Phong thủy học là một bộ môn khoa học có tính tổng hợp

Từ xa xưa, phong thủy học đã bị một số học giả cho là mê tín, không có giá trị thực tế đối với nhân loại. Song, qua sự nghiên cứu phát triển và ứng dụng thực tế phong thủy học của các bậc tiền bối đi trước.

Kết hợp với sự nghiên cứu và thực tiễn trong nhiều năm, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng phong thủy là một môn khoa học tổng hợp.

Trung hoa thời cổ đại, vì sự sinh tồn, vì sự an toàn và thoải mái cho nơi ở của mình, các bậc tiền bối đã học quan sát hình thế của núi non sông nước và sự thay đổi của cây cối đất đá, cùng với sự hoán đổi của hiện tượng mưa gió, để xác định được địa điểm, phương hướng nơi định cư tốt nhất.

Núi non sông nước, cây cối đất đất, hiện tượng mưa gió đều là những vật chất tự nhiên, đều là các đối tượng nghiên cứu khoa học tự nhiên. Từ góc độ khoa học để xem xét thì phong thủy học là một môn khoa học mang tính tổng hợp.

Nó đã kết hợp cùng với các môn khoa học như vật lý địa cầu, từ trường địa cầu, thủy văn địa chất, cảnh quan môi trường, kiến trúc, khí tượng, vũ trụ tinh thể và nhân thể sinh mệnh học, dung hòa thành một thể gọi là khoa học tự nhiên – khoa học phong thủy học.

Trong quá trình sinh tồn và phát triển của con người, mọi nơi mọi lúc chúng ta đều chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố trong tự nhiên. Bởi vậy, để sinh tồn và phát triển tốt hơn, con người phải tìm hiểu tự nhiên, lợi dụng tự nhiên, cải tạo tự nhiên, thuận theo tự nhiên.

Phong thủy học là phát minh quan trọng của người Trung Quốc, là một trong những báu vật trong kho tàng văn hóa truyền thống của người Trung Hoa, hoàn toàn xứng đáng để con người khai quật.

Nghiên cứu và ứng dụng phong thủy vào đời sống

Mấy năm gần đây, học giả các nước phát triển phương Đông và phương Tây đều tiến hành nghiên cứu và ứng dụng phong thủy học. Các học giả đương đại của ta, cũng đã dốc sức nghiên cứu phong thủy học, và cũng đã thu được những lợi ích xã hội, kinh tế rõ rệt.

Trong quá trình nghiên cứu phong thủy, các học giả cho rằng các hạt vi mô và từ trường của tự nhiên đều có những ảnh hưởng xấu rõ rệt đối với cơ thể con người.

Đồng thời cũng cho rằng, trong thế giới tự nhiên, bất kỳ một loại vật chất nào cũng đều có tác dụng nhất định đối với các hạt vi mô và từ trường trong cơ thể người, những năng lượng này, có thể sẽ thay đổi cùng với sự thay đổi của môi trường tự nhiên.

Thông tin về các nguồn năng lượng vật chất này, có thể sẽ khiến cơ thể chúng ta khỏe mạnh tăng tuổi thọ, tâm trạng vui vẻ, tư duy nhạy bén. Nhưng cũng có thể sẽ khiến tư duy của chúng ta trì trệ, tinh thần hoảng loạn, thậm chí có thể gây ra các loại bệnh tật, làm giảm tuổi thọ,…

Bởi vậy, muốn cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn, ta cần phải tuân theo bốn nguyên tắc phong thủy học là: “Tìm hiểu tự nhiên, lợi dụng tự nhiên, cải tạo tự nhiên, thuận theo tự nhiên”.

Ví dụ như, chúng ta sống cạnh một con sông nhỏ, ta cần phải tìm hiểu về dòng chảy, độ rộng hẹp, sâu nông, độ lên xuống mực nước mỗi năm của con sông, đó gọi là tìm hiểu tự nhiên.

Ngoài ra, còn cần phải lợi dụng dòng sông để tưới tiêu, vận chuyển đi lại, đó gọi là lợi dụng tự nhiên. Nếu mỗi năm đều có nước lũ về, cần phải khơi thông dòng chảy, xây mới hoặc tu sửa cầu cống, đó gọi là cải tạo tự nhiên.

Dòng sông này do tự nhiên hình thành hàng nghìn năm rồi, không thể vì chút lợi ích cục bộ mà thay đổi dòng chảy, hoặc xây thêm cầu cảng, cần phải định cư thuận theo bờ sông, theo xu thế phát triển của sự vật mà dẫn dắt, đó gọi là thuận theo tự nhiên.

Ngoài ra, đương nhiên còn các yếu tố như thế núi, đường sá, bờ biển, công trình kiến trúc lớn,… Tất cả đều có chung bốn nguyên tắc trên.

Nội dung trọng tâm của phong thủy chính là hiểu biết của con người trong việc lựa chọn, giải quyết vấn đề môi trường cư trú, sinh tồn, phạm vi của nó bao gồm việc xây dựng quy hoạch nơi ở, công sự, lăng mộ, miếu mạo, thông xã, thành phố,…

Ảnh hưởng của phong thủy đến đường trạch

Trong đó, đề cập đến vấn đề lăng mộ được gọi là âm trạch, đề cập đến nơi ở của người đang sống, phòng ở, môi trường sinh hoạt được gọi là đường trạch. Ảnh hưởng của phong thủy đối với đường trạch được biểu hiện chủ yếu ở 3 mặt:

Thứ nhất, là sự lựa chọn cơ chỉ, tức là lựa chọn có thể làm xuất hiện những thông tin tốt về điều kiện địa hình trong sinh lý và tâm lý mọi người.

Thứ hai, là việc bố trí và xử lý vấn đề nơi ở, bao gồm cả sự lợi dụng và cải tạo môi trường tự nhiên, định vị và điều chỉnh các mặt như hướng, vị trí, độ cao thấp, lớn nhỏ, lối ra vào, vấn đề cung cấp nước và nước thải của nơi ở.

Thứ ba, là trên cơ sở vừa kể trên, có thể bố trí thêm một vài biểu tượng, ký hiệu để thỏa mãn nhu cầu tâm lý tránh hung, hướng cát của con người.

Sự ra đời của phong thủy học như thế nào?

Sự ra đời của phong thủy học là một cách hoàn thiện cái tôi mà con người đã áp dụng với hy vọng hài hòa bản thân mình với tự nhiên, thực tế không hề có một sự thần bí nào ở đây.

Nhưng trong thời đại thiếu những kiến thức về địa chất học, từ trường học, khí tượng học, thủy văn học, kiến trúc học và sinh lý cơ thể học hiện đại, con người chỉ có thể dựa vào những kiến thức thời đại lúc bấy giờ, để nhận thức về hoàn cảnh, giải thích những vấn đề gặp phải.

Vì thế, các quan niệm giải thích vũ trụ tự nhiên cổ đại như âm dương ngũ hành, dịch kinh bát quái đã trở thành căn cứ lý luận chủ yếu của phong thủy học. Để vừa lòng tâm lý phổ biến tránh hung hướng cát của con người, các thầy phong thủy đã phủ lên đó sự thần bí.

Khiến cho một thứ vốn mang những nguyên lý khoa học đơn giản, bỗng biến thành những điều phỏng đoán bí hiểm, xa rời thực tế. Điều này, tự nhiên sẽ gây nên sự mơ hồ trong lòng người.

Ngày nay, nhiệm vụ của chúng ta chính là phải xóa bỏ những điều đó, cởi bỏ tấm vỏ bọc đó, mở ra nội dung bên trong, trả lại diện mạo vốn có cho nó. Hơn nữa, còn cần phải kết hợp với khoa học hiện đại, củng cố hơn nữa tính khoa học, tính khách quan và tính thực dụng, tạo nên một môn phong thủy khoa học hiện đại, phục vụ cho sự tiến bộ và phát triển của loài người.

Sự hình thành của phong thủy như thế nào?

Ngược dòng thời gian, chúng ta tìm hiểu về sự hình thành của phong thủy. Con người trong xã hội nguyên thủy không hề có những nhận thức lý tính về các quy luật tự nhiên.

Nhưng vì sự sinh tồn, bọn họ buộc phải sống trong những nơi khí hậu và thủy thổ thích hợp cho sự sinh tồn và phát triển. Đây là sự lựa chọn mang tính thích ứng. Sang đến xã hội văn minh, trong giáp cốt văn đã có những ghi chép về việc bốc trạch.

Thời chiến quốc, sự nổi lên của các học thuật, cộng thêm sự phát triển của Chu Dịch, và âm dương ngũ hành, việc lấy tinh thần “Ngửa mặt xem thiên văn, cúi xuống xét địa lý” làm tư tưởng chủ đạo xây dựng các tư tưởng học thuật, đã khiến con người thường lấy trạng thái phương vị địa lý đối xứng với các chòm sao trên trời.

Đồng thời, cũng đã có những nhận thức và nghiên cứu bước đầu về từ trường địa cầu, la bàn đã được phát minh ở thời kỳ này. Sự ra đời của la bàn khiến cho việc nhận định phương hướng chuẩn xác hơn.

Thời Hán, sự xuất hiện của các tác phẩm phong thủy như Kham Dư Kim Quỹ và Cung Trạch Địa Hình đã đánh dấu về lý luận phong thủy học, đã có sự quy nạp và tổng kết bước đầu.

Sự ra đời của cuốn Tành Kinh vào đời Tấn đã đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu phong thủy của con người. Sau khi nhà Đường được thiết lập, lịch sử Trung Quốc đã bước vào giai đoạn cực thịnh.

Văn học phát triển rực rỡ, sự nổi lên của các bộ môn học thuật đã thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của lý luận phong thủy, hình thành một hệ thống lý luận khá hoàn thiện.

Từ đó trở đi, hầu hết khắp mọi nơi cung điện, thôn xóm, lăng mộ ở một mức độ nào đó, đều chịu sự ảnh hưởng của phong thủy học.

Thời nhà Thanh và nhà Minh, thông qua việc thu thập và chỉnh lý các tác phẩm phong thủy, cùng với sự không ngừng tìm tòi nghiên cứu của các học giả, lý luận của Phong Thủy đã gần như cơ bản hoàn thiện.

Gần đây, các học giả chủ yếu tiến hành đánh giá và nghiên cứu lại văn hóa phong thủy truyền thống, cộng thêm một lượng lớn các nghiên cứu về phong thủy học của các tác giả nước ngoài, phong thủy ngày càng trở nên hoàn thiện và phát triển hơn.

Một số tác phẩm phong thủy xuất bản trong những năm gần đây, đã có những nhận thức, và giải thích mới mẻ đối với những vấn đề trong phong thủy học cổ đại, và đã thu được những thành quả nghiên cứu nhất định.

Tính ứng dụng và sự phát triển của phong thủy học

Tính ứng dụng và sự phát triển của phong thủy học có quan hệ mật thiết với Kinh Dịch. Sự phát triển của hệ thống lý luận Kinh Dịch, là kết quả của việc quan sát và đánh giá trong một thời gian dài.

Lý luận phong thủy lấy các sự vật tự nhiên làm cơ sở. Các sự vật tự nhiên đại diện của Bát Quái như Càn Thiên, Khôn Địa, Khảm Thủy, Ly Hỏa, Lương Sơn, Đối Trạch. Chính là các yếu tố cần được ứng dụng của phong thủy.

Phương pháp phân định thời gian, không gian, vị trí, đối tượng, số học, vật lý của Kinh Dịch về cơ bản là giống với lý luận phong thủy. Rất nhiều bộ pháp vốn là từ Kinh Dịch phát triển thành.

Các lý luận như Càn Thiên Khôn Địa, Càn Phụ Khôn Mẫu, Càn Thuần Dương, Càn Thuần m, và 6 chữ quái tượng: long mạch nhấp nhó quanh co, hữu bộ hữu tùng, hữu như hữu tùng, là kết quả của đường cong thái cực đồ.

Huyệt dương long kết âm, huyệt âm long kết dương, dương trung hữu âm, âm trung hữu dương, độc âm bất sinh, độc dương bất trường, ứng dụng can chi, ngũ sinh tương khắc, hình xung phá hại, long huyệt tái cực vựng, sa vị tứ thú đối ứng tứ tượng.

Tĩnh âm tĩnh dương ứng dụng thủy pháp, là sự vận dụng chuyển hóa của thuật số lạc thư: đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật, vạn sự vạn vật đều có quá trình sinh trưởng, phát triển, già yếu và chết đi, là biểu hiện của động thái biến dị trên quái tượng.

Sắp xếp tam dịch của Liên Sơn, Quy Tàng, và Kinh Dịch cũng như lục thập long, thủ dụng đắc nghị, chủ thiên khí vận, vị chi địa mạch, khí hành vũ địa, hình lễ vu thiên, tứ sinh chi khí hành vũ địa chi vận vũ thiên, trong thiên giả luận thời, địa giả luận hình, tức thời dĩ quan hình, nhân hình dĩ nhiệm khí, khí hữu suy vượng, tứ thế chi sơn sinh bát phương chi long, tứ thế vi ngũ hành hóa sinh thủy, bát phương vị ngũ khí lai chỉ chi tông,…

Đều thể hiện đầy đủ quan hệ mật thiết giữa dịch lý và phong thủy học. Đặc biệt là trong cuốn La Kinh Thấu Giải. Toàn tập La Kinh được gọi là thái cực, từ kim chỉ nam phân thành lưỡng nghi.

Tiếp đến phần tứ tượng, Đông Nam Tây Bắc (thiếu dương thái dương, thiếu âm thái âm). Tiếp đó lại phân thành bát quái, bát quái chia thành hậu thiên, tiên thiên, phát triển thành 64 viên đồ, 384 hào vị, hậu thiên phần thành 24 sơn, 120 phân kim đến 360 vi kim, 365 độ do 28 túc sở quản giáo, đại diện cho quỹ đạo và thời gian chuyển động của trái đất.

La Kinh có thể được chế tác phỏng theo Thái Ất Cửu Cung Chiêm Bàn thời Tây Hán. Sau này, do nhu cầu của thực tiễn, tầng vị không ngừng tăng thêm.

Hiện nay, La Kinh có hơn 40 tầng, nguyên lý phát triển giống với Dịch Học. Phong Thủy học giống với lý luận Kinh Dịch, từ quan hình đến lý khí và các loại hình lý. Từ đó, cho thấy phong thủy học và dịch học có quan hệ hết sức mật thiết.

Từ góc độ phân tích địa hình đồ, phong thủy học cho rằng long mạch của toàn bộ thế giới được phát mạch từ núi Côn Luân. Địa lý học cũng cho rằng núi Côn Luân là nóc nhà của thế giới.

Mạch của núi Côn Luân xuất 8 hướng, có ngũ đại can long chảy đi các hướng. Hướng của sơn mạch hình thành nên hướng chảy của các con sông, được gọi là thủy long.

Theo phong thủy học, long mạch phải dài, khí thế phải cuồn cuộn. Chính vì thế, mà Hoàng Đế Trạch Kinh cho rằng: “Phu trạch giả, âm dương chi xu nữu, nhân luân chi quỹ mạc”; “Dương giả sinh hóa vật chi phụ dã, âm giả sinh hoa vật chi mẫu dã”; “Âm dương chi lý, thuận chi tắc hanh, nghịch chi tắc phủ”.

Quan điểm của các bậc tiền nhân về dương trạch phong thủy, việc chọn lựa thất trạch, phương hướng và cấu tạo thiết kế bên trong đều cần phải kỹ càng.

Nơi ở phải là nơi con người có thể cảm nhận được sự ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, như cảnh quan hình thể, có thể thông qua thị thần phát huy vai trò vật hóa.

Thất trạch liên quan đến hoàn cảnh tự nhiên, địa chất thủy thổ, ánh sáng, độ ẩm, khí hậu, từ trường, cảnh quan,… Tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, rõ ràng hoặc không rõ ràng đối với sức khỏe con người.

Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh: “Việc thay đổi hoàn cảnh có thể dẫn đến sự biến đổi của sinh vật, tính đa dạng của hoàn cảnh chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đa dạng của sinh vật”.

Trong điều kiện bình thường, ngoại cảnh đều có những ảnh hưởng trực tiếp đối với thực vật và động vật bậc thấp. Việc môi trường thay đổi có thể dẫn đến sự thay đổi trong các cơ quan chức năng của thực vật, cuối cùng làm thay đổi cấu tạo hình thái.

Kiểu môi trường như vậy, mang tính hợp lý, nhưng không hoàn toàn tuyệt đối. Khả năng biến đổi để thích ứng với hoàn cảnh của bất kỳ một loài động thực vật nào đều có hạn, vượt qua giới hạn đó nhất định sẽ nảy sinh những mặt không tốt, hoặc các loại bệnh tật.

Ví dụ như sự đói khát của con người, tuy nó có thể làm tăng cường khả năng chịu đói của con người, nhưng nếu vượt quá một mức độ nhất định, cơ thể người sẽ không thể thích ứng được, nên tự gây ra các loại bệnh, cuối cùng là dẫn đến cái chết.

Học thuyết phong thủy như thế nào?

Học thuyết phong thủy về các mặt lợi mặt hại của tự nhiên, trong tình huống rõ ràng hoặc không rõ ràng, cũng có những khác biệt nhất định, không thể thay đổi theo năm tháng khí vận. Những yếu tố có tác dụng đối với con người, có thể từ ít đến nhiều, từ nhỏ đến lớn.

Ví dụ như trong thực tiễn có thể thấy, có gia đình ông bà bố mẹ đều không bị câm, nhưng con gái sinh ra có thể liên tục hai ba người bị câm. Đây chính là hiện tượng đột biến do ảnh hưởng của phong thủy.

Giải thích khoa học về chữ Phong: gió là sự chuyển động của không khí. Trên thực tế, Phong bao hàm nghĩa rất rộng. Kinh Dịch cho rằng, có rất nhiều loại gió như gió nhu, gió cương,… Mỗi loại gió sẽ gây ra những chứng bệnh khác nhau, như chứng phong hàn, phong nhiệt, phong ẩm,…

Trong thực tế, chúng ta vẫn thấy có những vùng, do địa hình núi lõm nên gió có thể thổi vào tận trong nhà, loại gió này rất độc, có thể gây chết người. Đây không hẳn chỉ là cách nói khí thặng phong tán của người xưa.

Dùng khoa học để giải thích, do những vùng kiểu này, không khí giao động gấp, độ ẩm giảm, lúc lạnh lúc nóng, khiến con người dễ bị lạnh. Trong không khí thường mang theo các loại mùi, và nấm bệnh truyền nhiễm cho cơ thể con người, sức đề kháng ở thanh thiếu niên thấp rất dễ nhiễm phải.

Con người ở giữa trời và đất, mọi lúc đều phải hít thở cùng với khí âm dương ngũ hành của tự nhiên. Đông Y đã chỉ cho chúng ta rằng, luồng khí âm dương ngũ hành trong cơ thể con người, có thể duy trì sự cân bằng tương hỗ hay không, chính là nguồn gốc sức khỏe cơ thể con người.

Ở một nơi mà luồng khí âm dương ngũ hành có thể đảm bảo sự cân bằng, ta hoàn toàn có thể tự suy ra tình hình kinh tế cũng như con người nơi đó ra sao. Điều này, cho thấy khí âm dương ngũ hành của con người đến từ thế giới tự nhiên.

Cơ thể người có được là do sự kết hợp giữa các tế bào của cha và mẹ. Có thể tại một địa điểm nào đó, vào một thời điểm nào đó, sau khi tế bào sinh dục của nam và nữ kết hợp với nhau. Tổng hợp các nhân tố địa lý thiên văn, chính là kết quả của các vật chất tự nhiên trên cơ thể người.

Đây vừa là các tố chất tiền thiên của cơ thể, cũng lại là căn cứ nhất định để hậu thiên phát triển vận mệnh. Đây cũng chính là nguyên nhân giải thích tại sao con người lại phải chọn những nơi có phong thủy tốt. Điều này cũng cho thấy một sự thực là việc tốt xấu của phong thủy, cũng ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Trong dương trạch phong thủy, có rất nhiều yếu tố phong thủy hình hài rõ rệt có thể nhìn thấy, một số còn trực quan, quan hệ đến cuộc sống thường nhật của con người. Vì vậy, tính khoa học và tính hợp lý của phong thủy dương trạch cũng ngày càng được các tầng lớp trí thức coi trọng hơn.

Trong âm trạch phong thủy, rất nhiều người có cảm giác mơ hồ, không hiểu nổi, có người quả quyết rằng tất cả đều là mê tín. Phần lớn mọi người đều cho rằng âm trạch, là nơi chôn cất người chết, phong thủy tốt xấu không liên quan gì đến người sống.

Nhưng nhìn từ góc độ lý luận địa lý cổ đại mà xem xét, thì chúng ta là do bố mẹ sinh ra. Khi bố mẹ qua đời, xương cốt nếu có thể chôn cất ở một nơi địa thế tốt, sẽ che chở bảo vệ cho các thế hệ con cháu sau này.

Thuyết che chở phù hộ này, trong con mắt của người hiện đại là thiếu tính thuyết phục về mặt lý luận. Nhưng nếu quy tất cả là sự mê tín, đứng trên thực tiễn và khách quan đều không thiết thực.

Âm Trạch có sự liên quan nhất định với người sống, dùng phương pháp khoa học hiện đại, có thể giải thích kiểu quan hệ này. Chúng ta đều biết, trái đất là một từ trường lớn, mà từ tính thì có nhiều loại chức năng, có chức năng ghi nhớ, cũng có chức năng chuyển hóa thành điện. Một khi đã có chức năng chuyển hóa thành điện, tự nhiên cũng sẽ hình thành chức năng truyền phát.

Bởi vậy, việc xây mộ tại một địa điểm nào đó, từ trường có thể ghi chép lại toàn bộ thông tin về núi non sông nước xung quanh, sự chuyển hóa của tự nhiên sản sinh ra một loại sóng điện từ có chứa tín hiệu về xương cốt.

Loại sóng điện từ này vừa có chứa tín hiệu xương cốt, vừa chứa thông tin về sơn thủy, chúng được truyền đi khắp không gian, từ đó ảnh hưởng tới thế giới bên ngoài.

Vậy tại sao điều này chỉ ảnh hưởng tới con cháu của mình mà không ảnh hưởng tới người khác?

Bởi vì con cháu và các tiền bối có một loại gen di truyền giống nhau, có thể cảm ứng được. Nếu không phải là người trong cùng dòng tộc sẽ không cảm ứng được thông tin.

Điều này cũng giống với nguyên lý radio, và vô tuyến muốn bắt được sóng của đài truyền thanh và truyền hình, phải có cùng một tần sóng và từ trường. Sau khi cơ thể con người tiếp nhận loại thông tin điện trường này, trong cơ thể con người sẽ xuất hiện hàng loạt các phản ứng hóa học.

Ví dụ, như tại một ngôi mộ nào đó, phong thủy học nhận định là nơi đất tốt, chí ít là long mạch nhảy nhót, huyệt vị chuẩn xác, có núi sông bao bọc, minh đường bằng phẳng, lạc thành vô khuyết, núi non tú lệ, tứ thần hộ vệ, lý khí hợp pháp.

Những nơi có sóng điện từ như vậy, sau khi con người tiếp nhận tạo các phản ứng vật hóa, có thể sẽ có tác dụng tăng cường chức năng tư duy và các chức năng khác trong cơ thể con người.

Ví dụ như một ngôi mộ nằm ở nơi phong thủy xấu, sơn thủy hỗn loạn không có trật tự, vô long vô huyệt, hình thể kỳ quái, gió kêu nước gào,…

Loại sóng điện từ như vậy sau khi cơ thể người tiếp nhận, sẽ gây nên hàng loạt các phản ứng có hại, phá hoại chức năng tư duy, khả năng chống chế tâm lý của con người. Thế giới tự nhiên cũng có khả năng sản sinh ra loại sóng điện từ này, ví dụ như hiện tượng sấm sét.

Thông tin về điện trường có thể tác dụng nhất định với cơ thể người hay không?

Kiến thức vật lý hiện đại có thể giải thích điều này. Qua thực tiễn một số nhà nghiên cứu phong thủy đã tổng hợp được nhiều kinh nghiệm.

Ví dụ như phần mộ, được chôn tại nơi phong thủy xấu, sau khi chôn lập tức thấy xuất hiện các tai họa. Nếu không phải là sự tổn thất về con người, thì cũng là bệnh tật phá sản. Những ngôi mộ được chôn cất tại nơi phong thủy cát lợi, gia đình con cháu đều khỏe mạnh và giàu có.

Trong thế giới tự nhiên, con người phải chịu những tác động cực lớn từ ngoại cảnh. Trong quá trình sống, con người không ngừng trao đổi thông tin và năng lượng vật chất với thế giới bên ngoài, và thực chất đã có quan hệ mật thiết và gắn bó với thế giới bên ngoài từ rất lâu.

Con người rất mẫn cảm với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nên thường phát sinh hàng loạt, các hiện tượng sinh lý sinh vật đối với sự ảnh hưởng của thế giới bên ngoài.

Thực chất của phong thủy là việc vận dụng các yếu tố có lợi của thế giới tự nhiên. Từ đó, đạt đến mục đích tránh điều xấu, để tiếp nhận điều tốt.

Tác dụng cơ lý của phong thủy là gì?

Tác dụng cơ lý của phong thủy phải được nghiên cứu từ hai phương diện vi mô và vĩ mô. Phương diện vi mô là phân tích toàn diện những yếu tố không ngừng biến hóa, tại nơi con người sinh sống.

Phương tiện vi mô là kết hợp tri thức của các môn khoa học hiện đại để tìm tòi. Bởi vậy, âm trạch có tác dụng trực tiếp với con người.

Ngũ quan có thể cản nhận được mọi mặt cần thiết trong cuộc sống thường ngày. Mà âm trạch lại chính là gián tiếp, phải thông qua truyền nhiễm sóng điện từ được sinh ra từ tự nhiên mà có ảnh hưởng nhất định đối với cơ thể con người.

Do đó, Phong Thủy Học chính là một môn khoa học có tính tổng hợp trong thiên văn địa lý. Lấy sự vật tự nhiên làm cơ sở, âm dương ngũ hành làm quy luật.

Trong đó, có liên quan tới các môn khoa học như môi trường tự nhiên học, địa chất địa lý học, thủy văn học, sinh thái học, cảnh quan học, mỹ học, sinh vật học, vật lý địa cầu học, kiến trúc học và luận lý đạo đức học.

Nó là môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa tự nhiên và con người. Mặc dù lý luận phong thủy của người xưa có những chỗ phóng đại và thần bí. Nhưng xét về tổng thể, thì lại có tính khoa học mộc mạc.

Đa số các lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm của họ trong thực tiễn cuộc sống trong một thời gian dài. Họ đã nghiên cứu từ y học, và Phật học. Qua đó, có được tri thức trong lĩnh vực phong thủy học, chủ yếu là chịu ảnh hưởng của tổ tiên.

Do học thức của con người có hạn, những chia sẻ bên trên và trong chuyên mục Mỹ Học Phong Thủy không thể tránh khỏi những thiếu sót. Thông tin có thể chỉ cung cấp cho người đọc tham khảo được những nhiều tốt, và mong mọi người đóng góp ý kiến, giao lưu, cùng nhau thúc tiến khoa học của phong thủy học, khiến cho nhân loại và xã hội được hạnh phúc.

Tuệ Duyên

Xem thêm bài viết: Khái quát phong thủy học?

Bạn đang xem bài viết:
Phong thủy học là một bộ môn khoa học có tính tổng hợp
Link https://myhocdaicuong.com/phong-thuy/phong-thuy-hoc-la-mot-bo-mon-khoa-hoc-co-tinh-tong-hop.html

Tìm kiếm có liên quan: Bộ môn phong thủy học; Các môn khoa học cơ bản và nâng cao; Các môn khoa học cơ bản là gì; Học nghề phong thủy; Học phong thủy bắt đầu từ đâu; Học phong thủy cho người mới bắt đầu; Học Viện Phong Thủy Nam Việt; Khoa học cơ bản chuyên sâu; Khoa học cơ bản gồm những ngành gì; Khoa học cơ bản là gì; Khóa học phong thủy; Khoa Khoa học Cơ bản;

Tìm kiếm có liên quan: Khoa Khoa học cơ bản SPKT; Lĩnh vực khoa học cơ bản gồm; Lớp học phong thủy tại TPHCM; Ngành phong thủy học; Phong thủy học Việt Nam; Sách phong thủy; Tài liệu học phong thủy cơ bản; Tự học phong thủy 2; Tự học phong thủy căn bản.

Tiêu đề bài viết: Phong thủy học là một bộ môn khoa học có tính tổng hợp
Chuyên mục: Mỹ Học Phong Thủy
Ngày đăng: 27/07/2021
Tác giả:
Lượt xem: 214 views
Website: https://myhocdaicuong.com
Link bài viết: https://myhocdaicuong.com/phong-thuy/phong-thuy-hoc-la-mot-bo-mon-khoa-hoc-co-tinh-tong-hop.html