Sự hình thành và những đặc điểm của phong thủy học hiện đại

su hinh thanh va nhung dac diem cua phong thuy hoc hien dai

Chúng ta đã khái quát chung về những nguyên lí, và nội hàm cơ bản của phong thủy học truyền thống, làm rõ sự xuất hiện, diễn biến cùng những thay đổi lịch sử và xu thế phát triển của phong thủy học.

Vì vậy, phong thủy học hiện đại phải làm thế nào để tiếp xúc. hoà hợp với các bộ môn khoa học tự nhiên khác trên nền tảng phong thuỷ học truyền thông.

Từ đó làm thế nào hình thành nên các kết cấu và đặc điểm khoa học? Trong bài này, hãy cùng MyHocDaiCuong tìm hiểu về những lý thuyết của phong thủy hiện đại.

1. Vật lý học địa cầu và phong thủy

Nếu nhìn từ quan điểm của ngành vật lí học địa cầu, mọi người có thể thấy địa cầu là do rất nhiều những nguyên tố cấu thành nên, những nguyên tố này sinh ra từ những vị trí và cường độ nhiệt, từ trường, địa điện vật, trọng lực cũng như các loại chất phóng xạ không giống nhau, ngoài ra còn có các yếu tố khác như núi sông, động thực vật, vi sinh vật…

Những vật chất này mỗi giây mỗi khắc đều sản sinh ra những chất vô hình hoặc hữu hình xung quanh vật thể, có lợi hoặc có hại. Những tác dụng này đối với sinh vật cao cấp nhất trên trái đất là con người có thể sẽ sinh ra các ảnh hưởng đặc biệt có lợi hoặc có hại.

Ví dụ những khu vực có cường độ trọng lực càng cao thì tuổi thọ của những người sống trong khu vực đó thường không cao. Nếu như bất kì một tầng địa cầu nào chứa những vật chất mang tính phóng xạ có hại, thì những người sống lâu ở khu vực đó sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí còn có thể biến dạng.

Có những khu vực do cấu tạo địa chất dị thường, gây nên những ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh sản của người và động thực vật ở đó. Một giáo sư nhiều kinh nghiệm tại Viện khoa học Nga đã cùng các đồng sự tiến hành nghiên cứu và chứng minh, các loại động thực vật sống ở khu vực bán nhiệt đới rất hay mắc bệnh.

Những nhân viên nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra địa chất ở các địa phương có tỷ lệ mắc bệnh ung thư, bệnh về máu cao và đã phát hiện ra những khu vực này đều là những khu vực có cấu tạo tầng địa chất phức tạp.

Họ còn phân tích các kết quả kiểm tra địa chất và những tư liệu của bệnh viện ở thành phố Saint Petersburg và phát hiện ra rằng những người sống tại khu vực nửa tầng địa chất, đặc biệt là những khu vực phức tạp có tỉ lệ mắc bệnh u cao gấp 2-3 lần những khu vực khác.

Người ta còn phát hiện ra rằng ở khu vực bán nhiệt đới thì tỉ lệ tai nạn giao thông cao gấp 10 lần so với những nơi khác. Khu vực bán tầng địa chất còn có thể thoát ra những chất khí mang tính phóng xạ, dẫn đến địa từ thay đổi.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng gây ra bệnh tật cho người cũng như cho động thực vật. Có những khu vực có cấu tạo địa chất tương đối tốt, trong các lớp đất có chứa những nguyên tố có tác dụng tốt với cơ thể người và động thực vật.

Ví dụ như nước Anh, nước Pháp, Thụy Sĩ, Italia, do kết cấu địa chất tốt, cuộc sống của những người sống ở đây đều rất cao, những thiên tai do tự nhiên tương đối giảm, kinh tế cũng phát triển hơn các khu vực khác.

Môn phong thuỷ học đã thông qua những dự cảm, cảm ứng, tính toán hàng ngàn năm, phán đoán mỗi một khu vực có lợi đối với cuộc sống, sức khỏe và sự phát triển của con người hay không? Thực ra, trong đó còn có rất nhiều những quy luật, nguyên lí là tương đồng với môn vật lí học địa cầu hiện đại.

Một trong những sứ mệnh và nội hàm của phong thủy học hiện đại chính là cần kết hợp lẫn nhau giữa những tri thức khoa học về phong thủy học truyền thống và những tri thức vật lí học địa cầu hiện đại.

Qua đó có thể tìm ra tính quy luật của một số những yếu tố thần bí, hiện tượng khó hiểu trong phong thuỷ học, qua đó có những giải thích khoa học khiến mọi người tin tưởng.

Thậm chí còn có thể vận dụng tốt những tri thức và phương pháp giữa vật lí học và phong thủy học, nghiên cứu các hiện tượng vật lí học và các tác động của địa cầu đối với sự sinh tồn và phát triển của con người, dựa trên nền tảng là những nhận thức về nhân loại.

Qua đó lợi dụng và cải tạo và thích nghi với những tác động của tự nhiên, tìm ra những quy luật và phương pháp để tự nhiên phục vụ cho con người, khiến con người và tự nhiên có thể hoà hợp được với nhau. Con người nhờ đó càng sinh tồn, thích ứng và phát triển một cách tốt hơn.

2. Địa chất thủy văn học và phong thủy

Địa chất thuỷ văn học hiện đại cho chúng ta biết, những ngọn núi dòng sòng, đất đai tự nhiên, các mạch nước ngầm và kết cấu địa chất trải qua hàng vạn năm biến hoá mà thành, hình thành nên núi non, sông ngòi, thuỷ chất, thổ chất, kết cấu thạch tầng.

Những kết cấu địa chất này lại sản sinh ra các loại nguyên tố hoá học vô cơ, hữu cơ, những chất này có thể có lợi hoặc có hại đối với con người.

Ví dụ như sắt, kẽm, các chất protein hữu cơ là có lợi cho con người, nhưng một số nguyên tố mang tính phóng xạ như rađium lại rất có hại cho sự phát triển trí lực của con người. Do sự khác nhau về hàm lượng và kết cấu, những nguyên tố hoá học này nên sản sinh ra những tác dụng không giống nhau đối với con người.

Tại sao có nơi con người có thể sống trường thọ? Mà lại có những nơi con người rất dễ mắc bệnh mà chết yểu? Những việc này đều liên quan mật thiết đến các điều kiện địa chất thuỷ văn.

Phong thuỷ học truyền thống rất coi trọng đến diện mạo đất đai, thuỷ lưu, thuỷ chất, có lúc còn thử mùi vị của đất và nước, từ đó có thể phán đoán xem phong thuỷ ở khu vực này có lợi hay không đối với thể lực và trí lực, tư duy và sự nghiệp của con người.

Nếu như nước có vị ngọt thì thường là đất cát (đất lành), còn nếu nước có vị đắng chát thì đó là đất không tốt. Đặc biệt tư tưởng “long mạch” trong phong thủy học truyền thống, chính là những kiến thức về vấn đề sơn mạch, thuỷ lưu và thạch tầng trong địa chất thuỷ văn học hiện đại.

Mà tư tưởng “giữ gìn long mạch” trong phong thuỷ cũng chính là sự kết hợp giữa những quan niệm trong việc bảo vệ đất đai, nguồn nước, bảo vệ môi trường của địa chất thuỷ văn học.

Một trong những nội hàm và sứ mệnh của phong thuỷ học, chính là kết hợp một cách có hệ thống giữa những kinh nghiệm hàng ngàn năm của phong thuỷ học truyền thống và những tri thức về địa chất thuỷ văn học.

Từ đó nghiên cứu mối quan hệ của đất và nước, hướng đi của sơn mạch, địa chất cũng như các loại nguyên tố hoá học khác nhau sẽ sản sinh ra những ảnh hưởng thế nào đối với tâm lý, sức khỏe và sự nghiệp của con người.

Khiến nhân loại càng hiểu thêm về tự nhiên, lợi dụng tự nhiên, cải tạo tự nhiên và thích ứng với tự nhiên, cuộc sống của con người nhờ đó càng tốt đẹp, càng khỏe mạnh.

3. Cảnh quan môi trường học và phong thủy

Con người sinh sống trong môi trường tự nhiên, bao gồm núi sông ao hồ, hoa lá cây cỏ. Con người còn sáng tạo nên những cảnh quan nhân tạo và rừng nhân tạo để môi trường sinh tồn thêm đẹp đẽ, thích hợp. Những cảnh quan tự nhiên và nhân tạo này đều nảy sinh những hiệu ứng vật lí, sinh lí, tâm lí đối với con người.

Trình độ tự động hoá của con người rất cao, nên có những năng lực phản ứng rất mạnh đối với những sự vật ngoài tự nhiên, từ đó có thể hiểu được môi trường có những ảnh hưởng quan trọng thế nào đối với sức khỏe và sự nghiệp của con người.

Ví dụ như, nếu con người sống trong một môi trường cảnh quan đẹp đẽ, thích hợp, màu sắc hoà hợp, sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái, thậm chí tư duy còn minh mẫn hơn.

Con người thời cổ đại rất coi trọng sự đẹp đẽ của khu vườn trong gia đình, và cũng rất coi trọng đến phong thuỷ trong vườn, cho rằng kiến trúc của vườn, hoa lá cây cỏ, hòn non bộ…

Đều phải phù hợp với những yêu cầu của phong thủy, điều này có thể có lợi cho sức khỏe và sự nghiệp, đây là những nhận thức về cảnh quan môi trường trong phong thuỷ học.

Một trong những sứ mệnh và nội hàm của phong thuỷ học, chính là tìm tòi những chân lí trong phong thuỷ học truyền thống, để kết hợp với cảnh quan môi trường học, không chỉ nghiên cứu quy luật mĩ học.

Quy luật kiến trúc học và quy luật thực vật học của cảnh quan môi trường, mà còn phải nghiên cứu sâu hơn về kết cấu, phương hướng, tài liệu, màu sắc, ngoại hình cũng như những tác dụng đối với sinh lí và tâm lí của con người. Từ đó tìm ra những quy luật và phương pháp khoa học của cảnh quan môi trường có lợi cho sức khỏe và sự nghiệp của con người.

4. Kiến trúc sinh thái học và phong thủy

Kiến trúc sinh thái học là nghiên cứu sinh thái học giữa môi trường kiến trúc nhân loại và quan hệ cộng sinh sinh vật trong giới tự nhiên, là tìm hiểu một cách sâu sắc những hoạt động sinh tồn trên địa cầu để có thể tiếp tục phát triển cân bằng.

Một phương diện kiến trúc sinh thái học sẽ khiến nhân loại nhìn thấy cả một bộ phận của hệ thống sinh thái trong môi trường tự nhiên, từ đó yêu cầu kiến trúc cần phải phù hợp với quy luật cộng sinh cân bằng hệ thống sinh thái trong môi trường tự nhiên;

Một phương diện khác là nhìn sinh thái tự nhiên giống như một hệ thống hữu cơ của kết cấu kiến trúc cụ thể có những ảnh hưởng đối với con người, vì thế khi yêu cầu người ta quy hoạch kiến trúc nên suy nghĩ đến những ảnh hưởng đối với con người và chức năng kết cấu của môi trường sinh thái.

Từ khi có loài người thì đã sản sinh ra kiến trúc học. Nhân loại có bản năng sinh tồn, cũng cần phải tìm một nơi tránh mưa tránh gió, đề phòng những sự cố có thể xây ra. Thế là xuất hiện những ngôi nhà do con người sáng tạo nên.

Cùng với sự phát triển của con người, kiến trúc những ngôi nhà của con người cũng dần dần được nâng cao, ngoài tính thực dụng, tính an toàn, có thêm những nhu cầu về tính mỹ quan, tính chặt chẽ, tính khỏe khoắn, đồng thời hy vọng sự hài hoà giữa nơi ở với môi trường xung quanh, có lợi cho sức khỏe cũng như tinh thần của người cư trú.

Cùng với sự phát triển đa dạng của kiến trúc nhân loại, giữa kiến trúc nhà dân với kiến trúc dinh thự, giữa kiến trúc đền chùa với kiến trúc cung đình cũng đều có những mối quan hệ và những nhu cầu khác nhau đối với môi trường sinh thái. Sự khác nhau về vị trí địa lý của nơi xây dựng, sự khác nhau về vật liệu xây dựng, sự khác nhau về hình thái, phong cách, phương hướng và màu sắc kiến tạo.

Tất cả những nhân tố này đều có ảnh hưởng, tác dụng khác nhau tới những người có nghề nghiệp và quan điểm sống khác nhau, từ đó sản sinh ra những hiệu ứng tốt xấu khác nhau.

Một trong những ý nghĩa và sứ mệnh của phong thuỷ hiện đại chính là phải kết hợp hài hoà giữa sự hợp lý của thuật phong thuỷ truyền thống với kiến trúc sinh thái đương đại, không chỉ nghiên cứu những hiệu ứng tốt xấu của hướng xây dựng, hình thái và sắc thái vật liệu xây dựng đối với sức khỏe cũng như sự phát triển sự nghiệp của những người khác nhau.

Bên cạnh đó còn phải nghiên cứu đến những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của cách thức bố cục các yếu tố xây dựng đối với môi trường tự nhiên, nắm chắc việc điều chỉnh, ưu việt của các yếu tố xây dựng và cách thức bố cục của nó, làm cho nó càng trở nên hài hoà, đồng điệu với môi trường tự nhiên.

Từ đó có được phương pháp khoa học có lợi, tìm ra được quy luật khách quan thống nhất, hài hoà giữa ba nhân tố con người, vật liệu xây dựng và môi trường tự nhiên.

5. Tinh thể học vũ trụ với phong thủy

Trái đất là một phần trong tinh hà vũ trụ, từng giây từng phút nó đều chịu ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn, lực đẩy, lực tác động của những tinh thể xung quanh. Những thông tin quang điện, lực từ, nhiệt năng, và năng lượng trong vũ trụ không lúc nào là không gây ra những hiệu ứng hoặc tốt hoặc xấu đối với trái đất.

Còn con người là một sinh vật cấp cao có khả năng cảm ứng mạnh nhất đang sinh sống trên trái đất, do vậy cũng tự nhiên chịu ảnh hưởng của những hiệu ứng mà các tinh thể vũ trụ gây ra cho trái đất.

Ví dụ: Những hiệu ứng quang năng nhiệt năng mà mặt trời tạo ra cho trái đất làm cho vạn vật được sinh tồn và phát triển, những điểm đen của mặt trời có ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người cũng như tất cả các loài động thực vật trên trái đất.

Còn nữa; sự tròn khuyết và chu kỳ vận chuyển của mặt trăng có tác dụng rõ rệt đối với sự lên xuống của thủy triều nước biển, đồng thời nó cũng có ảnh hưởng nhất định đối chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Những thay đổi khác thường đặc thù như nhật thực, nguyệt thực và sao chổi cũng gây ra tác dụng đặc biệt đối với từ trường, nhiệt độ, địa chấn cũng như những thiên tai hạn hán lũ lụt trên trái đất.

Đồng thời cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tâm sinh lý, tư tưởng tình cảm và những bệnh tật, sợ hãi hoang mang của con người. Do vậy nó cũng có thế tiến đến gây ra những hỗn độn và thay đổi của xã hội.

Tiếp đến, những ảnh hưởng rõ rệt của những điểm đen mặt trời đối với sức khỏe con người là điều ai cũng biết, những tác dụng đặc hữu mà nhật thực nguyệt thực gây ra cho trái đất và con người, tất cả chúng đều minh chứng cho mối liên hệ cảm ứng giữa các tinh thể vũ trụ với trái đất và loài người.

Những hiện tượng và quy luật kể trên hoàn toàn tương thông và phù hợp đối với ý niệm thống nhất hài hoà đối ứng của “thiên, địa, nhân” mà phong thủy học truyền thống tìm kiếm.

Cuốn sách quý về phong thuỷ học “Hoàng đế trạch kinh” được truyền lại từ hàng ngàn năm trước đã sớm nhắc đến việc xem phong thuỷ phải đạt đến mức “nhân trạch tương phù, cảm thông thiên địa” (con người và nơi ở phải nương dựa vào nhau, trời và đất phải hài hoà với nhau).

Một trong những ý nghĩa cũng như sứ mệnh của phong thuỷ học hiện đại chính là phải nối tiếp và liên hệ được học thuyết thống nhất hài hoà giữa “thiên, địa, nhân” của phong thuỷ học truyền thông với tinh thể học vũ trụ hiện đại.

Nghiên cứu và dự kiến được các quy luật hiệu ứng tốt xấu mà những tinh thể vũ trụ cùng với những biến dị của nó gây ra cho trái đất và con người, có những biện pháp nắm bắt.

Điều chỉnh và tránh những ảnh hưởng xấu đối với trái đất và con người gây ra bởi những biến động năng lượng tự nhiên vũ trụ, tìm hiểu sự đối ứng đồng bộ cũng như mức độ lý tưởng hài hòa cùng tồn tại của ba nhân tố vũ trụ, trái đất và con người.

6. Khí tượng học với phong thủy

Mùa đông, khí hậu của miền Bắc và miền Nam có sự khác biệt, nhiệt độ chênh lệch giữa miền Nam và miền Bắc khá cao. Sự khác biệt về khí tượng này có ảnh hưởng rất rõ đối với sức khỏe con người, đối với thói quen ăn ở của con người, đặc biệt là đối với việc cư trú, xây cất nhà cửa.

Ví dụ ở miền Bắc, khí hậu rất lạnh, những người bị các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn khá nhiều, nhưng nếu họ đến sinh sống thì đa số họ đều có thể không chữa mà khỏi.

Những ngôi nhà ở phương Bắc, vì cần tránh lạnh giữ ấm nên những bức tường được xây dựng rất dày, cổ nhân đã nghĩ ra cách đào nhà hang để tránh lạnh, có tác dụng đông ấm hè mát;

Những ngôi nhà ở miền Nam vì muốn tránh nóng và tránh thuỷ triều nên bố cục nhà có rất nhiều cửa, có nhà còn có cả lỗ thông ánh sáng (cái tum), giúp thông gió mát mẻ, có một số những người dân miền núi nghĩ ra cách dùng những thân tre, thân gỗ làm chân để nâng những ngôi nhà lên khỏi mặt đất (nhà sàn).

Nhờ đó có thể giúp thông gió chống ẩm, lại có thế phòng ngừa sự xâm hại của thú dữ và rắn độc. Xét từ quan điểm phong thuỷ học truyền thống, hướng xây dựng của những ngôi nhà miền Bắc thường quay lưng về hướng Bắc, mặt quay về hướng Nam là tốt nhất;

Còn những ngôi nhà miền Nam không nhất định cứ phải quay lưng về hướng Bắc, quay mặt về hướng Nam, mà chỉ cần có thế thuận, tức căn cứ vào hình thái sông núi xung quanh ngôi nhà hoặc hướng chạy của con đường xung quanh ngôi nhà để có được sự lựa chọn hợp lý, từ đó điều chỉnh phương vị và hướng nằm, đó mới là một ngôi nhà lý tưởng.

Xét từ quan điểm khí tượng học, sở dĩ những ngôi nhà miền bắc chủ yếu quay lưng về phía bắc quay mặt về phía nam là vì muốn thông qua những khung cửa nhà cửa sổ quay về hướng nam đón nhận ánh nắng để sưởi ấm, còn những bức tường quay lưng về phía bắc là để tránh gió tránh lạnh;

Còn những ngôi nhà miền Nam, họ không nhất định phải tuân theo yêu cầu trên, họ chỉ cần có thế thuận thông phong (gió), mát mẻ và ngừa triều là được. Có thể thấy, phong thuỷ học truyền thống và khí tượng học cũng có những điểm tương đồng nhau.

Ngoài ra, phong thuỷ học truyền thống đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa kiến trúc với gió với khí hậu, đây chính là điểm hoàn toàn tương đồng với vấn đề khí hậu học mà khí tượng học nghiên cứu.

Một trong những ý nghĩa và sứ mệnh của phong thuỷ học hiện đại là phải kết hợp và quy ước phong thuỷ học truyền thống với khí tượng học hiện đại lại với nhau.

Tìm hiểu xem làm thế nào để bố cục và sự điều chính kiến trúc thích ứng được với sự thay đổi của khí tượng và khí hậu, từ đó có lợi cho sức khỏe cùng sự hòa thuận trong gia đình cũng như sự phát triển đi lên của sự nghiệp.

7. Từ trường với phong thủy

Từ trường học trái đất cho rằng: trái đất là một trường lực từ mạnh lấy Bắc cực và Nam cực là điểm khởi đầu, loại trường lực từ này có tác dụng quan trọng đối với sự vận chuyển ổn định và cân bằng tự của bản thân trái đất cũng như tính ổn định của các vật thể trên bề mặt trái đất.

Trong quá trình tự vận chuyển và quay quanh mặt trời, trái đất với tư cách là một trường lực từ lớn mạnh, sẽ tạo ra một lực hấp dẫn hướng từ rất mạnh, đây chính là tính phương hướng của lực từ trái đất.

Do tác dụng truyền cảm của loại lực từ trái đất có hướng rõ rệt này, mỗi một vật thể trên trái đất đều tạo ra một lực cảm ứng từ nhất định, khiến cho những vật thể này cũng có khả năng phân biệt phương hướng tương ứng.

Ví dụ, chiếc la bàn đã được người Trung Quốc phát minh ra từ rất sớm, chức năng phân biệt cảm ứng phương hướng bên trong cơ thể con người và các loài chim, chính là do những cảm ứng từ của trái đất đã khiến chúng có được khả năng đó.

Những điều trên chính là hiện tượng mà các nhà phương vị học từ trường trái đất cần phải nghiên cứu. Tất cả những từ trường, từ hướng và phương hướng của chúng nói trên đều có ảnh hưởng rất lớn đối với con người và tình hình sinh sống của họ.

Ví dụ, vị trí của chiếc giường cũng như tư thế nằm ngủ của con người cũng chịu ảnh hưởng của lực từ trường trái đất, những người ở bắc bán cầu nếu nằm ngủ quay đầu về hướng bắc sẽ có cảm giác yên tĩnh thoải mái.

Bởi từ trường ở bắc bán cầu sẽ tạo ra tác dụng an định, điều tiết bộ não của con người, khiến cho giấc ngủ của con người được yên tĩnh, bộ não con người được nghỉ ngơi đầy đủ.

Còn những người ở nam bán cầu khi ngủ phải quay đầu về hướng nam là tốt nhất, nguyên nhân cũng tương tự, chỉ có điều từ trường của nam cực đang có tác dụng chính diện.

Nếu con người nằm ngủ quay đầu về hướng đông hoặc tây, thì giấc ngủ có thể sẽ rất kém, một mặt nó không đồng bộ với tác dụng của từ trường ở nam bắc cầu, một mặt nó không phối hợp nhịp nhàng với lực dẫn từ hướng tự vận chuyển của trái đất.

Đương nhiên, do những sự thay đổi đặc thù của lực tác dụng từ trường ở một điểm nào đó, đôi khi đầu quay về hướng đông tây cũng có thể thích ứng được với phương hướng của từ trường.

Nếu như vị trí của chiếc giường ngủ không đối ứng với từ hướng trái đất, thì có thể sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tinh thần của con người, thậm chí nó còn ảnh hưởng tới cả sự hoà hợp trong gia đình.

Tương tự, những căn nhà ở bắc bán cầu thường quay lưng về hướng bắc, quay mặt về hướng nam là thích hợp; còn những căn nhà ở nam bán cầu thường quay lưng về phía nam quay mặt về phía bắc là tốt.

Những điều trên chính là kết luận mà phong thuỷ học truyền thống đã quan sát, dự đoán và nghiên cứu hàng ngàn năm nay, chỉ có điều cho đến ngày nay người ta vẫn chưa thế dùng những khái niệm và những nguyên lý khoa học tự nhiên để giải thích nó mà thôi.

Một trong những ý nghĩa và sứ mệnh của phong thủy học hiện đại chính là phải kết hợp hài hoà giữa phong thủy học truyền thống với phương vị học từ trường trái đất hiện đại.

Từ đó tìm hiểu và nghiên cứu tính quy luật của những ảnh hưởng của phương vị. Từ hướng trái đất đối với con người cũng như thói quen cư trú của họ, tìm ra được phương hướng.

Từ hướng trái đất tương ứng với con người và kiến trúc của họ, bên cạnh đó tìm ra những phương pháp có lợi cho sức khỏe cũng như sự phát triển về sự nghiệp của con người.

8. Thông tin sinh mệnh nhân thể học với phong thủy

Con người là chủ của trái đất, là tinh hoa của vũ trụ, là linh trưởng của vạn vật. Tất cả những gì chúng ta nghiên cứu, bao gồm cả phong thuỷ học hiện đại, đều là để phục vụ cho con người; làm cho con người ngày càng khỏe mạnh, tốt đẹp và thoải mái khi sống trên trái đất này.

Tuy nhiên, mỗi giây mỗi phút con người đều chịu những ảnh hưởng tốt xấu gây ra bởi trái đất cùng các nhân tố trong vũ trụ tự nhiên cũng như các thông tin năng lượng.

Muốn tìm hiểu những quy luật ảnh hưởng đến sinh mệnh con người của các nguồn thông tin năng lượng này, từ đó tìm ra được biện pháp tránh những tai hại và xung khắc thì phải nghiên cứu cơ thể con người, nghiên cứu quy luật của các thông tin sinh mệnh con người.

Con người là một cơ thể sống cao cấp nhất, được cấu thành bởi nhiều nguyên tố hoá học, bản thân cơ thể con người cũng không ngừng sản sinh ra những thông tin năng lượng.

Những thông tin năng lượng này phải hoà hợp đồng bộ với thông tin năng lượng của giới tự nhiên, có vậy thì mới có thể cùng đạt được những kết quả tốt đẹp, từ đó con người mới có thể sinh tồn và phát triển tốt hơn.

Phong thủy học truyền thống cho rằng: cá thể sống của mỗi người đều có những “cách thức ra lệnh” (mệnh cách) khác nhau. Lấy thông tin học nhân thể để giải thích là: cơ thể của mỗi người có những thông tin năng lượng và các cơ cấu tổ hợp khác nhau.

Những “cách thức ra lệnh” khác nhau này hoặc những trạng thái thông tin nhân thế khác nhau (tôi gọi là “thông tin phong thuỷ nhân thể”) có sự liên kết trao đổi với vị trí nơi ở khác nhau và thông tin năng lượng tự nhiên khác nhau, từ đó tạo ra những hiệu ứng tốt xấu khác nhau.

Những điểm trên chính là đối tượng nghiên cứu của thông tin học nhân thể con người và phong thuỷ học. Một trong những ý nghĩa và sứ mệnh của phong thuỷ học hiện đại chính là cần kết hợp phong thuỷ học truyền thống với thông tin học sinh mệnh nhân thể hiện đại.

Từ đó tìm hiểu làm thế nào để điều tiết hai chiều những thông tin sinh mệnh nhân thể khác nhau và các thông tin tự nhiên ở những vị trí khác nhau, làm cho hai loại thông tin này đồng bộ đối ứng với nhau.

Làm cho hai loại năng lượng tổ hợp được tốt nhất với nhau, qua đó làm cho cơ thể cũng như tinh thần của con người được khỏe mạnh, gia đình hoà thuận, sự nghiệp phát triển.

Y học thực ra cũng là một phương pháp để giúp cho thông tin nhân thể và thông tin tự nhiên được hài hoà đối ứng với nhau. Đông y chính là loại được trực tiếp thu lượm các năng lượng thông tin khác nhau của giới tự nhiên. Tây y cũng là thứ đến gián tiếp từ tự nhiên.

Có một số khoáng chất, nước khoáng có thể trực tiếp dùng để điều trị bệnh tật của con người. Đối chứng trị bệnh (xem triệu chứng để điều trị) chính là điều tiết và trao đổi sao cho thích hợp các năng lượng thông tin tự nhiên với năng lượng thông tin nhân thể, từ đó tạo ra những hiệu quả hài hoà, khỏe mạnh cho cơ thể con người.

Người có lục phủ ngũ tạng, trời đất có âm dương ngũ hành, ngũ tạng là tâm, gan, tỳ, phổi, thận; ngũ hành là kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ, cả hai đều cần phải hài hoà đối ứng với nhau.

Nếu quan hệ giữa ngũ tạng của con người và ngũ hành của trời đất thất thường sẽ sinh ra các loại bệnh tật, xuất hiện các vấn đề về sức khỏe. Tất cả việc lấy thông tin tự nhiên thích hợp để điều trị các thông tin sinh mệnh cơ thể đều khiến con người được hài hoà và khỏe mạnh.

Nếu nói rằng, y học bắt tay từ việc điều tiết các thông tin sinh mệnh nhân thể, để từ đó thích ứng được với các thông tin tự nhiên, vậy việc điều chỉnh phong thuỷ kiến trúc chính là được bắt tay từ việc điều tiết tự nhiên, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận hành của các thông tin sinh mệnh nhân thể.

Một số thông tin năng lượng xảy ra ở vị trí, cách thức, vật liệu, màu sắc của căn phòng làm quấy nhiễu hoặc làm tổn hại sức khỏe, tâm lý, tư duy và tình cảm của con người, và nó cũng tự nhiên phá hoại sự nghiệp cũng như gia đình của anh ta. Loại kiến trúc này bắt buộc phải được điều chỉnh và cải tạo những thông tin phong thuỷ của nó.

Mỗi một nhóm thông tin sinh mệnh nhân thể của cá nhân đều là một vũ trụ thu nhỏ, có nghĩa nó chịu ảnh hưởng của những vật thể tự nhiên xung quanh và các thông tin năng lượng của con người, chính nó cũng có thể ảnh hưởng tới những người xung quanh hoặc các thông tin của các sự vật khác.

Ví dụ, một người có chứa trong mình mầm bệnh thì tất yếu sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của những người xung quanh. Một số thể thông tin sinh mệnh có năng lượng khá lớn cũng có thể có ảnh hưởng tốt đối với con người và các sự vật xung quanh.

Ví như người luyện khí công đã đắc đạo có thể thông qua các cách truyền đạt thông tin để điều chỉnh có hiệu quả những người xung quanh, thậm chí là một số thông tin tự nhiên nào đó.

Do vậy, thông tin sinh mệnh của mỗi người cũng có thể tự điều chỉnh và được ưu hoá thông qua các phương pháp như rèn luyện thân thể hoặc luyện khí công.

Tuệ Duyên

Xem thêm bài viết: Cơ sở khoa học của Thuật Phong Thủy như thế nào?

Bạn đang xem bài viết:
Sự hình thành và những đặc điểm của phong thủy học hiện đại
Link https://myhocdaicuong.com/phong-thuy/su-hinh-thanh-va-nhung-dac-diem-cua-phong-thuy-hoc-hien-dai.html

Các tìm kiếm có liên quan: Học phong thủy hiện đại hiệu quả nhất. Nghiên cứu và ứng dụng phong thủy ở Việt Nam. Nguyên tắc cơ bản của phong thủy hiện đại. Nhìn nhận về phong thủy theo phương diện kiến trúc hiện đại. Giáo trình phong thủy học cơ bản đến chuyên sâu.

Các tìm kiếm có liên quan: Phong thủy nhìn từ kiến trúc hiện đại. Tài nguyên dạy phong thủy và hướng dẫn chi tiết nhất. Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại. Tư vấn và khóa học phong thủy chuyên sâu. Thầy phong thủy hiện đại làm gì? Ứng dụng của phong thủy hiện đại trong nhà ở.


Ngày đăng:

Chuyên mục:

Tác giả:

Lượt xem:

35

Tags:

error: