Làm thế nào để xác định phong thủy nhà ở của mình là tốt hay xấu? Làm thế nào để chọn phong thủy cho văn phòng để làm việc thật tốt? Làm thế nào để bố trí phong thủy các phòng ốc trong gia đình như thế nào?
Đó sẽ vẫn là một câu hỏi khó, nhưng với những kinh nghiệm phong thủy bên dưới đây. Chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn giải quyết được những vấn đề khó đơn giản nhất. Tuy nhiên, vẫn chỉ là để tham khảo thêm.
1. Phương pháp chọn nhà ở.
Đã có rất nhiều người hy vọng, có thể chọn được một căn nhà có phong thủy tốt để ở. Nhưng lại không biết nên chọn như thế nào? Ở đây, xin được trình bày những phương pháp lựa chọn căn nhà tốt có thể dùng làm tham khảo khi đi mua nhà.
1.1 Không thích hợp có gió lớn.
Khi mua nhà, thì đầu tiên nên ngó quanh một lượt xem môi trường xung quanh có khiếm khuyết hay thiếu sót gì hay không? Đầu tiên, nên chú ý đến thế gió. Nếu phát hiện ra xung quanh, phòng gió rất lớn thì dù rất cấp bách, không thể chọn mua.
Vì cho dù căn nhà đó đúng là có vượng khí ngưng tụ, nhưng cũng sẽ bị gió độc thổi đi. Cất Gió Tụ Khí chính là điểm được coi trọng nhất trong phong thủy học. Điều này, biểu thị việc những nơi có sức gió mạnh, thì nhất định không phải vùng đất thịnh vượng.
Nhưng phải lưu ý một điều, nếu gió quá to thì tất nhiên là không đẹp, nhưng nếu thế gió quá chậm và yếu, không khí không được lưu thông nhiều, thì tuyệt đối không hề thích hợp để làm nơi ở.
Môi trường ở lý tưởng nhất, là có luồng gió nhẹ hiu hiu thổi tới, gió lành và mang theo hơi mát nhẹ nhàng, như thế mới là phù hợp với đạo phong thủy trong phương pháp chọn nhà để ở và sinh sống làm việc.
1.2 Đủ ánh nắng mặt trời.
Phong thủy nhà ở chú trọng nhất vào không khí và ánh nắng. Vì vậy, khi chọn nhà để ở, không những không khí phải trong mát, mà ánh nắng mặt trời phải đủ đầy. Nếu ánh nắng mặt trời không đủ, thì âm khí luôn luôn quá nặng, sẽ dẫn đến gia đình không êm đềm tốt đẹp thực sự, không tốt đẹp để ở.
1.3 Trung tâm bị ô nhiễm thì không thích hợp.
Đây là chỉ bộ phận trung tâm của phòng, không thích hợp để làm nhà vệ sinh. Nếu không thì cũng giống như việc trái tim của con người, chứa đầy những chất thải chất bẩn như thế, thì tự nhiên sẽ trở thành hung nhiều và lành ít.
Nếu phòng vệ sinh không nằm ở trung tâm của phòng ở, nhưng lại nằm ở trung tâm của nửa sau nhà ở vừa vặn cùng cửa chính, sẽ tạo thành một đường thẳng. Như thế, cũng không phù hợp để chọn làm nơi ở. Vì rất có khả năng sẽ dẫn đến việc hao tài tốn sức của.
1.4 Đường và ngõ nhỏ thẳng và xung khắc nhau thì không thích hợp.
Phong thủy thích lượn vòng kị đâm thẳng. Bởi vì hướng đâm thẳng thường là rất gấp gáp. Nếu nhà ở nằm đúng vị trí đâm thẳng ấy, thì tai họa sẽ rất lớn, không thể không thận trọng trong cuộc sống hiện tại.
Chính vì vậy, khi chọn nhà, đừng ngần ngại mà hãy nhìn quanh một lượt xung quanh nhà xem, trên dưới phải trái căn phòng có xuất hiện hiện tượng đường và cửa ngõ thẳng, và xung khắc nhau không.
Nếu cửa chính của nhà ở đối diện trực diện và thẳng với đường cái, thì con đường cái càng dài càng nguy hiểm, và điềm dữ càng nhiều, xe càng nhiều thì tai họa càng nhiều. Vì vậy, có người đã gọi là nhà miệng hổ, rất khó để có thể an cư lạc nghiệp tại đó.
1.5 Thế đất bằng phẳng là thích hợp.
Nếu căn nhà nằm trên sườn dốc, thì khi chọn mua phải đặc biệt chú ý quan sát kiểm tra xung quanh. Vì xem xét từ góc độ phong thủy, thì nhà ở có thế đất bằng phẳng, thì tương đối ổn định. Nếu dốc thì có rất nhiều nguy hiểm và điềm dữ xung quanh.
Cửa chính của nhà ở đối diện với một dốc núi khá nghiêng, thì không nên chọn làm nơi ở. Bởi vì không những tài của trong gia đình bị lọt mất, mà người thân trong gia đình bị ly tán một đi không trở lại.
Thông thường, những căn nhà trên sườn dốc thì rất dễ bị hao tốn về người. Căn phòng nằm dưới sườn dốc, trực diện với mũi nhọn của dốc, thì do tà khí quá mạnh và nhanh, thường dẫn đến thương vong về người.
1.6 Đường cong ngược thì không thích hợp.
Cong ngược là chỉ con đường phía nhà khúc khuỷu, quanh co, mà khúc quanh lại hướng vào cửa chính, phong thủy học gọi là Liềm Cưa Eo. Một căn nhà như thế, thì không thích hợp để chọn mua và tránh đi sẽ tốt lành hơn.
Nếu đường phía trước cửa cong, hình cung, thì trong nhà thường xuyên phát sinh việc người thương vong. Điềm dữ nhiều luôn luôn rình rập đón lấy không sớm thì cũng muộn, ắt sẽ tới trong tương lai.
1.7 Kỵ thiên trảm sát.
Thiên Trảm Sát là chỉ giữa hai tòa cao ốc, cao tầng, biệt thực có một đường rãnh nhỏ, hẹp. Vì trông giống như việc dùng đao chặt thành hai nửa, cho nên mới gọi là Thiên Trảm Sát.
Nếu nhà ở đối diện với Thiên Trảm Sát thì rất có khả năng sẽ gặp họa đổ máu, khe hở càng hẹp và dài thì càng hung, khoảng cách càng gần thì càng nguy hiểm. Do đó, không thích hợp chọn những căn nhà đối diện với Thiên Trảm Sát để ở. Nếu đằng sau lưng có một vật kiến trúc để lấp bù vào khe hở của Thiên Trảm Sát thì không phải kỵ.
1.8 Đối diện với ống khói không hợp.
Sách phong thủy cổ Dương Trạch Toát Yếu có ghi chép: “Ống khói đối diện với giường ngủ chủ việc khó đẻ”. Từ đó, có thể cho thấy, ống khói rất có hại đối với sức khỏe của con người. Không nên chọn phòng ngủ mà bên ngoài cửa sổ có nhiều khói.
Chưa nói đến phong thủy, chỉ cần nói từ góc độ vệ sinh môi trường, thì khu vực có các ống khói tập trung không thích hợp để ở. Vì ống khói phun ra khói than, gây tổn hại đến sức khỏe và cơ thể của những người sinh sống trong khu vực đấy.
1.9 Trước nha môn sau đền miếu thì không hợp.
Đây là chỉ nha môn quan phủ (đặc biệt là sở cảnh sát và doanh trại quân đội), và phía sau là đền miếu, những nơi như thế không thích hợp để ở. Nguyên nhân là sát khí ở nha môn nặng, nếu ở đối diện thì không chịu nổi, sẽ gây ra thương vong về người.
Đền miếu là nơi tích tụ, nếu ở gần không thích hợp. Nếu một tòa nhà cao tầng, tại nơi có đường hình tam giác thì mang điềm lành, khách ở trong tòa nhà đều gặp lành. Nhưng nếu trong cùng một ngôi nhà cùng biệt thự, khác số tầng thì sự nghèo và giàu của mọi người cũng có chút khác.
Mọi người có thể sẽ hỏi: Tại sao lại xuất hiện hiện tượng như vậy? Đây chính là vấn đề về mặt lý khí, ngũ hành của tướng số và số tầng không hợp nhau, điều chủ yếu là từ trường ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể con người.
Ngũ hành của tòa nhà đối với ngũ hành của mệnh người chủ nhà, có tác dụng tương sinh và tác dụng tương trợ thì mới tốt. Ngược lại, tương khắc và ngược nhau thì sẽ không được tốt.
Nếu ngũ hành của số tầng của tòa nhà sinh chủ mệnh, hoặc trợ chủ mệnh thì sẽ tốt. Nhưng nếu khắc chủ mệnh thì sẽ không tốt. Ngũ hành chủ mệnh khắc ngũ hành số tầng, thì là thuộc mức bình thường không tốt cũng không xấu.
Ví dụ, như bạn có tuổi là tuổi Hợi, ngũ hành thuộc Thủy. Ở tầng một và sáu, thì Thủy có thể giúp Thủy trong chữ mệnh của bạn là tốt. Ở tầng bốn và tầng chính là Kim sinh chủ mệnh Thủy của bạn, là tốt. Ở tầng năm và mười, Thổ khắc chủ mệnh Thủy là không tốt. Ở tầng ba và tám, Mộc lọt qua chủ mệnh Thủy của bạn là không tốt. Ở tầng hai và bảy, Hỏa bị chủ mệnh của bạn khắc chế, mức độ bình thường không tốt cũng không xấu.
Mối quan hệ giữa số tầng và ngũ hành là như sau: Tầng một thuộc Thủy; Tầng hai thuộc Hỏa; Tầng ba thuộc Mộc; Tầng bốn thuộc Kim; Tầng năm thuộc Thổ; Tầng sáu thuộc Thủy; Tầng bảy thuộc Hỏa; Tầng tám thuộc Mộc; Tầng chín thuộc Kim; Tầng mười thuộc Thổ; Tầng mười một thuộc Thủy; Tầng mười hai thuộc Mộc; Tầng mười bốn thuộc Kim; Tầng mười năm thuộc Thổ.
2. Phong thủy đường sá.
Trong phong thủy học, đường sá có ảnh hưởng rất lớn đến nhà ở, cho nên rất nhiều người coi trọng vấn đề này. Phong thủy học gọi đường sá là Hư Thủy, phương hướng chạy của đường cũng giống như nước chảy, sinh ra các tác động vào nhà ở, thậm chí tác dụng của nó còn lớn hơn nước thật.
Đối với tài vận của một người, thì đường (hành lang) thực sự có ảnh hưởng không hề nhỏ. Có nhiều nhà ở hiện nay không gần nước như hồ, sông, biển, con nước, suối, không có nước thật. Nhưng phần lớn những nơi gần đường cái, chính là Hư Thủy. Từ đó, cũng có thể cảm nhận được tốt xấu của nó.
Người xưa thường nói: “Thủy đi là chết, Thủy đến là sống” (khứ thủy vi tử, lai thủy vi sinh). Bởi vì lực của nước thật rất lớn, mà lực của Hư Thủy thì cũng không nhỏ. Một đường Hư Thủy chính là: “Khứ lộ vi bại, lai lộ vi sinh”.
Thông thường nước cong (đường) phân thành hai loại: loại thứ nhất là quan sát toàn bộ tòa nhà, thích hợp để chọn tòa nhà làm nơi ở. Loại thứ hai là quan sát đơn vị nơi ở. Người chọn mua nhà nếu nhìn thấy đường nước cong, thì nên bỏ chứ không nên chọn.
Còn nếu đã ở rồi, thì cứ theo cách mà tôi đã dạy mà làm, thì cũng là một cách. Nếu gần đường hình đai lưng, thì tài vận ngày một tốt, kho tài này càng đầy. Nếu gần đường cong, tài vận ngày một xấu đi, kho tài càng dùng càng ít.
Nhưng nếu ngoài tòa nhà có đường cong, nhưng hành lang ngoài cửa nơi mình ở lại là đai lưng thì giải thích như thế nào?
Đó là điềm lành do ảnh hưởng chủ yếu của tòa nhà, là đối với những vị khách ở mà có thể nhìn thấy đường cong, rất dễ bị phá tài, nếu nhà ở có nước hình đai lưng bao quanh, thì chủ nhà cuối cùng cũng có được tài, sau khi mất của lại được của.
Nếu ngược lại, ngoài tòa nhà là hình đai lưng, nhưng cửa nhà mình có hành lang hình cong cánh cung, thì đó là không lành. Hình đường đai lưng của hành lang ngoài nhà, và đường cong chỉ xuất hiện một nửa hình thì gọi là nửa đai lưng hay nửa đường cong, thì điềm xấu sẽ giảm bớt.
3. Phong thủy cửa nhà.
Kiến trúc nhà ở hiện nay, phần nhiều căn cứ vào ý của kiến trúc sư mà định ra. Không giống như các kiến trúc sư trước kia, ít nhiều cũng có chút kiến thức về phong thủy. Cho nên, có rất nhiều nhà ở trước kia có kiến trúc như sau: xây tròn ở góc tường, để tránh việc góc nhọn đối chọi với các tòa nhà khác gây ảnh hưởng.
Các tòa nhà được xây hiện nay, có một tình trạng không thể tránh khỏi, là trên mỗi một tầng lầu, đều có những căn nhà mà có cửa đối diện với cửa nhà của người khác. Phong thủy cho rằng: “Hai cửa đối chọi với nhau, gọi là cửa mắng cửa, làm cho cả hai bên gia đình không hòa thuận, thường gây tranh chấp cãi lộn”.
Phạm vào xung khắc sát cửa bao gồm có 4 loại: (1) Cửa phòng đối diện với cửa phòng người khác. (2) Cửa phòng đối diện với cửa phòng vệ sinh. (3) Cửa phòng đối diện với cửa phòng bếp. (4) Cửa phòng đối diện với cửa phòng.
Trong cuốn sách Đại Toàn Nhà Ở có ghi chú: “Làm sao biết được nhà người có tai họa sắp đến, nếu cửa phòng đối diện với cửa bếp”. Ý chỉ xung khắc do cửa phòng dẫn đến, có thể làm cho người trong phòng phát sinh tai họa như đâm xe, họa đổ máu.
Do nhà bếp là nơi nấu thức ăn, trong phong thủy là nơi lửa khô thịnh (cô dương). Cổ nhân có câu: “Cô dương bất sinh, độc âm bất trưởng”. Về phương pháp hóa giải, rất đơn giản là xử lý giống như việc cửa phòng đối với cửa nhà vệ sinh.
Khi không gian nối giữa cửa phòng và cửa nhà bếp ngắn, không phát sinh tai họa, chỉ đại diện cho việc người trong phòng, dễ gặp phải nhiều phát sinh thương tật trong tương lai, điềm hung luôn luôn rình rập các thành viên sống trong khuôn viên đó.
4. Phong thủy đối với cây cối hoa cỏ.
Có một số loài cây cối, hoa cỏ có liên quan mật thiết đối với sự điều chỉnh của phong thủy. Điều này được đề cập rất nhiều trong các sách phong thủy cổ xưa. Hiện nay, vẫn còn một số đoạn được lưu lại cho đến bây giờ, như:
“Tất cả cây cối được trồng hướng về phía ngôi nhà thì sẽ rất tốt lành. Còn nếu cây cối quay ngược lại với ngôi nhà, và hướng ra ngoài là điều không tốt”. “Bốn phía bao quanh khu nhà, mà trồng tre trúc xanh tốt sẽ đem lại nhiều vận may”.
“Trong nhà trồng cây cần phải hết sức lưu ý. Bên cạnh cổng có trồng cây táo sẽ đem lại sự tốt lành, vui vẻ, giữa nhà mà có trồng cây to sẽ có nhiều khó khăn, cây to trong nhà chính là mầm mống của những điểm họa”.
Từ những câu trên đây, chúng ta có thể thấy được phong thủy truyền thống cổ xưa, rất coi trọng tới những chủng loại cây cối cũng như vị trí, cách sắp xếp chúng trong ngôi nhà của bạn. Hầu hết, các sách phong thủy cổ xưa đều cho rằng, vị trí và các loại cây trong nhà đều có ảnh hưởng tới phong thủy gia trạch.
Nhưng… những loại cây cối mà chúng ta có nói đến ở trên, đều là những cây loại to, được trồng ngoài trời chứ không phải trong nhà. Còn đối với những loại cây được trồng trong nhà, lại có những quy luật khác về phong thủy.
Những loại cây trồng trong nhà, có tác dụng phong thủy được chia làm hai loại chính: một loại là cây xanh lá to thường được trồng với tác dụng tăng sự hưng vượng và mạnh mẽ; một loại là cây xương rồng với tác dụng xua đuổi các hung thần.
Nhất định cần phải phân biệt rõ hai loại cây này, vì chúng có những tác dụng khác nhau. Do khác nhau về công dụng, nên vị trí của chúng trong nhà cũng cần phải được sắp xếp, bày đặt cũng khác nhau.
Nếu như phân biệt lẫn lộn, không rõ ràng, sẽ rất có khả năng chuyển từ sự khéo léo thành sự vụng về, hoặc thậm chí làm mất đi hẳn những ảnh hưởng tốt, mà chúng có thể đem lại cho ngôi nhà của bạn.
Dưới đây, là một số nguyên tắc phong thủy cơ bản liên quan tới cây cỏ: Tại vị trí Sinh Vượng trong nhà, thường đặt những cây lá to để đem lại sự thịnh vượng và mạnh mẽ. Tại vị trí Thoái Yếu trong nhà, thường nên đặt chậu cây xương rồng với nhiều gai sắc nhọn.
Chỉ cần có thể nắm được những điều cốt yếu trong phong thủy gia trạch quan trọng kể trên, thì cho dù có bị lẫn lộn giữa những điểm tốt lành và hung dữ, thậm chí không nắm bắt được những vị trí phổ biến nào, không vượng hoặc không thoái, thì thông thường cây trong nhà sẽ không có ảnh hưởng gì to lớn.
Nếu ở vị trí đang vượng, ta đặt một cây lá dày hoặc lá to, sẽ có thể làm tăng thêm tác dụng của Sinh Vượng, làm tăng thêm tài khí trong nhà. Ví dụ như cây vạn tuế, cây khuynh diệp (vạn niên thanh), những cây này là lý tưởng nhất.
Ngoài bốn loại cây phong thủy được kể ở trên ra, những cây sau như: sung tán rộng, lan đuôi hổ, trúc phú quý, tùng la hán,… cũng có tác dụng Sinh Vượng rất cao, mà nhiều người hay trồng trong ngôi nhà của chính mình.
Trong cuốn sách Dương Trạch Đại Kim có ghi chép lại như sau: “Bốn mặt quanh khu nhà, cây cối xanh tươi mơn mởn thì tài vận sẽ rất tốt”. Tổng kết lại, tre trúc đích thực là loại cây thường được gắn với quan niệm phong thủy.
Nếu như ở vị trí vượng trong nhà, có treo một bức tranh tre cũng sẽ rất tốt. Ngoài ra, cũng ở vị trí vượng, ta đồng thời treo thêm một bức tranh hoa mẫu đơn cũng sẽ có tác dụng rất tốt.
Mẫu đơn là loại hoa tượng trưng cho sự phú quý, không những màu sắc hoa rất hài hòa, tươi trẻ, mà hình dáng bông hoa còn mang một vẻ đầy đặn và trọn vẹn. Do đó, người xưa quan niệm mẫu đơn là loài hoa tượng trưng cho sự phú quý và giàu sang.
Vì vậy, ở vị trí vượng trong ngôi nhà, mà treo bức tranh loài hoa phú quý có thể nói là thêm hoa trên gấm, việc này làm tăng thêm những điều tốt hơn. Bàn xong về trồng, cũng như bài trí cây xanh ở vị trí vượng trong nhà, sẽ có tác dụng sinh vượng.
Tiếp theo chúng ta sẽ đề cập, đến việc trồng cây xanh như thế nào, sẽ có tác dụng xua đuổi hung thần. Thông thường, ở những vị trí thoái yếu trong nhà, nên đặt những cây có gai như các loại cây thuộc họ xương rồng, cây hoa hồng, hoa đỗ quyên.
Xét trên phương diện phong thủy, nếu những loài cây có gai này, được đặt ở vị trí thoái yếu, hay hung thần, sẽ có tác dụng chống lại điều hung và điều xấu. Giúp chủ nhà tránh được những điềm xấu trong tương lai và hiện tại.
5. Phong thủy phòng đọc sách.
Trong các gia đình hiện đại ngày nay, cha mẹ rất quan tâm đến vấn đề giáo dục con cái, hy vọng các con của mình sẽ ngày càng thông minh và học giỏi, thi cử đỗ đạt cao, sau này có thể là nơi dựa dẫm cho cha mẹ về già.
Vì lý do đó, không ít gia đình ngoài việc thúc giục con cái học ra, còn quan tâm đến vấn đề phong thủy vị trí phòng sách và bàn học, hy vọng ít nhiều giúp đỡ việc học hành của con mình.
Trên phương diện phong thủy học, nếu phòng sách hoặc bàn học đặt ở vị trí tốt (Văn Xương) thì sẽ giúp ích cho việc học hành, con cái giỏi giang, đỗ đạt cao. Vì vậy, Văn Xương là gì? Văn Xương vốn là tên một vì sao, còn gọi là sao Văn Khúc.
Người Trung Quốc xưa cho rằng, đây là vì sao tinh tú nắm giữ công danh và văn vận của thế nhân. Vì thế, nếu bàn học đặt ở vị trí văn xương, sẽ có lợi cho việc học hành của người đó. Trên thực tế, điều này rất có linh nghiệm và hiệu quả cao.
Nếu xét về mặt phong thủy học, thì có ánh sáng của Văn Xương tinh, là có thể làm đầu óc con người trở nên linh hoạt, thông minh. Vì thế, có thể làm cho thành tích học tập trở nên tốt hơn.
Trên thực tế, mỗi căn phòng đều có một vị trí Văn Xương thích hợp. Nếu đặt bàn học ở đây, thì thành tích học tập sẽ được cải thiện, nhất định sẽ tiến bộ rất nhanh, học vấn sẽ ngày càng cao.
Tuy nhiên, có một điều nhất định phải chú ý, là việc sắp xếp này chỉ là sự giúp đỡ về một phương diện, còn học giỏi hay không, về căn bản vẫn phải là do tự bản thân người đó như thế nào.
Nếu bản thân không tự cố gắng trau dồi kiến thức, không chịu đọc sách và nghiên cứu về những vấn đề trong cuộc sống, chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ này, thì không thể thành công được, có Văn Xương tinh cũng là vô hiệu.
* Đặt vị trí bạn học theo phương pháp phong thủy học.
– Bàn học nên hướng ra cửa. Hướng bàn học ra cửa, đối diện với sân. Nếu bố trí như vậy, đầu óc chủ nhà sẽ trở nên minh mẫn và thông minh. Nhưng có một điều nên nhớ, là bạn học không được xông ra cửa nhà.
– Ghế ngồi nên có chỗ tựa. Ngồi ghế quay vào tường (lấy tường làm điểm tựa). Bố trí như vậy, nếu là học sinh sẽ được thầy giáo quan tâm và sủng ái. Nếu đã đi làm, sẽ được nhiều người giúp đỡ, sự nghiệp phát triển nhanh chóng và thuận lợi.
– Bàn học không nên xông ra cửa chính. Đặt bàn học như vậy là phạm phải Xung Sát, khi học không tập trung tư tưởng, tinh thần bất ổn. Vì thế, khi đi thi thành tích sẽ kém, hoặc làm việc dễ mắc phải những sai sót không đáng có.
– Không nên quay lưng về phía cửa. Nếu bố trí như vậy, thì ngồi sẽ không có điểm tựa, khi đi học không được thầy cô sủng ái, đi làm không được cấp trên ủng hộ, sự nghiệp khó mà thành công trong tương lai.
– Không nên đặt ở hướng Trung Cung. Đặt bàn học như vậy, thì bốn phương đều không có điểm tựa, ở thế cô lập. Bất kể về tinh thần, học tập hay công tác, đều không mấy thuận lợi. Vì thế, không nên chọn hướng này để đặt bàn học.
Tuệ Duyên
*** Bài viết liên quan:
- 3 yếu tố cần thiết khi xem phong thủy nhà hàng khách sạn
- Bí quyết gia tăng phong thủy sức khỏe gia đình trường thịnh
- 6 Cẩm nang bố trí phong thủy văn phòng làm việc cần lưu ý
- 10 điều tối kỵ khi xây dựng nhà tắm theo phong thủy học
- Xây dựng phong thủy nhà bếp cần tránh 5 điều tối kỵ nhất
- 6 Mẹo phong thủy cửa hàng kinh doanh giúp làm ăn phát đạt
Xem thêm bài viết: Vận dụng trừ giải hung thần và cách sử dụng pháp khí trừ giải
Bạn đang xem bài viết:
Vận dụng thực tế của phong thủy học như thế nào?
Link https://myhocdaicuong.com/phong-thuy/van-dung-thuc-te-cua-phong-thuy-hoc-nhu-the-nao.html