Trong quy hoạch kiến trúc phong thủy, thì mối quan hệ giữa văn hóa và các thành phố như thế nào? Làm thế nào để vận dụng phong thủy trong việc chọn đất và quy hoạch cho các thành phố chuẩn nhất.
1. Mối quan hệ giữa văn hóa và các thành phố.
Thành phố là khu vực tập trung mà con người dựa vào địa lý xây dựng nên. Nếu nhìn bên ngoài, thành phố là quang cảnh của những kiến trúc đồ sộ, hay những con đường ngoằn ngoèo, là không gian văn hóa kinh tế luôn chuyển động tấp nập.
Thành phố là nơi tập trung các trường học, cơ cấu văn hóa và nhân tài, là nơi tập trung cơ sở sản xuất và cơ sở sinh hoạt, và là nơi tập trung các phương tiện công cộng, như hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống giao thông, hệ thống điện tử viễn thông, hệ thống giáo dục, hệ thống mạng lưới xí nghiệp thương nghiệp,…
Thành phố là một hệ thống vật chất có mật độ cao, năng lượng lớn, hoạt động tấp nập và có thành phần cấu tạo phức tạp. Đây là không gian cơ bản để mọi người hoạt động, lao động và sinh hoạt, là nơi để mọi người tập trung kinh doanh, nghiên cứu khoa học, văn hóa nghệ thuật, là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, hoạt động tiền tệ,…
Thành phố là cơ thể có sinh mệnh. Sự ra đời và phát triển của thành phố, từng giờ từng phút không thể tách rời với môi trường xung quanh, mỗi ngày mỗi giờ như nước sông chảy mãi không bao giờ nghỉ ngơi.
Thành phố cũng có sự trao đổi vật chất, năng lượng và văn hóa với môi trường xung quanh. Thành phố cũng giống như một con người, có bộ não, có hệ thần kinh, có hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa.
Trung tâm chỉ huy, quyết sách, quy hoạch kiến trúc của thành phố chính xác là hệ thống não bộ của nó. Hệ thống điện, viễn thông là hệ thần kinh, mạng lưới giao thông chính là hệ thống tuần hoàn,…
Thành phố và môi trường xung quanh nó không ngừng tiến hành sự trao đổi chất, thay thế các tế bào cũ bằng các tế bào mới. Vì thành phố được coi là một cơ thể sống hữu cơ, nên nó cũng có các cá tính của riêng mình, có linh hồn của mình.
Mà linh hồn của thành phố, chính là văn hóa mà nó thể hiện ra bên ngoài. Văn hóa thành phố bao gồm ba bộ phận, mà bộ phận nòng cốt chính là nội dung tinh thần như tôn giáo, văn học, nghệ thuật và hình thái ý thức.
Bộ phận thứ hai là văn hóa đặc sắc, được biểu hiện ra bên ngoài của phương thức sống như phong tục, ăn uống, trang phục, lễ nghĩa, lễ tiết,… Bộ phận thứ ba là hình thái bên ngoài của thành phố, là dung mạo như bố cục mặt bằng thành phố, kiến trúc chủ thể, đường phố.
Ba bộ phận này của thành phố kết hợp lại với nhau, sẽ tạo thành một chỉnh thể, mà bộ phận thứ ba được coi là chủ thể của thành phố, và cũng là nội dung chủ yếu của phong thủy học kiến trúc thành phố.
Giữa các thành phố còn có sự lớn nhỏ và đẳng cấp khác nhau. Do rất nhiều nguyên nhân lịch sử và chính sách hiện tại, mà hình thành nên một hệ thống thành phố nhất định. Thông qua quan hệ giao thông hình thành nên một mạng lưới thành phố.
Trong hệ thống của một thành phố, thường có một hoặc vài thành phố lớn đứng đầu, chất lượng văn hóa, nghệ thuật, khoa học cao nhất, hệ thống thông tin linh hoạt nhất. Tin tức mới, thời trang mới,… thường xuất hiện và lưu hành ở các thành phố này, rồi mới thông dụng ở các thành phố loại một khác, hay nông thôn.
Những thành phố lớn đứng đầu như vậy là một trung tâm ngôn ngữ, và phong tục xã hội của một khu vực, một dân tộc và một quốc gia. Trào lưu văn hóa của các thời đại, và các khu vực đều có một thành phố trung tâm làm đại biểu cho nó.
Sự thay đổi trong văn hóa xã hội tất nhiên cũng gây ra sự thay đổi cho thành phố. Quy mô kết cấu của thành phố là minh chứng tập trung, và rõ nét nhất cho giai đoạn phát triển văn hóa xã hội.
Ta có thể xem xét tới quá trình lựa chọn vị trí để lập kinh đô ở thời cổ đại của Trung Quốc. Việc lựa chọn thành phố thời cổ đại ở Trung Quốc rất được xem trọng. Nó có liên quan đến sự nghiệp trong tương lai của một triều đại có phát hưng thịnh không?
Nó liên quan đến tiền đồ và vận mệnh trong tương lai của một dân tộc và một quốc gia. Việc chọn kinh đô thời xa xưa, có rất nhiều tri thức văn hóa như quy phạm lễ nghi, và sự tương ứng giữa trời và người.
Khôi Nguyên Văn Hiếu đã từng ghi lại quá trình và nguyên lý lựa chọn thành phố đã xuất hiện rất sớm, ngay từ thời Chu đã được ghi lại trong Kinh Thi. Trong cuốn sách Đại Nhã Công Liêu có ghi lại:
Tổ tiên 12 đời của Chu Văn Vương là Công Liêu. Khoảng thế kỷ 15 trước công nguyên đã lãnh đạo người dân nước Chu đi di dân. Công Liêu đã leo lên núi, để xem xét địa hình, chỉ thấy phía Nam của dãy núi là nơi trăm suối đổ về, đất đai rộng rãi có thể cư trú được.
Vì thế, ông đã lập biểu, tính toán và đo đạc, quan sát mặt trời Tương Kỳ m Dương, Quan Kỳ Truyền Lưu (nghĩa là xem xét sự vận động qua lại của mặt trời và mặt trăng, quan sát dòng chảy của sông suối).
Sau đó, ông ta đã quyết định chọn một nơi đất đai bằng phẳng, nguồn nước phong phú để bắt đầu. Đây là nơi trăm suối đổ vào, sông nhỏ uốn mình vây quanh. Phía Bắc có dãy núi cao, có thể giúp tránh sự xâm nhập của gió Bắc, phía Nam thì xa xa là núi.
Đông và Tây giống như hai tai của con tắc kè núi đang dựng lên. Đây là nơi mà sông và núi bao quanh, phía Nam thì rộng rãi. Nơi này thì có thể tránh được thủy tai, không bị khô hạn lại có thể tránh được chiến tranh loạn lạc.
Vì thế, Công Liêu đã cho xây dựng kế hoạch cụ thể. Làm thế nào để xây dựng một nơi cho dân sinh sống? Làm thế nào để khai khẩn ruộng đất? Làm thế nào để xây dựng bến tàu? Ông đã dùng dòng chảy để vận chuyển đá và các công cụ nông nghiệp.
Chính việc chọn được vùng đất đẹp và bố cục xung quanh, đã khiến cho dân ở các nơi khác kéo đến sinh sống. Không lâu sau, hai bờ Hoàng Khê và Quả Khê đã có bách tính đến sinh sống.
Đây chính là sự lựa chọn đúng đắn, để con cháu đời đời hưởng phồn vinh và làm cho Đô Ấp phát triển thêm bước nữa. Đất chọn làm Kinh đô phải là vùng bằng phẳng, rộng rãi và phì nhiêu màu mỡ.
Lưng phải dựa vào núi lớn, hai bên trái phải có sông suối hay hồ nước ngọt, trong thành phố có hệ thống thoát nước thông thoáng. Khi chọn đất phải tận dụng các điều kiện, và tài nguyên thiên nhiên để tiến hành trồng trọt.
Đảm bảo cung cấp được lương thực thực phẩm mà người dân trong thành phố cần, cũng như để phát triển gia súc gia cầm, phát triển kinh tế và thu hút được nhiều người hơn nữa đến với thành phố.
Sau đó, chọn một nơi thuận lợi, trong xây thành ngoài lập quách, bên ngoài nữa thì đào hào sâu. Đất thấp xây gò cao để phòng giặc, đất cao thì đào kênh rạch lưu thông nước. Một thành phố như vậy mới được coi là Kinh Thành.
Trong quan niệm văn hóa của người Trung Quốc cổ đại, thì thiên nhiên và con người có mối quan hệ mật thiết tương cảm tương thông với nhau. Ba yếu tố lớn là trời, đất, người tạo thành Tam Tài, tạo nên một cơ thể thống nhất.
Đô thành và quốc gia là sự phản ánh của cơ thể đó. Do vậy, việc chọn đất xây thành và quy hoạch bố cục có quan hệ qua lại với thiên văn, khí tượng tạo thành một hệ thống cảnh quan sinh thái hữu cơ. Đây chính là nguyên tắc cao nhất trong văn hóa cổ đại Trung Quốc.
Minh Đường là kiến trúc không thể thiếu được ở thành thị. “Minh đường trên tròn dưới vuông, bốn bên có hai mươi hộ cửu đường. Xây dựng xung quanh như trên trời vậy, vô cùng đẹp đẽ”.
Chính tư tưởng quy hoạch cố đô kiểu Pháp Thiên Tượng Địa, đã hình thành nên đặc trưng của thành cổ trong văn hóa phương Đông. Căn cứ vào công trình nghiên cứu về Minh Đường, thì Minh Đường chính là nơi tiến hành tế lễ dựa theo trình tự của lễ tiết và phương vị không gian.
Sau này, Minh Đường trở thành nơi mà thiên tử công bố chính sự và thi triển lễ giáo. Dựa theo công năng của nó mà người ta chia thành Minh Chính Giáo, Minh Chư Hầu Tôn Ti, Hướng Minh Nhi Khởi,…
Các bậc đế vương đều rất coi trọng nơi xây dựng, cũng như thiết kế của Minh Đường. Hình dáng của Minh Đường như sau: trên hình tròn giống như trời, dưới bằng phẳng vuông vức giống như đất.
Tám cửa sổ có bát phong, bốn mặt tượng trưng cho bốn mùa, chính nhà giống như chín chân trong thiên hạ, mười hai phòng tọa giống như mười hai tháng trong năm.
Gia Tư thời Bắc Ngụy khi giảng về Minh Đường đã nói rất rõ: bề mặt Minh Đường rộng 144 mét, giống như sách sổ trong quẻ Khôn. Phòng hình tròn dài 216 mét, giống sách số trong quẻ Càn. Thái miếu và thái thất rộng 7 trượng, lấy số âm; thất kinh 9 trượng lấy số dương.
Chín thất đường nhỏ giống như đất đai 9 chân, mỗi căn nhà cao 81 mét, lấy số 99 của Hoàng Trung Lữ thời cổ. Xung quanh có 28 trụ cột giống như 28 vì tinh tú; tường bên ngoài cao 24 trượng, tượng trưng cho 24 khí tiết của một năm.
Nếu nhìn từ trên không, thì sự chặt chẽ trong bố cục của thành đô, giống như một kiệt tác theo chủ nghĩa tượng trưng vũ trụ. Trong quan niệm văn hóa truyền thống cổ đại của Trung Quốc.
Mỗi một vì sao trên trời, nắm giữ vận mệnh của một người, trên trời cũng hình thành nên một vương quốc thâm nghiêm đẳng cấp. Bắc Cực Tinh, Bắc Đẩu Tinh nằm ở trung tâm, được các vì tinh tú khác vây quanh.
Trong cuốn sách Sử Ký Thiên Quan Thư. Tư Mã Thiên gọi nó là Trung Cung. Các mặt khác của nó thuộc 4 cung Đông, Tây, Nam, Bắc. Cả bầu trời được phân chia thành Tam Viên và Nhị Thập Bát Tú.
Khu vực trung tâm của nó là chòm sao Bắc Đẩu, tượng trưng cho khu vực trung tâm, và đô thành dưới nhân gian. Đẩu Vi Đế Sa, chòm sao này là người chủ của tất cả sự vật của tự nhiên và nhân gian.
2. Vận dụng phong thủy trong việc chọn đất và quy hoạch cho các thành phố.
Các nhà phong thủy khi chọn đất làm kinh đô, thôn lạc hay nơi ở đã có một nguyên tắc tổng kết, là phải có môi trường đơn nguyên theo hình thức được phong kín. Môi trường đơn nguyên được gọi là thái cực, nó có sự tương ứng với đơn nguyên địa mạo trong địa lý học.
Dựa vào hình dáng đơn nguyên của đất to nhỏ khác nhau, mà người ta phân ra thành các đẳng cấp thái cực khác nhau. Thái Tổ là cấp một, Tiểu Tổ là cấp hai, Tổ Tông là cấp ba, bố mẹ và sao chủ là cấp bốn.
Trong cùng một cấp ở thái cực, lại dựa vào địa hình kết cấu để phân tiếp thành ba tầng: ngoại thái cực, trung thái cực, nội thái cực. Các nhà phong thủy học đã căn cứ vào thái cực to nhỏ để quyết định sắp xếp đô thành, thành thị, thị trấn thị tứ và nơi cư trú của người dân.
Thái cực cấp một có thể dùng làm nơi xây dựng đô thành, thái cực cấp hai và thái cực cấp ba được dùng để xây dựng các thành phố hay các hương trấn, thái cực cấp bốn chỉ dùng để làm chỗ cho dân ở. Các cấp thái cực có yêu cầu về diện tích nhất định.
Ví dụ như đất làm nơi đóng đô phải to rộng, bằng phẳng và phải nằm trên các bình nguyên. Yêu cầu về diện tích của các bình nguyên này là bốn bên phải lớn hơn một trăm dặm.
Nếu là phủ trị thì yêu cầu diện tích bình nguyên vài chục dặm. Các châu huyện yêu cầu diện tích bình nguyên phải từ 20 dặm đến 30 dặm. Còn các thôn xóm thì không được dưới 10 dặm.
Bình nguyên càng lớn thì việc phát triển càng tốt, và sức mạnh cũng càng lên cao. Sức mạnh ở đây muốn nói đến các yếu tố như sức sản xuất, như tài nguyên thiên nhiên phong phú, mật độ dân số đông, kinh tế phát đạt,…
Có nhà phong thủy học đã coi các cấp thái cực thành đại, trung, tiểu tụ. Đại tụ tương đương với thái cực cấp một, thích hợp dùng làm nơi xây dựng đế đô. Trung tụ tương đương với thái cực cấp hai và cấp ba, thích hợp dùng để xây dựng thành phố. Tiểu tụ tương đương với thái cực cấp bốn, thích hợp dùng để xây dựng các làng mạc.
Lại cũng có người nói các thị trấn nhỏ, dựa vào núi rất nhiều cũng có nước để lưu chuyển thông thương. Sau này, có thể xây dựng. Song, cũng chỉ là nơi dùng làm thành phòng hộ.
Còn đối với những kinh đô hay đại phủ, thì phải là nơi đất đai phì nhiêu rộng rãi, có sông nước uốn quanh, không thấy đỉnh núi. Còn những nơi đất phần đầu hẹp, quy mô nhỏ, thì chỉ có thể làm những thôn nhỏ, không thể phát triển lên thành các thị trấn lớn hơn.
Vì sao các nhà phong thủy lại chọn những vùng đất, có môi trường địa lý theo hình thức đóng kín như vậy, để xây dựng đô thành? Lý do của nó chính là ở chỗ các vùng đất này, là nơi tập trung cả sông và núi, bốn bề phong cảnh hữu tình, mà tất huyệt tốt sẽ có ở đây, là nơi tạng phong tập khí.
Căn cứ theo lời của các bậc thầy phong thủy, thì yêu cầu tổng kết như vậy. Chính là để thể hiện sự nghiên cứu rất nhiều của họ, trong việc chọn lựa đất làm đế đô, thành thị, thị trấn và thôn trang.
2.1 Chọn nước là chủ yếu.
Học thuyết phong thủy cho rằng: Sơn tùy Thủy hành, Thủy giới Sơn trụ, Thủy tùy Sơn chuyển, Sơn phòng Thủy khứ. Trong phong thủy thì nước chiếm vị trí rất quan trọng. Do vậy, đối với bất cứ ai khi chọn đất cho mình, thì điều đầu tiên không phải là xem núi mà là xem nước.
Thủy chính là mạch máu của con rồng, giữa hai dòng nước tất có núi. Nước bay lên chính là sinh khí phân tán, nước dung hòa chính là khí đang tập trung lại. Nơi nào nước sâu thì người dân ở đó có cuộc sống trù phú, nước cạn thì người dân phải sống một cuộc đời khốn khó.
Nơi nước tập trung lại thì dân cư phát triển mật độ đông đúc, còn nơi nào nước không đổ về thì nơi đó dân cư li tán. Dòng nước chảy tới phải uốn lượn bao quanh, phải luôn chuyển động, lượng nước dồn lại phải sạch sẽ. Cái gọi là Đắc Thủy cũng có nhiều trường hợp.
– Thành phố thị trấn và nơi người dân làm nhà, nằm ở hai con sông giao với nhau.
– Thành phố thị trấn và nơi người dân làm nhà, nằm ở một bên bờ hoặc ở hai bên bờ của dòng sông.
– Các thành phố và thị trấn nằm ở bên bờ biển, có thể xây dựng thành hải cảng.
– Chú trọng đến chất nước. Các bậc thầy phong thủy khi chọn địa điểm đất, thường tự mình nếm thử nước ở nơi đó.
Ví dụ, ở một nơi nào đó mà nước xanh trong, có vị ngọt, hương thơm, thì đó nhất định là miền đất quý, cũng chính là địa điểm tốt nhất (thượng quý). Ví dụ khác, nếu nước ở đó có màu trắng, hương vị thanh, có độ ấm thì đấy cũng là nơi đất tốt. Song, không bằng đất ở trên (trung quý).
Nếu nơi nào nước có màu sắc nhạt, nước có vị cay, mùi nồng thì nơi đó chỉ ở tầm thấp, không đẹp lắm (hạ quý). Còn nếu nước có vị chua, bốc mùi thiu, thì đất ở đó là loại kém nhất.
Bốn nguyên tắc được giới thiệu ở trên, đều là những nội dung cụ thể trong phong thủy học thời cổ đại. Dù cho mảnh đất ấy nằm ở nơi hai con sông giao hòa với nhau, hay nằm ở một bên, hoặc hai bên bờ sông.
Thì mục đích cuối cùng, cũng là lợi dụng dòng nước để phát triển giao thông vận tải. Hoặc làm thành nơi đóng quân chiến lược, và cũng có thể làm nơi nhân dân dễ canh tác và trồng trọt.
Các thành phố hải cảng là kết quả tất nhiên của việc phát triển giao thông trên biển. Đương nhiên, sự bố trí các thành phố không hoàn toàn là dựa vào sự lựa chọn của các nhà phong thủy học, mà nó là sản vật tất nhiên của nền kinh tế, chính trị, quân sự, và giao thông của chính mảnh đất đó.
Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận một điều rằng, có những mảnh đất được lựa chọn, phải dựa vào các bậc thầy phong thủy, cũng như giai cấp thống trị mới có thể phát triển được. Đặc biệt là các đô thành trong lịch sử.
Các đô thành này, chính là kết quả của sự lựa chọn mang tính chiến lược, và ý thức lựa chọn đất tốt. Việc chọn vị trí của đô thành, bố trí cung thất, xây dựng trục giao thông chính, xác định đường trục chính của thành phố, hình dạng của thành phố, quy hoạch các vòng đai tường thành, cổng thành,… Tất cả đều được hoàn thành trên sự giúp đỡ của phong thủy.
2.2 Việc chọn vị trí của các thành thị.
Nguyên tắc cơ bản khi chọn vị trí các thành phố, nói một cách tổng thể chính là lấy khí làm chủ. Quan sát đo lường thế đất, thế sông và thế núi ở bốn bên, xem xem đất đấy có phải là nơi khí tụ lại hay không.
Nếu đất đấy tập khí, hơn nữa vận khí lại phát triển, thì đó chính là đất thánh, còn không thì là đất dữ. Do thành thị là nơi tập trung của nhiều người, là nơi phồn hoa đô hội. Do đó, nó có quan hệ mật thiết với “lượng”, cũng có thể nói “dung lượng môi trường” phải cực lớn.
Ngoài ra, khí phải lớn, long mạch phải vượng, mạch phải dài và huyệt phải rộng. Những điều này, có quan hệ mật thiết đến thành phố. Không gian trong thành phố thuộc về dương, mà dương lại có quan hệ với trời.
Do vậy, yêu cầu trục chính của thành phố phải tương nhất với thiên thể tinh trấn (đây là để chỉ chòm sao Bắc Cực). Bố cục các con đường trong thành phố phải phù hợp với lý luận âm dương. Đa số là lấy sự giao hòa giữa kỳ số và ngẫu số.
Trung tâm của thành phố phải là “chính huyệt”. Thông thường, nơi đó được xây ở mảnh đất có thế đất cao. Như vậy, mới thành hướng tốt, còn không sẽ trở thành hướng xấu. Thông thường, một huyệt của thành phố đều nằm ở cổng ra vào.
2.3 Bố cục nhà ở trong thành thị.
Sự bố trí nhà cửa trong các đô thị, thường lấy những trục đường và quan hệ hàng xóm láng giềng làm chính. Các con đường trong thành phố có thể so sánh giống như dòng nước.
Từ đó, người ta có thể dựa theo phương hướng, cũng như đặc điểm của khu phố đó mà xây nhà cho mình, và phương pháp xem hướng đất cũng giống như phương pháp khi ta xem dòng nước ở trên.
Còn đối với các phố xá và nhà cửa xung quanh ngôi nhà mình ở, thì có thể so sánh dựa trên các mặt Long, Huyệt, Thủy, Sa (cát). Như: một con phố là một dòng nước, một tầng tường là một tầng cát, con đường trước cửa nhà là minh đường, đỉnh nhà trước mặt là một án sơn.
Nguyên tắc cơ bản của việc chọn đất và bố cục kiến trúc cho ngôi nhà của bạn ở trong thành phố. Đó là, địa khí thuận từ trên xuống dưới, chọn nơi cao để sinh sống, tránh sống ở nơi đất thấp. Như vậy là địa điểm đẹp.
3. Phong thủy các thành phố nổi tiếng ở nước ngoài.
Chúng ta, sẽ tham khảo qua phong thủy của một vài thành phố trên thế giới. Nơi mà, có rất nhiều điều cần phải được nghiên cứu thật kỹ, cũng như học cách hay nhất bởi các bậc thầy phong thủy xưa và nay.
3.1 Phong thủy của thành phố Moskva (Nga).
Moskva trước khi là thủ đô của đất nước Liên Xô, và là một trong những thành phố lớn hùng vĩ và tráng lệ nhất trên thế giới thời bấy giờ. Lịch sử phát triển lâu dài của thành phố, chính là sự giao thoa và phát triển của kinh tế văn hóa Đông Tây.
Từ sự thăng trầm và huyền bí của chính giáo Đông phương đã quá độ lên, trở thành bối cảnh văn hóa của chủ nghĩa Mác Lênin. Ngoài ra, còn có bố cục của những quần thể kiến trúc khổng lồ, của những con phố rộng lớn.
Từng nhóm các vườn hoa trên những con phố trung tâm, những hành lang dài trên phố, những bức tượng điêu khắc làm kỷ niệm,… đã tạo nên diện mạo một thành phố cổ kính mà hiện đại và to lớn, khó có nơi nào so sánh được.
Nếu nhìn trên bản đồ thế giới, thì Moskva nằm ở hướng Tây Bắc. Trong quan niệm phong thủy, thì thần hộ vệ cho phương bắc chính là Huyền Vũ. Nó chính là sự kết hợp giữa rùa và rắn.
Bề mặt của thành phố Moskva có hình tròn, lại có thêm những phần khác trông giống như bốn cái chân và một cái đầu. Chính hình dáng như vậy, khiến cho hình dáng của thành phố giống như một con rùa, và nó hoàn toàn phù hợp với hình dáng của Huyền Vũ.
Nếu có thể nghiên cứu kỹ hình dáng bề mặt của thành phố Moskva. Chúng ta, có thể thấy được rằng hệ thống giao thông đã phân thành các con đường chạy vòng quanh thành phố, những tuyến đường sắt hình tròn chạy trong thành phố, những vòng đai cây cối, những con đường hình xoắn ốc,…
Tất cả, đã khiến cho toàn thành phố giống như những vòng tròn đồng tâm, và trên thực tế có 16 tầng như vậy. Trong lịch sử kiến trúc của thành phố này, thì nơi nào ở càng gần trung tâm, thì nơi đó càng có lịch sử lâu đời.
Cùng với dòng chảy của thời gian, từng vòng từng vòng thành phố dần dần phát triển ra bên ngoài, tạo nên thành phố Moskva rộng lớn ngày nay. Ngoài ra, còn được đánh giá là một trong những thành phố liên bang đóng vai trò chính trị, kinh tế, trung tâm văn hóa khoa học của Nga và Đông Âu.
Vòng đai ngoại vi của ngoại ô thành phố là kết quả hình thành từ 29 thành phố vệ tinh, diện tích khoảng 140 ngàn mét vuông. Khu rừng gần ngoại ô có chu vi lên tới 10km đến 15km.
Ở tại đây, có 21 thành phố vệ tinh, và 12 cánh rừng sâu, diện tích kiến trúc đạt hơn 1,800 km vuông. Trước năm 1917, là thời kỳ công thương nghiệp của chủ nghĩa tư bản Nga phát triển, diện tích xây dựng của thành phố cũng đã hơn 79 km vuông.
Bức tường thành của Moskva được xây dựng từ năm 1742 cho đến năm 1860. Mà trung tâm của nó chính là phía Đông của điện Kremli. Theo như lý luận của thuật chiêm tinh thời cổ đại thì:
Căn cứ theo vị trí của các chòm sao trên trời, thì phía Đông của hoàng cung chính là nơi có nguồn hàng lớn. Do vậy, ở đây người ta đã xây dựng thành một trung tâm thương nghiệp lớn.
Thời gian xây dựng thành là từ năm 1535 cho đến năm 1538, được mệnh danh là thành Trung Quốc. Bởi lúc đó, người Trung Quốc di cư và các thương nhân Trung Quốc đã có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của thành phố này.
Cho đến ngày nay, các trung tâm mua bán lớn của thành phố như Trung tâm bách hóa quốc gia, hay Trung tâm thương mại Moskva đều được xây dựng ở tại đây. Trung tâm của thành phố chính là điện Kremli, được xây dựng từ năm 1147, đến nay đã có hơn 800 năm lịch sử.
Những giai đoạn trên tường thành thành, có các công sự hình dấu răng. Xung quanh cung điện có tất cả 17 công sự to nhỏ khác nhau, hình dạng mỗi cái một khác, và toàn bộ được quét vôi màu tím đỏ.
Bên ngoài cửa phía Đông của tường thành, chính là quảng trường Đỏ. Phía Bắc của quảng trường Đỏ có bảo tàng lịch sử cách mạng, và bảo tàng này cũng được xây dựng với màu tím đỏ. Vì sao người ta lại dùng màu tím đỏ để trang trí những nơi này?
Điện Kremli còn được gọi với một tên khác là Tử Cung (nghĩa là Cung Điện Màu Tím). Tượng trưng cho chòm sao Tử Vi trên bầu trời, mà trung tâm của nó chính là điểm bất định của vũ trụ – sao Bắc Cực.
Ngôi sao này, được coi như trung tâm của vũ trụ. Tất cả các ngôi sao khác đều xoay xung quanh ngôi sao này. Trên lầu chính của điện Kremli có một ngọn tháp nhọn như chọc thẳng vào mây. Trên đó có đặt ngôi sao năm cánh tỏa ra hào quang. Ngôi sao này được làm toàn bộ bằng vàng ròng.
Đây chính là điểm trung tâm phóng ánh sáng ra bốn phương. Nghe nói, trong thành phố và ở ngoại ô của Moskva có tổng cộng vài trăm nhà thờ, trên mỗi nhà thờ này, đều có giá hình chữ thập, từ bốn phương tám hướng đều quay mặt về ngôi sao năm cánh trên điện Kremli.
Hào quang mà ngôi sao này phát ra, có ý nghĩa tinh thần to lớn, tượng trưng cho chủ nghĩa và tư tưởng muốn truyền bá mọi thứ ra bên ngoài. Ý nghĩa tinh thần này, trước Cách Mạng Tháng Mười được coi là tinh thần của chính giáo phương Đông. Nó tập trung thần quyền, chính quyền, và quân quyền trong tay của một vị giáo chủ.
Người ta đã chọn xây dựng điện Kremli trên khoảng đất giữa sông Moskva và công viên Alexander. Kremli được xây trên đất cao, tường thành được xây dựng ven theo bờ sông. Thời cổ đại giao thông trên đường thủy được coi là huyết mạch.
Thông qua sông Moskva, và các nhánh của nó mà thành phố này đã được nối liền với đồng bằng rộng lớn của Nga. Xác định được vị trí này, chính là đã thể hiện sự diệu kỳ trong nguyên tắc “phía sau dựa vào núi, phía trước kề cận sông” trong phong thủy học phương Đông.
Cộng thêm vào đó, chính là bố cục và quy hoạch của cung điện, đã thể hiện được tư tưởng chủ đề của người xưa. Đó là hy vọng Moskva trở thành một trung tâm lớn nhất của cả thế giới.
Bắt đầu từ cung điện Kremli tỏa ra tổng cộng 12 trục đường chính. Những trục đường này chính, cũng được coi như là bộ khung của thành phố. Mỗi khi đêm xuống, hàng ngàn vạn chiếc đèn đường chiếu sáng khắp thành phố, cũng như vùng ngoại ô của nó.
Tạo nên một hình ảnh của một vũ trụ thu nhỏ giữa chốn nhân gian. Ngoài ra, trung tâm của vũ trụ này, chính là cung điện Kremli, nơi được coi là trung tâm của chòm sao Tử Vi – sao Bắc Cực trên bầu trời.
Người xưa đã hòa hợp ý thức, hình thái và tình cảm một cách thần bí vào trong từng bố cục quy hoạch của thành phố. Trong nửa thế kỷ trở lại đây, điện Kremli đã trở thành thánh địa và trung tâm cách mạng của chủ nghĩa xã hội.
Điều đáng nói, đó là có người cho rằng có mối quan hệ mật thiết giữa sự giải thể của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, với phong thủy không tốt của các nhà máy điện hạt nhân xung quanh thành phố. Thực hư như thế nào, chúng ta còn phải cần phải xem xét phong thủy thêm thật kỹ.
3.2 Phong thủy của thành phố Washington (Mỹ)
Cả hai thành phố Moskva và thành phố Washington đều có chung một điểm. Đó là cả hai đều là thủ đô của hai siêu cường quốc trên toàn thế giới. Tại từng quốc gia đều có những vị trí quan trọng mang tính tượng trưng, và đặc thù riêng cho từng quốc gia đó.
Chính vì thế, những thủ đô này, đều phải trải qua một quy hoạch nghiêm khắc rồi mới tiến hành xây dựng. Điểm khác nhau của hai thành phố này, chính là thành phố Moskva được xây dựng vào thời đại hưng thịnh của dân tộc Nga, vào thế kỷ thứ 12.
Còn thủ đô Washington được xây dựng từ năm 1790, mới được chọn là nơi để xây dựng thủ đô chính. Thời kỳ này, lại rơi đúng vào thời kỳ cuộc cách mạng dân chủ ở Tây phương đang phát triển như vũ bão.
Điểm giống nhau giữa hai thủ đô này, đó là đều được xây dựng trên một vùng đất là giao thoa của hai con sông lớn. Nếu như là ở Nga, là dòng sông Moskva, thì ở thủ đô Washington là dòng sông Potomac.
Trung tâm của thành phố cũng là hàng loạt những ngọn núi lớn nhỏ khác nhau. Có thể thấy phong thủy của thành phố này, cũng dựa trên nguyên tắc cơ bản của phong thủy, đó là “lưng dựa vào núi, mặt hướng ra sông” của phong thủy học.
Phong thủy trong quy hoạch và kiến trúc của thủ đô Washington lấy tòa nhà quốc hội làm tâm điểm, hai bên mặt có hai con đường chính là đường Độc Lập và đường Hiến Pháp.
Con đường thứ nhất kéo dài từ tòa nhà quốc hội cho đến tận lễ đường tưởng niệm Lincoln. Con đường thứ hai cũng bắt đầu từ tòa nhà quốc hội, đi qua phố Philadelphia, kéo dài đến tận nhà trắng của tổng thống.
Ngoài ra, còn có một con đường khác nối liền nhà trắng với lễ đường tưởng niệm Lincoln. Cả thành phố này phát triển ra ba góc. Giữa nó có quần thể Tam Giác Liên Bang bao gồm các cơ quan trụ sở cả các bộ ngành chính phủ, và bảo tàng mỹ thuật quốc gia, cục hồ sơ quốc gia,…
Chính ba con đường chính này, đã hình thành nên hình tam giác trong bố cục thành phố, tạo nên khung chính cho thành phố Washington. Dường như, mỗi một mảnh đất công cộng, đều có những kiến trúc xây dựng để kỷ niệm mang tính đại diện.
Ví dụ, quận Columbia có tới hơn 300 nhà tưởng niệm, bia tưởng niệm và tượng các thánh,… Các kiến trúc này có mối quan hệ mật thiết với nhau, rồi từ đó tỏa ra các hướng khác nhau.
Như vậy, có thể nói thủ đô Washington là một thành phố đa phương hướng, bổ sung tương hỗ cho nhau, có đi có lại, tương ứng tương phản hài hòa. Nếu đứng ở bất kỳ nơi nào trong thành phố, người ta đều cảm thấy mình chính là “trung tâm của thành phố”.
Quy hoạch thiết kế của thủ đô Washington chính là sự hội tụ của nền văn hóa phục hưng ở phương Tây để xây dựng nên, khiến cho bất cứ ai khi đến đây đều cảm thấy trống ngực của mình đập rộn ràng, và lưu lại một ấn tượng sâu sắc. Ấn tượng này thể hiện tập trung ở di ngôn của Lincoln đó chính là dân chủ, dân trị, dân khang, dân quyền.
Tóm lại, có thể nói bố cục quy hoạch của thủ đô Moskva (Nga) và thủ đô Washington (Mỹ) đều tập trung phản ánh một cách sâu sắc hai nền văn hóa lớn trên thế giới. Phản ánh đặc thù chất của hai chính quyền, cũng như hai nền văn hóa tín ngưỡng khác nhau.
Tuệ Duyên
Xem thêm bài viết: Những thuật ngữ thường gặp trong phong thủy học là gì?
Bạn đang xem bài viết:
Quy hoạch kiến trúc và phong thủy trong và ngoài thành phố
Link https://myhocdaicuong.com/phong-thuy/quy-hoach-kien-truc-va-phong-thuy-trong-va-ngoai-thanh-pho.html