Bối cảnh văn hóa tại Nam Bộ khi nghệ thuật cải lương ra đời

boi canh van hoa tai nam bo khi nghe thuat cai luong ra doi

Dân Việt Nam vốn chuộng âm nhạc và nghệ thuật ca hát, nên có người cho rằng ca hát là truyền thống ngàn đời của dân tộc. Đặc biệt, ở vùng đất một phần ba đất nước phía Nam tức Nam Bộ.

Truyền thống đã phát triển mạnh mẽ ngay từ thế kỷ XVIII. Những nông dân người Việt ở Thuận Quảng thế kỷ XVIII rồi Trung Bắc thế kỷ XIX, người Hoa và người Chăm di trú, người Khmer bản địa,…

Đã mang văn hóa truyền thống, trong đó có âm nhạc của mình tới góp phần hun đúc và tạo ra ở đây một phần truyền thống âm nhạc. Tuy non trẻ, song không kém phần độc đáo.

Truyền thống ấy khi Việt Nam mà trước tiên là Nam Bộ tiếp xúc toàn diện với phương Tây tư bản, đã được đổi mới thêm một lần nữa rồi đơm hoa kết trái. Góp thêm vào các bộ môn nghệ thuật biểu diễn của dân tộc một loại hình độc đáo là sân khấu cải lương.

Trước khi nghệ thuật cải lương xuất hiện ở Nam Bộ, sân khấu truyền thống Việt Nam đã có tuồng (hát bội) và chèo. Những điệu Bắc vui tươi cùng những điệu Nam sâu thẳm đã được bổ sung thêm điệu Oán, một điệu thức đặc biệt của Nam Bộ.

Khá nhiều bài bản âm nhạc phong phú quy tụ về đây, từ những làn điệu dân ca, gồm các điệu Hò, Lý, Nói thơ Nam Bộ,… đến các loại bài bản của nhạc tài tử, phát triển thành phong trào ca nhạc mang tính quần chúng lan rộng khắp nơi.

Nhiều tài liệu trong và ngoài nước cho thấy Nam Bộ đã có hát bội từ thế kỷ XVIII, đến thế kỷ XIX đã có những đoàn mang tính tư nhân như đoàn của Tả quân Lê Văn Duyệt. Khi Hát bội phát triển mạnh thì hai phong trào Nhạc lễ Nam Bộ và Đờn ca tài tử Nam Bộ cũng bắt đầu xuất hiện.

Tinh thần nhạy cảm với cái mới của người Nam Bộ còn được thể hiện qua các sinh hoạt báo chí, và việc phổ biến chữ quốc ngữ.

Bên cạnh những bài báo kêu gọi cải cách phong tục, tín ngưỡng, tự cường kinh tế, chống tham nhũng, đả kích thực dân và tay sai, ca ngợi anh hùng chống Pháp còn có những bài Đề Nghị Cải Lương Nếp Sống của Nguyễn Chánh Sắc, hay bài Cải Lương Văn Học của Hồ Biểu Chánh, hay bài Cải Lương Kịch Nghệ của Lương Khắc Ninh.

Phong trào nói thơ Nam Bộ được phát triển mạnh nhờ nhiều người mua các truyện thơ về đọc, rồi nói lại cho chòm xóm cùng nghe. Chỉ cần một cây độc huyền (đàn một dây) đệm cho các điệu nói thơ Vân Tiên, nói thơ Sáu Trọng, nói về Ông Trượng Tiên Bửu, người ta có thể giúp thỏa mãn nhu cầu nghe và nhìn cho người dân lúc đó.

Các điệu hò lan tỏa trên ruộng đồng, sông nước thì chẳng cần phải có nhạc đệm. Một số dân ca truyền thống như Lý Ngựa Ô Bắc, Lý Ngựa Ô Huế, khi vào đây được biến tấu ngay thành Lý Ngựa Ô Nam.

Người ta sơ kết ở Nam Bộ, nay đã có hơn trăm điệu Lý giàu chất trữ tình, hào hùng, mà cũng không thiếu chất bi ai và bi hài khi cần thiết. Cạnh dòng dân ca, những loại hình văn học nghệ thuật khác cũng sớm có mặt.

Đỗ Hương
Nguyễn Thị Minh Ngọc

Tìm kiếm có liên quan: Ai được xem là người mở đầu cho nghệ thuật sân khấu cải lương ở nước ta; Bài thuyết trình về vùng văn hoá nam bộ; Bài thuyết trình vùng văn hóa Nam Bộ; Danh hiệu cao quý của nghệ thuật cải lương; Đặc trưng có bản của vùng văn hóa Nam Bộ; Đặc trưng văn hóa sông nước Nam Bộ; Nghệ thuật cải lương thế giới.

Tìm kiếm có liên quan: Nghệ thuật cải lương những trang sử; Nguồn gốc của cải lương; Tiêu luận Nam Bộ; Tiêu luận về nghệ thuật cải lương; Tiêu luận vùng văn hóa Nam Bộ; Tìm hiểu về nghệ thuật cải lương; Thuyết trình về cải lương; Văn hóa Nam Bộ pdf; Vùng văn hóa Nam Bộ slide.


Ngày đăng:

Chuyên mục:

Tác giả:

Lượt xem:

53

Tags:

error: