Skip to content

Từ đàn ca tài tử tới nghệ thuật cải lương trải qua bước nào?

tu dan ca tai tu toi nghe thuat cai luong trai qua buoc nao

Từ đàn ca tài tử, nghệ nhân đã sáng tạo ra lối Ca ra bộ (ca có điệu bộ), rồi cộng hưởng với sân khấu hát bội xưa cùng nghệ thuật kịch nói du nhập từ Pháp.

Kết hợp với phông màn, dàn cảnh, phục trang, hóa trang như sân khấu Tây, hình thành nghệ thuật cải lương. Theo ông Trần Văn Khải trong Lịch Sử Cải Lương đầu tiên, người ta được nghe ca trên sân khấu như sau:

Khoảng 1907, ở Mỹ Tho có Ban tài tử Nguyễn Tống Triều, tục gọi Tư Triều, gồm bản thân Tư Triều (kìm), Chín Hoán (bầu), Mười Lý (tiêu), Bảy Võ (cò), cô Hai Nhiễu (tranh), cô Ba Đắc (ca)….

Ban tài tử này đàn ca rất hay, nên trong năm 1910, đã được một ông chủ giàu nhất nhì ở đất Mỹ Tho, mang quốc tịch Pháp là Pierre Châu Văn Tú đưa sang Pháp biểu diễn trong dịp chợ đấu xảo thuộc địa tại Paris.

Trong đó, có người đi Pháp về, cho biết họ được mời ngồi đàn ca trên sân khấu. Cô Ba Đắc ca bài Tứ Đại Oán một mình diễn ba vai Bùi Kiệm, Bùi Ông và Kiều Nguyệt Nga, nên phải diễn tả bộ lời ca cho phù hợp với tính cách của ba nhân vật.

Năm 1911, Trần Chánh Chiếu mời cả ban về khách sạn Minh Tân (gần ga xe lửa Mỹ Tho – Sài Gòn) diễn tấu, người đến nghe ngày càng đông. Thầy Hộ là chủ rạp Casino (sau chợ Mỹ Tho) cũng mời ban này diễn tối thứ tư và thứ bảy trước khi chiếu bóng, được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt.

Như thế, từ những người ngồi yên trên bộ văn để ca theo kiểu thính phòng hay ca salon, những người ca tài tử có nhu cầu thể hiện thêm tình cảm của bài ca bằng cách đứng lên bộ ván, với những bộ điệu, động tác nhái theo tâm lý nhân vật, mang tính cách trình diễn. Ca ra bộ trở thành một tiết mục sân khấu từ đó.

Năm 1912, chúng tôi tòng học tại lỉnh lỵ Mỹ Tho, có đến xem cách chưng dọn sân khấu còn đơn sơ. Cái màn bạc dùng làm tấm fond, kế đó có một bộ ván, trước bộ ván để một cái bàn chưn chưa treo.

Hai bên sâu khấu có để cây kiểng xem rậm đám và khán giả có cảm giác đứng trước một cái phòng khách hạng trung lưu. Các tài tử đều ngồi trên bộ ván và mặc quốc phục xem nghiêm trang.

Cô Ba Đắc rất hay, và biết đủ các bài cổ điển. Nhất là cô ca bản Tứ Đại Oán Bùi Kiệm – Kiều Nguyệt Nga rất duyên dáng, theo Vương Hồng Sển, 50 năm mê hát.

Năm 1915, Nguyễn Hữu Định (Phó Mười Hai) ở Vĩnh Long cho ba người đóng ba vai Bùi Ông, Bùi Kiệm, Nguyệt Nga đứng trên ván, vừa ca vừa ra bộ.

Để thích hợp với tiết mục sân khấu Ca ra bộ, người ta cần phải chuyển loại hình này ra một không gian thích hợp. Vài rạp chiếu bóng, rạp xiếc trong giai đoạn này ở Mỹ Tho, Sa Đéc,… và Sài Gòn đáp ứng điều đó.

Trước đó, ở Sài Gòn đã có Leopold lập ra rạp Casino ở đường Pasteur (nay vẫn còn ở vị trí cũ, ngay góc đường Nguyễn Huệ mà công ty giải trí Phước Sang đã chọn để chia đôi, một bên chiếu phim, một bên là chỗ diễn kịch của Sân Khấu Kịch Sài Gòn).

Chính Leopold làm ảo thuật trước khi chiếu bóng. Thầy Hộ chủ rạp Casino sau chợ Mỹ Tho dựa theo đó mời dàn đàn Tư Triều đến đàn, và ca vài bản trước tấm màn ảnh trên sạp cao, vào mỗi tối thứ tư và thứ bảy như đã nói. Trần Văn Khải trong Nghệ Thuật Sân Khấu Việt Nam kể lại:

Tết 1917, có vở hát cải lương đầu tiên trên sân khấu xiếc của thầy André Thận ở Sa Đức, sau một thời gian dài Ca ra bộ phụ diễn trước khi mở màn. Đó là vở Lục Vân Tiên của Mạnh Tự và Trương Duy Toản (trước đó chiếu film câm Charlot tìm vàng) dựa gốc bài Ca ra bộ Bùi Kiệm – Nguyệt Nga.

Vào khoảng ngày 15 tháng 3 năm 1918, André Thận sang gánh cho thầy Châu Văn Tú (Mỹ Tho) gọi là Gánh hát thầy Năm Tú (Mỹ Tho), gọi là Gánh Hát Thầy Năm Tú Mỹ Tho, diễn vở Kim Vân Kiều của Trương Duy Toản tại Cinema Theatre (rạp Thầy Năm Tú, nay là rạp hát Tiền Giang), tối thứ bảy diễn ở Eden (Chợ Lớn). Về sau, thứ bảy và chủ nhật diễn ở Moderne (Sài Gòn) đường D’Espagne (Lê Thánh Tôn).

Ngày 16 tháng 11 năm 1918, một nhóm trí thức Nam Bộ do yêu cầu của Toàn quyền Albert Sarraut đã lập hội để khuyết cung quốc trái tại Nhà hát Tây. Những người tham gia còn hình trong Tạp Chí Nam Phương 19/1/1919 (trong nhóm có nhà văn Hồ Văn Trung tự Hồ Biểu Chánh).

Theo Vương Hồng Sển trong 50 Năm Mê Hát, có chia sẻ cải lương có được do lòng ái quốc của một số người bị mất tước, cố tìm lối trồi đầu lên để cho tinh thần quốc gia còn tồn tại. Ông cho rằng, cải lương ra đời được do những cơ hội như:

Hát bội không còn hợp thời nữa, gây cảm giác nhàm chán vì triết lý phong kiến và cách thể hiện tiếng Hán nhiều cộng thêm cách hát không nghe rõ… không hợp nữa.

Toàn quyền Albert Sarraut để mừng chiến thắng trong Đệ Nhất Thế Chiến (1914 – 1918) và để dân bản xứ xao lãng việc nước, không làm quốc sự, nới tay cho trí thức trước là tổ chức hát lấy tiền đưa mẫu quốc hàn gắn phần nào vết thương chiến tranh.

Sau nữa, mặc cho họ chỉnh đốn biến Hát bội thành một nghệ thuật canh tân cải lương khác. Trong thực tế, từ những trò chỉ để hài hước, giải trí rồi giễu đời, ngạo thế, pha tiếng Tây vào tiếng ga,…

Những người tri thức này đã tìm cách xen giọng ái quốc vào điển xưa tích cũ,… và cứ biến hóa mãi, trau dồi đàn ca, đưa tài tử salon lên sân khấu, lập hội, lập gánh.

Đỗ Hương
Nguyễn Thị Minh Ngọc

Xem thêm bài viết: Phong trào đàn ca tài tử Nam Bộ hình thành từ khi nào?

Tìm kiếm có liên quan: Ai được xem là người mở đầu cho nghệ thuật sân khấu cải lương ở nước ta; Cải lương và đờn ca tài tử; Danh hiệu cao quý của nghệ thuật cải lương; Đờn ca tài tử được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào Nam nào; Đờn ca tài tử ở đầu; Đờn ca tài tử phạm cộng trường; Giọng ca tài tử; Hữu Hạnh đờn ca tài tử;

Tìm kiếm có liên quan: Nghe đờn ca tài tử; Nghệ thuật cải lương Việt Nam; Nghệ thuật cải lương những trang sử; Tiêu luận về nghệ thuật cải lương; Tìm hiểu về nghệ thuật cải lương; Thuyết minh về đờn ca tài tử; Thuyết trình về cải lương; Trang phục cải lương.

Số lượt xem: 40
error: