể, trong cộng đồng mới ẩn chứa đầy vơi sức mạnh của nhân dân tự do. Chúng đầy ắp nhiều nhất, là ở trong phát triển theo nguyên tắc về sự liên hợp, có nhiệm vụ giới hạn sự can thiệp của Nhà nước, bằng cách xóa bỏ các tổ chức trung gian trong quá khứ.

Không ai bằng Tocqueville đã đề cao tinh thần đoàn kết làm cho cá nhân không ngừng quy về chính mình, nhạy cảm với ý tưởng rằng nghĩa vụ và lợi ích của con người là đưa lại lợi ích cho đồng loại.

Hướng về tương lai, Tocqueville ý thức được rằng chủ nghĩa tự do không chỉ bó hẹp trong chủ nghĩa cá nhân tư sản, như Constant hay Royer – Collard đã làm. Ông chống lại triết học của giai cấp, như của giai cấp tư sản đương thời đã thực hiện. Trái lại, tác phẩm của ông đã kêu gọi sự đoàn kết. Đó là chủ đề mà nhiều nhà tư tưởng thuộc các thế hệ sau đã đáp ứng.

Thế hệ thứ hai sau ông (từ thập kỷ 30 đến thập kỷ 60) là New Deal (Sự nghiệp mới) của Franklin Delano Roosevelt (1882 – 1945), và chủ nghĩa Keynes. Chủ nghĩa tự do trở thành cơ sở lý luận quan trọng, để phục hưng đất nước, xây dựng Nhà nước phúc lợi trong nhiều nước ở phương Tây.

Thế hệ thứ ba, trong chủ nghĩa tự do ở tại Mỹ, đã xuất hiện một nhà triết học sáng giá là John Rawls. Ngay trong kỷ nguyên Great Society (Xã hội lớn), ông đề xướng tác phẩm Lý Luận Công Lý (1971) công lý như là công bằng.

Tác phẩm này, đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước Mỹ, đủ nói lên rằng, chủ nghĩa tự do về công bằng đang làm quằn quại mọi suy tư triết học trong thời đại ngày nay.

5. Triết học khoa học.

Nước Mỹ trở thành cường quốc công nghiệp lớn nhất toàn cầu trước 1900. Tocqueville dự đoán, thế kỷ XX là thế kỷ của nước Mỹ. Nói rõ hơn, những năm giữa thế kỷ, nước Mỹ thực sự đi đầu thế giới vào xã hội công nghiệp. Điều đó không còn là một huyền thoại.

Sở dĩ nước Mỹ được khẳng định như trên, là vì vị trí tiên phong của nó đã chiếm giữ lâu dài trong phần lớn các lĩnh vực khoa học công nghệ. Kể từ cuối những năm 80, Mỹ chi khoảng 135 tỷ đô la hàng năm cho nghiên cứu phát triển (khoảng ⅓ của thế giới). Có khoảng 1,3 triệu nhà khoa học và nhà kỹ thuật.

Nước Mỹ cũng là một trong những nước đi đầu vào khoa học hiện đại. Nhiều nhà khoa học trong đó có A. Einstein là những người phất cao lá cờ khoa học hiện đại, với những lý thuyết gắn với một nền tảng triết học.

Chủ nghĩa phát xít Đức đã buộc A. Einstein rời bỏ nước Đức, ông phải đến sống ở Princeton (Mỹ). Từ nước Mỹ, những tư tưởng lớn của khoa học hiện đại cứ ngày một bừng sáng trên bầu trời của nền khoa học hiện đại. Lý thuyết của hai nhà vật lý Mỹ khác thường, được gọi là thử nghiệm Michelson – Morley về vận động của trái đất, cũng giúp Einstein đi tới lý thuyết tương đối.

Sự khám phá một quy mô (quy mô lượng tử mà giác quan không nhận biết được) ở đó các định luật vận động hoàn toàn khác với các định luật trong đời sống hằng ngày, mà người ta đã biết. Đây là đóng góp phần quan trọng nhất của khoa học hiện đại vào tri thức của loài người.

Người ta bảo vũ trụ Einstein đã xuất hiện. Nhà triết học người Mỹ là Thomas Kuhn, tác giả cuốn sách Cơ Cấu Của Cách Mạng Khoa Học cho rằng, cách mạng khoa học đã mở ra một thời kỳ phát triển bình thường, theo hệ chuẩn Einstein thay cho hệ chuẩn Newton đã bị vượt qua.

Alfred North Whitehead (1861 – 1947) nhiều năm làm giáo sư ở trường Đại Học Harvard (1924 – 1937) đã nói về sự mở đường của triết học của các nhà khoa học, tạo nên những vũ trụ mới ấy. Ông đã viết: “Đến một lúc nào đó, mọi thực nghiệm đều đã bất lực”, “chỉ có triết học là người mở đường”.

Bởi vì triết học là dũng cảm nhất, cả gan nhất, mới đủ sức đương đầu với những thử thách. Quả thực, cùng với những con người dũng cảm, gan dạ trong khoa học, nhiều trường phái triết học cũng nhộn nhịp ra đời, nhằm đáp ứng nhu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học.

Đối với người Mỹ “triết học là đầy tớ của khoa học”, cũng như trước đây, người ta bảo “triết học là đầy tớ của thần học”. Xu hướng đó rõ rệt hơn ở khu vực Châu Âu, và người ta thấy nó bộc lộ đậm nét ở việc xây dựng những nền tảng khoa học, trong một loạt các khoa học chuyên biệt.

Ở khu vực Châu Âu, siêu hình học hiện ra như một bà hoàng chuyên chế. Bà ta được bầu lên bằng quy nạp, tức bằng những khoa học hiện đại. Một thứ quân chủ lập hiến? Trái lại ở đất nước Mỹ tình hình khác hẳn.

Ví như triết học phân tích, trong đó có Câu lạc bộ Vienna được du nhập vào Mỹ và gây ảnh hưởng lớn. Nó không có siêu hình học theo nghĩa cổ điển. Do đó, nó gần gũi với khoa học và đã tạo nên một tính cách Mỹ. Một triết học phân tích kiểu Mỹ, nó bổ sung một bản thể học không phải là một siêu hình học bà hoàng, mà là siêu hình học cụ thể, nhân bản.

Kể từ đầu thế kỷ ở Mỹ, đã xuất hiện những trào lưu triết học với chức năng triết học về khoa học sau đây: chủ nghĩa hiện thực mới, triết học phân tích, trường phái lịch sử, chủ nghĩa hiện thực khoa học.

6. Chủ nghĩa hiện thực mới.

Nước Mỹ bước mạnh mẽ vào nền khoa học hiện đại, không thể ngồi lâu hơn nữa ở chủ nghĩa Hegel, dù đã được làm mới, nó vẫn là một chủ nghĩa duy lý và cơ giới cần phải vượt qua. Một chủ nghĩa hiện thực mới, dưới cái nhãn là phương pháp khoa học, đã từ giã thứ triết học duy tâm kín cửa cao tường, để hòa mình vào cuộc sống khoa học đang khởi động sôi nổi.

Nó xuất hiện, theo cách nói của Perry, với tư cách là một phản kháng truyền thống, một loại luận chiến. Nó làm sống lại chủ nghĩa hiện thực của Platon. Nhà triết học vừa nãy cho rằng, dấu hiệu của thực tại là bản sắc, là tính bền vững, là tính vĩnh hằng.

Những ý niệm là những bản thể thỏa mãn được điều kiện đó. Vẫn theo nhà triết học, những bản thể toán học bất định và vĩnh cửu tồn tại ở bên cạnh, những ý niệm trong cái thế giới lý tính đó. Những đối tượng toán học đó, là trừu tượng nên ở ngoài không gian và thời gian, như những ý niệm.

Tháng ba, năm 1901, William Pepperell Montague (1873 – 1953) trên tờ báo Bình Luận Triết Học và tháng Mười cùng năm, Ralph Barton Perry (1876 – 1957) trên tờ Chủ Nghĩa Nhất Nguyên đã trả lời công kích của Royce đối với chủ nghĩa hiện thực, đánh dấu sự xuất hiện trào lưu triết học đó ở Mỹ.

Mùa xuân năm 1910, sáu nhà triết học trẻ. Bao gồm, R.B. Perry, Edwin. Holt, Walter T. Martin, Edward Gibson Spanding, W.P. Montague, P. Walter, B. Pitkin cho ra một “Tuyên ngôn về chủ nghĩa hiện thực”.

Chủ nghĩa hiện thực phê phán muốn vượt qua chủ nghĩa hiện thực mới, gồm Durant Drake (1898 – 1933), Arthur O.Lovejoy (1873 – 1962), James Bisser Pratt (1875 – 1944), K. Rogers (1868 – 1936), Roy Wood Sellars (1880 – 1973), George Santayana (1803 – 1953), C.A Strong (1862 – 1900).

Chủ nghĩa phê phán không còn ở buổi chợ đang đông, người thì chuyển sang chủ nghĩa tự nhiên như Santayana, Sellars, người nhìn về Triết học phân tích đã sẵn sàng thay thế.

7. Triết học phân tích.

Trên diễn đàn triết học phân tích ở nước Anh xuất hiện, G. Frege (1848 – 1925), G. E. Moore (1873 – 1918), Bertrand Russell (1872 – 1969). Đỉnh cao của triết học phân tích ở Châu Âu là Câu lạc bộ Vienna.

Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học hiện đại, trường phái Vienna không thể thực hiện chương trình thực chứng chủ nghĩa, với tham vọng tinh lọc khoa học khỏi siêu hình học, với ảo tưởng vượt qua siêu hình học bằng phân tích logic của ngôn ngữ, logic không ở ngoài ngôn ngữ.

Nước Mỹ với chủ nghĩa thực dụng và trường phái lịch sử của mình, góp phần quan trọng cho việc xây dựng nền tảng triết học của khoa học hiện đại. Tác giả W. Quine (1908), Richard Rorty làm rêu rao Triết học phân tích: người trước không chỉ đưa lại giá trị thực dụng cho logic học, mà chủ yếu phục hồi lại bản thể học.

Người sau tấn công triết học phân tích mạnh mẽ hơn, và chủ trương dùng đàm đạo có tính khai mở, một loại sức mạnh đặc biệt đạt tới chân lý, bởi vì theo chú giải học: “Con người không có mục tiêu nào khác, ngoài bản thân mình”.

Các nhà triết học người Mỹ, đã làm cho triết học phân tích sôi nổi khắp nước Mỹ. Nhưng giờ đây nó không có bộ mặt như xưa ở Châu Âu. Người ta thấy nguyên tắc nền tảng của nó, nguyên tắc chứng thực, đã suy yếu trông thấy và nó ngã rõ ràng sang chủ nghĩa thực dụng. Có người gọi các nhà triết học đó là người đi theo chủ nghĩa thực dụng mới.

8. Trường phái lịch sử.

Cùng với đà phát triển những hệ thống phát triển lịch sử trong khoa học tự nhiên, trường phái lịch sử trong triết học cũng ra đời ở tại đất nước Mỹ. Chủ nghĩa tự nhiên đã có ở Mỹ, cũng góp phần ra đời của trường phái triết học quan trọng này.

Phải nói nó có tầm cỡ quan trọng, đáng mặt Mỹ không phải vì nó phê phán các triết học đã có, gây nên cảm giác quá nóng nảy. Chính là nội dung phê phán của nó, đã chĩa mũi nhọn vào các khoa học đã hết thời, từ đó đề xướng một nền khoa học mới.

Trường phái lịch sử đã đánh dấu sự thắng thế dẫn đầu của khoa học hiện đại ở tại Mỹ. Những nghiên cứu ở Boston về triết học của khoa học, đã đưa lại cho trường phái lịch sử một địa vị rõ rệt, trong việc chống lại chủ nghĩa thực chứng, phục hồi lại siêu hình học, bản thể học trong hoạt động khoa học.

Thomas Sammal Kuhn (1922 – ?), Paul Karl Feyerabend (1924 – ?) là những người đã đưa chủ nghĩa lịch sử tới đỉnh cao. Các nhà triết học này, lại một lần nữa tìm lại bản tính con người trong khoa học.

Chân lý trong khoa học không thể tìm ở sự phù hợp giữa thực tại và khái niệm, mà ở sự liên thông (connexion) logic giữa các khái niệm, do ta tổ chức nên. Hoạt động của ta, tức chủ thể nhận thức không ở ngoài, mà ở giữa lòng thế giới, và bị quy định bởi chính chủ thể.

Nhân tố giá trị học, sự tự đánh giá là nền tảng của khoa học hiện đại phát triển. Khi ông Feyerabend đưa ra luận đề khoa học, cũng là một truyền thống như mọi truyền thống khác, ông đã báo trước nhiều năm, sự xuất hiện của “Tuyên bố Venise” (1986) khẳng định truyền thống không khoa học của các dân tộc, cũng làm thành một chủ nghĩa duy lý mới, thậm chí một siêu hình học mới trong nền khoa học tự nhiên.

Sự xuất hiện của trường phái lịch sử, không tránh khỏi gây bối rối cho những nhà khoa học tự nhiên. Trường phái chủ nghĩa hiện thực khoa học, lại muốn quay lại chủ nghĩa hiện thực mới. Những cái gì đã đi sẽ khó lòng quay trở lại.

Trường phái này, nếu có tiếng vang thì cũng là tiếng vang trong các nhà khoa học, bối rối chưa biết đường đi, khó sánh được với trường phái lịch sử đã làm rạng danh khoa học nước Mỹ.

Song song với các triết học về khoa học nói trên, ở nước Mỹ, còn có sự phát triển mạnh mẽ của triết học ứng dụng, tức sự phát triển tư duy triết học, hướng về các vấn đề khoa học cụ thể. Ví dụ như máy điện toán, như những vấn đề trong khoa học xã hội, luật pháp, kinh doanh, công việc xã hội,…

Đây là một nét nổi bật của triết học Mỹ hiện đại. Trong những thập kỷ vừa qua, người ta chứng kiến một số lượng lớn các cuộc điều tra triết học, về những vấn đề đặc biệt trong các lĩnh vực như: công bằng, kinh tế, an sinh xã hội, sinh thái, phá thai, đường lối chính sách đối với dân chúng, đến cả vũ trang quốc phòng,…

Những triết học ứng dụng này, đã tạo nên một lĩnh vực nghiên cứu rất rộng lớn, mà không nước nào, kể cả các nước thuộc khu vực Châu Âu, có thể sánh ngang được. Và chuyên luận này của chúng tôi, cũng không đủ khả năng với tới, ngoài việc đưa ra một trường hợp nổi bật về “Lý luận công lý của J. Rawls”.

Sự phát triển của triết học ứng dụng ngày nay của Mỹ, càng làm nổi một đặc điểm của triết học Mỹ, như Tocqueville đã nói từ năm xưa rằng, nó lẩn tránh tinh thần hệ thống, nó không chỉ bị thu hút bởi những vấn đề trừu tượng, chỉ bao hàm những mục tiêu rộng lớn như nhiều nhà triết học trước đây của họ, đã làm mà để trở thành hữu ích cho con người, thì phải quan tâm tới mọi vấn đề của xã hội dù là nhỏ nhất.

Tình hình trên cho người ta thấy rằng, nếu triết học Mỹ hiện đại lẩn tránh hệ thống, thì nó là một sự phân mảnh của các chủ đề. Ai đó sẽ nản lòng muốn tìm trong triết học Mỹ, một sự nhất trí về chương trình nghị sự của các vấn đề.

Ngay trong buổi chợ đang đông của thời kỳ chính trị nhất của triết học Mỹ, người ta cũng khó tìm thấy một loại triết học tự nhận mình là hệ tư tưởng thống trị, muốn dồn các triết học trái với mình vào thế thù địch. Tính đa dạng và sự bất đồng với nhau, là lẽ thường tình.

Triết học Mỹ có nhiều tiếng trầm, bổng khác nhau, cứ râm ran tạo thành một bầu không khí dung hợp với nhau. Cùng với đà chuyên môn và phân công lao động, triết học Mỹ càng có tính kỹ thuật chuyên môn cao.

Những trường phái triết học đó, không tạo nên một hàn lâm viện, mà thành một công nghiệp hàn lâm viện (Academic Industry). Hơn bất cứ lĩnh vực nào khác, triết học ứng dụng ở tại Mỹ, đã nói lên đầy đủ tính thực tiễn, tính hữu ích, tính hiệu quả của khẩu hiệu “triết học là đầy tớ của khoa học”.

Đến đây, nước Mỹ đã đạt tới đỉnh cao của nền khoa học hiện đại, bảo đảm cho địa vị siêu cường của nó. Một khi từ một đỉnh cao có thể nhìn được toàn cảnh nền triết học đó, thì khi gần vào từng cảnh nhỏ, từng trường phái, từng trào lưu, ta có hy vọng nhìn tường tận hơn.

9. Charles S.Peirce

Ông được các nhà chuyên môn đánh giá là nhà triết học lớn nhất tại Mỹ. Tác phẩm của ông được coi là cái mỏ giàu có và không bao giờ cạn của logic học, lý luận nhận thức, phương pháp học khoa học, ngữ nghĩa học.

Ở tại Mỹ, kỷ nguyên đương thời được gọi là thời đại phân tích. Peirce là nhà phân tích tỉ mỉ phong phú nhất. Điều có ý nghĩa là sự phân tích của ông gần như chỉ tập trung vào những khái niệm cơ bản của khoa học, vào cái mà Châu Âu gọi là Kultur – Diagnose (văn hóa chẩn đoán).

H.H Price giáo sư ở Oxford đã nói về những chủ đề đơn điệu của triết học, của những nền văn minh, được gọi bằng tiếng Đức là Kultur Philosophie. Đó là một bằng chứng quan trọng của thế giới Anh ngữ.

Nếu người ta so sánh những phác thảo của những giáo trình ở tại Mỹ, và ở tại Đức. Người ta thấy ở đó, một thiếu vắng rõ ràng triết học về văn minh đó. Peirce thể hiện rõ kỷ nguyên của sự phân tích tỉ mỉ, như đã được hiểu ở tại Mỹ.

Về những thúc đẩy quan trọng triết học Mỹ ở thế kỷ XX, người ta thường đối lập với cái nhãn chủ nghĩa thực dụng một từ ngữ đã che khuất hơn là, biểu hiện nội dung của nó.

Dưới cái vỏ của cái tên nổi tiếng đó, có ba xu hướng độc lập với nhau thể hiện ở ba người: ở Charles S. Peirce, người đã đề ra phương pháp của tư duy đó, và là người sáng tạo ra tên của nó. Ở William James, người đã quảng bá xu hướng đó, và làm cho nó nổi tiếng trên toàn thế giới. Ở John Dewey đã rút ra từ đó, những hệ quả trong giáo dục và chính trị, và người đã làm cho chủ nghĩa thực dụng trở thành một thứ thế giới quan.

Ba nhà tư tưởng ấy, gắn bó với nhau bằng một phương pháp chung, là không thừa nhận một chân lý nào – kể cả chân lý triết học – có thể chứng minh được, khoa học và triết học chỉ là một và mỗi chân lý chỉ là chân lý tạm thời.

Tuy nhiên, ba nhà tư tưởng khác nhau không chỉ ở những tư chất của họ, mà nhất là ở cách mà họ từ bỏ ít nhiều thầm lặng cái dự trữ triết học đó. Peirce là một trong những nhà phân tích vững chắc nhất trong thời đại của ông, ông là một nhà duy lý theo ước lệ xuất thân từ những nhà tiền – Kant.

Đảm nhận giải quyết những thành kiến tôn giáo, siêu hình học và luân lý. Chính trong mối liên hệ của sự tan rã tinh tế của một chủ nghĩa duy lý cơ đốc, mà Peirce thực sự trở thành người Mỹ.

10. William James

Ông nổi tiếng ở chỗ đã làm cho chủ nghĩa thực dụng trở thành phổ biến trên thế giới, ông còn là một nhà tâm lý học đối lập với những diễn giải cơ giới, về tâm linh bằng khái niệm dòng ý thức.

Ông chống lại chủ nghĩa độc thần, và chủ nghĩa nhất nguyên (sự sống đôi siêu hình của nó), chẳng bao giờ tỏ ra một sự cảm phục triết học nào, đối với sự thống nhất, đối với nguyên tắc của hệ thống.

Ông là một loại Nietzsche Mỹ, do vậy ông phần nào là một sự xa trung tâm, mang ít tính cách Mỹ. Năm 1879, ông viết một câu mà nửa thế kỷ sau, những con chim sẻ tức là những kẻ khó chịu cứ nhắc lại trên các mái nhà:

“Trước những lúc hiếm hoi gay gắt của cuộc đời, mà niềm tin của chúng ta bị thử thách, và thế là những nguyên tắc của mọi ngày sẽ mất đi, và chúng ta học biết được các thần thánh của chúng ta”.

Kinh nghiệm đó thường gọi là Hiện Sinh ít thấy ở những nhà tư tưởng Mỹ. Trong thời kỳ này, chủ nghĩa hoài nghi nổi lên chống lại truyền thống cơ đốc, duy tâm và chống lại Aufklarung (Khai sáng). Ở tại Mỹ, cũng dẫn tới một sự diễn giải bi thảm về con người và lịch sử của nó. Ở đây, phải nói tới Henry Adam (1918), người mà về mặt nào đó, ít mang tinh thần Mỹ hơn.

Năm 1902, ông nói: “Mỹ luôn luôn xử sự cái bi kịch một cách nhẹ nhàng. Quá lo lắng trong việc chặn lại hoạt động, bởi hai mươi triệu mã lực hoạt động ấy, không quan tâm tới cái bi thảm, đã làm tăm tối thời đại trung đại”.

Với những tư tưởng cơ bản của mình, Henry Adam cũng như William James, được coi là người đã lệch tâm. “Cơ đốc nhân hỗn loạn và bảo thủ” như ông đã nói về mình, ít giống với một người Mỹ. Trái lại, giống với nhiều gương mặt của Châu Âu, trong những trăm năm cuối cùng. Nhờ ông (và người anh của ông) mà triết học lịch sử ở Mỹ mang tính độc đáo.

11. John Dewey

Ở tại Mỹ và ở tại khu vực Châu Âu, cái được tôn trọng và cả bị công kích dưới cái tên chủ nghĩa thực dụng, không phải được tạo thành bởi một chùm những ý niệm được tập hợp bởi Peirce.

Mà chỉ những nhà chuyên môn mới biết được, cũng không bởi học thuyết sáng ngời, và có khi thật đơn giản hay cả phức tạp ngoắt ngoéo của William James, mà nhiều nhà báo tới ngày nay vẫn chỉ trích, mà còn bởi ảnh hưởng do nhà sư phạm gây nên.

Dewey không phải là một nhà thông thái cuồng nhiệt như Peirce, hay như một tác giả những bài xưng tụng mang tính Promethee. Trước hết, ông là một nhà giáo dục của đất nước. Đằng sau vũ trụ quan và nhân sinh quan, đằng sau những hoạt động rất nổi tiếng về mặt văn hóa và chính trị.

Còn có một lý lẽ tước bỏ tính thiêng liêng của người Aufkleber khiêm tốn đó, nhà hiện thực ảo tưởng đó, ấy là Fichte Mỹ với một bầu trời chưa tới mức chứa đầy ắp những trừu tượng thần thánh.

Bùi Đăng Duy


Xem thêm bài viết: Triết học Mỹ và người sáng lập chủ nghĩa thực dụng

Bạn đang xem bài viết:
Triết học khoa học Mỹ với các chủ nghĩa Freud nhân vị tự do
Link https://myhocdaicuong.com/triet-hoc/triet-hoc-khoa-hoc-my-voi-cac-chu-nghia-freud-nhan-vi-tu-do.html


Tiêu đề bài viết: Triết học khoa học Mỹ với các chủ nghĩa Freud nhân vị tự do
Chuyên mục: Mỹ Học Triết Học
Ngày đăng: 04/06/2021
Tác giả:
Lượt xem: 89 views
Website: https://myhocdaicuong.com
Link bài viết: https://myhocdaicuong.com/triet-hoc/triet-hoc-khoa-hoc-my-voi-cac-chu-nghia-freud-nhan-vi-tu-do.html