Ý nghĩa quan trọng của Thủy trong Phong Thủy Học là gì?

y nghia quan trong cua thuy trong phong thuy hoc la gi

Khái niệm Thủy trong Phong Thủy như thế nào? Thế của Thủy và nguyên tắc an trạch như thế nào? Tác dụng của cát Địa Thủy như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông tin về Thủy trong Phong Thủy Học là gì?

1. Khái niệm Thủy của Phong Thủy là gì?

Trong quá trình điều tra, thăm dò Phong Thủy, những thầy phong thủy thường cho rằng, giành được nước và giữ được gió là rất quan trọng. Nhưng trong Phong Thủy Học, mạch nước không được xem trọng như là thế núi.

Bởi vì, ở một mức độ nhất định, đặc trưng của mạch nước là dựa vào thế núi mà hình thành nên. Một vùng cát địa, trước tiên phải có nước. Về mặt lý luận, một dòng sông mênh mang, chan hòa chắc hẳn là chảy qua một vùng đất cát tường, bên trái phải còn có những dòng nước nhỏ.

Những dòng nước này, trong Phong Thủy rất quan trọng. Phong thủy âm trạch tại sao lại quan trọng như vậy? Câu trả lời được tìm thấy trong Táng Thư như sau: “Khí cưỡi gió thì tan, chia nước thì ngừng”.

Huyệt Phong Thủy là nơi kết tụ sinh khí do chính núi đưa xuống. Vì thế, trước khi ở một vùng đất tốt lành, nước có tác dụng tụ tập hoặc phân tán sinh khí trong huyệt phong thủy.

Nếu như đằng trước không có nước, thì sẽ bị cho rằng, sinh khí của nguồn hạnh phúc sẽ từ trong huyệt phát tán ra ngoài. Điều này giải thích vì sao, yêu cầu trước huyệt phải có nước, và vì sao người ta, lại hay tạo ra những hố nước trong tình huống trước huyệt không có nước.

Hướng chảy của dòng nước cát lợi, không thể chảy song song cùng với dãy núi. Bởi vì, nếu như vậy không thể cất giữ sinh khí, vì sinh khí không có cách nào xuyên vào dòng nước để tích tụ sinh khí, vì sinh khí trong một mảnh đất nào đó, mạch nước cần phải vắt ngang qua dãy núi.

Vì vậy, nếu như hướng đi của mạch nước và dãy núi song song với nhau, thì đó là điều không thuận lợi. Một mạch nước lý tưởng, phải là mạch nước quanh co khúc khuỷu, tưởng như phải chảy ra từ một góc nào đó của dãy núi, và ôm lấy mảnh đất đẹp.

Bất luận như thế nào, dòng nước không nên chảy thẳng một mạch qua vùng đất đó. Trong Phong Thủy, một dòng nước được gọi là cát tường, khi nó có tốc độ chảy nhẹ nhàng, uốn lượn khúc khuỷu.

Nếu dòng nước chảy hiền hòa, êm đềm, như là có chút gì lưu luyến trong lòng thì là cát. Đặc trưng lý tưởng của tất cả các vật Phong Thủy như dãy núi, và dòng nước đều là kết cấu hài hòa, hình thái, dáng vẻ cân đối và đẹp.

Tất cả những hình thái hoặc kết cấu, khi quan sát thấy thô kệch, không hợp mắt, không hợp phong thủy thì đều cho thấy rằng, mảnh đất này không đẹp. Nếu gần đó có một dòng nước chảy êm đềm hiền hòa, thì gọi đó là dòng nước có tình với mảnh đất, không nỡ rời xa huyệt đó mà đi.

Hướng chảy của dòng nước cũng rất quan trọng. Dòng nước cát lợi, phải là dòng nước có hướng chảy từ phía cát lợi ra phía hung. Nếu được như vậy, cư dân nơi này sẽ mãi được hưởng cuộc sống ấm no, sung túc và hạnh phúc.

Đây là một số điều kiện mà dòng nước đại cát cần phải có. Nhưng tại sao nó lại rất quan trọng với phong thủy? “Địa Lý Tân Pháp” có nói như sau: “Núi là vật tĩnh, thuộc m. Nước là vật động, thuộc Dương”.

Đặc trưng của âm là mãi không biến đổi, còn dương tính thì biến đổi vô thường. Cát hung có liên quan mật thiết tới nước. Nếu lấy ví dụ như cơ thể của con người, thì núi có thể ví như cơ thể con người, còn nước như huyết quản trong cơ thể.

Sự sinh trưởng, phát triển hay suy yếu của cơ thể con người, là do tình trạng của huyết quản quyết định. Khi mạch máu lưu thông và tuần hoàn trong cơ thể, thì cơ thể khỏe mạnh và cường tráng. Ngược lại, nếu mạch máu không lưu thông, không tuần hoàn thì con người sẽ mắc bệnh và chết.

Đây là nguyên tắc tự nhiên trong cuộc đời của mỗi con người, không có ai là ngoại lệ. Nguyên tắc này yêu cầu dòng nước phải chảy theo một hướng chính xác, dãy núi phải bố trí thích hợp, để cấu thành một mảnh đất cát lợi.

Ngũ sơn đều có vị trí cát hung của mình, dòng nước nên chảy từ hướng cát tới hướng hung, như thế là cát. Nhưng nếu nước chảy từ hướng hung tới hướng cát, thì đó là hung. Bởi vì, nó sẽ phá vỡ mất thế thịnh vượng của vùng đất này.

Việc khảo sát sự hợp dòng của các dòng nước (thủy khẩu) trước huyệt cũng rất là quan trọng. Dòng nước đến từ Bạch Hổ và Thanh Long, phải giao ở trong minh đường (sân). Minh đường chính là khoảng đất trước huyệt phong thủy.

Miệng nước nên đóng mở và bằng với khoảng cách hai ngọn núi. Khi mà khoảng cách giữa miệng nước và hai ngọn núi là ngang nhau, thì Thanh Long và Bạch Hổ là cân bằng với nhau. Có thể thấy, sự cân bằng địa hình là nguyên tắc cơ bản trong phong thủy.

Nước có nghĩa là tài sản. Vì thế, để đem lại tài lộc và vận may. Sự tích tụ dòng nước trước huyệt là rất cần thiết. Sự hợp dòng của các dòng nước, làm cho dòng nước trở nên hiền hòa hơn, thanh bình hơn. Đây chính là một điều kiện quan trọng, mà phong thủy yêu cầu.

Việc quan sát Đắc Thủy và Phá Thủy cũng rất là quan trọng. Hướng chảy của dòng nước quan trọng hơn tất cả những điều kiện đối với dòng nước. Khi chúng ta xem xét đất cát hay hung, từ việc xem xét hướng chảy của dòng nước.

Hướng dòng nước chảy vào (Đắc Thủy) và hướng dòng nước chảy ra (Phá Thủy) là rất quan trọng. Dòng nước từ Bạch Hổ và Thanh Long chảy qua trước huyệt phong thủy, thì hướng của nó đẹp nhất là từ sinh vị (hướng cát) đến suy vị (hướng hung).

1.1 Âm dương Thủy

Dương thủy là chỉ đường nước chảy từ bên trái huyệt chảy sang bên phải huyệt, dòng nước chảy từ Thanh Long chính là dòng này. Dòng nước từ phải chảy sang trái huyệt, chính là dòng nước âm.

Từ Bạch Hổ chảy ra chính là dòng nước này. Trong vài phương pháp phân loại, phương pháp phân loại lấy âm dương làm cơ sở, là phương pháp thực thế nhất trong phong thủy học hiện nay.

1.2 Căn cứ vào khoảng cách giữa đường nước với huyệt tiền

Có thể chia nó thành hai loại. Nội thủy là dòng nước gần với huyệt phong thủy. Ngoại thủy là dòng nước cách xa huyệt phong thủy. Những dòng nước từ Huyền Vũ, Bạch Hổ, Thanh Long đều là những nguồn nước trong.

Nguồn nước từ Chu Tước (nước từ án sơn và triều sơn), chảy qua địa hình phong thủy đặc biệt gần huyệt phong thủy, gọi là ngoại thủy (nước ngoài). Tóm lại, sau khi tìm được một địa điểm có cát sơn chạy quanh, hướng chảy và hình thái của dòng nước, là yếu tố quan trọng tiếp sau phải xem xét đến.

Việc quan sát nước trong lý thuyết phong thủy, và việc tìm long cũng có tác dụng quan trọng như nhau. Cái gọi là “nước đi theo đường núi, núi ngăn nước chảy”, đủ để thấy núi và nước không thể tách rời nhau.

Bởi vì, nước giữ của, nên là bảo địa phong thủy, việc quan sát nước là việc cực kỳ quan trọng. Kiệt tác vĩ đại nhất của nước, chính là sản sinh ra sự sống, không có nước thì không có con người, nó là thành phần chủ yếu nhất trong con người và vạn vật.

Lý thuyết phong thủy cho rằng: “Cát địa không thể thiếu nước”, “Con đường của địa lý chỉ là núi và nước mà thôi”. Thậm chí còn cho rằng: “Chưa xem núi nhưng phải nước trước, có núi không có nước thì coi như không tìm đất”.

Xem xét từ quan điểm ngày nay, sở dĩ chú ý đến Thủy Pháp. Trước tiên, là vì nước đối với môi trường sinh thái được gọi là Địa Khí, Sinh Khí. Như vậy, nước mới thực sự là quan trọng.

Phong Thủy Học cho rằng: “Mạch máu của núi chính là nước, da thịt xương cốt của núi chính là đất đá cây cỏ”. Gọi nôm na là núi quản nhân khẩu, nước quản tài sản,… Đây chẳng qua là kiến thức lấy nông nghiệp làm căn bản, nước chính là mạch sống của nông nghiệp.

Bởi vì, cho dù là canh tác, đánh bắt cá, ăn uống, chèo thuyền đi lại, và điều tiết khí hậu đều không thể không dựa vào nước. Các nhà phong thủy đã xem đất, coi trọng việc xem nước, là rút ra từ giao thông và phòng ngự.

“Bình Dương Toàn Thư” có nói: “Dựa vào núi nhiều, cũng cần phải có nước mới có thể thông thuyền bè. Nhưng sau đó có thể xây dựng, nếu không như một lô cốt đóng kín không lối ra”. Dựa vào đất mà xem trọng nước là xem xét việc phong thủy hại.

Chọn vị trí là một khúc sông, vị trí ba mặt vây quanh đều là dòng nước, thế mới là cát. Gọi là “Ôm lấy kinh thành” nước cuộn chảy. Mô hình này, có thể là cát lợi, sở dĩ là do vị trí cơ địa an toàn. Từ địa lý thủy văn hiện đại, có thể biết được dòng sông hình thành do tác dụng của lực ly tâm, do trái đất tự quay sinh ra.

Khúc cong của sông tường là hướng về phía Nam bờ phía Bắc bồi ra, bờ phía Nam lở, nước chảy mang đến phù sa. Phù sa bồi đắp ở bên bồi, và hình thành nên những bờ bãi. Còn bên lở thì không ngừng rửa trôi, đào sâu, dẫn đến bờ lở. Rõ ràng chọn địa điểm trên bờ, có ba mặt bao quanh bởi nước, ở gần khúc sông là rất thuận lợi.

2. Thế của Thủy và nguyên tắc an trạch

Thường thì, trong núi, nơi mà nước chảy tới gọi là Thiên Môn (cổng trời). Nếu chảy tới mà không rõ nguồn gọi là cổng trời mở, nếu cổng trời mở thì coi như của cải được dồi dào, thịnh vượng.

Nếu nước chảy ra ngoài gọi đó là cửa đất, không nhìn thấy nơi mà nước đi ra, gọi là cửa đất đóng. Nếu cửa đóng thì của cải dùng không hết. Điều này, cố nhân đã nói đó là: “Nguồn hợp hướng thì có tình, không hợp thì chỉ đóng, cửa ra dễ đóng chặt, sợ nhất là chảy ra mà không thu lại được”.

Khi đã chọn xong thế của nước, tiếp đó yêu cầu phải tìm nơi an trạch, thường nên chọn an cư ở nơi vị trí hợp lưu. Vị trí hợp lưu chính là một mặt bao xung quanh, thông thường thì bên lở của nước không thể làm nơi ở.

Điều này rất phù hợp với nguyên lý lực học của nước sông. Một bên khúc khuỷu của dòng sông, do lực quán tính của nước, thời gian càng dài thì lượng đất thu được càng nhiều. Nếu như ở một hướng ngược lại, thì dù thời gian có dài bao nhiêu, thì đất định cư đó đều có thể bị nước sông xâm thực và rửa trôi.

2.1 Nước tụ lại thì khí cũng tích tụ.

Những con sông lớn bắt nguồn từ muôn vạn ngọn núi, chảy quanh co khúc khuỷu tới những nơi này. Sau khi hợp lại rồi đổ vào sông lớn, rồi đổ vào hồ lớn. Trong một cuốn sách phong thủy nổi tiếng là Thủy Long Kinh có nói, điều này là thuộc về: “tụ thủy cách” hiếm có.

2.2 Núi chắn gió thì khí không phân tán, có nước làm ranh giới thì khí bị ngăn lại.

Phía Tây Bắc của mảnh đất phong thủy đẹp có gió cản Tây Bắc hình vòng cung theo dãy núi, phù hợp với định luật phong thủy là “Nước ôm quanh núi nhất định có khí”, hay “Nước ôm quanh núi nhất định đại phát”.

Phía Bắc có các tầng núi ôm xung quanh hình dạng, và hướng đều vừa vặn, thích hợp. “Khí gặp nước thì ngừng”. Phía Bắc mảnh đất phong thủy đẹp là trung du sông lớn, còn có ngọn núi nổi tiếng, còn có ao hồ nổi tiếng, làm khí của khu vực này dừng lại một cách hiệu quả, không làm cho nó phân tán đi mất.

2.3 Phía Nam là cửa khí thì nguồn sinh khí là bất tận.

Phía Tây Nam, phía Nam xa xa của mảnh đất phong thủy tốt, có những ngọn núi cứ chạy dài ra phía xa, và ngọn núi gần hình thành nên sông núi, hình thành cửa đón khí, đẹp chính là đẹp ở trên con sông này.

Nếu đổi hướng của sông thành hướng ngang, thì sinh khí sẽ không vào được, khí trường cũng hỏng. Sông lớn, hồ lớn nhận được khí dày, nước nhỏ giọt một chút không ngăn được gió, nếu chảy loạn như gấm, không phân nguyên vận cũng thuận lợi.

Việc lựa chọn cố đô và các thành phố lớn cận đại, cũng đã chứng minh được suy luận, phán đoán của người xưa. Mở bản đồ thế giới ra có thể biết. Những nơi có những khúc uốn lượn của những con sông lớn, hay nơi đổ vào biển của những con sông, thì tất sẽ có những thành phố lớn.

Hơn nữa, thường là thủ đô hoặc những trung tâm buôn bán lớn. Nhưng… Những người không hiểu về thuật phong thủy, chỉ nhận thấy điểm thuận lợi về giao thông của việc này, điều đó vẫn chưa đầy đủ.

2.4 Chọn nhánh chảy của nước, đường nước chảy thì khí sẽ tích tụ.

Vấn đề này quan trọng là ở chỗ tốc độ lưu chuyển của khí, có phù hợp với tốc độ lưu chuyển của máu trong cơ thể người hay không. Cũng như tốc độ thư phù của ông trời, nên phù hợp với tốc độ khí huyết của con cưng của ông trời.

Tất nhiên, tốc độ dòng chảy của sông lớn là rất lớn. Đương nhiên có khúc uốn lượn là vùng khí tốt, đó gọi là “khúc khuỷu là có tính”. Nhưng vì tốc độ khá lớn, nên dễ phân tán, hoặc gọi là khí xung.

Như người xưa đã nói trong Thủy Long Kinh là “sông lớn tuy có uốn lượn vòng quanh, khí của nó bạt ngàn”. Vì thế người xưa còn nói: “bên cạnh nó nên có một nhánh nước khác, làm nguyên thần ôm lấy thành thị, thì thất khí nội sinh, mạch khí to nhỏ đều bó chặt lại không thừa ra”.

Nghĩa là trong nhánh dòng chảy của sông lớn, có thể chọn nơi có khí tốt, điều bí ẩn của nó là ở chỗ lượng nước ở nhánh sông nhỏ, tốc độ lưu chuyển chậm, gần giống như tốc độ lưu chuyển của khí huyết trong cơ thể con người.

Nhưng không nên chọn nơi ở gần với nhánh cạn của sông lớn. Đương nhiên, đây chỉ là nói đối với nhà ở của dân thường. Nếu như muốn xây dựng một thành trấn, thì điều kiện ở gần sông lớn vẫn chưa đủ.

Do việc lựa chọn phương hướng cho các cửa chắn như thường thành, tường viện, có thể gom những khí tản mạn lại để nạp vào đó, làm cho tốc độ lưu chuyển của khí cuối cùng bằng với tốc độ khí huyết trong cơ thể.

2.5 Chỗ nước uốn khúc tụ khí.

Nước ôm rất quan trọng, chiếm hơn một nửa trong phong thủy học. Đặc biệt khi đến vùng đồng bằng không có núi, lý thuyết về nước ôm không thể không biết.

Trong tài liệu Thủy Long Kinh có nói: “Rồng bay xuống mặt đại dương, một khung cảnh mênh mông khó dự đoán, mặt biển chỉ có nước, nước cuộn dâng chính là thân rồng đáp xuống, ngày xưa muốn tìm rồng, thì nên hướng về chỗ nước cuộn lên để cầu”.

Nghĩa là trong phong thủy học, gọi là núi của rồng, đến đồng bằng thì không thấy nữa rồi. Nên lấy nước làm chuẩn. Nhưng… nơi có khí tốt chính là nơi nước uốn khúc quanh co.

3. Tác dụng của cát Địa Thủy

Đất lành không thể không có nước. Muốn xem phong thủy phải xem hình núi, tiếp đó là xem thế của nước. Thậm chí “chưa xem núi đã phải xem nước, có núi mà không có nước thì đừng tìm đất nữa”.

Để ý nghiên cứu giảng giải những luận thuyết, cũng như lợi hại về tác dụng của nước, và mối quan hệ giữa thế và chất lượng nước, đây gọi là Thủy Pháp. Vì thế tập trung để ý đến Thủy Pháp, trước tiên là bởi vì nước có mối quan hệ mật thiết với môi trường sinh thái, đó gọi là Địa Khí hay Sinh Khí.

Cho rằng, huyết mạch của núi là nước, xương thịt của núi là đất đá cây cỏ, khí huyết yên ổn thì bảo vệ rất tốt và suôn sẻ. Xương thịt có cường tráng thì tinh thần mới phấn khởi. Đơn giản có nghĩa là “Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài”.

Xây dựng lấy nông nghiệp làm cơ bản, nước là mạch máu của nông nghiệp, ví nước như huyết mạch tài khí. Nghề cá, ăn uống, thuyền bè và điều tiết khí hậu không thể không phụ thuộc vào nước.

Lý thuyết phong thủy cổ xưa cho rằng: “thủy bay mất thì sinh khí tiêu tán, thủy dung hợp lại thì khí tụ hợp lại”, hay “nước ở nơi sâu thì dân ở đó giàu có hơn, ở nơi nông thì dân ở đó nghèo hơn, nước tụ hợp thì ở đó dân đông, ở nơi thủy tán thì dân rời xa hơn”.

Còn về: “Nước làm thay đổi hình thể, tính tình của con người”, thì chất của nước có liên quan tới tuổi thọ thiên định, và bệnh tật của con người, mọi sự việc hiện tượng không chỉ có những nhà phong thủy học nói đến, mà cả trong sử sách cũng đã ghi chép cụ thể.

Các nhà phong thủy học khi xem đất xem nước, còn xem xét đến tác hại của nguồn nước. Không chỉ những chỗ nước ngập mà do nước xô vào, xâm thực, thau rửa,… gây ra nhiều trận lũ lụt lịch sử ngày nay.

Cũng chú trọng cho các nhà phong thủy học, thông qua việc lựa chọn vị trí hợp lý, có thể dựa vào đê thành, đê đập và những con kênh rạch ở sông do con người đào mà tránh.

Trong phong thủy, nước có vai trò rất quan trọng. Nó có quan hệ mật thiết với long. Thủy là huyết mạch của long, thủy to, long cũng dài. Thủy nhỏ thì long lại ngắn. Nơi nước đến là Phát Long, hai nguồn nước gặp nhau, nơi nước tận thì long cũng tận.

Thủy cũng là cơ sở cấu thành nên cảnh quan của phong thủy. Nước quanh co thì tài lộc quy tụ lại, nếu dòng nước thẳng thì tài lộc tiêu tán và nghèo đói. Nước trước không dễ chảy thẳng, nước sau nước dễ chảy thẳng, tất cả phú quý là dựa vào sự khúc khuỷu của dòng nước còn đại diện cho long mạch.

Nước và khí có quan hệ mật thiết với nhau, nước chảy đi mất thì sinh khí tán, nước hợp lại thì khí tụ. Nơi nước dừng lại là ao là đầm, là sông là hồ, chính là nơi Chân Long (long thật) nghỉ ngơi. Khí là mẹ của nước, nước là con của khí, mẹ con luôn bên nhau, tụ họp lại sẽ đẹp biết bao.

Nước là vật thể vô cùng quan trọng của giới tự nhiên, nó có vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu, làm trong sạch môi trường. Cuộc sống của con người cũng không thể tách khỏi nước.

Nhưng nếu lựa chọn vị trí không đúng, hoặc được sử dụng không thích hợp, thì nước có thể gây hại cho cuộc sống con người, như tạo ra những cơn đại hồng thủy phá hoại mùa màng, nhà cửa, hoặc gây ra ô nhiễm, phá hoại hệ thống môi trường sinh thái.

Vì thế, trong việc lựa chọn vị trí nhà ở trong kiến trúc, vấn đề xử lý nước như thế nào cũng là một điều quan trọng. Trong tài liệu Phong Thủy Học, việc lựa chọn thủy có một ý nghĩa đặc biệt vô cùng quan trọng.

Lý thuyết về phong thủy cho rằng: “đất lành không thể không có nước”. Vì thế, “tìm long chọn thủy cũng cần phải cẩn thận, trước tiên nên quan sát thế nước”, hay “Chưa xem núi vội, hãy xem nước trước, có núi mà không có nước thì đừng tìm đất”.

Nước được các nhà phong thủy học đặc biệt quan tâm. Họ cho rằng, nước chính là huyết mạch của núi. Nếu như tìm được quanh núi có nước tụ, là nơi mà hai dòng nước gặp nhau, nơi giao hòa của nước là nơi long dừng lại.

Do những khúc ngoằn ngoèo của dòng chảy của dòng nước, là thiên biến vạn hóa, các nhà Phong Thủy Học cũng cho nước là long, gọi là Thủy Long. Sách Thủy Long Kinh chính là cuốn sách chuyên giảng về quan hệ của hình thể, của thủy hệ và lựa chọn đất.

Trong đó, tổng kết được hơn trăm loại thủy cục cát hung có liên quan đến âm trạch và dương trạch, cung cấp để mọi người cùng nhau đọc và tham khảo. Ở khu vực đồng bằng không có sơn mạch để dựa. Các nhà phong thủy chọn đất, đành phải dựa vào cách chọn thủy thay sơn, vì thế có câu “đến đồng bằng đừng hỏi sơn mạch, nếu nhìn thấy nước chảy đó chính là long”.

Thủy Long Kinh chuyên nghiên cứu về những phương pháp và các chỉ dẫn về thủy long tìm mạch. “Đương nhiên, nước có to có nhỏ, có xa có gần, có nông có sâu, không được tùy tiện cứ thấy nước là nghĩ đó là điều tốt. Đương nhiên, còn phải xem xét đến hình thế của dòng nước, kiểm tra tình hình của nó, phân biệt độ cát hung của nó để làm tiêu chuẩn lấy hay bỏ”.

Tiêu chuẩn lấy hay bỏ của các nhà phong thủy học, chủ yếu là dựa vào hình thái và nguồn của dòng nước làm căn cứ. “Nước chảy đi thì sinh khí tán, nước dung hợp thì nội khí tụ”. “Nơi nước sâu thì dân giàu hơn, nơi nước nông thì dân nghèo hơn, nơi nước tụ thì dân cư đông đúc hơn, nơi nước tán thì dân cư thưa thớt hơn”.

Cho rằng, nước chảy đến phải khúc khuỷu, dòng nước sang ngang phải thế ôm, dòng nước chảy đi phải uốn lượn, nước tụ lại phải trong vắt mới là cát lợi. Nhưng nếu nước có hướng chảy xiên thẳng, chảy xiết, những luồng nước chảy xiết ngược dòng thì lại không thuận lợi.

Trong lý thuyết phong thủy học, đối với những kiến thức về nước, thì ngoài việc xem xét những lợi ích của nước là tưới tiêu, canh tác, ngư nghiệp, nước uống, thuyền bè,… còn rất chú ý tới những kiến thức về nạn lũ lụt.

Người xưa sớm đã biết đến tính hai mặt cương nhu của nước, những tai họa do nước gây ra như lũ lụt, xói mòn, xâm thực,… đã giúp cho con người tổng kết được rất nhiều biện pháp chọn vị trí, và kiến trúc hợp lý để tránh những hậu quả do thiên tai, do nước gây ra.

Một thí dụ điển hình là ở những nơi mà, những đoạn uốn lượn của sông hình thành những đoạn vòng cung, thì khu đất đó ba mặt được bao quanh bởi dòng nước. Hình thức này gọi là Kim Thành Ôm.

Theo ngũ hành, Kim giống như hình tròn, hơn nữa là Kim sinh Thủy, Thủy là hiểm trở, nước ôm rất có Kim Thành, tên gọi của Thủy Thành. Trong phong thủy học, còn gọi là Quán Đới Thủy, hay Miên Cung Thủy là hình thế đại cát trong thế của Thủy trong phong thủy học.

Thủy cục như thế, sở dĩ được mọi người gọi là đại cát đại lợi (ngoài cái lợi gần nước ra). Chủ yếu là vì sự an toàn của những khu đất của nó, không ngừng mở rộng và xung quanh sơn thủy hữu tình.

Từ những nhà địa lý thủy văn hiện đại. Có thể biết lực thiên hướng do sự hạn định của tính tình của dòng sông, và sự tự chuyển động của trái đất gây ra, hình thành trạng thái uốn lượn uyển chuyển. Những nơi có đoạn gấp khúc, sẽ có rất nhiều khúc sông, do lực quán tính của dòng nước.

Dòng nước sông không ngừng xô vào bên bờ lở của dòng sông, làm cho bờ liên tục bị xâm thực và lở dần, còn bên bờ bồi thì nước chảy chậm, phù sa bồi đắp thành đồng bằng, vừa không xảy ra nạn úng lụt, mà còn có thể mở rộng đất đai, phát triển đất ở và nhà ở.

Đồng thời, những đoạn khúc khuỷu của ven sông, làm cho con người có cảm giác thoải mái, thơ mộng. Còn những đoạn sông không uốn lượn, bị cho rằng “thoái tán diễn viên, nghèo đói” là vùng đất rất không có lợi.

Những kiến thức về Thủy trong Phong Thủy Học cổ đại, đa số là phù hợp với những lý thuyết của khoa học hiện đại. Những kiến thức về phong thủy trước đây, nay được chính những người hiện đại vẫn đang mượn để áp dụng vào việc lựa chọn vị trí nhà ở.

Ví dụ, như có thể chọn được một vị trí nằm trên bờ bồi của dòng sông, hơn nữa còn cao hơn mức nước dâng lên hàng năm, tránh bị ngập trong nước, tránh nơi lòng sông không ổn định, không xây nhà ở những nơi đầm lầy nước chết,… Ngoài ra, đối với nguồn nước, chất nước cũng phải đặc biệt chú ý.

Trong phong thủy, còn có một yếu tố rất thường gặp, đó là Thủy Khẩu. Trong khu vực thành thị, cũng như ở nông thôn, thường đều có thủy khẩu. Chỉ có điều, ở thành phố vì thủy khẩu nằm khá xa, nên ít được chú ý.

Còn ở nông thôn, thủy khẩu có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó tượng trưng cho của cải, tài nguyên, bước đường công danh,… nên thường gây ra được sự chú ý của mọi người.

Thủy Khẩu được phân thành Thiên Môn và Địa Hộ. Nó yêu cầu Thiên Môn mở, thì Địa Hộ phải đóng. Như vậy, mới có thể tụ khí, từ đó làm cho tiền bạc cuồn cuộn, gia đình thịnh vượng, đại cát đại lợi.

Vị trí của Thủy Khẩu tùy vào tình hình cụ thể mà xác định, thường chọn nhiều nhất là ở chỗ chuyển tiếp của mạch núi, hay những nơi vòng quanh bên trái bên phải chỗ khe nước trong giữa hai vách núi.

Những dòng sông đa số bắt nguồn từ phía Tây Bắc, chảy về phía Đông Nam. Những thủy khẩu xưa, thường nằm ở phía Đông hoặc phía Đông Nam, đó là hướng cát lợi. Thủy Khẩu thường cách làng mạc khoảng từ 1 dặm đến khoảng 60 dặm hay 70 dặm, nó còn tùy thuộc vào đại khí to nhỏ mà mặc định.

Thủy Khẩu của những khu vực đồng bằng, thường ở những cồn cát, hay những gò đất. Vì thế, xây lầu gác hoặc miếu mạo trên đó, thì có thể đạt được mục đích giữ lại phong thủy.

Tuy nhiên, trong thuật phong thủy, tìm nguồn nước không chỉ yêu cầu nước phải chảy vòng quanh, phải lắng, phải chảy bất tận, phải chảy từ nơi hưng thịnh đến. Hơn nữa, còn yêu cầu nước phải chảy vào tận ngọn nguồn của mạch núi. Gọi là Thủy Khẩu chính là nơi hội tụ và cửa thoát của các dòng nước, cũng là nơi giao hòa của các dòng nước.

Trước đây, sự sang hèn, to nhỏ của dòng nước đều có liên quan đến Thủy Khẩu. Ví dụ, như tổ long mở rộng, hình thành nên bố cục như la thành, nhưng la thành dư khí, mỗi nhánh tự vươn dài vòng quanh thành hàng lan can chắn.

Lan can chắn này, chính là một thuật ngữ dùng để chỉ hàng chăn bằng cát, cho dù là phòng hộ chặt chẽ, hoặc là một cửa phòng hộ, tương đối thẳng đứng đều phải chặn nước, để bảo vệ phía đằng trước, mà giữ được sinh khí mới có thể tăng giá trị lên rất nhiều lần.

Nếu như, trong một quần thể núi, vừa phải có những miệng nước giao hòa với nhau, sinh khí mới có năng lực. Nếu như, tìm được đất đồi núi đẹp, dùng để chôn cất vua chúa, vẫn phải cần những băc trấn tôn tinh, họa trấn thủy khẩu, vươn cao khác thường, xem ra có thể làm cho người giật mình, phương hướng mới có thể gọi là Thượng Các.

Cũng có sự khác nhau giữa chính cục và biến cục. Hai mặt thế cát thủy khẩu chính cục ôm lấy nhau, một mặt thế cát thủy khẩu phiến cục cuộn lại, một mặt lại tụ hợp lại. Nhưng mặc dù chính cục cũng tốt. Vậy thì, thế của thủy khẩu này lấy “đoạn ghềnh hoặc thiên thể” làm điều quý.

Những điều trên đây, đều nói về những thủy khẩu tổng thể. Thủy Khẩu chính cũng gọi là miệng nước lớn. Nếu như trong bố cục lớn không chỉ một long, không chỉ một huyệt, thì nhất định thân của mỗi huyệt, mỗi long đều có một thủy khẩu nhỏ của riêng mình.

Người xưa có nói: “Ở trong nước lớn tìm nước bé”. Chính là chỉ thủy khẩu nhỏ phát sinh từ thủy khẩu lớn. Cho dù là thủy khẩu nhỏ hay thủy khẩu lớn, thì xung quanh tốt nhất nên có trùng điệp những sự kết hợp của những thế cát, nước lăng cát bao quanh.

Thật ra trong giới tự nhiên, hình thái của nước khác nhau hàng nghìn hàng vạn lần, có hàng trăm hàng vạn hình dạng khác nhau. Vì thế, những thủy pháp tự nhiên như cán thủy, chi thủy, thuận thủy, khúc thủy, giới thủy, hồ đăng thủy, và những phương pháp gọi là phân loại ngũ tinh, và phương pháp dị hình, cũng rất được các nhà phong thủy học quan tâm và chú ý đến.

– Cán thủy: Chính là con nước chính của những con sông lớn, so sánh như một cái cây to, thân to thô của cái cây to đó, chính là cán, những cành cây rẽ ra từ thân cây là những nhánh cây.

Cán thủy của giới tự nhiên, nói như cách nhìn nhận của thuật phong thủy, đại thể có hai trường hợp, một là cán thủy trở thành bức tường, loại khác là cán thủy tán khí. Trường hợp trước, thì có thể sử dụng được, còn trường hợp sau thì không thể sử dụng.

* Cán thủy trở thành bức tường: Các nhà phong thủy cho rằng, những dòng nước chảy từ nơi xa xôi đến, cũng chỉ hình thành những bức tường vòng quanh, thì mới có thể bao quanh hết sinh khí mà dùng cho những người mai táng.

Khi quan sát nghĩa địa ở những đồng bằng, thủy cũng là long. Nếu như nước chảy đi, không thấy nơi quanh co quay đầu, cho dù ngẫu nhiên có một đoạn khúc khuỷu thì tuyệt đối, cũng không thể trở thành huyệt đẹp để sinh khí tụ lại.

Vì thế, nếu như tìm long huyệt ở nơi thế đất bằng phẳng, nhất định phải tìm tòi, kiểm tra cẩn thận ở nơi thủy thành uốn lượn, quay đầu lớn. Những nơi quay đầu, hay đoạn khúc khuỷu nhỏ, chỉ là những nơi chân long ép khí kết yết (yết hầu), thì không thể hình thành nên nơi kết huyệt, để sinh khí quy tụ lại.

* Cán thủy tan khí: Nước chính chảy thành biển, khoáng đạt, chảy nghiêng đến, ở giữa xem như có uốn lượn, nhưng lại tuyệt đối không thể hình thành thế bao xung quanh. Trong lúc này, nếu không có nhánh nước chảy về để làm nội khí. Vậy thì, không thể kết thành huyệt tụ khí. Do kiểu nước chính này, chưa vòng lại hình thành tường chắn, để quy tụ được sinh khí, nên mọi người còn gọi nó là Cán Thủy Tan Khí.

– Chi thủy: Chính là nhánh con của cán thủy (nước chính). Ví như một nhánh cây của một cây to vậy. Nhánh nước có rất nhiều trường hợp, nếu như chảy đến và cứ thể chảy đi, không thể giao giới, không thể bao quanh uốn lượn, thì không thể hình thành được huyệt.

– Khúc thủy: Dòng nước khúc khuỷu quay lại bao quanh, hình thành tường chắn, thường thì có kết huyệt. Trong đó, cũng có hai trường hợp, một là Khúc Thủy Đơn Triền (nước khúc khuỷu một mình uốn lượn).

Kiểu của đơn triền này, chính là một nhánh khúc thủy, trở lại chỗ vòng quanh, hình thành những loại tường khác nhau. Kiểu khúc khuỷu đơn triền này rất phổ biến. Nghe nói táng ở nơi có được huyệt đẹp, đất đẹp như vậy, thì những người thân phúc dày, phú quý lâu dài, đẹp không kể xiết.

Một kiểu khác, là Khúc Thủy Ẩn Vào Đường. Nước khúc khuỷu không chỉ có một nhánh, hoặc 3 đến 5 nhánh, thu lại một vòng xung quanh, mỗi một nhánh che chở cho minh đường sinh khí, tụ lại ở trước mộ phần.

– Thuận thủy: Nước thuận thế mà chảy đến, chỉ cần không chảy đi thẳng tuốt, đến nơi cần nghỉ ngơi, thì có bao lại vòng quanh, thì cũng có thể kết huyệt mà quy tụ sinh khí.

Tuệ Duyên

Xem thêm bài viết: Phong thủy học trong hình thể kiến trúc như thế nào?

Bạn đang xem bài viết:
Ý nghĩa quan trọng của Thủy trong Phong Thủy Học là gì?
Link https://myhocdaicuong.com/phong-thuy/y-nghia-quan-trong-cua-thuy-trong-phong-thuy-hoc-la-gi.html

Các tìm kiếm có liên quan: Giáo trình phong thủy học chuyên sâu. Học phong thủy cơ bản. Học phong thủy miễn phí. Học phong thủy nhà ở. Kiến thức phong thủy miễn phí. Kiến thức phong thủy toàn tập. Khoa học phong thủy đơn giản nhất. Khóa học phong thủy từ cơ bản đến nâng cao cho người mới.

Các tìm kiếm có liên quan: Luận giải trạch phong thủy căn bản. Môn học phong thủy ứng dụng. Muốn hiểu phong thủy cơ bản trước tiên phải biết. Ngũ hành và bát quái trong phong thủy. Phong thủy học PDF. Tự học phong thủy đại cương.


Ngày đăng:

Chuyên mục:

Tác giả:

Lượt xem:

42

Tags:

error: