Làm thế nào để đặt vị trí ông thần tài bên trái hay bên phải, để thu hút được may mắn và tài lộc cho gia chủ? Hãy theo dõi và nghiên cứu cách bày trí bàn thờ thần tài hợp phong thủy thu hút được tài lộc và may mắn.
1. Vị trí đón tài vượng
Vị trí đón tài vượng hay còn gọi là tài vị, theo phong thủy học có rất nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Có người cho rằng, tài vị chính là ở góc xiên của cửa chính, cũng có người cho rằng, nó nằm ở vị trí Tam Bạch trong căn phòng, và ở vị trí Phi Tinh (nhất bạch, lục bạch, bát bạch).
Có người lại cho rằng, trong vòng 20 năm từ 1987 đến năm 2007, hướng Tây Bắc, chính là vị trí đón tài vượng thích hợp nhất. Phong thủy vừa bao gồm tính nội hàm của khoa học, vừa mang những nét tinh hoa của nghệ thuật. Do đó, nó chính là sản phẩm kết hợp hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật.
Từ người dân Hong Kong, Ma Cao, Đài Loan, cho đến những người Hoa ở khu vực Đông Nam Á, đều rất thích bày ở vị trí đón tài một chậu cây tươi tốt, hoặc 3 ông Phúc, Lộc, Thọ. Họ cho rằng, vị trí đặt ba vị thần tiên này, sẽ là nơi thần tài hạ cố xuống trần gian.
Có thật là có thần tài hạ cố xuống hay không(?) Tạm thời chúng ta không bàn đến. Ở đây, chúng ta chỉ xem xét về mặt tâm lý và tâm linh. Ba nhân vật được làm bằng gốm màu nghệ thuật, chỉ cần thấy gương mặt họ đều rất vui vẻ, mãn nguyện, ai cũng cười tít mắt, cũng xứng đáng làm vật tượng trưng cho sự may mắn và tốt lành.
Nhìn một chút dưới góc độ khoa học. Nếu chúng ta bày một chậu cây với lá xanh tốt, um tùm, ít nhiều nó cũng có tác dụng cung cấp oxy cho con người. Cũng có một số thí nghiệm điều tra cho thấy, cây cối ở xung quanh khu vực sản xuất công nghiệp hóa học, hay ở khu xưởng sản xuất gang thép, đều bị khô héo, còi cọc, cằn cỗi.
Đó là do ảnh hưởng của các chất thải gây ra, dẫn đến tổn hại cho môi trường. Xem ra, những dấu hiệu như cây cối tươi tốt, um tùm hay cằn cỗi khô còi cọc, đều có thể phản ánh cho thấy khí hậu, đất trời, hay thiên nhiên ở đó có gì khác thường không.
Tức là Thiên Nhân Tương Ứng. Ở đây, thiên nhiên có thể bao gồm cả cây cối, thực vật nói chung, và bao gồm cả động vật. Ta thử hỏi, tại sao trước khi có những triệu chứng như núi lửa tuôn trào, động đất, lũ lụt,… các loài động vật như chim muông, cá chạch,… đều có những biểu hiện nháo nhác để di chuyển đi tìm chỗ ở khác.
Từ đó, cho thấy ở vị trí tài vị, ta đặt một cây lá to sẽ có tác dụng như một chiếc nhiệt kế xanh, và chính những biểu hiện của cây như khô úa, hay tươi tốt, sẽ phản ánh cho chúng ta biết được sự thay đổi về vị trí tài vị, hay những thay đổi của không khí trong phòng.
Vì thế, phong thủy thường xuyên nhấn mạnh việc bảo vệ, chăm sóc cây trồng ở vị trí tài vượng sao cho cây thật tươi tốt. Bởi nó chính là tượng trưng cho nguồn của cải, vật chất. Do đó, không thể không được chăm sóc một cách tử tế và cẩn thận.
Nhưng việc lựa chọn cũng như sắp xếp vị trí tài vượng, chỉ có tác dụng đóng góp một phần đối với các nhà kinh doanh, đừng quên việc quyết định tài vận lại phụ thuộc vào những điều răn cho việc phát tài.
Ngoài ra, để thỉnh cầu cho tài vận được may mắn và thuận lợi, còn cần phải thực hiện tốt 5 điều hợp, và tuyệt đối tránh 6 điều kỵ theo bên dưới đây đã chia sẻ.
2. Năm điều hợp với vị trí tài vượng.
Có những mẹo xác định vị trí chiêu tài trong nhà của mỗi vị gia chủ hiện nay. Nhưng làm thế nào để biết những kiêng kỵ khi bố trí tài vị, cũng như biết thêm được nhiều điều hợp vị trí tài vượng khi xây dựng xong ngôi nhà.
Đôi khi, phải nghiên cứu thêm về phong thủy học, vì nếu như chúng ta biết kích hoạt vị trí tài khí thành chiêu tài trong gia đình. Thì đó là vận may hiếm có của mỗi gia chủ ngay lúc này.
2.1 Vị trí tài vượng hợp với sự sáng sủa.
Vị trí tài vượng phải thật sáng sủa, chứ không được tối tăm. Sáng sủa thì sinh khí sẽ tốt đẹp, chúng ta cần phải để cho ánh sáng mặt trời chiếu vào vị trí hứng tài. Nếu không, cũng cần thắp sáng vị trí này bằng đèn điện, bằng nến, đèn led,… làm như vậy sẽ có lợi cho vị trí sinh vượng và đón tài.
2.2 Vị trí tài vượng hợp với Sinh.
Sinh ở đây tức là sự sống, sự sinh tồn, sinh sôi nảy nở. Do đó, ở vị trí tài vượng ta cũng có thể đặt một chậu cây xanh. Đặc biệt, là các cây lá dày, và các cây lá to như: cây khuynh diệp hay còn gọi là cây vạn niên thanh, cây vạn tuế,… sẽ rất là thích hợp.
Nhưng cần phải lưu ý một điều, những cây này cần phải được trồng bằng đất bùn, để đảm bảo độ ẩm nuôi cây, tuyệt đối không dùng nước tưới. Vì như vậy, sẽ làm cây phản tác dụng, và gây nên những điều không thịnh vượng.
Chú ý ở vị trí đón tài vượng, cũng không được trồng những loại cây khô cằn, có gai nhọn như họ xương rồng. Nếu không, sẽ phản tác dụng, và thay đổi tình hình từ tốt thành xấu, từ đang phát tài thành xuống dốc bờ vực thẳm.
2.3 Vị trí tài vượng hợp với Tọa.
Xét trên phương diện phong thủy, vị trí tài vượng chính là nơi tập trung nhiều tài khí nhất trong ngôi nhà. Do đó, chúng ta nên hết sức tận dụng điều này. Ví dụ như đặt ghế sofa vào chính vị trí tài vượng.
Khi đó, cả nhà cùng ngồi nghỉ ngơi và nói chuyện, sẽ có thể tiếp xúc với tài khí ở khu vực đó, và như vậy, sẽ rất có lợi cho sức khỏe, cũng như tinh thần của mỗi người, nhiều may mắn và thuận lợi sẽ diễn ra liên tục tốt đẹp.
2.4 Vị trí tài vượng hợp với Ngọa.
Thông thường, việc ngủ nghỉ chiếm tỷ lệ ⅓ thời gian của mỗi người. Do đó, vị trí đặt giường ở đâu, để tận dụng được điều tốt và tránh điều hung, sẽ có ảnh hưởng rất to lớn. Nếu như giường ngủ, được đặt ở vị trí đón tài vượng, mỗi ngày nằm nghỉ ở đó, dần theo ngày tháng, sẽ có lợi rất to lớn cho tài vận.
Có một số người hiểu nhầm rằng, giường ngủ là một trong những đồ vật nặng trong gia đình. Nếu đặt giường ngủ vào vị trí đón tài vượng, sẽ rất có khả năng chặn ép, đè lên tài vận. Do đó, họ không dám đặt giường ngủ ở vị trí này, thực ra là như vậy sẽ rất lãng phí, và không lợi dụng được hết tài vận.
2.5 Vị trí tài vượng hợp với Cát.
Tài vị là nơi tập trung dồi dào vượng khí, nếu như ở đó có đặt các vật tượng trưng cho điều may mắn và tốt lành như 3 ông Phúc, Lộc, Thọ, hoặc hai vị thần tài văn và võ luyện, sẽ làm tăng thêm sự may mắn, cũng có thể nói là có tác dụng tốt hơn như Thêu Hoa Trên Gấm.
3. Sáu điều kỵ với tài vị.
Chúng ta có thể khai thông tài vị và hiểu biết thêm về những điều kiêng kỵ khi đặt tài vị không đúng cách. Chỉ có những điều bên dưới đây chia sẻ, thì tuyệt đối nên tránh khi bày đồ đạc vào những vị trí hao tài, dễ phạm phải vận xui kéo đến trong tương lai gần.
3.1 Vị trí tài vượng kỵ Áp.
Theo thuyết phong thủy, tài vị mà bị đè nén hoặc chặn lại, sẽ là điều tối kỵ. Nếu như ở vị trí đón tài vượng trong nhà, mà có đặt những vật nặng như tủ giường, tủ sách,… sẽ là điều không có lợi cho tài vận của gian phòng.
3.2 Vị trí tài vượng kỵ Thủy.
Có một số người thích đặt bể cá cảnh ở vị trí đón tài vượng. Thực ra làm như vậy là hoàn toàn không tốt, vì đặt bể cá cảnh ở đó, sẽ làm cho mạch thần tài đi vào bể cá và làm cho tài tan biến thành nước.
Có một số người cho rằng, những hoạt động như sự sống của cá cảnh, sẽ làm tăng thêm tài khí cho ngôi nhà. Nhưng trong phong thủy học, không hoàn toàn đồng ý với ý kiến được chia sẻ này. Vị trí tài vượng kỵ Thủy. Do đó, cũng cần chú ý không nên trồng và bày những cây phải nuôi bằng nước.
3.3 Vị trí tài vượng kỵ Xung.
Thuyết phong thủy rất kỵ những góc nhọn. Nếu như xung quanh vị trí tài vượng có góc nhọn, hay có những đồ vật sắc nhọn, sẽ ảnh hưởng không tốt đến tài khí của ngôi nhà. Bình thường, những góc nhọn càng gần vị trí tài vượng, thì khả năng ảnh hưởng của chúng càng lớn.
Do đó, cần phải hết sức chú ý, không được để những đồ vật nhọn ở xung quanh vị trí đón tài vượng. Điều này, sẽ có thể ảnh hưởng đến tài vận của chủ nhà. Trên thực tế, thì không những theo thuyết phong thủy, mà ngoài ra còn đảm bảo cho sự an toàn trong ngôi nhà.
Bạn không nên bày những vật dụng nhọn, hay có góc nhọn ở nơi tài vượng. Mà chỉ nên bày những đồ vật đã được tiện tròn và bo quanh các viền, các góc cạnh. Đặc biệt, là đối với những gia đình có trẻ nhỏ càng hết sức phải lưu ý.
3.4 Vị trí tài vượng kỵ Ô.
Nếu như quanh vị trí đón tài vượng mà bị dơ bẩn, sẽ có ảnh hưởng to lớn đến việc đón tài khí, ngoài ra cũng có thể làm tiêu hao của cải trong ngôi nhà. Nếu như xung quanh vị trí đó bày quá nhiều đồ vật, cũng sẽ không tốt.
Điều này, làm mất hẳn tác dụng của những điều hợp với phong thủy, mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên. Do đó, tốt nhất chúng ta nên giữ gìn vị trí đón tài vượng thật sạch sẽ, không nên bày quá nhiều đồ vật, và cũng không nên sắp đặt đồ đạc ở vị trí đó một cách lung tung và bừa bãi.
3.5 Vị trí đón tài vượng kỵ Âm.
Như đã giới thiệu ở trên, vị trí đón tài vượng hợp với sự sáng sủa, không hợp với sự tối tăm. Nếu ở vị trí đó, mà có đầy đủ ánh sáng, tài khí sẽ phát ra rất mạnh. Ngược lại, vị trí đón tài vượng mà tối tăm, thiếu ánh sáng, sẽ làm cho tài khí lụi dần lại.
Do đó, nếu vị trí đón tài vượng không có được ánh sáng tự nhiên chiếu vào, thì nên thắp đèn nháy hoặc đèn điện, hoặc sử dụng thiết bị đèn led,… để tăng thêm độ sáng cho vị trí đó. Làm như vậy, sẽ có tác dụng rất tốt, tăng thêm tài khí cho ngôi nhà.
Nếu thắp sáng bằng đèn nháy, nên dùng số dây nháy là 1,3,4 hoặc 9 dây đèn là tốt nhất. Nếu dùng đèn điện thì cũng nên áp dụng những con số kể trên.
4. Cách sắp xếp và đặt vị trí thần tài.
Trong quan niệm dân gian truyền thống, thần tài chính là vị trí thần cai quản của cải. Do đó, nếu nhận được sự bảo hộ của vị thần này, sẽ có được nhiều của cải và vật chất, cuộc sống no đủ, càng chắc chắn sẽ có được nguồn của cải dồi dào.
Để thỏa mãn những gì mong muốn và cầu nguyện, có rất nhiều người đã đặt tượng thần tài trong nhà, với hy vọng có nhiều vận may mắn kéo đến. Khai thông tốt công việc làm ăn và tạo nhiều điều may mắn phát đạt trong ngôi nhà.
Nhưng cũng có rất nhiều người cùng có chung một câu hỏi, theo dân gian truyền thống xưa, thì có rất nhiều thể loại các vị thần tài khác nhau. Vậy suy cho cùng, nên đặt vị trí thần tài nào thì phù hợp nhất?
4.1 Văn tài thần
Văn tài thần có hai loại. Đó là 3 ông Phúc, Lộc, Thọ, và Bạch Tinh Quân. Có rất nhiều nghệ nhân rất khéo tay, chạm khắc rất tỷ mỷ đôi tay của mình từ những nghệ nhân tài hoa xuất chúng, để tạo ra những sản phẩm có độ sắc nét trông như thật, khiến người chơi phong thủy rất thích thú mà lựa chọn.
4.1.1 Bạch tinh quân là ai?
Bạch Tinh Quân là nhân vật vóc dáng bề ngoài toát lên vẻ khá giả và giàu có. Là một vị trưởng bối râu tóc bạc phơ, khoác trên người một tấm áo gấm, thắt lưng đính ngọc, tay trái cầm một nén vàng, tay phải cầm một cuốn sách bên trên trên có viết Chiếu Tài Tiến Bảo.
Nhìn vẻ bề ngoài của vị thần này, rất giống một phú ông giàu có. Tương truyền rằng, ông chính là sao Thái Bạch trên trời, thuộc về Kim Thần. Chức vụ trên trời của vị thần này là Đô Thiên Chí Phúc Tài Quân. Chuyên quản lý kim ngân, tài sản của cải trong thiên hạ.
Do đó, có rất nhiều người thờ vị thần này. Thậm chí có một số người còn ngày đêm thắp hương thờ cúng ông Bạch Tinh Quân. Ngày nay, có rất nhiều tượng thần Bạch Tinh Quân làm bằng gỗ, bằng đồng, bằng vàng, bằng đá quý,… rất đắt tiền.
4.1.2 Ba ông Phúc Lộc Thọ là ai?
Ông Phúc là ông trên tay bế một đứa trẻ, tượng trưng cho con cháu đầy nhà, vạn sự đều tràn đầy phúc khí. Ông Lộc là ông khoác trên người một tấm áo gấm hoa rất quý, trong tay cầm ngọc như ý, tượng trưng cho sự thăng quan tiến chức và tăng thêm của cải và tài lộc.
Ông Thọ trên tay cầm một quả đào thọ, râu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào, khuôn mặt lộ rõ dáng vẻ hạnh phúc, vui tươi, tượng trưng cho sự bình yên, mạnh khỏe và trường thọ.
Trong 3 ông Phúc Lộc Thọ, vốn chỉ có ông Lộc mới là tượng trưng cho thần tài. Nhưng do ba vị này, thường có mặt cùng nhau, tạo thành bộ tam. Do đó, nhân dân thường thờ cả ba ông Phúc Lộc Thọ.
Nếu ở vị trí đón tài lộc, ta xếp đặt ba ông Phúc Lộc Thọ, sẽ có tác dụng mang phúc lộc đến cho ngôi nhà. Không chỉ xét trên phương diện phong thủy học, thì chỉ cần nhìn thấy khuôn mặt vui vẻ, mãn nguyện của ba vị thần này, cũng đủ làm cho tinh thần ta thêm thoải mái và thư giãn.
Xét về phương diện chức vụ, những người chủ gia đình, những người thờ cúng các vị thần tài, không chỉ là những người lao động phổ thông, hay người làm thuê bình thường, mà còn có cả những người kinh doanh, những ông chủ phát đạt, không chỉ là những anh lính, mà còn có cả những vị tướng tài đều nên đặt và thờ cúng các vị thần kể trên.
4.2 Võ tài thần.
Thần võ tài cũng gồm có hai vị: Thần Triệu Công Minh, mặt mũi rất đen. Thần Quan Công mặt mũi, da dẻ đỏ ruộm.
– Thần Triệu Công Minh: hay tên gọi là Triệu Huyền là một vị tướng giỏi, uy nghiêm, oai phong lẫm liệt. Dân gian vốn tương truyền rằng, vị thần này không những có khả năng phục yêu hàng quỷ, mà còn có thể chiêu tài lợi thị. Do đó, những người kinh doanh ở phương Bắc rất thích bày vị thần này ở trong cửa hàng của mình.
– Thần Quan Công: hay còn gọi là thần Quan Vũ, tự Vân Trường là một vị tướng giỏi nổi tiếng thời Tam Quốc. Dáng vẻ oai phong lẫm liệt, vị thần này không chỉ là người rất dũng cảm, mà còn có khả năng chiêu tài tiến bảo, bảo vệ và che chở, che chắn cho căn nhà.
Có một điểm phải hết sức lưu ý ở đây là cách sắp xếp và vị trí, phương hướng sắp xếp các vị thần văn võ như thế nào(?) Các vị văn tài thần và các vị võ tài thần có cách sắp xếp hoàn toàn khác nhau. Do đó, cần phải phân biệt rõ ràng điều này.
Bất kể là thần Tài Thái Bạch Tinh Quân, hay là ba ông Phúc Lộc Thọ với khuôn mặt tràn đầy vẻ mãn nguyện, thoải mái, thì nên đặt hướng vào phòng của gia chủ, chứ không nên hướng ra ngoài phòng gia chủ, kẻo sẽ làm tài khí thoát ra khỏi ngôi nhà.
Còn vị võ tài thần oai phong lẫm liệt, thì nên đặt hướng ra ngoài phòng gia chủ, hoặc là đối mặt với cửa chính, làm như vậy một mặt có tác dụng đón tài lộc vào ngôi nhà. Đồng thời, còn có tác dụng Trấn Thôn Môn Hộ, tức là bảo vệ, che chắn cho ngôi nhà, ngăn không ma quỷ hay tà ma, và những điểm xấu từ bên ngoài thâm nhập vào ngôi nhà.
5. Vị trí và hướng của thần Phật trong ngôi nhà.
Căn cứ theo tập tục truyền thống từ xưa đến nay, thì khi bày bàn thờ cần lưu ý thêm mấy điều hợp và điều kỵ bên dưới đây:
5.1 Bàn thờ phải hướng ra cửa chính.
Bàn thờ cần phải hướng chính diện vào cửa chính. Nếu như các bạn không tin, xin thử quan sát khắp nơi trong thiên hạ, tất cả các tượng thần, tượng Phật, đều được bày hướng mặt ra ngoài, và bàn thờ trong nhà của chúng ta, cũng được căn cứ theo những quy tắc đó.
Trong nhà, ngoài thờ bàn thờ ra, tất cả những tượng thần, tượng Phật khác cũng cần đặt hướng mặt ra cửa chính. Đặc biệt, là hai tượng Quan Đế và Thổ Công. Ngoài ra, những đồ thờ cúng khác, cũng không cần nhất thiết phải căn cứ theo quy tắc này.
– Thần Quan Đế là võ tài thần, mày rồng mắt phượng, trong tay cầm đao Thanh Long hoặc Nguyệt. Không những rất uy nghiêm, tài võ phi thường, oai phong lẫm liệt, mà còn có khả năng làm cho lũ gian yêu, ma quái chùn bước khiếp sợ mà rút lui.
Từ xa xưa đến nay, vị thần Quan Công này, vốn được người dân thờ cúng để trấn trạch. Do đó, thần này có tác dụng canh giữ, bảo vệ, che chắn cho ngôi nhà của gia chủ thêm bình an.
– Thần Thổ Công vốn có tên gọi đầy đủ là Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần, Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần. Trong xã hội truyền thống của Trung Quốc xa kia, thần Thổ Công vốn được đặt và cúng bái ngay trong ngôi nhà, được cúng cùng Môn Khẩu Thổ Địa được đặt ở ngoài cửa của ngôi nhà.
Hai vị thần này, được sắp xếp một bên trong, một bên ngoài cùng có tác dụng canh giữ và bảo vệ cho toàn bộ ngôi nhà. Nhưng ngày nay, đại đa số người dân không còn thờ Môn Khẩu Thổ Địa nữa, nên thần Thổ Công kiêm hết chức vụ bảo vệ từ bên ngoài cho đến bên trong của ngôi nhà. Do vậy, nhất thiết phải đặt tượng thần Thổ Công hướng ra ngoài cửa chính của ngôi nhà.
Từ những điều đã kể ở trên, cho thấy hai vị thần Quan Đế và thần Thổ Công đều cần phải được đặt hướng ra ngoài cửa chính.
5.2 Cách sắp xếp Quan Âm.
Có rất nhiều người đặt tượng Quan Âm và Quan Đế gần với nhau để cùng thờ cúng, nhưng thực ra như vậy là không nên. Bởi vì Quan Âm là vị thần của Phật giáo, còn Quan Đế lại là một nhân vật anh hùng mà dân gian ngưỡng mộ mà thờ cúng, và suy tôn lên như một vị thần.
Ngoài ra, Quan Âm hay còn gọi là Quán Thế Âm Bồ Tát, từ bi hỷ xả, tránh sự sát sinh, còn Quan Đế vì thương dân, đứng lên dẹp giặc, cũng đã giết được bao nhiêu là quân thù. Do đó, nếu sắp xếp hai vị thần này đứng cùng nhau để thờ, thì hoàn toàn không hợp lý.
Trên đây, có nói Quan Đế nên đặt hướng ra cửa chính, nhưng Quan Âm thì không cần thiết phải theo nguyên tắc đó. Quan Âm rất hợp với Tọa Tây Hướng Đông, tức là đất ở hướng Tây, và hướng mặt về hướng Đông.
Ngoài ra, Bồ Tát Quan Âm hợp với nơi sạch sẽ, thanh tịnh, nên cần lưu ý không được hướng vào ba vị trí: không được hướng Quan Âm vào nhà vệ sinh; không được hướng Quan Âm vào cửa phòng; không được hướng Quan Âm vào bàn ăn.
Nếu như vị trí sắp xếp Quan Âm tránh được ba điều nêu trên, thì những điều khác không thành vấn đề. Xin chú ý, Quan Âm vốn diệt dục và ăn chay, nên cúng Quan Âm chỉ được cúng bằng hoa tươi và các loại hoa quả.
Do đó, nếu đặt Phật Quan Âm cùng với các thần khác, e là không hợp. Tốt nhất chỉ nên đặt Quan Âm đứng một mình. Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là một trong những vị Phật có lòng từ bi vô bờ bến, ngài sẽ xuất hiện thân để cứu độ chúng sinh khi có sự cầu cứu và cần giúp đỡ.
Tuệ Duyên
Xem thêm bài viết:
- 3 yếu tố cần thiết khi xem phong thủy nhà hàng khách sạn
- Bí quyết gia tăng phong thủy sức khỏe gia đình trường thịnh
- 6 Cẩm nang bố trí phong thủy văn phòng làm việc cần lưu ý
- 10 điều tối kỵ khi xây dựng nhà tắm theo phong thủy học
- Xây dựng phong thủy nhà bếp cần tránh 5 điều tối kỵ nhất
- 6 Mẹo phong thủy cửa hàng kinh doanh giúp làm ăn phát đạt
- Một số hình minh họa giải thích phong thủy nhà tốt và xấu
Bạn đang xem bài viết:
Vị trí đón tài vượng và cách sắp xếp vị trí thần tài trong ngôi nhà
Link https://myhocdaicuong.com/phong-thuy/vi-tri-don-tai-vuong-va-cach-sap-xep-vi-tri-than-tai-trong-ngoi-nha.html