Khái niệm phong thủy của phong là gì? Khái niệm phong thủy của khí là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hai khái niệm này trong thuật phong thủy, để biết ý nghĩa quan trọng của khái niệm đó là gì?
1. Khái niệm phong thủy của Phong
Hai từ Phong Thủy trong thuật phong thủy cho thấy phong và thủy vẫn là hai điều kiện quan trọng nhất, trong việc chọn lựa đất tốt. Táng Thư cho rằng, việc vận hành âm dương ở dưới đất là sinh khí, thoát khí ra ngoài thì là phong, phong và sinh khí là hai trạng thái tồn tại khác nhau của hai vật chất cùng loại (âm dương nhị khí).
Vì vậy, khi sinh khí lộ khỏi mặt đất, bay lên cao thì trở thành phong. Nếu phong bị thổi dạt, thì không cách nào lợi dụng được. Vì vậy, để giữ sinh khí tụ lại một mảnh đất nào đó, thì cần phải ngăn sinh khí phân tán.
Dù sao đi nữa, chỉ có những tầng lớp núi bao quanh, mới có thể ngăn được phong. Đó là lý do mà mảnh đất tốt (cát địa) thường là bồn địa bị núi bao quanh. Vì thế, từ lý thuyết trên mà nói. Nếu như có phong rất dễ bị thổi vào cát địa, thì mảnh đất này không đáng để dùng nữa.
“Địa lý bát thập bát hướng chân quyết” chia phong làm 8 loại. Hơn nữa, còn có những chú thích như sau:
– Phía trước có ao phong (gió thổi ở chỗ lõm) là tiêu chí của sân nghiêng. Nếu không phải tựa núi thì cũng là tựa núi có hung, hơn nữa không thể tập trung sinh khí lại. Vì vậy, phong này không cát, gia chủ nghèo khó thất bát, không con nối dõi.
– Phía sau có ao phong, tức là núi không có chủ. Loại phong này không cát, gia chủ nghèo khó, đoản mệnh, nhân khẩu thưa thớt.
– Bên trái có ao phong là tiêu chí của thanh long suy yếu (ngắn), là hung. Như thế, thì có thể mất chồng, ở góa.
– Bên phải có ao phong là bạch hổ liên tiếp không rời. Như thế, thì sẽ không có con nối dõi.
– Lưỡng mi ao phong là chỉ loại gió thổi tới từ chỗ giao nhau, của chủ sơn và thanh long sơn đến chủ sơn và bạch hổ sơn. Hung, như thế thì có thể xãy ra tang gia, và không có con nối dõi.
– Lưỡng túc ao phong là loại gió đến từ đuôi thanh long và bạch hổ (tức là chỉ phần đuôi của thanh long, và bạch hổ ôm lấy núi). Đại hung, khuynh gia bại sản, tuyệt diệt cả nhà. Nếu như những loại gió này thổi từ phương Cấn (hướng Đông Bắc) thì sẽ hung tới cực điểm.
Nói vậy, thì 8 loại phong này đều không có cát. Bát phương phong gọi tắt là bát phong. Bát phong là gió đến từ 8 phương vị. Trong phong thủy không có đột phong, chỉ có ao phong.
Gọi là ao phong, bởi vì chỉ khi trong núi có sơn cốc, gió mới có thể từ đó thổi vào cát địa, được bao quanh bởi núi. Nếu cát địa được bao quanh bởi tầng tầng lớp lớp núi non trùng điệp, kín như thành quách thì khi gió thổi tới sẽ không thể xuyên qua được, không thể thổi vào cát địa.
Vì vậy, phong trong cát địa phản ánh chất lượng của các sườn núi bao quanh cát địa. Bây giờ thì có thể thấy, dù Táng Thư không coi Phong là một yếu tố quan trọng nhất, nhưng nó vẫn là yếu tố quan trọng trong phong thủy.
Còn về tính chất của phong ở cát địa, thuật phong thủy cho rằng tại các huyệt vị, không nên có loại gió thổi tới từ bất kỳ một phương nào. Nhưng dù sao thì trong một số trường hợp đặc biệt, chỗ có gió thổi tới từ nhiều phương vẫn có thể rất cát lợi.
Theo khái niệm âm dương, phong còn có thể chia ra làm hai loại khác nhau như dưới đây. Nếu gió từ đỉnh núi thổi xuống, thì gọi là âm phong. Ngược lại, nếu gió thổi từ sơn cốc hướng lên thì gọi là dương phong. Đây là cách phân loại rất phổ biến.
Tóm lại, có thể nói như thế này. Thầy phong thủy cao siêu rất coi trọng vai trò của phong. Nhưng thường nhấn mạnh nó gián tiếp thông qua núi cần thiết để tàng phong (chứa gió), tính quan trọng của núi bao quanh mảnh đất cát tường.
Đồng thời cũng phản ánh tính quan trọng của phong trong phong thủy. Phong và khí có quan hệ với nhau. Trung Quốc cổ đại cho rằng, Khí có trong vạn vật. Sự thể hiện bản chất của sự lưu động.
Biểu hiện sự phân loại đối với âm, dương của Khí. Ngoài ra, vật thể còn có những loại khí khác nhau, như kim ngân khí, châu báu khí, nhân khí, tinh khí, kiếm khí,…
* Hình và Khí có quan hệ với nhau như thế nào?
Khoa học cổ của Trung Quốc cho rằng: Khí là vô hình, thể của hình là có thực chất. Thể của hình là do khí tạo thành. Khí lại ẩn náu bên trong hình. Khí là do trời giáng xuống hạ giới, mà công lao của đất là hấp thụ khí của trời.
Khí thuộc dương, đất thuộc âm, khí và đất dựa vào nhau, tương hỗ cho nhau, có sự xung khắc nhau nhưng thế lực lại bình đẳng, không cái gì bị khống chế, mỗi thứ đều được sắp đặt đâu vào đấy, mãi mãi được sống lâu, yên ổn. Nếu như âm dương khắc chế nhau, thì tai họa sẽ đến dồn dập.
Khí mà các vì tinh tú kéo bầu trời, núi sông kéo đất, vạn vật dựa vào khí của trời đất mới có thể tồn tại được. Vì thế, khí của trời đất bị ngăn cản bởi hình, lưu lại không đi, hợp với vạn vật.
Vạn vật biến hóa không ngừng, vì có khí nên hình khí hợp nhất. Người sau chết đi, linh hồn hòa với trời đất, phúc đức cũng đi theo. Người xưa cho rằng, khi người chết, hồn quyện vào khí của trời đất, mới có thể đạt được phúc trạch, đây là cơ duyên của tạo hóa.
Khi vũ trụ còn hỗn độn, là một thế giới vô cực (sau mới hình thành thái cực), vạn vật đều hư vô. Vào thời kỳ sơ khai, thái cực sinh lưỡng nghi hóa tứ tượng, tứ tượng biến bát quái, bát quái biến 64 quái, vì vậy sinh ra vạn vật.
Khí gửi vào trong khí tượng, mà hình ngưng tụ lại sinh ra khí tượng. Khí dương của mặt trăng, mặt trời, các vì tinh tú bay lên cao, còn khí âm của cây cỏ, núi sông thì ngưng đọng lại trong lòng đất.
Khí dương nhờ vào thái cực mà thịnh vượng, khí âm cũng nhờ vào thái cực mà thịnh vượng. Thái dương trong âm đức là hình, trong dương đức là phương vị, đất có bốn thế. Khí di chuyển từ 8 phía, đất được hình thành do sự di chuyển của khí.
Khí trong đất tạo thành vạn vật, vì hình ngăn cản mà khí tích tụ lại, vạn vật được sinh tồn mãi mãi. Dương khí nhờ gió mà di chuyển, thừa thế tản ra 4 phương, âm khí nhờ vào nước mà di chuyển, vì bị núi cản trở mà ngừng hoạt động.
Con người dùng hình thái ngũ hành để định ra hình của vạn vật, dùng thịnh của bát quái để chấn cát hung của phương vị, dùng 60 năm Giáp Tý làm vận mệnh, dựa vào sự kết hợp khí từ 8 hướng để kiểm tra lượng khí.
Dựa vào lượng dư thừa của 60 năm Giáp Tý để suy đoán tuổi tác, vận hạn, cát hung, dùng sự thay thế của lục khí để dự đoán thời tiết, con người dựa vào sự thuận theo ngũ đức của đất mà tuần hoàn không ngừng, dựng nên đạo làm người.
Người hiểu biết thì biết rằng đạo làm người là do âm dương của tự nhiên biến đổi mà thành, bốc đất táng người thân là tiễn đến nơi xa, mà người đời sau nhờ vào tự nhiên mà có được phúc âm. Vì thế, đạo lý mà đạo làm người lấy làm đầu làm cuối, chính là thành công của tạo hóa.
Sau cuốn Táng Thư ra đời, lý luận về Khí trở thành vấn đề trung tâm của Phong Thủy Học. Tất cả các hoạt động cụ thể của Phong Thủy đều cần dựa vào khí là chính mà phát triển ra. Gọi là Thừa Khí, Tụ Khí, Thuận Khí, Giới Khí,… tất cả các thầy địa lý đều dựa vào khí là chính.
Nó yêu cầu khí của vũ trụ nhỏ bé của con người, phải nên điều hòa và thống nhất, cùng với khí của vũ trụ lớn của môi trường xung quanh, thụ khí của trời đất rất có ích, đây là điểm quan trọng cơ bản nhất của thuật phong thủy.
Vì vậy, phong thủy tuyệt đối kỵ Tử Khí, Sát Khí, Tiết Khí, Lậu Khí. Vì cho rằng, những loại khí này mang lại điều không may mắn, làm của cải trôi đi mất, thậm chí còn mang tới cả bệnh tật.
2. Khái niệm Phong Thủy của Khí là gì?
Phong thủy cho rằng. Trên núi cao, giao thời giữa mùa thu và mùa hè. Sau khi mưa tạnh, chắc chắn sẽ có khí bay lên. Vì thế, phong thủy thường dựa vào trạng thái của khí để phân biệt cát và hung.
Thường thì, nếu khí bốc lên đỉnh núi, dưới nhỏ trên to, đó gọi là Chân Khí. Nếu khí ở ngang lưng chừng núi, là khí của mây mù, đó không phải là Chân Khí.
Về chất mà nói, người có khí thanh là người quý, người có khí đục là người giàu. Người đứng đắn có tài văn thơ, người tà thì có tài võ. Những người mà có kiến thức về phong thủy, tương đối xuất chúng, còn có thể phân biệt được màu của khí, cao nhất là màu vàng, tiếp đến là màu đen, trắng, xanh.
Vọng Khí (hướng về Khí) gần như là có liên quan đến trạng thái khí của con người. Trong quá trình nhập sơn tầm long, vọng khí tầm long cũng là nội dung cấu thành trong đó.
Khí trong lòng núi, lòng sông và khí từ mặt trời xuất hiện, dường như không có mối quan hệ rộng lớn lắm. Do buổi trưa mặt trời lên cao, khí của nó ẩn nấp, không thể quan sát và kiểm nghiệm.
Vì thế, cần tranh thủ lúc mặt trời chưa lên, khí của mặt trời bắt đầu dồi dào, hoặc khi mặt trời vừa xuống núi, khi khí của mặt trời bắt đầu manh nha là thời điểm đẹp nhất, thích hợp nhất để kiểm nghiệm khí của núi và sông.
Trong sách cổ có nói: “Màu vàng nhiều thanh bần, màu trắng thì yếu đuối, khí ngũ sắc dày đặc, sau này sẽ là người kiệt xuất. Đến lúc này việc có thể làm đã kết thúc”. Đồng thời còn có nhiều loại khí khác nhau, như Khí vui vẻ, Khí suy sụp,…
“Khí vui mừng trên vàng, dưới trắng, như sự tiếp xúc với loài người của trâu, sự tương hỗ và đối kháng của loài dê, như bỏ của chạy lấy người, như ngẩng đầu nhìn về phía kẻ thù. Hoặc như đê đập và núi non (khí của nó vắt ngang), hoặc cây cối (khí của nó lại trải dài)”.
Quan trọng là khí ngưng tụ của chúng có lực. Lại ví dụ như “khí của sự yếu đuối, dưới liền thành một dải, trên thì phân tán, khí tụ tập lại thì lại khôi phục”.
Các nhà phong thủy đưa lý thuyết Thiên Nhân Cảm Ứng vào trong Học Thuyết Phong Thủy, hình thành nên thuyết thụ âm, còn gọi là “Khí cảm mà ứng, quỷ phúc cập nhân” (Thanh Ô Kinh).
Môi trường làm thế nào có thể yểm hộ cho những người sống trong đó? Giữa trời và đất vốn là khí, môi trường tiếp khí của đất để nạp khí của trời, khí của trời đất, truyền cho người sống, làm cho người sống trong môi trường đó. Sau khi nhận được khí, sẽ đại cát đại phúc. Đây gọi là lấy khí cảm khí, cát hung họa phúc của nó không nhỏ chút nào.
Có loại người chỉ sống dựa vào sự giàu có của mình mà đạt được mọi thứ, làm hại tới người khác để giành lấy lợi về mình. Như vậy, sẽ phá vỡ cơ sở hài hòa. Như vậy, sẽ không có được mảnh đất tốt đại cát đại phúc.
Nhưng tâm mà công bằng, chính nghĩa, có tình có nghĩa có thể hình thành nên khí thuận lợi, cát tường, môi trường không thuận lợi cũng trở thành thuận lợi và cát tường.
Thực tiễn phong thủy đã chứng minh, chọn cơ sở và địa điểm, có một số những bước sau: tìm long mạch, quan sát đất cát, quan sát nước, dẫn khí từ trên núi xuống, tụ họp thành, chính là “Sơn khí thịnh vượng, cứ đến gần nước, gần nước tụ khí, hợp thành”.
Trước tiên là xem long mạch, có nghĩa là tìm kiếm Tổ Sơn. Cổ nhân cho rằng, núi là nguồn gốc của khí, trong Vọng Khí Biên có nói tới mối quan hệ giữa thế núi và khí.
“Phàm là miệng núi như cái nắp, khói trắng bay lên, mây trôi lững lờ, bốn mùa che phủ, vỏ không nứt mòn, sắc ướt, cỏ cây um sùm, sông suối trong veo, đất thơm, nếu như vậy thì khí tốt lành”. Ngược lại, “Phàm là thế núi nứt vỡ, khí tán và chết”. Có thể thấy mối quan hệ giữa khí và môi trường là rất mật thiết.
Khi Khí đang vận hành, tất yếu phải có tính liên tiếp của khí. Quách Phác nói trong Táng Kinh như sau: “Khí do hình đến mà đoạn không thể táng. Nhưng đoạn cũng có mấy cấp. Có khi xung vì thủy, có khí tải vì lộ, long hành đến mức như vậy, chưa có khí hại không gặp nó”. Long ở đây là chỉ Khí, luồng khí hy vọng sẽ không gặp trở ngại.
Khí sau khi được dẫn vào long mạch, vừa có sự xen kẽ chặt chẽ giữa tả hữu, long hổ, cát và núi: “Nếu không có sự xen kẻ chặt chẽ long hổ, mà cứ thế mà đi thẳng vào gần mạch nước, thì khi nước chuyển động, khí sẽ bị tan mất”.
Lúc này, gần như luồng khí đã đến được đích rồi, cần có sự xen kẽ chặt chẽ của long hổ, nếu không sẽ tan biến mất. Trái phải, long hổ, cát núi nói đến ở đây chính là Hình đề cập ở trên. Chính là không gian môi trường xung quanh, nó như một cái đồ để đựng, dung nạp Khí ẩn mà lại khó đoán được.
Trước sa sơn còn có triều sơn: “Mở hướng vào trong, không hạn chế xa gần, câu danh hữu tình, cát hướng về chiều sâu và trước sau, trái phải đều dựa vào chân diện tương hướng, không đổ vỡ, sắc nhọn, hung ác ngoan cố mà dung hợp”.
Có thể thấy kiểu Hình sa sơn và triều sơn không xung đột với Khí, nên “dựa vào nó để không làm gió thổi, xung quanh có tình, không bức bí, áp lực, không gấp không vội vàng nhưng cũng không quá chậm rãi”.
Vì thế, trước có triều sơn, sau có tổ sơn vừa cao vừa to, trái có Thanh long, phải có Bạch Hổ, giống như một tứ hợp viện, lối đi duy nhất của cả tòa nhà là Thủy Khẩu. Thủy Khẩu chính là cửa lớn mà “vạn dòng nước cùng đổ ra”, đúng là giống như của lớn của tứ hợp viện, vừa là cửa ra vào thôn, vừa là con đường thông để khí tràn ra, là một nơi rất quan trọng.
Cổ nhân lựa chọn hình có thể nói là nước nhỏ giọt, nhưng không dò ra, dùng hình ôm chặt lấy khí. Tuy nói rằng, khí và hình tương hỗ, phối hợp lẫn nhau, nhưng giống như mối quan hệ của khí và hình đóng kín như thế này, thì bốn phía nhìn thấy không nhiều.
Bên trong căn nhà ở cũng nhấn mạnh, phải có một điểm trung tâm. Trong chính đường, tường chính để treo chân dung tổ tiên, hoặc bên trên bày bài vị của tổ tiên, bên dưới bày bài vị Thần Long Mạch, tượng trưng cho trung tâm của cả nơi ở, chính là huyệt.
Có thể nói, vị trí trung tâm quan trọng trong ý niệm của phong thủy, ít nhiều tuy có khác nhưng đều hướng về một đích đến. Tóm lại, không gian tâm lý của người Trung Quốc, chính là sự vận dụng khí trong kiến trúc, có thể gọi là tiếng của người đi trước.
Nhưng khi bàn luận về mối quan hệ giữa khí và hình, thường là vận dụng phương pháp âm dương bát quái, xem bói ngũ hành kết hợp với những yếu tố khác như kinh nghiệm trong cuộc sống, và đạo đức xã hội,…
Tuệ Duyên
Xem thêm bài viết: Ý nghĩa quan trọng của Thủy trong Phong Thủy Học là gì?
Bạn đang xem bài viết:
Ý nghĩa quan trọng của Phong trong Thuật Phong Thủy là gì?
Link https://myhocdaicuong.com/phong-thuy/y-nghia-quan-trong-cua-phong-trong-thuat-phong-thuy-la-gi.html