Nước Mỹ và Triết học Mỹ thời kỳ thuộc địa

nuoc my va triet hoc my thoi ky thuoc dia

Lịch sử nước Mỹ là tiếp tục của lịch sử Châu Âu, ở một lục địa khác. Kể từ khi những thổ dân Indien có mặt ở vùng đất này cho đến ngày nay, lịch sử đó đã kéo dài hơn bốn thế kỷ.

Trong hai thế kỷ đầu, về cơ bản, lịch sử đó được quy định bởi quá khứ và hiện tại của thế giới cũ. Nhưng trong hai thế kỷ sau, nó có một vai trò to lớn trong sự biến đổi của phương Tây. Những thổ dân Indien là những người Mỹ đầu tiên.

Cho đến những năm 1970 đến 1980, những người từng bị gọi là “những con cái của Babel, bọn satan hung ác, con cháu của Israel,…” đã được thừa nhận là những người bản địa. Sự khẳng định tính cổ xưa tuyệt đối của những cư dân sống ở thế giới mới này, đã củng cố thêm quyền của những thổ dân đối với quê cha đất tổ của họ.

Từ thế kỷ XVII, tiếp theo những người Tây Ban Nha, là những người Pháp, người Anh, tạo nên những làn sóng di dân ồ ạt kéo đến nước Mỹ. Việc di dân tới Bắc Mỹ và Nam Mỹ, được thúc đẩy bởi những mơ ước gồm có hai mặt: cuộc săn đuổi, đi tìm vàng và ý muốn truyền đạo cho những kẻ man rợ và tìm nơi ẩn náu cho tự do tôn giáo.

1. Người Mỹ mới.

Từ năm 1700 đã có 12 trong số 13 vùng di dân sau này trở thành liên bang Mỹ. Đáng chú ý vùng di dân ở Plymouth (New England). Những người sáng lập là những người bất đồng với giáo lý của Thanh giáo. Do đó, đã cắt đứt quan hệ với Giáo hội Anh.

Họ có tham vọng xây dựng ở miền đất mới này, cả một lâu đài Cơ Đốc Giáo tuyệt đối trung thành với Phúc âm. Trước khi bước chân xuống bờ biển Mỹ, một bản khế ước (Mayflower) đã được ký kết, nói lên sự trung thành đối với vua, và với các luật lệ địa phương.

Bản tuyên bố được nhiều vùng di dân khác kế tục. Và hơn một trăm năm mươi năm, nó mang trong lòng nó mầm mống nền độc lập của Hiến pháp liên bang và của nước cộng hòa Mỹ.

Trong những vùng di dân, người ta thấy xuất hiện những lối sống được tổ chức theo những nguyên tắc chưa hề có ở Châu Âu. Những cộng đồng này đương nhiên chưa gọi được là dân chủ.

Vì ở đây, cũng đã có những tầng lớp trên, như nhà buôn, chủ tàu, giáo sĩ, địa chủ. Nhưng… những quan hệ đó không quá gay gắt như ở quê cũ Châu Âu. Người ta thấy ở đó, tính năng động xã hội khá rõ với việc thừa nhận giá trị cá nhân.

Ở những vùng biên giới do những điều kiện sinh hoạt khá khắc khổ, ý thức sâu sắc về bình đẳng, kể cả bình đẳng của phụ nữ, cũng đã được thừa nhận. Một sự phồn vinh tương đối đã xuất hiện ở các vùng di dân.

Ở đó, ít thấy cảnh thất nghiệp của người nghèo, mà cũng không thấy những thói ăn không ngồi rồi của kẻ giàu sang. Những vùng di dân đó, được xem là của người Anh, nhưng không còn là của nước Anh.

Trong cuốn sách “Những bức thư của những người nông trại Mỹ” do J. Hector St. John de Crevecoeur, một người lập nghiệp ở tỉnh New York viết từ năm 1759, đã viết rằng. Khi đã trải qua nhanh chóng số phận của người Indien và người da đen, người Mỹ đã là một con người mới.

2. William Penn và những cộng đồng không tưởng.

Bây giờ, chúng ta thử đi vào một cộng đồng của những con người Mỹ mới đó, đã ra đời từ thế kỷ XVII và từ đó, tạo thành một truyền thống, William Penn đã lập ở Pennsylvania một cộng đồng làm nơi ẩn náu, chống lại sự cố chấp tôn giáo, và thiết lập một hình thức chính phủ dân chủ.

Ở đây, người ta bắt gặp tính cởi mở và tinh thần khoan dung, trái với sự cuồng tín của tín đồ Thanh giáo. Tổ chức của ông như một yếu tố quá độ, giữa tư tưởng cách mạng Anh và chủ nghĩa cộng đồng tôn giáo Mỹ.

Trong công cuộc chinh phục biên giới mới, những tư tưởng về thiên đường trên trái đất, đã hòa trộn với những động cơ trần tục. Cần dừng lại lâu hơn ở sáng kiến này của William Penn. Bởi vì, hơn bất cứ nước nào trên thế giới.

Mỹ là nơi thích hợp cho những loại thí nghiệm về những cộng đồng không tưởng rất đa dạng. Từ sáng kiến do William Penn mở đường, trong lịch sử phong trào cộng đồng mang bản sắc Mỹ cho tới thời kỳ hiện đại, người ta sẽ thấy có hai khuynh hướng sau đây:

– Một là khuynh hướng tôn giáo muốn tìm kiếm một Jérusalem ở trên trời, hoặc muốn thiết lập một vương quốc của Chúa ngay trên đất này. Lý tưởng pha trộn thần thoại và không tưởng.

– Hai là khuynh hướng trần thế, thuộc những nhóm Shaker (hiện nay không còn nữa), nhóm Rappite và nhóm Amish, hay phong trào phản văn hóa chống đối sự bóc lột của công nghiệp, và bác bỏ sự bùng bái kỹ thuật và những tiện nghi do nó tạo ra.

Trong khuôn khổ của tôn giáo, tư tưởng Mỹ ở thời kỳ này là thần thoại và siêu hình học Calvin.

3. Cotton Mather và quỷ thần học.

Những người đại diện cho chủ nghĩa Thanh giáo Anh trong thời kỳ này, là ba thế hệ của mục sư Cotton Mather. Họ chỉ sợ quỷ thần, và họ tố cáo chúng. Chủ nghĩa cơ đốc của họ, là một học thuyết về thảm họa hơn là một sự cứu rỗi.

Richard (1596 – 1669) đến Mỹ vào năm 1635, ông cho rằng, sao chổi là dấu hiệu của thảm họa. Bản dịch những thánh thi là cuốn sách đầu tiên được in ở New England, nhằm loại bỏ những mưu đồ vô bổ và đơn giản, của sách kinh ở Anh.

Con của ông là Increase Mather (1639 – 1723) đã nhân danh sự thần trị, chống lại những xu hướng tự do đương thời. Ông tin vào những người phù thủy, ông là chủ tịch đầu tiên của trường Harvard, và người ta coi ông là người Mỹ đáng kính trọng nhất ở thời kỳ thuộc địa.

Người tiếp theo là Cotton Mather, con của Increase (1663 – 1728) là người viết cuốn sách kinh điển về tai họa “Wonders of Invisible Word” (1693 – Kỳ tích của thế giới vô hình). Cuốn sách cũng muốn chứng minh cho cuộc đàn áp nổi tiếng của những người phù thủy ở Salem (1692).

Những kỳ tích mà Cotton Mather miêu tả, ví như những sao chổi là những đuôi của Satan đen tối. Tác giả cho rằng, phải đặc biệt chống lại nó, bởi vì không ở nơi nào như ở New England, bị quỷ quấy rối nhiều nhất.

Ông coi triết học như là sự khôn ngoan của kẻ điên rồ, đạo đức học như đồ vặt vãnh làm mất thì giờ. Ông khuyên sinh viên ở trường Harvard và ở trường Yale rằng: “chớ có nghe cái ông Aristote đầu đầy bùn ấy, cái người làm ra xà phòng chỉ bán có khói”.

Ý kiến của ông về đời sống trên trái đất, cũng đối lập với khoa học. Ông dạy người ta rằng, ếch nhái sinh ra từ bùn, từ nước, chim chóc mọc ra từ cây,… Người ta còn giữ bốn trăm bài viết của ông.

Dù sao, ông được coi là một trong những nhà tư tưởng, có nhiều sức ảnh hưởng đương thời. Những nhà sử học đánh giá ông trong lịch sử Mỹ, ông là một sự pha trộn nổi bật nhất, giữa tri thức khoa học và những điều lầm lạc, những điều nhảm nhí.

Khi ông đi theo một phương pháp coi Kinh thánh là nguồn gốc lớn của mọi tri thức, thì ông đã tương hợp với nhiều nhà trí thức đương thời. Đến cuối thế kỉ XVIII, mà Charles Chauncey, hiệu trưởng của trường Harvard vẫn dạy sinh viên rằng:

Vật lý học, thiên văn học, chính trị học với nghĩa chân chính, đều là kiến thức thần học, kiến thức nảy sinh từ Kinh thánh. Cả nhà triết học Ethan Allen, cũng tự hào nói rằng, nguồn gốc duy nhất triết học của mình là Phúc âm. Phúc âm là một cuốn từ điển.

4. Jonathan Edward và đối mặt với thời đại ánh sáng tự do.

Jonathan Edward (1702 – 1758) ngày nay vẫn được kể là nhân vật nổi tiếng của nước Mỹ. Tác phẩm của ông mang tên Freedom of the Will (1754 – Tự do ý chí) nói về sự khác biệt giữa cưỡng bức và động cơ.

Trong những năm 20, người chủ nhiệm một khoa thần học đã viết về vấn đề nói trên của ông như sau: “Sai lầm lớn mà Jonathan Edward đã mắc phải, là ở chỗ ông đã theo đuổi như một mơ tưởng không đúng thể hiện qua các bài viết, đó là lập trường đối lập với Chúa, đối lập sự hy sinh của loài người.

Ngày nay, ở thời kỳ của chủ nghĩa Tin lành mới, của nhà thần học và triết học Mỹ như Niebuhr, chủ nghĩa chống tự do, và chủ nghĩa chống hiện đại của Jonathan còn nhiều tính thời sự. Nhà xuất bản những tác phẩm của ông, gọi ông là nhà triết học và thần học lớn nhất có nhiều tác dụng”.

Còn có một nhà sử học, đã coi ông có lẻ là nhà triết học Mỹ lớn nhất. Jonathan Edward đã xây dựng một hệ thống rộng lớn và logic, từ những chủ đề của chủ nghĩa Catholic Calvin, đã thống trị tư duy Mỹ cho tới thế kỷ XIX.

Và ngày nay vẫn tiếp tục giữ địa vị đó. Người ta bắt gặp những từ có chất thơ, thể hiện cái đẹp của thế giới ẩn nấp đằng sau cái đẹp, đó là Chúa Trời, mà uy quyền gợi lên sự khiếp sợ.

Nhà sử học Gustav Mueller đã bình luận về sự việc Franklin, khi ông đã khám phá ra thu lôi như sau: “Thường thường, tôi ngồi ngắm nhìn vầng trăng trong nhiều ngày, tôi dành nhiều thì giờ nhìn mây, nhìn trời.

Để cuối cùng nhìn thấy vinh quang ngọt ngào của Chúa Trời, tôi khẽ ca hát những sự chiêm ngưỡng Chúa của tôi, người sáng tạo và cứu rỗi. Và trong những hình thức của tự nhiên, không có gì dịu dàng đối với tôi như sấm chớp. Tôi lắng nghe giữa sấm sét tiếng oai nghiêm rất sợ của Chúa.”

Ở Jonathan Edward, Chúa Trời đã trở thành rất cụ thể trong câu sau đây: “Chúa cầm ngươi trên hầm địa ngục, như người ta cầm con nhện hay một con côn trùng tởm lợm nào đó trên ngọn lửa. Chúa khinh khi ngươi, bất chấp ngươi một cách dữ dội, sự thịnh nộ của người cháy lên như ngọn lửa.”

Như vậy, Chúa không thể hiểu được, người ta không thể làm người nguôi giận được. Sự an toàn không thể có, mà chỉ có một mong đợi là được cứu vớt. “Chúng ta là những đứa trẻ trong một căn nhà lửa cháy, không một ai trong chúng ta cảm thấy an toàn, nhờ có được những đức hạnh trần thế, hay những niềm tin chính thống”.

Cuộc đời của Jonathan Edward là một con đường kỳ lạ. Trong hơn hai mươi năm, ông đứng đầu một cộng đồng ở New England, gồm hai trăm gia đình. Họ đoàn kết thương yêu nhau cho đến lúc chán nhau.

Một hội những nhà truyền đạo đã cử ông tới biên giới miền Tây Massachusetts, để giảng Phúc âm cho người Indien. Ông là một nhà truyền đạo nhiệt tình, ông gặp Cotton Mather ở chỗ cho rằng quỷ hoạt động dữ dội tại vùng này.

Lo sợ trước tiến bộ của đạo Cơ Đốc trong thời Constantin, quỷ đã phải tìm nơi ẩn náu ở tại nước Mỹ. Những hình ảnh đen tối về Mỹ, do Cotton Mather và Jonathan Edward vẽ ra, đã trở thành những tiền nhân của nhiều hình ảnh của Mỹ chỉ là hợp lý ở bề ngoài.

Trước khi mất, ông là chủ tịch trường New Jersey (sau này là đại học Princeton), ở con người ông, người ta thấy sự pha trộn một chủ nghĩa duy lý cứng rắn, với những chuyện ngô nghê lạ kỳ.

Mới mười hai tuổi, giống như Voltaire, ông đã biết mỉa mai về việc, người ta nói rằng, linh hồn có thể sờ mó được. Ông hỏi: “Vậy nó là ba cạnh hay là có hình chữ nhật?”. Năm ông mười bốn tuổi, ông đã say sưa đọc John Locke, nhà triết học người Anh, người đã khởi xướng quyền tự nhiên của con người.

Ý tưởng lớn mà sau này, Jefferson đưa vào “Tuyên ngôn độc lập của Mỹ”. Đọc Locke và thấy rằng, “con người hà tiện nhất là khi anh ta nhặt được một nắm vàng bạc, trong một cái kho mà anh vừa tìm ra được”.

“Ông đã đọc và là người đương thời của Aufklarung (Khai sáng) do Jefferson, Franklin, và Paine khởi xướng. Ông đã tìm thấy ở đó nhiều yếu tố để xây dựng triết học Calvin của mình. Đến cuối đời, ông cảm thấy quan điểm của mình đã hết thời”.

Trong thời đại tưng bừng của ánh sáng và tự do này, ông chào đón “một lớp người mà tầm tri thức rộng mở và tự do”. Ta không quên ông là một trong những tín đồ cơ đốc giáo kỳ cựu nhất.

Bùi Đăng Duy

Xem thêm bài viết liên quan: Nước Mỹ và Triết học Mỹ thời kỳ dựng nước


Bạn đang xem bài viết:
Nước Mỹ và Triết học Mỹ thời kỳ thuộc địa
Link https://myhocdaicuong.com/triet-hoc/nuoc-my-va-triet-hoc-my-thoi-ky-thuoc-dia.html


Các tìm kiếm có liên quan: Ảnh đẹp nhất về nước Mỹ. Có thể bạn chưa biết những điều nổi tiếng tại Mỹ. Con người nước Mỹ như thế nào. Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất nước Mỹ. Đất nước Mỹ 27 điều chắc chắn bạn chưa hề biết. Giới thiệu về nước Mỹ.

Các tìm kiếm có liên quan: Hoa Kỳ là nước nào. Lá cờ nước Mỹ. Nước Mỹ đầu thế kỷ 20. Nước Mỹ tiếng Anh. Tìm hiểu về du học Mỹ. Tóm tắt nhanh lịch sử nước Mỹ. Tổng quan về triết học nước Mỹ. Lịch sử triết học nước Mỹ. Nhìn lại một năm đầy thăng trầm ở tại Mỹ.


Ngày đăng:

Chuyên mục:

Tác giả:

Lượt xem:

35

Tags:

error: