Đến thế kỷ XVIII, cuộc chiến tranh nổ ra giữa Anh và Pháp. Năm 1763, nước Pháp bại trận. Chính quyền Anh càng tăng cường áp bức nhân dân các vùng di dân.
Các cuộc chống đối nổi loạn diễn ra, đàn án, bắn giết. Cuộc đấu tranh gian khổ đã kết thúc thắng lợi vào năm 1783. Nền độc lập và nước cộng hòa của các bang hợp nhất Mỹ xuất hiện ở thế giới mới. Sự cổ vũ, dọn đường đi tới độc lập, tự do thuộc về những người mà Jonathan Edward gọi là những người “thời đại của ánh sáng và tự do”.
1. Aufklarung Mỹ
Những nhà tư tưởng Mỹ nói trên, không phải là những nhà triết học theo nghĩa kỹ thuật của từ ngữ. Họ không xây dựng bản thể học, vũ trụ quan như Cotton Mather, hay Jonathan Edward.
Họ đọc Locke và Hume, Shaftesbury và Condorcet, và trong khuôn khổ của thế giới tinh thần đó, họ không thực hiện những nghiên cứu, những tiểu luận, những công trình hệ thống, mà làm ra những luật lệ, những văn bản nhà nước, những thiết chế.
Jefferson đã từng làm đại sứ ở Paris trong thời kỳ nổ ra cách mạng Pháp. Đối với các nhà Aufklärer (Khai sáng) cần loại bỏ lập trường cứng rắn giữa tôn giáo và luận lý, coi luận lý là sự vui sướng của đời sống không thể hòa trộn với nhau.
Ở ông, đó là một con người duy vật, theo cách nói của người Mỹ, là một người tự nhiên chủ nghĩa. Ông cho rằng, luân lý là một bản năng do tự nhiên đưa lại. Ông là một người hữu thần, thấy ở Jesus là một người bạn của con người, được épicurien (theo chủ nghĩa Epicure).
Đã đưa quyền sung sướng vào văn kiện, mà ông khởi thảo năm 1776, và trở thành nền tảng của Hiến pháp và Phúc âm. Sau đó, được bao người phân tích trong hàng ngàn chuyên luận về luân lý. Đó chính là Tuyên ngôn độc lập.
Ngày nay, triết học của Jefferson dưới hình thức những luật lệ (code) vẫn mang tính thời sự. Mặc dù về mặt nào đó, nó chỉ là một sầu sử đã lắng sâu. Những thế hệ người Mỹ khó lòng chấp nhận mãi rằng, Nhà nước được xây dựng theo hình ảnh của Chúa về con người, mà một ngày kia lại không thể bị cải tạo.
Năm 1859, Lincoln đã viết rằng: “Những nguyên tắc của Jefferson là những định nghĩa và những tiền đề của xã hội tự do”… Ấy thế mà, những điều đó lại bị từ chối thẳng thừng, và bị coi là thiếu sức mạnh.
Người ta nhìn chúng là những dối trá rành rành, hay hơn nữa, người ta lập luận rằng: “Chúng chỉ hay đối với những loại người cấp cao”… Có lẽ, kỷ nguyên suy đồi của lý trí ở Mỹ, là một kinh nghiệm sống, khó quên hơn ở Châu Âu. Bởi vì, ở Mỹ, nó có những gốc rễ sâu hơn.
Jefferson là một nhà quý tộc ở nông thôn, còn Benjamin Franklin là người thân lập thân (self – made – man), một người thợ. Nhưng cả hai có cùng một lý tưởng khắc kỷ , của nhà hiền triết về thực thể của hạnh phúc. Đó là ý thức về mình (soi), kỷ luật, sự khoan dung, sự không ham muốn.
Năm 1725, Franklin cho ra mắt người đọc cuốn sách “Đối thoại về cái khoái lạc và thỏa mãn”. Trong tiểu sử, ông lấy những đức tính của người tư sản nhiều tham vọng, làm mẫu cho mình rằng: “Tôi coi tình yêu đối với chân lý, sự trung thực và sự liêm khiết có một tầm quan trọng cực kỳ đối với hạnh phúc của cuộc đời”.
Trước đây, ông không hề chống lại luân lý, được coi là một bộ phận của thần học, bây giờ những cái đó không còn làm vui lòng ai nữa. Ông không cần dựa vào sự siêu việt, Aufklarung Mỹ không đối lập với tôn giáo.
Chỉ có thể nói đơn giản rằng nó không quan tâm nhiều tới mà thôi. Nó chú trọng đặc biệt tới những quy phạm đạo lý của đời sống cá nhân, tới những châm ngôn có ích của một chính phủ duy lý.
Năm 1727, Franklin thành lập câu lạc bộ Junto, và năm 1743 đổi tên thành American Philosophical Society (Hội triết học Mỹ). Ông không phải là một nhà triết học theo nghĩa kỹ thuật, của thuật ngữ này ở thời kỳ mà từ triết học, còn bị coi là những phiêu lãng tinh thần nào đó.
Aufklarung của Thomas Jefferson đi vào hiến pháp của đất nước, đi vào những văn bản của Nhà nước, vào hiến chương, thành những ý tưởng xây dựng nên trường đại học của ông.
Còn sự khai sáng của Benjamin Franklin thể hiện nhiều nhất ở đời sống tư sản mẫu mực, mà ông theo đuổi để miêu tả và để dạy học. Thomas Paine (1737 – 1800) đã công bố trong chiến tranh Mỹ và Anh (1776 – 1783) trong 12 số báo Crisis, ông đã trở thành tác giả luận chiến, và tác giả những bài tụng ca của Aufklarung.
Ông không là người đại diện cho chính quyền như Jefferson, hay Franklin, nhưng là một người chống đối, một chiến sĩ, một người bị bức hại, bị đày ải và sau đó được tha bởi vì nơi tù đày, ông lại chính là nước Pháp, mà ông từng ôm ấp và say mê sự nghiệp ở đó, đến lượt mình, nó lại là người săn đuổi ông.
Ông tha thiết nói rằng: “Có người hỏi: vua nước Mỹ ở đâu? Tôi xin trả lời bạn rằng, ông ta cai trị ở trên kia kìa, ông ta không gieo rắc lộn xộn cho con người, như con quái vật vương giả ở Anh. Nhưng để tránh đưa lại một ấn tượng về sự bất kính một ngày nào đó.
Chúng ta hãy công bố hiến pháp, hãy xây dựng nó trên luật của Chúa Trời, trên những lời của thần thánh, hãy tô điểm nó bằng một vương miện, để mọi người thấy được rằng, luật là Chúa Trời, một khi người ta còn ở trong chế độ quân chủ”.
Tác phẩm “The age of reason” (Kỷ nguyên của lý trí) rất giống với cái mà người ta gọi là một cuốn sách triết học, nó chứa đựng một chủ nghĩa hữu thần. Common sense được phát hành hơn nửa triệu bản. Trong cả đời ông, mọi bài viết của ông đều có số lượng lớn về phát hành như thế.
Tháng giêng năm 1776, Common sense đã là tiếng kèn xung trận, kêu gọi dân quân, lính tình nguyện, những người Anh, những người anh em đứng lên lật đổ chế độ thuộc địa Anh, giải phóng đất nước với “Bản tuyên ngôn độc lập” bất hủ của nước Mỹ.
2. Tuyên ngôn độc lập Mỹ.
Nhà triết học Horace M. Karen trong tác phẩm “Về nguồn gốc nhân đạo của dân chủ” nói về bảy đề mục của Tuyên ngôn độc lập năm 1776. Có thể gọi đó là những đề mục Mỹ, bởi vì những đề cương đó, quy định sự lý giải về bản tính con người. Bảy đề cương đó là:
– Chúng ta cần phải củng cố những chân lý.
– Rằng người ta sinh ra đều bình đẳng.
– Tạo hóa đã cho họ những quyền mà không ai xâm phạm được.
– Trong những quyền đó có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.
– Rằng chính phủ bảo đảm các quyền đó.
– Các chính phủ lập ra các quyền đó, từ sự thỏa thuận của những người mà nó cai trị.
– Khi chính phủ xóa bỏ mục đích, thì nhân dân có quyền biến đổi hoặc giải tán nó, và thành lập một chính phủ khác, mà nền tảng được xây dựng trên nguyên tắc, là tổ chức sao cho quyền lực bảo đảm tối đa an toàn và hạnh phúc.
Ở đây, Karen không xem xét những ý nghĩa khác nhau của những khái niệm chuyên chở, những nguyên tắc và không đối chiếu, nhưng trong thực tế ở Mỹ, còn đang phát triển theo hướng ngược lại, ông đã đi trước về bản tính của con người.
Ông cũng đối lập tinh thần của bảy đề cương, với biểu tượng về một dân tộc đã được lựa chọn. Ví dụ như nó đã hình thành ở những người Do Thái, người Hy Lạp, người Đức, và các dân tộc khác, kể cả với những người yêu nước đầu tiên của Mỹ.
Khi khẳng định khái niệm sự lựa chọn đó bằng tinh thần dân chủ, không những chúng ta thấy những người công bố đó, không phải là những độc tài, bóc lột các dân tộc khác nhau, mà còn là những người (như những nhà tiên tri, như Jefferson và Fichte) đã đòi hỏi dân tộc mình, phải được thử thách như dân tộc đã được lựa chọn.
Rõ ràng là tư tưởng dân chủ của Tuyên ngôn, đã để mắt tới những kẻ thù của Aufklarung của thế kỷ XVIII. Đó chính là giáo hội và những bọn độc tài. Ngày nay, trong những năm 30, năm 40, kẻ thù cũ, những tên độc tài lại tiếp tục được gợi lại.
Ví như chế độ của Hitler, của Mussolini, từng được Gentil tâng bốc là sức mạnh thần thánh, nhằm bảo vệ cho chân lý phát xít. Khẳng định bản tính con người trong bảy luận cương, là khẳng định kẻ nào không ở trong khuôn khổ đó, là chống lại bản tính ấy.
Sự kết hợp triết học và chính trị, đã tránh được sự tách biệt cứng nhắc. Giáo sư T.V. Smith trong tác phẩm “Triết học và dân chủ” đã viết rằng: “Chính trị quan tâm tới những lý tưởng, với tư cách là những người mang hành động, triết học quan tâm tới những lý tưởng, với tư cách là đối tượng của một lễ hội bên trong”.
Đối với nhà chính trị, chúng là người hướng đạo, đối với nhà triết học, chúng phân phát hòa bình, chúng tạo lập sự thanh thản bên trong. Người ta nói tới quy luật của tự nhiên, của Platon như sau: “Hành động không bao giờ có được, khi chân lý chỉ như sự chiêm ngưỡng lý thuyết”.
Nền dân chủ bên trong đó, được tán thưởng như là mỗi người có giáo hoàng của mình, mỗi người là một ngôi nhà logic của mình. Ở tại Mỹ, đạo đức học, giá trị học tức là lý thuyết về các giá trị, hay triết học xã hội, đều quy về “Tuyên ngôn độc lập” với những luận cương của nó.
Các nhà tâm lý học Mỹ nói rằng, có một điều rất đặc biệt, là đồng bào của mình, ai ai cũng tìm tới một cái gì làm điểm tựa. Tuyên ngôn độc lập chính là chỗ dựa lớn về ý thức hệ của dân tộc Mỹ.
Người ta có thể xác định vị trí lịch sử của nó, nhưng những vấn đề nào đó, gợi lên thì vẫn để mở cho nhiều thế hệ mai sau. Ở tại khu vực Châu Âu, những tư tưởng của năm 1789, đã nhận được nhiều sự phê phán.
Ví như từ phía Edmond Burke kể cả của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”. Trong hơn thế kỷ qua, người ta đã tranh luận chung quanh vấn đề tạm thời của lý trí, vấn đề bền vững của những khái niệm trong “cuốn Phúc m 1776” của Mỹ.
16 năm sau đó, khi Hoa Kỳ đã đưa những đề cương này vào hiến pháp, cách mạng Pháp cũng nêu lên những điều về niềm tin đó. Chúng không mất tính thời sự của chúng, nhưng mang một sắc thái mới, trong cuộc tranh luận về tự do, bình đẳng và bác ái.
Sự quan tâm đặc biệt của Tuyên ngôn, cũng là của người Mỹ tới hạnh phúc, đã cho người ta thấy các nhà tư tưởng của họ, ít chú ý tới những ý thức hệ của tháp ngà, tới sự ẩn cư trong một phòng kín triết học.
Đối với họ, kỳ vọng gửi vào tương lai có vai trò ít quan trọng hơn, là cũng cố nó trong hiện tại. Cho nên, niềm tin của người Mỹ, đặt vào bảy luận cương, là một niềm tin không hề lay chuyển, đã trở thành một sự gắn bó với một thành tích đã được xây dựng.
Nhưng đó là một thành tích, mà không ai chờ đợi ở đấy một kỳ tích nào. Mặc dù ngày nay, có người muốn quay mặt với hạnh phúc, cho rằng, hạnh phúc chỉ là một thứ nổi tiếng hão, hạnh phúc đã mọc lên từ chủ nghĩa hoan lạc, leo lắt từ kẻ cùng khổ của đạo đức.
Nhưng trong Tuyên ngôn, vẫn là một tượng đài của người bảo vệ chủ nghĩa hoan lạc. Theo họ, đó là chân lý tuyệt đối. Bởi vì, chủ nghĩa hoan lạc chính là một chủ nghĩa vị tha. Các luận cương mang tính chất rất Mỹ ấy, cứ sống động như một thách thức.
Luận cương rất Mỹ đó, ngày có một sức sống. Người ta thấy rằng, việc đề cao và vun trồng đời sống nội tâm về sự tưởng tượng đó, ở người Mỹ là xứ sở sang trọng của tinh thần, làm cho người ta chiếm lĩnh được sự huy hoàng đầy đủ của nền dân chủ.
Nhiều tôn giáo nói rằng, con người tự hoàn thiện bằng cách, từ bỏ cõi trần này. Có một nét rất Mỹ, là họ không rút ra từ đó một hiệu quả logic. Người khổ hạnh và người duy mỹ, không thực sự nảy nở ở đây, và những người thấp hèn, những người nghi ngờ, tuyệt vọng hay những kẻ vô sỉ ít xuất hiện trên sân khấu triết học ở Mỹ.
Hệ tư tưởng về niềm tin vào tương lai rất mạnh, dưới nhiều biến thể triết học, về chủ đề 1776. Thomas Jefferson, tác giả “Tuyên ngôn độc lập”, sau khi hoàn thành sự nghiệp của vị tổng thống Mỹ thứ ba (1801 – 1809) của Hoa Kỳ. Ông về vui thú điền viên của sự thanh bình bên trong ở Monticello và mất tại đó.
3. Chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa siêu nghiệm.
Ở nước Pháp, sự kiện khôi phục những giá trị đang diễn ra. Ở nước Mỹ, không có một Napoléon nào có thể xuất hiện. Tuy vậy, người ta chứng kiến ít nhiều hiện tượng về sự chùng xuống của sự hồ hởi cách mạng.
Emerson đã viết rằng “từ năm 1790 đến 1820, không có một cuốn sách nào, một bài diễn văn nào, một cuộc đàm đạo nào, một ý tưởng nào đáng nêu lên”. Chính trong khung cảnh đó, đã nảy sinh một phong trào sau này, mang tên “chủ nghĩa siêu nghiệm” đạt tới đỉnh điểm vào năm 1840.
Người ta cũng gọi đó là chủ nghĩa lãng mạn Mỹ. Nó cũng được gọi là nước Mỹ trẻ, để so sánh với nước Đức trẻ. Nhà tư tưởng tiêu biểu nhất là Ralph Waldo Emerson (1803 – 1883), tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là cuốn sách “Tự nhiên” (1836).
Chung quanh ông là những người đứng ra lo việc tổ chức viết bài, tranh luận như Amos Bronson Alcott (1799 – 1850), Theodore Parker (1810 – 1860), Henry David Thoreau (1817 – 1862).
Những nhà siêu nghiệm xuất thân phần lớn từ những người thống nhất (Unitarist), những người bạn của tư tưởng tôn giáo tự do, của một cơ đốc giáo chống giáo điều, nhất là chống Calvin. Chúa và cá nhân gần gũi nhau, và gắn bó với nhau bằng tình cảm bạn bè.
Chủ nghĩa nhị nguyên thần học cứng rắn nhất, và chủ nghĩa hữu thần của Aufklarung được thay thế bằng chủ nghĩa hữu thần tâm tình. Thầy cả thân thương nhất của những người thống nhất, mà những người siêu nghiệm tôn sùng là giám mục William Ellery Channing (1780 – 1842), Emerson đã gọi ông là giám mục của chúng ta.
Những nhà lãng mạn Mỹ, đã tìm được những người gần gũi ở Châu Âu như: Wordsworth, Coleridge, Shelley, Carlyle, Cousin, bà de Stael và Fourier, Goethe, Kant và Fichte. Những người Mỹ trẻ hơn những người tiền lãng mạn Đức, chừng mười hay hai mươi tuổi.
Họ đã dùng thơ ca, lý luận và chính trị Anh, Pháp và Đức, khi những cái đó biểu hiện những cảm xúc của họ. Họ không sao chép, không đưa vào những bài thơ, những hệ thống hay những kinh nghiệm xã hội, vốn có của Châu Âu, mà thường được coi như là một cái gì đó độc đáo.
Những nhà lãng mạn Đức, hướng tới sự trùng hưng chính trị và tôn giáo. Còn các nhà lãng mạn Mỹ, lại gắn bó với phong trào tự do (giải phóng phụ nữ, trẻ em, người da màu, những dân tộc bị áp bức như người Italia).
Những động cơ hư vô chủ nghĩa, của những nhà tiền lãng mạn Đức (ở Schlegel), của những mẫu triết học của Nevalis không có ở Mỹ. Tuy vậy, chủ nghĩa lãng mạn của Mỹ, là một bản sắc hòa tấu khá hài hòa.
Họ theo chủ nghĩa chống duy lý, đối lập với Aufklarung, từ chối chủ nghĩa duy lý thần học, và chủ nghĩa hữu thần, và cả chủ nghĩa duy lý chống thần học và hữu thần. Họ chống lại chủ nghĩa duy cảm, chống lại chủ nghĩa cơ giới và chủ nghĩa quyết định, họ thù địch với kỹ thuật mới.
Họ say mê chủ nghĩa lãng mạn, thấy nó như một mùa thu mênh mang những mộng mơ, những miên hành (ngủ rong), những ảo mộng, những lời tiên tri, những lời thánh truyền, sự xuất thần, phù thủy, quỷ thuật, phép lạ, sự xuất hiện của ma quỷ.
Họ rất có lòng tin, Emerson viết rằng: “Lịch sử là tiểu sử của sự cao thượng”. Những từ đời sống, tâm tình, có một vai trò quan trọng. Lòng tin đó ở Mỹ có màu sắc chống Calvin. Họ đi theo chủ nghĩa hỗn loạn pha trộn, với sự làm vừa lòng đối với đức Chúa Trời.
Thần học của nhà trường đã chết, thần học mới xuất hiện, với ngôn ngữ của thiên thần. Tôn giáo chân chính là ở trong trái tim, và không gắn bó với bất cứ hình thức, và ngôn từ nào cả.
Người ta thấy, những nhà lãng mạn siêu nghiệm Mỹ quan tâm nhiều tới chủ nghĩa phương Đông. Bởi vì, họ đưa vào tiềm thức văn hóa của mình, vào thế giới văn hóa phương Đông, không chỉ về quan niệm giữa cá nhân và vũ trụ.
Thường ở trung tâm của những học thuyết ở phương Đông. Mà còn xuất phát từ truyền thống thần bí Châu Âu, gần gũi với trường phái Ấn Độ Veda. Sự việc những nhà lãng mạn Mỹ quan tâm tới phương Đông.
Đã đi tới niềm tin trong sức sống của nền văn hóa trẻ Mỹ. Mà họ coi đó không chỉ là sự gần gũi với lý tưởng nhân văn phổ quát, tự do, mà còn nằm trong truyền thống ngàn năm, và do vậy, nền văn hóa đó là mở với ảnh hưởng phương Đông hơn là văn hóa Châu Âu, tự thu mình lại trong bản thân của mình.
Tóm lại, chủ nghĩa siêu nghiệm không phải là một triết học của một trường phái, không gắn bó với nhau bằng một hệ thống khái niệm. Như những nhà tiền lãng mạn Đức, họ là một câu lạc bộ gồm những người đàn ông, và những người đàn bà gần gũi với nhau, bởi tình bạn bè và bởi những ý kiến chung nhất.
Trung tâm văn chương của họ, là tờ Dial (Mặt đồng hồ) được thành lập vào năm 1840, và tờ Harbinger (Báo trước) thay cho tờ báo trên. Có thể bổ sung thêm cho bức tranh trên, bằng những đặc điểm của những cá nhân.
Ví như sự nhiệt tình chung đối với Goethe và Kant, được giảm nhẹ đi, bởi một sự phê phán gắt gao. Theodore Parker nói chuyện với Santayana rằng: “Goethe là một tên ngoại đạo. Mục đích của ông ta là trở thành M. von Goethe.
Ông ta tìm kiếm những cố gắng lớn nhưng không phải cao nhất. Quan niệm của ông ta là ích kỷ, Chúa Kitô không ở trong ông ta. Schleiermacher, nhà thần học đã được nhiều người Mỹ biết đến đương thời, cũng bị bới lông tìm vết”.
George Ripley viết rằng: “Ông ta sẽ thành công nếu ông ta đưa cái vô cùng vào trong tâm hồn con người”. Và kề Kant, Parker viết rằng: “nhà tư tưởng đó là Chúa trời của ông ta, ở ngay nước Đức, ông ta là một nhà xoàng”.
Hơn người Đức, người Mỹ là những người hoạt động tích cực, những nhà tổ chức, nhưng nhiều khi ở trong con người của họ, có sự pha trộn một hoạt động có ý thức về mục đích, với một sự ủy mị tràn trề.
Margaret Fuller là chủ bút có uy tín của tờ báo của những người siêu nghiệm, người dẫn đầu kiên quyết về quyền của phụ nữ, đã nói về Beethoven, nhân một cuộc hòa nhạc như sau:
“Đối với tôi, ông là người không so sánh được, ông là tất cả những gì thỏa mãn của tôi. Sự êm ả tuyệt vời của các thánh, và của các vị tử vì đạo, sự phong phú của Raphael, sự thông thái của Platon, chả là gì dưới mắt tôi, nếu tôi so sánh họ với ông.
Shakespeare vô cùng, Angelo, Dante nghiêm trang, dịu dàng và gay gắt như ông, sẽ tàn phai ngay khi có mặt ông. Ngoài những tên tuổi đó, không có người nào có thể sáng lên trong vương quốc pha lê đó. Ông có tất cả ở trong người, và sự viên mãn của cuộc đời, cái đà lớn nhất đó của bản thể, mà họ chỉ có thể mơ tưởng.
Có thể nói sự đối lập giữa thực tiễn và tổ chức với một tình cảnh hỗn độn, đôi khi ở trong một con người – đã biểu hiện tính chất đặc thù của chủ nghĩa lãng mạn. Alcott, người được gọi là Pestalozzi Mỹ, đã vứt bỏ những chiếc roi ở trường của ông, đã thay thế những ghế dài bằng những bàn có ngăn cá nhân.
Ông đã khuyến khích học trò, nên có một cuốn nhất ký, để tự sửa đổi bản thân mình, ông đã nói với Emerson những lời như sau: “Anh viết về thiên tài của Platon, của Pythagore, và của Jesus, tại sao anh không viết về tôi? Mỗi linh hồn cá nhân là một thiên tài, là thần thánh muốn rằng nhân loại thần thánh, được tôn thờ ở chính con người của họ”.
Như vậy, là người ta bắt gặp ở đây một đà cao cả vươn lên chủ nghĩa siêu nghiệm, chủ nghĩa lãng mạn Mỹ, và hành vi thực hành và có ích ở mỗi linh hồn cá nhân. Điều đó, làm cho trào lưu văn hóa đó, chủ nghĩa siêu nghiệm dưới con mắt của người Mỹ, là một thế kỷ hoàng kim của Mỹ, theo ý của Mumford.
4. Những cộng đồng không tưởng.
Chủ nghĩa siêu nghiệm, chủ nghĩa lãng mạn, không chỉ xuất hiện trên diễn đàn triết học, mà còn đi thẳng vào đời sống của người Mỹ, cùng với việc xây dựng một Nhà nước của mình ở Thế giới mới, được coi như một miền đất hứa.
Trước hết, phải kể tới sự mơ tưởng của người Mỹ, về một cộng đồng theo mô hình Pháp, mang tên Brook Farm, được thành lập gần Boston. Brook Farm lúc đầu có hai chục người, lúc phát triển cao nhất có hơn 50 thành viên.
Trong thời kỳ bành trướng về miền Tây, vào khoảng năm 1860, Robert Owen, nhà bác ái, nhà xã hội chủ nghĩa, chủ nhà máy ở xứ Wales đã xây dựng một cộng đồng mang tên Hài Hòa Mới tại Indiana, như nguyên mẫu của loài người trong tương lai, một mô hình cần được áp dụng trên khắp thế giới.
Người thợ máy Đức, tên là Wilhelm Weitling cũng như những môn đệ người Pháp, và người Mỹ của Charles Fourier và Etienne Ca bet cũng theo đuổi những ý đồ lạc quan như thế.
Đáng chú ý là khoảng 1950, đợt thứ hai của cộng đồng không tưởng này lại xuất hiện, tuy nguyện vọng được nêu lên khiêm tốn hơn. Người ta tìm cách thoát khỏi những trói buộc của đời sống đô thị, nền kỹ trị và guồng máy nhà nước, và đấu tranh chống lại sự bất an về tâm lý, về kinh tế và chính trị.
Những khát vọng của họ, thường dựa vào sự phát triển thế giới nội tâm, mối quan hệ cá nhân và xã hội, sinh thái. Đây cũng là nơi ươm trồng những hành động đấu tranh, chống cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, chống lại xã hội tiêu thụ, nạn ô nhiễm môi trường, và gạt bỏ phụ nữ, những người luyến ái đồng tính ra ngoài lề xã hội.
Giai đoạn nằm giữa hai thời kỳ bùng nổ sức sống lớn này, là thời kỳ những hợp tác xã xã hội, và những cộng đồng tị nạn, bao gồm những người di trú và hỗn loạn, chạy trốn sự ngược đãi, mà những nước khác tạo ra.
Trong những vùng tự do, luôn luôn có mặt một truyền thống cấp tiến, cự tuyệt mọi hình thức chuyên quyền. Những cộng đồng trên bao gồm những tập thể ở đô thị, hợp tác xã, và công xã mang nhiều hình thức, quy mô và phong cách khác nhau, và nhiều khi tan biến đến nỗi không kịp phân tích và phân loại chúng.
Một trong những thử nghiệm đặc sắc nhất của phong trào hỗn loạn tự do, và cộng đồng mang tên Modern Times (Thời hiện đại). Người sáng lập là Josiah Warren, người cha đẻ của chủ nghĩa cá nhân hỗn loạn Mỹ.
Modern Times là một cộng đồng lạ, làm ồn ào thời bấy giờ. Năm 1850, Josiah Warren và một môn đệ của chủ nghĩa Fourier, là Stephen Paul Andrews mua một khu đất trên đảo Long Island, ở phía Đông thành phố New York, tại địa điểm ngày nay là thị trấn Brentwood.
Hai năm sau, trên miếng đất cằn cỗi này, mọc lên một cộng đồng gồm những túp lều xinh xắn với những phố phường chạy ngang dọc. Mặc dù gặp phải nhiều thất bại, họ vẫn ra sức làm việc. Họ chỉ ăn rau, tuyệt đối không ăn thịt.
Táo và dâu được trồng dọc các đường lớn, để khách qua đường có thể hái quả để ăn thoải mái khỏi phải xin ai. Cộng đồng có giấy bạc riêng, giấy bạc này yêu cầu người có tờ bạc, trả người khác bằng giờ lao động.
Tờ bạc thời gian lao động được cả làng lân cận chấp nhận, đã không bị ảnh hưởng bởi đợt phá giá đồng tiền năm 1857, thậm chí còn dùng để đóng thuế. Quyền được sống là giá trị cao nhất ở cộng động này.
Chủ nghĩa cá nhân được tuyệt đối thừa nhận. Người ta cũng quan tâm tới những giải pháp tập thể để giảm bớt chi phí, giảm nhẹ công việc nội trợ, với điều kiện tôn trọng lợi ích và sở thích của cá nhân.
Các thành viên của cộng đồng được hoàn toàn tự do tư tưởng. Phụ nữ được tự do lựa chọn người bố cho những đứa con tương lai của mình. Chỉ cần có một dải ruy băng ở ngón tay cô gái, là dấu hiệu nói rằng trái tim cô đã có chủ rồi.
Việc cưới xin do đó ít khi cần hợp thức hóa. Hành vi đó dựa trên học thuyết của Fourier về sự tương hợp dẫn tới tình yêu, không khỏi gây nên một tiếng đồn không hay cho cộng đồng này.
Đã tự do tất không chấp nhận giáo điều. Quyền được sống theo sở thích của mỗi người và phát triển ở mỗi người sự sáng tạo, sự tìm tòi trí tuệ và tinh thần. Người ta coi sự thử nghiệm ở đây, là một lý thuyết không tưởng, chứa đựng những hình ảnh thanh bình và niềm vui của cuộc sống. Nó càng thúc đẩy có kết quả cuộc mưu cầu tự do mới.
Chỉ kể những phát minh của cộng đồng trong điều kiện đương thời, cũng đủ thấy sự khích lệ óc sáng tạo. Ví dụ như hai người đã đưa môn tốc ký vào Mỹ, một người đã sáng chế ra chiếc thắt lưng an toàn cho trẻ em khi đi xe, Clark Orvis đã hoàn thiện chiếc xe đạp, đã đề xướng hình thức đầu tiên của quán ăn tự phục vụ.
Tiếng tăm của cộng đồng nhỏ bé đó, lan sang đến tận Nga. Những người lãnh đạo Hội lao động quốc tế hoạt động tại London. Trong đó, có Karl Marx, từng quan tâm đến những hoạt động của cộng đồng này.
Những nhà cải cách xã hội nổi tiếng như Cabet, Owen, Weitling, Auguste Comte, cũng như những người lãnh đạo phong trào lao động ở Mỹ, đã không quên nghiên cứu học thuyết của Warren.
Có một chuyện kể rằng, thời nội chiến ở Mỹ, có một chiếc tàu nhỏ cánh buồm trắng, chở sang Nam Mỹ dân cư của Modern Times. Câu chuyện lãng mạn đó, chỉ có ý nghĩa như một biểu tượng của tự do truyền đi bốn phương.
Số dân ở chung quanh khu vực Modern Times ngày một tăng nhanh, đã dồn thử nghiệm này vào sự bất lực và kết thúc sự tồn tại của nó. Josiah Warren từ giã nó đi Boston, tiếp tục suy tư về học thuyết của mình.
Người Mỹ nhìn những thử nghiệm nói trên là một chủ nghĩa lãng mạn, là một không tưởng, nhưng họ cho rằng, những không tưởng ấy là những sương mù bao phủ sự tiến lên về phía chúng ta, những tư tưởng mới mẻ và khả thi. Những không tưởng đó, nằm sâu trong truyền thống của nước Mỹ.
5. Triết học Hegel.
Chúng ta tiếp tục trở lại với những người siêu nghiệm. Họ mang tên đó, vì họ là những người theo Kant (Kantien). Thực ra, chủ nghĩa siêu nghiệm ở Mỹ của Emerson, là học thuyết triết học tôn giáo.
Chủ nghĩa siêu nghiệm này, muốn tìm ở Kant luận đề cho rằng, mọi kinh nghiệm dù lớn nhỏ thế nào, đều dẫn chúng ta tới một cái bên kia, cho chúng ta thấy được vũ trụ (Universe). Niềm tin đó, khiến những nhà siêu nghiệm Mỹ quan tâm tới Hegel.
Nhà triết học Đức này, cũng đưa ra một vũ trụ, dù sau này James cho là một vũ trụ khối. Bochenski cho rằng, Kant cũng là người ủng hộ sự biến chuyển trong vũ trụ của Hegel, và những đặc điểm sinh động và tiến hóa trong vũ trụ của Hegel cũng rất lãng mạn.
Nhà Hegel học nổi tiếng nhất của Mỹ là Josiah Royce (1755 – 1916). Ông dạy học ở Harvard trong 30 năm. Việc nghiên cứu Hegel và nêu cao danh vọng của ông ở tại Mỹ, là một văn liệu to lớn. Có lẽ ông là một trong những nhà triết học nước ngoài, có ảnh hưởng lớn ở Mỹ, vì chủ nghĩa lãng mạn của ông.
Ở nhiều nước, những tư tưởng của Hegel có nhiều mối liên hệ với nhiều xu hướng chính trị (có thể kể tới những hệ tư tưởng bảo thủ, kể cả Mác Xít). Đặc biệt, ở Mỹ, đó là sự kết hợp triết học của Hegel, và một lý tưởng dân chủ.
Ví như sự nhiệt tình đối với Hegel của Walt Whitman, ông đã làm một bài thơ mang đầu đề “Sau khi đọc Hegel”. Dưới con mắt của Whitman, Hegel là nhà triết học tôn giáo trung thực nhất, và sâu sắc nhất, đã nói cái hay nhất, và cái cuối cùng trong những quan hệ giữa thế giới và cá nhân, tức yếu tố cuối cùng của dân chủ.
Trong những năm 60 của thời kỳ Civil War (nội chiến năm 1861 – 1865). Bản thân những nhà cá nhân chủ nghĩa cấp tiến nhất cũng cảm thấy cần củng cố Nhà nước – không hại gì cho cá nhân. Dường như, Hegel thỏa mãn ham muốn đó của họ.
Trong số đầu tiên của Journal of Speculative Philosophy (Báo triết học tư biện), lần đầu tiên ở Mỹ, triết học duy tâm Đức được nhiều người biết tới thông qua những trích đoạn của các tác phẩm Hegel.
Người ta nói rằng: “Ý niệm là cơ sở của hình thức chính phủ của chúng ta đến nay đã phát triển với một nét cơ bản: một chủ nghĩa cá nhân khô cằn, ở đó, sự thống nhất chủng tộc như một cơ chế bên ngoài mà người ta có thể vượt qua, và có thể thay bằng kinh doanh tư nhân hoặc bằng nghiệp đoàn.
Bây giờ, trái lại chúng ta có ý thức một nét rất cơ bản đã phát triển, và mỗi cá nhân thấy được trong Nhà nước sự thực hiện ý chí của mình. Tự do của cá nhân không phải chỉ là một việc làm tùy tiện, mà là việc thực hiện một niềm tin duy lý, được thể hiện trong một hệ thống luật pháp, mà người ta thừa nhận. Rõ ràng, nét mới đó phải được hiểu và được thấm nhuần là cơ hội để vun trồng tư duy tự biện”.
Như vậy, là tinh thần khách quan của Hegel, phục vụ cho sự thống nhất giữa những Nhà nước ở miền Bắc, và miền Nam. Do vậy, những nhà triết học theo chủ nghĩa tự do sử dụng Hegel để củng cố trong những năm đó tình cảm về Nhà nước. Nhờ đó, hai nhóm người ở hai miền tìm lại được sự thống nhất tuy có phần chậm chạp.
Từ khi Hegel có vai trò quan trọng về mặt chính trị, lịch sử triết học của ông tồn tại ở Mỹ được 30 năm. Nhà Hegel học đầu tiên của Thế giới mới phải được kể là F. A. Rauch (1806 – 1841). Một năm trước khi qua đời (1831), ông sang Mỹ với ý định là kết nối triết học của tinh thần của Mỹ và Đức.
Việc nhân danh Hegel đó được thực hiện ở Saint Louis, thủ đô của dân di cư Đức sau năm 1848. Đây là cửa lớn mở về miền Tây, một nơi di dân ở nơi biên giới khá sầm uất, đông đúc những người đi tìm vàng, và những người khai phá mạo hiểm.
Trong những ngôn ngữ đang được sử dụng ở đây, người ta có thể học tiếng Đức ở trường Saint Louis. Henry Conrad Brockmeyer (1826 – 1906), một outsider (người khó bề thắng) đã dịch cuốn Logique. Bạn ông ta là Torry Harris sáng lập tờ báo triết học tư biện là Journal of Speculative Philosophy, đã đưa đến cho người đọc nhiều bài viết của Hegel.
Người ta thấy rõ, những kết quả của họ trong sách báo triết học Mỹ, nhất là trong nhiều nhà lịch sử, những người đã dùng những khái niệm của Hegel, để giải thích không chỉ lịch sử thế giới mà cả lịch sử Mỹ.
Ảnh hưởng của Hegel đạt tới điểm đỉnh ở giữa thế kỷ XIX, trong khi ở nước Đức, chủ nghĩa Hegel đã phải nhường bước cho khoa học, cho chủ nghĩa duy vật siêu hình, cho những nhà chống Hegel như Schopenhauer, Kierkegaard và Nietzsche.
Ở tại Mỹ cũng vậy, cũng như ở nước Đức, Hegel bị công kích trước hết bởi chủ nghĩa thực dụng. Người ta thấy ở Hegel là một trở ngại lớn trên con đường tìm tòi chính xác. Giáo sư triết học Mỹ là Hans Reichenbach trong cuốn The Rise Of Scientific Philosophy (Nguồn gốc triết học khoa học) đã chỉ rằng.
Hegel bị công kích ở chỗ ông là người tạo nên một vũ trụ – khối mà cá nhân sống cần phải chống lại. Từ đây, lịch sử triết học Mỹ mở ra một trang mới, mang tính chất hậu – Calvin, hậu lãng mạn, hậu Hegel.
Bùi Đăng Duy
Xem thêm bài viết liên quan: Triết học Mỹ thời kỳ nước Mỹ trở thành siêu cường
Bạn đang xem bài viết:
Nước Mỹ và Triết học Mỹ thời kỳ dựng nước
Link https://myhocdaicuong.com/triet-hoc/nuoc-my-va-triet-hoc-my-thoi-ky-dung-nuoc.html