Cuốn sách Dương Trạch Tam Yếu đã chỉ cho chúng ta thấy ý nghĩa cơ bản, và cũng nói đến sức ảnh hưởng mang tính quyết định đến một căn phòng, và phương vị cát hung của nhà bếp và chủ nhà, cửa chính.
Vì vậy, cửa chính, phòng chủ nhà và bếp là ba điều quan trọng nhất của Phong Thủy Dương Trạch. Dương trạch trước tiên phải xem xét cổng ngõ, tiếp đó là phòng của chủ nhà, và cuối cùng là bếp. Bếp vô cùng quan trọng, nên bây giờ chúng ta bàn đến nghi kỵ của việc đặt bếp theo phong thủy.
1. Mười hai nghi kỵ khi đặt bếp.
– Bếp kỵ ngược lại với hướng lưng chủ nhà. Ví dụ, phòng tạo nam hướng Bắc, còn cửa bếp là tọa Bắc hướng Nam, thì sẽ rất xấu.
– Bếp kỵ cửa ngõ xông thẳng vào. Quan niệm phong thủy truyền thống cho rằng, bếp là nơi nổi lửa để nuôi dưỡng gia đình. Vì vậy, không nên để lộ ra ngoài. Đặc biệt, không nên để khí từ ngoài ngõ xông thẳng vào. Nếu không, trong nhà sẽ gặp nhiều thương tổn.
– Cửa bếp kỵ đối với bếp. Không nên lộ bếp ra bên ngoài.
– Bếp kỵ đối diện với nhà vệ sinh.
– Bếp kỵ đối diện với cửa phòng nghỉ.
– Bếp kỵ có cột xà vắt qua.
– Tốt nhất bếp không nên gần phòng ngủ.
– Bếp kỵ phía sau nhà bếp là khoảng không gian thoáng.
– Không nên để ánh sáng xiên vào bếp.
– Không bị góc nhọn đâm vào bếp.
– Tránh nước và lửa xung khắc với nhau trong bếp.
– Kiêng kỵ đặt bếp gần với khu vực cống rãnh.
2. Phương vị phong thủy của bếp.
Bếp không được để ở vị trí Ngọ, và phía Nam của nhà bếp. Vì đây, chính là trung điểm của phương Nam. Như vậy, hỏa quá vượng, phải đề phòng hỏa hoạn và bệnh về mắt.
Không nên để bếp đúng ở vị trí Tý, ở phương Bắc. Có người giải thích rằng, đây là trung tâm vượng của phía Bắc, nên tuyệt đối không nên đặt bếp ở đây. Bếp không nên đặt ở phương Cấn, hướng Đông Bắc. Vì theo lý luận phong thủy, thì phương Cấn thuộc quỷ môn. Vì vậy, không nên đặt bếp ở vị trí này.
Bếp không nên đặt ở phương Tây Bắc. Vì phương này thuộc Càn, ngũ hành thuộc kim, đại biểu cho chủ gia đình. Nếu đặt bếp vào đây, Hỏa khắc Kim. Như vậy, cũng đồng nghĩa với việc khắc với chủ nhà.
Nói tóm lại, phương vị lành dữ. Trình bày ở trên, chính là hệ thống hết sức cơ bản. Chưa phải là căn cứ vào từng mệnh quái, ngũ hành cụ thể mà phân chia chính xác.
3. Phương vị đặt bếp theo Bát Trạch Minh Cảnh.
Căn cứ theo lý luận của Bát Trạch Minh Cảnh, thì vị trí đặt bếp được căn cứ vào Đông Tứ Trạch hay Tây Tứ Trạch của mệnh chủ.
– Chấn mệnh; Chấn trạch. Tốt nhất đặt bếp tọa Tây Bắc, hướng Đông Nam. Bởi vì tọa ngũ quỷ hướng đến diên niên, phù hợp với yêu cầu tọa xấu hướng tốt. Hướng bếp còn gọi là bếp diên niên. Cách cục bếp này thể hiện cho vợ chồng hòa thuận, phúc thọ bền lâu. Ngoài ra, chúng ta có thể đặt bếp tọa Đông hướng Tây. Vì đây chính là vị trí tuyệt mệnh, hướng đến phục vị, cũng rất tốt, chủ cho gia đình hòa thuận, mọi người đều bình yên.
– Tốn mệnh; Tốn trạch. Nên đặt bếp tọa Đông, hướng Tây. Như vậy, là tọa Lục sát hướng Sinh khí. Hướng thứ hai là đặt bếp ở vị trí tọa Tây, hướng Đông. Như vậy là tọa Họa hại hướng Thiên y, chủ đại cát, tiền bạc dồi dào, sức khỏe tốt.
– Khảm mệnh; Khảm trạch. Bếp nên đặt tọa Tây Bắc, hướng Đông Nam. Bởi vì tọa Lục sát hướng Sinh khí, phù hợp với yêu cầu tọa Hung hướng Cát. Sinh khí là cát lành, chủ đại quý, con cháu vinh hiển. Tiếp đó, có thể đặt ở vị trí tọa Tây, hướng Đông. Đó là tọa Họa hại, hướng Thiên y, chủ đại cát, tiền bạc dồi dào, sức khỏe bền lâu.
– Ly mệnh; Ly trạch. Bếp nên tọa Tây, hướng Đông, tọa Ngũ quỷ, hướng Sinh khí. Tiếp đó, là có thể đặt ở Họa hại, hướng Thiên y, tức là tọa Tây hướng Đông.
– Càn mệnh; Càn trạch. Vị trí đặt bếp thích hợp nhất là hướng Đông Tây. Đây là do tọa Ngũ quỷ để hướng ra Sinh khí, phù hợp với yêu cầu tọa Hung, hướng Cát, thuộc Cát táo Sinh khí. Chủ nhà sẽ gặp nhiều điều may mắn, phú quý, con cháu vinh hiển. Tiếp đó, là hướng Đông Nam Tây Bắc, tọa Họa hại hướng ra Phục vị, thuộc cát táo Phục vị, gia đình hòa thuận và bình an.
– Đoài mệnh; Đoài trạch. Vị trí đặt bếp thích hợp nhất là hướng Đông Nam Tây Bắc. Đây là tọa Lục sát để hướng ra Sinh khí, phù hợp với yêu cầu cát táo Sinh khí, chủ nhà sẽ gặp nhiều điều may mắn, phú quý, con cháu vinh hiển. Tiếp đó là hướng Đông Tây, tọa Tuyệt mệnh để hướng ra Phục vị, thuộc cát táo, gia đình hòa thuận và bình an.
– Cấn mệnh; Cấn trạch. Vị trí thích hợp nhất để đặt bếp là hướng Đông Nam Tây Bắc. Bởi vì tọa Tuyệt mệnh để hướng ra Sinh khí, phù hợp với yêu cầu Tọa Xung Hướng Cát, thuộc cát táo Thiên y, chủ nhà sẽ gặp nhiều điều may mắn, phú quý, khỏe mạnh, sống lâu. Tiếp đó là hướng Đông Tây, đây là tọa Lục sát để hướng ra Diên niên, thuộc cát táo Diên niên, vợ chồng hòa thuận, phúc lộc trường thọ.
– Khôn mệnh; Khôn trạch. Vị trí thích hợp nhất để đặt bếp là hướng Đông Tây. Bởi vì đây là tọa Họa hại để hướng ra Thiên y. Phù hợp với yêu cầu Tọa Xung Hướng Cát, thuộc cát táo Thiên y. Chủ nhà sẽ có nhiều tiền của, khỏe mạnh, trường thọ. Tiếp đó là hướng Đông Nam Tây Bắc, đây là tọa Ngũ quỷ hướng ra Diên niên, thuộc cát táo Diên niên, vợ chồng hòa thuận, phúc lộc trường thọ.
* Tại sao bếp phải đặt ở vị trí Tọa Hung Hướng Cát?
Trong cuốn sách Bát Trạch Minh Kính có đoạn viết như sau: “Bếp tọa hung sẽ hướng cát, và ngược lại tọa cát sẽ hướng hung, thử nghiệm lần nào cũng đúng”.
– Nếu bản mệnh ở hướng Sinh Khí. Chủ nhà sẽ không có con cái, hoặc bị người đời nhạo báng, làm ăn không khá được, người nhà phải tha phương cầu thực, không nuôi được gia súc,…
– Nếu bản mệnh ở hướng Thiên Y. Chủ nhà sẽ bị bệnh trong thời gian dài, người ốm yếu gầy còm, uống thuốc cũng vô công hiệu.
– Nếu bản mệnh ở hướng Diên Niên. Chủ nhà không có tiền của, đoản thọ, hôn sự khó thành, vợ chồng không hòa hợp, người trong gia đình gặp nhiều bệnh tật, không nuôi được gia súc trong nhà,…
– Nếu bản mệnh ở hướng Phục Vị. Chủ nhà không có tiền của trong nhà, mọi việc đều không đạt được thuận lợi.
– Nếu bản mệnh ở hướng Tuyệt Mạng. Chủ nhà sống lâu, sinh quý tử dễ nuôi, làm ăn gặp nhiều thuận lợi và phát đạt.
– Nếu bản mệnh ở hướng Lục Sát. Chủ nhà có của để dành, không bị kiện cáo, không gặp tai ương.
– Nếu bản mệnh ở hướng Họa Hại. Chủ nhà không bị kiện cáo, không bệnh tật ốm đau.
– Nếu bản mệnh ở hướng Ngũ Quỷ. Chủ nhà không bị trộm cướp, đầy tớ trung thành, phát tài, không bị bệnh tật, tai họa gì.
Nói tóm lại, vị trí thích hợp nhất để đặt bếp là đặt ở hướng hung, khi bố trí vị trí của nhà bếp, thì hãy xem đây như là một nguyên tắc để ngâm cứu phong thủy nhà bếp của gia đình mình.
4. Những điểm quan trọng trong phong thủy nhà bếp.
Khi xây nhà, bất kỳ người nào cũng phải cân nhắc kỹ vị trí đặt bếp. Khu vực này vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của gia chủ, chứ không chỉ đơn thuần là một nơi để nấu nướng và ăn uống.
Một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên khi đặt bếp, là phải có sự tương ứng với cửa ra vào, và chiều cao trên rốn của chủ nhà. Người Trung Quốc đúc kết rằng, Đông Bắc là hướng tốt nhất để đặt bếp. Kế tiếp là hướng Nam, hướng Chính Tây. Còn các hướng còn lại đều không được tốt.
Bếp thường dựa vào vách trái từ trong nhà nhìn ra, và không được đối diện với nhà vệ sinh trong cùng một khu vực. Đặt chéo với góc trái của nhà cũng thích hợp, có ý nghĩa muốn xua đuổi tai họa. Ngoài ra, những vị trí nên tránh là đặt bếp trên bể nước, dưới gầm cầu thang và quay cùng chiều với cửa chính của ngôi nhà.
Bể cá cũng không nên đặt gần bếp. Một mặt gương soi lên bếp là điều tối kỵ. Vì như vậy là không may mắn, phúc lộc sẽ rời xa. Vị trí của bếp phải kê trên nền cao ráo, không khí thoáng và ánh sáng đầy đủ. Chân bếp không được gập ghềnh. Nghiêng lệch là điều tối khi đặt bếp. Mái nhà bếp không được để dột, không được có nước rơi vào.
Bếp được coi là nơi tốt nhất trong nhà để đẩy lùi những điểm xấu. Chính vì vậy, người ta thường chọn vị trí nhà bếp theo phong thủy, ở những nơi được xem là xấu, để chặn những điều xúi quẩy và mang lại nhiều điều may mắn đến cho gia đình.
5. Khi đặt bếp, cần chú ý những đặc điểm quan trọng sau:
5.1 Kỵ gió.
Theo phong thủy học, nên đặt ở hướng Tàng Phong Tụ Khí. Do đó, bếp không được đặt ở nơi đón gió, nên tránh vị trí gió lùa trực tiếp vào bếp. Không nên đặt bếp nấu ăn dựa vào tường nhà bếp. Bếp nhìn ra cửa chính hoặc phía sau bếp là cửa sổ, vì gió sẽ lùa trực tiếp vào bếp.
Đặc biệt, không nên đặt bếp nấu ở cạnh cửa sổ có mặt trời hướng Tây chiếu vào bếp. Vì nếu bạn đun bằng bếp dầu, hay bếp gas, khi gió lùa vào, không chỉ làm tắt bếp mà mùi gas dầu còn gây độc hại cho người trong gia đình và khu vực lân cận xung quanh.
Nếu bạn đun bằng bếp than củi, lúc gió thổi lửa liếm ra 4 phía, có khi còn gây ra nguy cơ hỏa hoạn trong gian nhà bếp của gia đình. Ngoài ra, không nên đặt bếp ở cạnh phòng ngủ, vì bếp nóng bức, hơi dầu mỡ, người ít phải nhiều hơi này sẽ gây nguy hại đến cho sức khỏe.
Bất kể như thế nào, bạn cũng không nên đặt bếp ở nơi đón gió. Vì điều đó trái ngược với thuật phong thủy. Hơn nữa, lại ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như sự an toàn cho bản thân mình và gia đình bạn.
5.2 Kỵ nước.
Theo quan niệm của phong thủy học, họ cho rằng sự nóng bức của lửa và sự lạnh lẽo của nước, thì không hòa hợp. Thủy Hỏa bất tương dung, là chỉ nước và lửa không dung hòa với nhau và trở nên xung khắc nhau.
Vì thế, phong thủy học có câu nói Lư Táo Kỵ Nước (Bếp núc kị nước). Vậy, rốt cục bếp tránh nước như thế nào? Có những phương pháp kỵ nước khi đặt bếp như sau:
– Tránh đặt bếp ở hướng Bắc. Vì đây là hướng đón nước, mà Hỏa khắc Thủy. Do đó, đây không phải là hướng tốt để đặt bếp.
– Tránh đặt bếp ở nơi có máng nước.
– Tránh đặt bếp ăn kẹp giữa 2 vật dụng mang theo nước như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa bát, vì Thủy kỵ Hỏa.
Khi xây dựng theo Phong thủy nhà bếp là nơi rất quan trọng trong gia đình. Vì thế, bạn nên tạo không khí thông thoáng bằng cách đặt ít đồ đạc. Nên đặt quạt thông gió hoặc máy hút khói dầu, để làm sạch không khí sau khi nấu ăn. Hơn nữa, nhà bếp cũng cần có đầy đủ ánh sáng. Do đó, tốt nhất bạn nên lắp đèn tuýp hoặc đèn chùm, hoặc đèn led trắng sáng.
5.3 Bồn rửa bát.
Không nên đặt bồn rửa bát ở quá gần bếp nấu ăn, hoặc đối diện với bếp nấu ăn. Vì điều này, sẽ gây nhiều bất tiện cho người nấu. Do đó, nên đặt bồn rửa bát ở khoảng cách vừa phải, và ở độ cao tương ứng.
5.4 Hũ gạo.
Theo phong tục tập quán của người phương Đông. Trong bữa ăn, không thể thiếu cơm gạo. Như vậy, ta nên đặt hũ gạo ở đâu thì thích hợp nhất? Nên đặt ở hướng Tây Nam, hoặc Đông Bắc của bếp, và phía dưới được kê lên để chống ẩm.
Một điều cần lưu ý là nên đặt ở những nơi kín đáo. Không nên đặt ở hướng Đông, và đặt quá cao. Bởi vì, hũ gạo thuộc Thổ. Vì thế, nên đặt ở hướng mang tính Thổ, là hướng Tây Nam, hoặc Đông Bắc. Vì ta biết, Mộc khắc Thổ, nên không nên đặt ở hướng Mộc, là hướng Đông hoặc hướng Nam.
5.5 Tủ lạnh.
Tủ lạnh là nơi để cất giữ đồ ăn, là dụng cụ phổ biến ở các gia đình hiện đại. Vì thế, rất nhiều người muốn biết đặt tủ lạnh ở đâu là thích hợp nhất? Về vấn đề này, có rất nhiều cách nói khác nhau, chưa có một kết luận cụ thể nào.
Bởi vì ngày xưa, ông cha ta chưa có tủ lạnh nên trong các tài liệu phong thủy của người xưa để lại, không có đề cập đến vấn đề này. Theo quan điểm của đa số, là nên đặt ở hướng Cát (hướng tốt) như hướng Bắc, hướng Đông Nam.
Vì tủ lạnh là nơi máy móc vận hành liên tục 24/24. Nếu đặt ở hướng dữ, sẽ làm chấn động đến các sao dữ, và kích động nó gây rối. Hơn nữa, tủ lạnh là nơi cất giữ thực phẩm, là thành phần quan trọng trong cuộc sống của con người, nếu đặt ở hướng xung, sẽ không thích hợp.
5.6 Thờ thần táo quân.
Nếu bạn là người Việt Nam, chắc hẳn ai cũng biết về sự tích ông Công hay ông Táo Quân. Tục lệ thờ những vị thần này đã được gìn giữ và lưu truyền cho đến tận bây giờ. Từ xưa cho đến nay, hầu như trong gia đình nào cũng có thờ vị thần này.
Ngày ngày thắp hương thờ phụng, điều này không thể lơ là được. Vậy nên, thờ Táo Quân ở đâu là thích hợp nhất? Các vị thần này, nên đặt ở trên bếp nấu ăn, nếu không gian nhà bạn quá chật hẹp, thì có thể đặt ở góc nhà bếp phía Nam. Bởi vì, ngũ hành Táo Quân thuộc Hỏa, nên Táo Quân cần được đặt ở phía Nam, Hỏa vượng.
Phong thủy học cho rằng, chức vụ của Táo Quân không chỉ ở lo cai quản nhà bếp, mà chức vụ chủ yếu là thay trời giám sát việc tốt xấu trong nhân gian. Sau đó, cứ mỗi năm lại trở về triều đình bẩm báo với thiên đình, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ trên những việc tốt xấu của từng gia đình, mà có hình thức thưởng phạt thích đáng.
Ngoài ra, ông Táo còn là vị thần bảo vệ cho mỗi gia đình, không để cho yêu ma quỷ quái xâm nhập vào khuôn viên nhà. Ngoài những điều kiện, bạn nên lưu ý khi chọn vị trí đặt bếp như sau:
– Nhà bếp nên gần cửa sau hơn cửa trước. Nhà bếp không nên đặt ở chính giữa ngôi nhà. Không nên đặt bếp đối diện với cửa chính, cửa toilet, và cửa các phòng ngủ. Không nên đặt bếp ở ngay phía dưới xà nhà. Không nên đặt bếp ở dưới cầu thang. Không nên đặt bếp ngay dưới phòng vệ sinh của tầng trên.
– Nhà bếp, đặc biệt là bếp lò, không nên đặt ở hướng Tây Bắc. Vì hướng này, được ví như Lửa Ở Cổng Trời. Có nghĩa là mang điềm gở vào nhà, mang đến mối hiểm nguy cho ngôi nhà, cũng như những người trụ cột trong gia đình.
Đặt bếp nhà ở hướng Tây Bắc, dễ khiến cho chủ nhà bị mất việc, mất chức, hoặc mất tiền trong những hợp đồng quan trọng. Những điềm gở này, có thể được cải thiện bằng cách thay đổi vị trí của bếp lò, và các công cụ nhà bếp một cách hợp lý.
Cần phải có sự cân bằng giữa âm và dương. Trong bếp, ngoài bếp lò (lửa) tượng trưng cho phần dương, còn có bồn rửa bát, tủ lạnh (nước) tượng trưng cho phần âm.
– Bếp lò không nên đặt ngay hướng toilet. Điều này, sẽ làm ảnh hưởng đến thức ăn đang được nấu, và có nguy cơ mang đến những điều xấu cho gia đình. Nên nhớ luôn luôn đóng cửa phòng tắm hướng vào bếp.
Tuệ Duyên
Xem thêm bài viết: 6 Mẹo phong thủy cửa hàng kinh doanh giúp làm ăn phát đạt
Bạn đang xem bài viết:
Xây dựng phong thủy nhà bếp cần tránh 5 điều tối kỵ nhất
Link https://myhocdaicuong.com/phong-thuy/xay-dung-phong-thuy-nha-bep-can-tranh-5-dieu-toi-ky-nhat.html