Trong phong thủy học, có những thuật ngữ chuyên môn khá là cao. Nếu như bạn muốn biết những từ chuyên môn trong phong thủy là gì? Thì phải nghiên cứu phong thủy ngay từ bây giờ và học thật là kỹ.
1. Thất chính cửu diệu là gì? Thất chính là chỉ các sao Tham Lang, Cự Môn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Phá Quân, Lộc Tồn. Cộng thêm hai sao Tả Phù và Hữu Bật tạo thành Cửu Diệu. Những ngôi sao này, có quan hệ hung cát với sinh khí, thiên y, diên niên, tuyệt mệnh, ngũ quỷ, họa hại, lục ngao, phục vị. Quan hệ của nó như sau:
– Đối với Thiên sinh, là sao Thiên lang, thuộc Mộc. Trong các quẻ Chấn, Khảm, Ly, Cung là đắc địa, chủ phú quý có đủ. Thích hợp với việc khai trương làm nhà.
– Đối với Thiên y, là sao Cự Môn, thuộc Thổ, đắc địa ở các quẻ Khôn, Cấn, Càn, Cung, Đoài, chủ phúc lộc phú quý. Cát.
– Đối với Diên niên, là sao Võ Khúc, thuộc Kim, đắc địa ở các quẻ Càn, Khôn, Cấn, Đoài, Cung, chủ phong tuyên binh quyền. Cát.
– Đối với Tuyệt mệnh, là sao Phá Quân, thuộc Kim, kỵ làm nhà, chủ đoản thọ tuyệt tự, và mắc các bệnh hiểm nghèo.
– Đối với Ngũ quỷ, là sao Liêm Trinh, thuộc Hỏa, chủ ác sùng.
– Đối với Họa hại, là sao Lộc Tồn, thuộc Thổ, chủ sản vong.
– Đối với Lục ngao, là sao Văn Khúc, thuộc Thủy, chủ háo dâm, du đãng, bệnh tật.
– Đối với Phục vị, là sao thuộc Phố Bật, chủ phú quý thọ mệnh.
Trong phong thủy học. Thiên y, Thiên sinh, Diên niên, thuộc các sao Cát. Còn lại là Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Họa hại, Lục ngao đều là mang những sao Xấu. Phong thủy học lại cho rằng, cổng lớn của nhà ở là Cung, mà Cung lại tương sinh với các sao, thì sẽ tốt, còn tương cát với các sao sẽ xấu.
Trên trời, có cửu tinh thì dưới đất có Cửu Cung. Cát tinh đắc địa thì sẽ cát, không đắc địa thì sẽ hung. Đây chính là cái gọi là lý luận đại du niên.
2. Thập ác đại kỵ là gì? Thứ nhất kỵ long phạm kiếp ngao phản nghịch; Thứ hai kỵ đá cuốn làm đứt long mạch; Thứ ba kỵ huyệt rơi vào nơi thủy ác hung sa; Thứ tư kỵ huyệt phạm phong thổi khí tán; Thứ năm kỵ cát phạm quá sâu; Thứ sáu kỵ cát phạm phản bội vô tình; Thứ bảy kỵ thủy phạm; Thứ tám kỵ thủy phạm hoàng tuyền đại ngao; Thứ chín kỵ hướng phạm vào nơi không thể vượng; Thứ mười kỵ hướng phạm bế ngao thối thần.
3. Thập nhị kiến là gì? Tháng giêng kiến Dần; Tháng hai kiến Mão; Tháng ba kiến Thìn; Tháng tư kiến Tỵ; Tháng năm kiến Ngọ; Tháng sáu kiến Mùi; Tháng bảy kiến Thân; Tháng tám kiến Dậu; Tháng chín kiến Tuất; Tháng mười kiến Hợi; Tháng mười một kiến Tý; Tháng mười hai kiến Sửu.
4. Mười hai vị thần trong nhà là gì? Phong thủy học cho rằng, trong nhà có tất cả mười hai vị thần. Tý là Tư mệnh; Sửu là Cấu trần; Dần là Thanh long; Mão là Minh Đường; Thìn là Thiên hình; Tỵ là Chu tước; Ngọ là Kim quý; Mùi là Thiên đức; Thân là Bạch hổ; Dậu là Ngọc đường; Tuất là Thiên lao; Hợi là Huyền vũ.
5. Thập nhị cung là gì? Trong mười hai tháng của một năm, thì vạn vật có sự sinh trưởng và tiêu vong. Do đó, có mười hai danh xưng. “Tuyệt” còn gọi là “Bào”, có ý nghĩa thu khí và không tuyệt. “Thai” nghĩa là manh nha, thụ thai. “Dưỡng” có nghĩa là hình thành. “Sinh trưởng” có nghĩa là lớn lên. “Tắm gội” nghĩa là tồn tại trong cảnh khó khăn. “Quan đai” nghĩa là quy mô lúc đầu. “Lâm cung” nghĩa là có vận may. “Đế vượng” nghĩa là thịnh vượng. “Suy” nghĩa là đi trên đường suy yếu. “Bệnh” có nghĩa là ở vào trạng thái bệnh tật. “Tử” có nghĩa là không còn sinh khí. “Mộ” còn gọi là “Khổ”, là nơi an táng.
6. Thập nhị phân dã là gì? Còn được gọi là phân tinh. Người xưa phân châu thiên ra làm mười hai thứ, dùng để quan sát khí tượng và tiết khí. Tên của chúng được phân biệt lại là Thọ tinh, Đại hỏa, Tích mộc, Tinh Kỷ, Huyền hiêu, Giáng loại, Đại lương, Thực chẩn, Thuần thủ, Thuần hỏa, Thuần vĩ. Thập nhĩ thứ trong thiên trắc còn được gọi là Phân tinh, còn trong địa trắc sẽ được gọi là Địa dã.
7. Thập nhị sinh tiêu là gì? Người ta lấy mười hai loại động vật để lập thành mươi hai chi. Đó là Tý chuột, Sửu trâu, Dần hổ, Mão mèo, Thìn rồng, Tỵ rắn, Ngọ ngựa, Mùi dê, Thân khỉ, Dậu gà, Tuất chó, Hợi lợn.
8. Thập nhị nguyệt tướng là gì? Còn có cái tên gọi khác là Thập nhị thần. Các thần này chính là: Chinh minh, Hợi tướng là Chính nguyệt tướng; Thiên khôi, Tuất tướng là Nhị nguyệt tướng; Tùng khôi, Dậu tướng là Tam nguyệt Tướng; Truyền tống, Thân tướng là Tứ nguyệt tướng; Thắng tiên, Vị tướng là Ngũ nguyệt tướng; Tiểu cát, Ngọ tướng là Lục nguyệt tướng; Thái nhất, Kỷ tướng là Thất nguyệt tướng; Thiên canh, Thìn tướng là Bát nguyệt tướng; Thái xung, Mão tướng là Cửu nguyệt tướng; Công tào, Dần tướng là Thập nguyệt tướng; Đại cát, Sửu tướng là Thập nhất nguyệt tướng; Thần hậu, Tý tướng là Thập nhị nguyệt tướng.
9. Cửu long là gì? Thuật phong thủy lấy thế núi và thế sông để so sánh ngầm với tư chất của chín loại rồng. Đó chính là: Hồi long; Xuất dương long; Giáng long; Sinh long; Phi long; Ngọa long; Ẩn long; Lãnh quần long; Đằng long.
10. Cửu tinh là gì? Trong chín hình dạng của sông núi, có Tham lang, Cự môn, Lục tồn, Văn khúc, Liêm trinh, Võ khúc, Phá quân, Tả phù, Hữu bật. Trong Đại Du Niên Pháp thì Tham lang thuộc Mộc, là Thiên khí, thượng cát; Võ khúc thuộc Kim là Diên niên, thượng cát; Cự môn thuộc Thổ là Thiên y, trung cát; Tả phổ thuộc Mộc là Phục vị, tiểu cát; Phá quân thuộc Kim là Tuyệt mệnh, đại hung; Liêm trinh thuộc Hỏa là Ngũ quỷ, đại hung; Lộc tồn thuộc Thổ, là Họa hoạn, thứ hung; Văn khúc thuộc Thủy, là Lục ngao, thứ hung; Hữu bật thì bất định.
11. Cửu tinh đồ là gì? Còn gọi là cửu khí đồ. Dựa theo chín phương vị, thì mỗi hướng sẽ có một màu sắc riêng. Các màu sắc đó là: Phương vị là Cửu tinh; Bắc là Nhất bạch; Tây Nam là Nhị hắc; Đông là Tam bích; Đông Nam là Tứ lục; Trung tâm là Ngũ hoàng; Tây Bắc là Lục bạch; Tây là Thất xích; Đông Bắc là Bát bạch; Nam là Cửu tử.
12. Cửu cung là gì? Lấy bát quái cộng thêm trung ương nữa, sẽ ra cửu cung. Dùng con số để thể hiện, bốn hai là vai, sáu tám là chân, trái ba là phải, bảy năm là ở giữa. Hình đồ sẽ như sau:
4 – 9 – 2
3 – 5 – 7
8 – 1 – 6
13. Bát sơn là gì? Lấy bát quái cộng với núi, để đoán cát hung của một người. Bát sơn bao gồm: Càn sơn; Khôn sơn; Ly sơn; Chấn sơn; Đoài sơn; Khảm sơn; Cấn sơn; Tốn sơn.
14. Bát phong là gì? Chính là trước, sau, trái, phải, hai vai, hai chân. Tổng cộng là 8 hướng gió.
15. Bát quái là gì? Bát quái là tám ký hiệu gọi trong học thuyết âm dương. Mỗi một ký hiệu đều do hào âm hoặc hào dương tổ thành. Mỗi hào lại đại diện cho một thuộc tính nhất định của sự vật.
Trong cuốn sách Chu Dịch Hệ Từ có nói: “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng”. Càn, Khôn, Chấn, Cấn, Ly, Khảm, Đoài, Tốn.
Càn tương ứng với thiên, với quân, và với môn. Khôn tương ứng với thấn, với trạch. Chấn tương ứng với lôi, với phồn và với đạo. Tốn tương ứng với phong, với nữ và sàng. Khảm tương ứng với thủy, với sông hồ và tỉnh. Ly tương ứng với hỏa, với hộ và táo. Cấn tương ứng với sơn thạch và huyệt. Đoài tương ứng với trạch, với muội và tây. Bát quái có phần yểm trợ bát quái tiên thiên, văn vương bát quái hậu thiên. Trong thuật phong thủy, chủ yếu áp dụng “văn vương bát quái hậu thiên”.
16. Bát quái tu vương là gì? Dùng 8 quẻ có thể phân ra 8 hướng, và 8 khí tiết. Do đó, mà có thể nói rõ được hướng tốt lành và hướng không được tốt.
Cấn, đông bắc, lập xuân. Chấn, đông phương, xuân phân. Tốn, đông nam, lập hạ. Ly, nam chủ, hạ chí. Khôn, tây nam, lập thu. Đoài, tây phương, thu phân. Càn, tây bắc, lập đông. Khảm, bắc phương, đông chí.
Mỗi quẻ chủ sự 25 ngày, và dùng 8 loại thuật ngữ để biểu thị tốt xấu: Vương (thịnh vượng), Tương (cường tráng), Thai (thai nghén), Một (suy tàn), Tử (tử vong), Tù (cầm cố), Phế (phế truất), Tu (nghỉ ngơi).
Quan hệ biến đổi như sau: Lập Xuân thay Càn vương, Chấn tương, Tốn thai, Ly một, Khôn long, Đoài tù, Càn phế, Khảm tu. Xuân Phân thay Chấn vương, Tốn tương, Ly thai, Khôn một, Đoài tử, Càn tù, Khảm phế, Cấn tu. Các loại khác được thay thế tương tự như vậy.
17. Tam tài là gì? Tam tài là gồm có 3 yếu tố Thiên Địa Nhân. Trong Quẻ Dịch Thuyết có câu: “con đường lập thiên gọi là âm và dương, con đường lập địa gọi là nhu và cương, con đường lập nhân gọi là nhân và nghĩa”. Lấy hai trong ba tam tài ấy, dễ dàng có được 6 nét để thành quẻ.
18. Tam nguyên là gì? Phong thủy lấy một ngày là 180 năm. Trong năm đầu của một hoa giáp là 60 năm là thượng nguyên. Năm thứ hai là trung nguyên. Năm thứ ba là hạ nguyên. Do đó, mà hợp lại thành tam nguyên.
19. Tam dương là gì? Trong học thuyết âm dương, lấy dương lớn nhất gọi là cửu, đứng ở vị trí cửu sơ, cửu nhị, cửu tam, và chúng hợp lại thành tam dương.
20. Tam dương khai thái là gì? Trong học thuyết âm dương, tháng 10 là quẻ Khôn, tượng trưng cho thuần am. Tháng 11 là quẻ hạ, một âm sinh ra hạ. Tháng 12 là quẻ lâm, 2 dương sinh ra hạ. Tháng chạp là quẻ cực, 3 âm sinh ra hạ. Đông qua Xuân tới, âm mất đi dương xuất hiện, tượng trưng cho sự tốt lành hưng tịnh, và gọi đó là tam dương khai thái.
21. Tam hợp là gì? Trong 12 địa chi, cứ 3 vị số hợp lại thành 1 thuộc tính ngũ hành. Thân, Tý, Thìn hợp lại thành mệnh Thủy. Hợi, Mão, Mùi hợp lại thành mệnh Mộc. Dần, Ngọ, Tuất hợp lại thành mệnh Hỏa. Tỵ, Dậu, Sửu hợp lại thành mệnh Kim. Trong tam hợp đó, đều không có Thổ, nhưng tất cả đều phải dựa vào Thổ. Thìn, Mùi, Tuất có thể hợp lại thành mệnh Thổ.
22. Sự hợp lý của tam hợp là gì? Vạn vật vạn việc đều có quy luật hưng thịnh suy tàn, học thuyết âm dương lấy 3 chữ sinh vượng mộ, để thể hiện quy luật sinh ra trưởng thành và mất đi.
Trong 3 tháng mùa Đông. Hợi, Tý, Sửu thì Hợi (tức tháng 10) biểu thị cho sự sinh ra. Tý (tức tháng 11) biểu thị cho sự thịnh vượng và Sửu (tức tháng 12) biểu thị cho sự mất đi.
Đối với 12 tháng trong 1 năm. Trong tam hợp mệnh Thủy, thì lấy Thân biểu thị cho sự sinh ra; lấy Tý để biểu thị cho sự hưng thịnh; lấy Thìn biểu thị cho sự mất đi. Trong tam hợp mệnh Hỏa; lấy Dần biểu thị cho sự sinh ra; lấy Ngọ biểu thị cho sự thịnh vượng; lấy Tuất biểu thị cho sự mất đi.
Trong tam hợp mệnh Mộc, lấy Hợi để biểu thị cho sự sinh ra; lấy Mão để biểu thị cho sự thịnh vượng; lấy Mùi để biểu thị cho sự mất đi. Trong tam hợp mệnh Kim, lấy Tỵ để biểu thị cho sự sinh ra; lấy Dậu để biểu thị cho sự thịnh vượng; lấy Sửu để biểu thị cho sự mất đi.
Thuyết phong thủy lấy sự sinh ra và thịnh vượng để làm biểu tượng cho sự tốt lành, lấy sự mất đi để làm biểu tượng cho những điều xấu và điều ác, không tốt lành.
23. Tam sát là gì? Thuật phong thủy lấy hướng mà chạm tới Tam Sát để nói về những điều cấm kỵ lớn. Người xưa từng có câu: Dần Ngọ Tuất biểu thị cho hung thần phương Bắc; Thân Tý Thìn biểu thị cho hung thần phương Nam; Hợi Mão Mùi biểu thị cho hung thần phương Tây; Tỵ Dậu Sửu biểu thị cho hung thần phương Đông.
Dần Ngọ Tuất hợp lại thành mệnh Hỏa, lửa hướng về phía Nam. Phía Bắc (Hợi Tý Sửu) và hợp vào thành Tam Sát (Hợi là kiếp sát, Tý là tai sát, Sửu là tuế sát. Tuế sát còn gọi là mộ sát).
Thân Tý Thìn hợp lại thành mệnh Thủy, nước thì hướng về phía Bắc. Phía Nam (Tỵ Ngọ Mùi) và hợp thành Tam Sát (Tỵ là kiếp sát, Ngọ là tai sát, Mùi là tuế sát).
Hợi Mão Mùi hợp lại thành mệnh Mộc. Mộc hướng về phía Đông và phía Tây (Thân Dậu Tuất) và hợp thành Tam Sát (Thân là kiếp sát, Dậu là tai sát, Tuất là tuế sát).
Tỵ Dậu Sửu hợp lại thành mệnh Kim. Kim hướng về phía Tây và phía Đông (Dần Mão Thìn) và hợp lại thành Tam Sát (Dần là kiếp sát, Mão là tai sát, Thìn là tuế sát).
Nếu luận theo năm, nếu vào những năm Dần Ngọ Tuất, phía Bắc gọi là Niên Tam Sạ. Vào thời điểm Niên Tam Sạ, thì có hướng được, nhưng lại không thể làm nhà được. Nếu vào những năm Thân Tý Thìn, phía Nam được luận là Niên Tam Sạ. Nếu vào những năm Hợi Mão Mùi, phía Tây được luận là Niên Tam Sạ. Những năm Tỵ Dậu Sửu, phía Đông sẽ được luận là Niên Tam Sạ.
Nếu luận theo hướng núi. Vào những năm Dần Ngọ Tuất thì kỵ phía Bắc. Nếu ở phía Bắc, ở trong tuổi Hợi Tý Sửu, Nhâm Quý với Càn với Hợi đều có hướng để làm nhà. Ở tuổi Cấn với Sửu, nếu xây dựng nhà cửa nói chung, thì không được tốt đẹp như ý muốn, sẽ không tạo nên được nghiệp lớn.
24. Tam sạ là gì? Có hướng nhưng không nên làm nhà cửa. Tọa tam sạ tức là tọa sạ, thì là một điều cấm kỵ lớn. Vào giờ ngày tháng năm Dần Ngọ Tuất, không lợi nếu tu sửa làm nhà cửa về phía Bắc. Các tuổi tương ứng với các phương hướng cấm, kỵ tương tự như vậy, ta có thể tính được ra.
25. Hạ thủ là gì? Còn có tên là Hạ Thủ Sa, Hạ Quan, và Hạ Tý. Không kể là Đông Tây Nam Bắc, hễ là xuất thủy nhất phương, đều gọi là Hạ Thủ. Hễ có Hạ Thủ ắt sẽ có kết tác. Chỉ cần Hạ Thủ nhất sơn vượt qua được Thượng Thủ sơn, thì ắt sẽ có cát địa (tức là nơi đất thuận lợi).
Ở huyệt có nước chảy về hướng bên trái trước tiên. Như vậy, phía bên trái được gọi là Hạ Thủ. Nếu ở huyệt có nước chảy trước tiên về phía bên phải, thì phía bên phải được gọi là Hạ Thủ.
Nếu ở hướng tay trái, nước chảy ngược về bên phải núi, thì túi ở phía bên phải của núi. Còn nếu bên phía tay phải, nước chảy ngược về phía bên trái của núi, túi sẽ ở lại bên trái của núi. Như vậy, người ta gọi là Nghịch Quan, ở phía này, chủ yếu sẽ phát tài phát lộc.
Nếu như hạ thủ sơn rút ngắn không vượt qua được thượng thủ sơn, thì lúc ấy sẽ giả huyệt không tốt. Nếu hạ thủ lặp lại nhiều lần nghiêm mật, thì kết tác sẽ rất lớn. Nếu như hạ thủ trống không, thì sẽ không phải tìm đất.
26. Thiên can là gì? Còn gọi là Thập Can hay Can Chi. Trong thiên can có Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Giáp binh mậu canh nhâm gọi là dương can. Ất đinh kỷ tân quý gọi là âm can.
Trong thuật phong thủy, có những cặp đối nhau là: giáp và canh, ất và tân, nhâm và bính, quý và đinh. Đồng thời, cặp giáp canh thuộc dương, cặp ất tân thuộc âm, cặp nhâm bính thuộc dương, và cuối cùng cặp quý đinh lại thuộc âm. Chúng có cùng tính chất tương xích, không thể tương phối cho nhau được.
27. Thiên bàn là gì? Trong thuật phong thủy, phân biệt tuế bàn thành thiên bàn, địa bàn và nhân bàn. Nơi tiếp hợp căn cứ vào hướng Nam Bắc của tia mặt trời chiếu xuống, được gọi là thiên bàn. Thiên bàn còn có thể gọi đại diện cho tuế bàn.
Tác phẩm Du Thuyền Trên Sông Lau có câu: “quân bần mại mộc ngã mại văn, quân bần tựa ngã bần nhất phân. Quân hiệp thiên bàn tẩu hồ hải, ngã huế phá nghiêm đăng thanh vân”. Thiên bàn hay còn đối lập với địa bàn, dùng để biểu thị ánh sáng mặt trời.
28. Thiên đức là gì? Trong thuật số, lấy địa chi của tháng được sinh ra, kết hợp với ngày được sinh ra, và thiên can của giờ để hợp lại thành một loại sao tốt. Trong mỗi con người, đều có mệnh thiên đức.
Ý nói con người ngay từ khi mới sinh ra, đã mang trong mình những điều tốt lành. Nếu một người được sinh ra vào tháng Dần, giờ Nhâm, hoặc giờ Đinh thì sẽ có Thiên Đức.
29. Ngũ tinh là gì? Lấy ngũ hành biểu hiện qua hình dáng đỉnh núi để quan tâm. Mộc đầu tròn và thân thẳng. Thủy đầu bằng nhịp nhàng như sóng tỏa từ thân rắn bơi qua sông. Hỏa đầu nhọn. Thổ đầu bằng và tù.
Trong cuốn sách Kham Dư Mạnh Hứng có viết: “Sao kim hình thể sạch mà tròn, cong như ánh trăng liềm. Sao mộc vút cao khiến người khách phải khiếp đảm, ngược lại, nhìn đất như cây nằm ngang. Hỏa tinh như đóa hoa sen, có Tham lang.
Cự môn làm tướng phù. Lại có Hồng loan làm huyệt, cũng là bình địa mọc mầm non. Thổ tinh cao mà dày. Nếu có long ở phía sau và chầu về huyệt, huynh đệ đều phát đạt. Hỏa phương nam, thủy phương bắc, mộc ở phương đông, kim ở phương tây, thổ ở trung cung”. Đây chính là bàn về ngũ tinh.
30. Ngũ âm tính là gì? Thuật số dựa vào lý thuyết âm dương ngũ hành, tương sinh tương khắc và những họ tính sẽ thuộc về 5 âm cung, thương, giốc, vi, vũ. Chúng được phân biệt thành 5 âm tương ứng: lưỡi tương với vi, hàm răng tương ứng với thương, răng tương ứng với giốc, hầu tương ứng với cung và môi tương ứng với vũ.
Phát âm họ của người đặt ở lưỡi gọi là họ Vi. Những họ khác có thể suy ra tương tự như vậy. Chúng ta có thể căn cứ vào 5 âm để xác định được phương hướng nhà ở.
31. Ngũ thế là gì? Trong tài liệu thuật phong thủy học, chia hướng núi ra thành 5 loại. Hoàng Diệu ứng trong tập Bác Sơn, có đoạn: rồng từ phía Bắc về phía Nam, gọi là Thế chính. Rồng từ phía Tây về phía Bắc, làm nhà hướng phía Nam thì thế nghiêng. Rồng hướng nghịch với mặt nước, thuận dưới nước thì gọi là thế nghịch. Rồng thuận theo dưới nước, nghịch trên mặt nước, gọi là thế thuận. Thân rồng quay về hướng núi tổ, thì gọi là thế hồi.
32. Ngũ tự là gì? Trong giáo trình phong thủy học, chỉ thần quan môn, thần hộ, thần tỉnh, thần táo thần trung lôi (thần thổ địa và thần trạch).
33. Ngũ hành là gì? Ta gặp ngũ hành sớm nhất ở Thượng Thư, trong đó ở Hồng Phạm có đoạn ghi chép: “Ngũ hành một là Thủy, 2 là Hỏa, 3 là Mộc, 4 là Kim, 5 là Thổ. Thủy là hạ nhuận, Hỏa là thượng tán, Mộc là trực khúc, Kim là tòng cách, Thổ là giá.
Thủy là lỏng, là nước thì đi xuống, thêm xuống Hỏa là lửa, thì bùng lên bốc cháy. Mộc là gỗ, là cây thì mọc thẳng hay cong lên. Kim là kim loại, thuận chiều hay đổi chiều. Thổ là đất thì dễ trồng trọt và gây giống được”.
Tiên triết cho rằng: vạn vật đều là do ngũ hành âm dương cấu thành, và biến hóa vô cùng mà ra. Giữa ngũ hành có sinh trưởng phát triển, khắc tức là ức chế và xung khắc với nhau.
Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc. Kim khắc Mộc; Mộc khắc Thổ; Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim. Thuật phong thủy, lại phân ra làm nhiều loại ngũ hành.
– Ngũ hành chính. Người xưa, từng có câu, phương đông mộc, phương nam hỏa, phương tây kim, phương bắc thủy, trung ương là thổ. Ngũ hành chính là dùng để xác định phương hướng.
– Ngũ hành bát quái. Thuật phong thủy từng có câu: chấn canh hợi mùi tốn tân mộc, càn giáp đoái đinh tỵ sửu kim, khảm quý thần thìn thủy, ly nhâm dần tuất hỏa, khôn ất cấn binh thổ, ngũ hành bát quái tứ hình cục. Đó chính là phép dùng bát quái, phối hợp với can chi để luận ra các loại sở thuộc khác nhau.
Chấn thuộc mộc, canh kết vào chấn, hợi mùi cũng hợp về chấn, do đó, canh mùi thuộc mệnh mộc. Quẻ tốn thuộc mệnh mộc, tân kết vào quẻ tốn, do đó, tân cũng thuộc mệnh mộc.
Quẻ càn thuộc mệnh kim, giáp kết vào càn, do đó, giáp cũng thuộc kim. Quẻ đoài thuộc mệnh kim, đinh kết vào đinh hoài, tỵ sửu kết vào hoài, do đó, đinh tỵ sửu thuộc mệnh kim.
Khảm thuộc thủy, ngoại âm mà nội dương, do đó, tam quý hợp thành khảm, mà khảm thuộc thủy, thân thìn hợp với khảm, do đó, thuộc mệnh thủy. Ly thuộc hỏa, ngoại dương và nội âm, do đó, tam nhân hợp thành ly, mà nhâm thuộc hỏa, dần tuất hợp với ly, do đó, cũng thuộc mệnh hỏa. Cấn thuộc mệnh thổ, bính kết vào cấn, do đó, bính cũng thuộc mệnh thổ.
– Ngũ hành tam hợp. Ngũ hành tam hợp tức là Dần Ngọ Tuất, hợp lại thành mệnh Hỏa. Tỵ Dậu Sửu hợp lại thành mệnh Kim. Thân Tý Thìn hợp lại thành mệnh Thủy. Hợi Mão Mùi hợp lại thành mệnh Mộc. Trong đó, 4 mệnh Hỏa Kim Thủy Mộc phân biệt là do 3 mặt sinh vượng mộ kết hợp lại mà thành. Trong 4 mệnh đó, đều bao gồm cả mệnh Thổ.
– Ngũ hành tứ sinh. Tứ có tứ trường sinh, thân mộc trường sinh tại hợi, bính hỏa trường sinh tại thình, canh kim trường sinh tại tỵ, nhâm thủy trường sinh tại thân, ất mộc trường sinh tại ngọ, đinh hỏa trường sinh tại dậu, tân kim trường sinh tại tỵ, quý thủy trường sinh tại mão.
– Ngũ hành song sơn. Hai chữ đồng cung hợp lại thành can chi. Lẫy ngũ hành kết âm thành tiêu chuẩn. Ví dụ như cấn bính tân lưỡng hợp dần ngọ tuất thành liêm trinh hỏa. Tốn canh quý hợp với tỵ thành võ khúc kim. Khôn nhâm ất hợp với thân tý thìn thành văn khúc thủy. Càn giáp ất hợp với tân hợi nhâm thành tham lang mộc, cứ hai chữ hợp thành một cung. Do vậy, mà có tên là ngũ hành song.
– Ngũ hành huyền không. Lấy sinh nhập khắc nhập, sinh xuất khắc xuất để xác định tốt xấu. Huyền là thần minh biến hóa, không là không có gì làm điểm tựa. Do đó, khi xây nhà phải xác định phương hướng toàn bộ, là dựa vào pháp thủy hư linh, thủy tính huyền không.
Trong thuật phong thủy, thường có những câu: bính đinh tuất dậu nguyên thuộc hỏa, càn khôn mão ngọ kim đồng sinh, hợi quý cấn giáp là thần mộc, tuất canh sửu mùi thổ làm chính. Tý dần thìn tốn tân kiêm tỵ, hợi và nhâm là phương thần nước.
Ngoài ra, còn có các loại ngũ hành hướng thượng, ngũ hành kết âm, ngũ hành tinh độ, ngũ hành hỗn thiên, ngũ hành hà đồ, ngũ hành túc độ, ngũ hành giáp tý, ngũ hành thiên can, ngũ hành địa chi.
Ngũ hành có liên quan tới tứ quý, thuật số xem vạn vật đều có 5 giai đoạn: Vượng (thịnh vượng), Tương (thứ vượng), Tu (tù yết), Tù (suy tàn), Tử (không có sinh khí). Trong 5 giai đoạn này, được biểu hiện trong ngũ hành như sau:
Kim: thu vượng, xuân tù, hạ tử, tứ quý tương, đông tu.
Mộc: xuân vương, đông tương, hạ tu, tứ quý tù, thu tử.
Thủy: đông vượng, tứ quý tử, xuân tu, hạ tù, thu tương.
Hỏa: hạ vượng, xuân tương, tứ quý tu, thu tù, đông tử.
Thổ: tứ quý vượng, hạ tương, thu tu, đông tù, xuân tử.
34. Chuyên tỷ là gì? Chuyên tỷ tức là thiên can, và địa chi tương sinh lên xuống. Ví dụ, như giáp thuộc mệnh mộc, ngọ thuộc mệnh hỏa, mộc sinh hỏa. Do đó, giáp ngọ chính là chuyên tỷ, có ý cát tường tốt lành. Lại ví dụ như nhâm thuộc mệnh thủy, thân thuộc mệnh kim, mà kim sinh thủy. Do đó, nhâm thân cũng là chuyên tỷ.
35. Thái tuế là gì? Thái tuế nguyên là một tên được giả thiết trong thiên văn học thời cổ đại. Thái tuế và tuế tinh tương đối xứng. Tuế tinh tức là sao mộc. Tiên dân cho rằng, sao mộc cứ 12 năm làm tròn một ngày (thực tế là 11.86).
Do vậy, mà hoàng đạo phân thành 12 đẳng phân, lấy tuế tinh các bộ phận làm tuế danh. Có tất cả 12 tuế danh như: thọ tinh, đại hỏa, tích mộc, tinh kỷ, huyền diệu, chiếu dương, giáng lôi, đại lương, thực thẩm, tả thủ, tả hỏa, tả vĩ.
Hướng mà sao mộc di chuyển là từ tây sang đông, và cùng với hoàng đạo phân thành hướng trong 12 địa chi vừa khớp tương phản. Tiên dân lấy giả thiết lấy ra 1 thái tuế, trên thực tế phương hướng vận hành của thái tuế và tuế tinh, là phương hướng vận hành tương phản. Tiên dân có thể bộ phận niên kỷ ở trong thái tuế.
Ví dụ, như thái tuế vào năm dần, gọi là nhiếp đế cách. Thái tuế vào năm mão gọi là đơn khuyết. Về sau này, kết hợp với thập tuế dương, tạo thành 60 can chi, dùng cho niên kỷ. Thái tuế cứ 12 năm di chuyển 1 ngày cùng với 12 địa chi kết hợp lại.
Để biểu thị cho phương hướng vị trí. Nếu vào năm giáp tý, thì giáp tý chính là thái tuế. Nếu vào năm ất dậu, thì ất dậu chính là thái tuế. Cứ tính tương tự như vậy, cho đến năm quý hợi thì hết.
Quan niệm phong thủy cho rằng, thái tuế tinh mỗi năm nằm ở một vị trí thì gọi là phương dữ. Nếu năm này mà nằm ở vị trí này, mà xây dựng nhà cửa, hoặc xây mộ thì sẽ bị phá thủ, rất có thể xảy ra những tai tương nguy hiểm.
Trong cuốn sách Tích Thổ Phong, từng có những câu nói như: “Thuật gia lấy thái tuế làm đại tướng quân, người di dời động thổ ắt tránh kỳ phương”.
36. Khai sinh phần mộ là gì? Con người ta khi chưa mất đi, bao giờ trước tiên cũng chọn cho mình một mảnh đất thích hợp để làm phần mộ cho mình.
37. Nguyệt kỵ là gì? Vào những ngày mồng 5, 14, 23 hàng tháng năm âm lịch đều được gọi là nguyệt kỵ. Căn cứ vào sa tượng và cửu cung, từ mồng 1 đến mồng 9 theo thứ tự lần lượt từ cung số 1 cho tới cung số 9.
Vào mồng 5 gọi là trung cung, tức là tinh vị chi cực. Thậm chí còn là tôn chi nếu làm tỵ chi. Từ mồng 10 đến 18, lại theo thứ tự lần lượt nhập từ cung số 1 cho tới cung thứ 9. Như vậy, ngày 14 lại được gọi là trung cung. Cứ tiếp tục như vậy, thì 23 cũng được gọi là trung cung, đều có thể thực hiện được những điều cấm kỵ.
38. Nguyệt đức là gì? Ta lấy địa chi của tháng được sinh ra, kết hợp với thiên can của ngày được sinh ra, tạo thành một cát tinh. Nếu được sinh ra vào những tháng năm như Dần Ngọ Tuất, giờ bính hỏa. Nếu được sinh ra vào những tháng Thân Tý Thìn và giờ nhâm thủy.
Nếu được sinh ra vào những tháng Hợi Mão Mùi và giờ giáp mộc. Nếu được sinh ra vào những tháng Tỵ Dậu Sửu và giờ canh kim. Thì tất cả đều được gọi là nguyệt đức, cát tường muôn vàn thuận lợi.
39. Phụ mẫu sơn là gì? Ở đây ý nói là một dãy núi nguy nga sừng sững ở sau huyệt. Người xưa từng có câu nói: “vấn quân hà giả vi phụ mẫu, huyệt hậu nguy nga tọa nhất sơn, trước sau tương sinh bất tương khắc, con cháu phó cử bất không hoàn”.
40. Hỏa địa là gì? Hỏa địa là nói đến phòng ở được đặt vào những nơi dễ xảy ra bốc cháy.
41. Thủy khẩu sa là gì? Thủy khẩu sa là núi nằm ở giữa bờ của dòng nước. Nếu dòng nước chảy không có cát, thì thế nước như vậy sẽ chảy thẳng. Do đó mà không tốt và không được thuận lợi về sau.
Ở những nơi có dòng nước chảy, đều nên xem có núi tập trung, giống như những chiếc răng đan xen vào nhau, ghép khớp lại với nhau. Cứ trùng lặp vòng quanh nhau, có thể lên tới hàng chục cái. Tất cả đều biểu thị sự may mắn tốt lành và thuận lợi.
Nếu có hoa biểu, hãn môn, la bàn, bắc chấn thì càng tốt. Những loại địa hình như vậy, đều thể hiện được hướng nước chảy ngược vào trong, dần dần quay đầu lại mang cái dáng vẻ không muốn rời đi.
42. Thủy mạch là gì? Thủy mạch là nơi có dòng nước chảy qua. Ta hình dung giống như các bộ phận động tĩnh mạch trong cơ thể con người.
43. Thủy dương là gì? Thủy dương là bờ phía Bắc của dòng nước, thời cổ người ta lấy phía Nam của núi, phía Bắc của dòng nước gọi là dương. Người ta lấy phía Bắc của núi, và phía Nam của dòng nước gọi là âm.
44. Thủy đáo cục là gì? Thủy đáo cục là việc đưa nước vào minh đường, gần kề với phía trước của huyệt.
45. Thủy long là gì? Thủy long là nước chảy như rồng bay, nên có sách thường nói: “Rồng chầu về tổ, nước hồ cũng có nguồn, tìm về tổ là quý, tìm đúng đầu là tông lộc hưng thịnh. Phía Bắc lấy sông làm ranh giới, phía Đông lấy sông biển làm gốc. Phía Tây lấy sông lạch làm gốc. Phía Nam lấy tàn trệ làm gốc.
Núi có đi và cũng có dừng, nước có chia dòng hợp dòng, vừa chảy vừa đọng. Quan sát thủy, phàm giữa hai dòng nước ắt có núi. Thủy tụ thì long tụ, thủy giao thì long dừng. Thủy là huyết mạch của long, là khí của huyệt. Thủy và long có lìa có tụ”.
46. Thủy thành là gì? Thủy thành là thành lấy nước làm quy phạm và cách thức. Tác dụng của thủy thành chính là ở giới thủy, nó làm cho long khí không ly tan, thủy thành chính là long huyệt môn hộ, với các loại hình dạng không giống nhau. Thủy thành phân làm 5 thành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, ở mỗi cái đều có hướng tốt lành và hướng xấu.
47. Thủy thế là gì? Trong học thuyết phong thủy, phân chia thủy thế ra làm nhiều loại khác nhau. Ví dụ như: thái cực vận thủy, thiên tâm thủy, chân ứng thủy, duyên trữ thủy, triều hoài thủy, tập diện thủy, vệ thân thủy, đãng hung thủy, xuyên tý thủy, cát cước thủy, lâm đầu thủy, khoán liêm thủy, phân thân thủy, lậu tai thủy, giao kiếm thủy, lưu nê thủy, phân lưu thủy, cung bối thủy, yêu đái thủy, phân khiêu thủy, lậu táo thủy, thương bàn thủy, hối lưu thủy, nhập khẩu thủy, sạ lặc thủy, hình sát thủy, huân ngưu thủy,…
48. Lục thập giáp tý là gì? Vào thời cổ, khi mà con người ta muốn ghi chép lại những điều vô cùng quan trọng, thì thường lấy trật tự của thập can và thập nhi chi, lần lượt kết hợp mà tạo thành.
Lục thập giáp tý cứ lặp đi lặp lại đổi chỗ cho nhau. Đó chính là: giáp tý, ất dậu, bính dần, đinh mão, mậu thìn, kỷ tỵ, canh ngọ, tân mùi, nhâm thân, quý dậu, giáp tuất, ất hợi, bính tý, đinh sửu, mậu dần, kỷ mão, canh thìn, tân tỵ, nhâm ngọ, quý mùi, giáp thân, ất dậu, bính tuất, đinh hợi, mậu tý, kỷ sửu, canh dần, tân mão, nhâm thìn, quý tỵ, giáp ngọ, ất mùi, bính thân, đinh dậu, mậu tuất, kỷ hợi, canh tý, tân sửu, nhâm dần, quý mão, giáp thìn, ất tỵ, bính ngọ, đinh mùi, mậu thân, ất dậu, canh tuất, tân hợi, nhâm tý, quý sửu, giáp dần, ất mão, bính thìn, đinh tỵ, mậu ngọ, kỷ mùi, canh thân, tân dậu, nhâm tuất, quý hợi.
49. Lục xung là gì? Trong 12 địa chi, có đến 6 cặp tương xung tương khắc với nhau. Trong đó, 6 cặp chính là: tý ngọ tương xung, sửu mùi tương xung, dần thân tương xung, mão dậu tương xung, thìn tuất tương xung, tỵ hợi tương xung.
Sở dĩ có sự tương xung như vậy. Đó chính là do tý thuộc mệnh thủy, ngọ thuộc mệnh hỏa, mà thủy và hỏa thì lại xung khắc với nhau. Còn 5 cặp còn lại, tương xung với nhau, lý do cũng tương tự như vậy mà sinh ra.
50. Lục hại là gì? Trong 12 địa chi, thì tý ngọ lại tương hại với nhau, sửu ngọ cũng tương hại với nhau, dần tỵ cũng tương hại với nhau. Mão thìn, thân hợi, dậu tuất đều là những cặp tương hại với nhau. Nếu các tuổi này mà kết hợp lại với nhau, thì sẽ rất xấu, không được tốt đẹp và thuận lợi.
51. Lục hợp là gì? Trong 12 địa chi, thì tý sửu hợp mệnh thổ, dần hợi hợp mệnh mộc, mão tuất hợp mệnh hỏa, thìn dậu hợp mệnh kim, tỵ thân hợp mệnh hỏa. Như vậy, ngọ được coi là thái dương, mùi được coi là thái âm.
52. Chính châm là gì? Chính châm là chỉ hướng tý ngọ của la bàn (hay còn được gọi là kim chỉ nam). Thuật phong thủy dùng nó để có thể xác định được phương hướng của núi.
53. Chính thụ huyệt là gì? Chính thụ huyệt là mặt chính của huyệt vị. Đối lập với nó, chính là phân thụ huyệt và bàng thụ huyệt.
54. Thạch cảm đáng là gì? Đó là loại đá thạch, dùng để xua đuổi những tà ma, và những điều bất chính. Trên đá có ghi 3 chữ là Thạch Cảm Đáng, hoặc những ký hiệu khác nhau, được đặt ở cổng làng, đầu đường, ở trên kênh rãnh, hoặc ở đầu cổng,…
Theo như truyền thuyết kể lại, thì Khương Tử Nha sau khi mất đi, được che phủ mình bởi Tần Sơn Thạch Cảm Đáng. Dân gian, thường coi thạch cảm đáng là loại thạch đá, dùng để xua đuổi tà ma và những điều bất chính.
55. Bình dương là gì? Bình dương là mảnh đất bằng phẳng lại có nước, nhìn xa thấy núi, từ trên núi cũng có thể nhìn thấy và ngược lại. Phía trước huyệt Bình Dương, có nước ôm lấy huyệt, phía trước huyệt phải có miên cung thủy, phía sau phải có phản cung thủy.
Đất bình dương cần nhất là phải có Nghịch Thủy Sa. Bởi vì nước nơi đồng bằng thường chảy thẳng, thủy khứ thẳng có thủy san ngược như vậy, ắt cần thủy khứ nghịch.
Phương pháp xem lành dữ của đất đồng bằng như sau: “Muốn xem được đất đồng bằng, trước tiên phải xem nước ở xung quanh có trong hay không? Thế nước như chảy vào kho là chủ cho phú quý, người và vật đều đầy đủ.
Để xem Long thật giả, sẽ thấy các dòng nước đều chảy về kho, ở giữa cao là thật huyệt sẽ kết. Lâm quan cũng rất quan trọng, vị trí của nó phải đủ tam công. Tìm long ở đồng bằng, phải xem thế của dòng nước.
Nơi dòng nước hội tụ hoặc giao nhau là long huyệt. Bên trái của trưởng phòng quan phía sau phải cao, phía trước phải thấp. Nếu phương chấn mà khuyết sẽ tổn hại đến con trưởng trong gia đình. Bên phải là tiểu phòng quan phía trước thấp, phía sau cao sẽ yểu thọ, con nhỏ khó nuôi.
Phía trước thấp còn thể hiện cho sự nghèo đói, phía sau cao là không có người nối dõi. Đứng phía sau hoặc phía trước của trung phòng, thì sẽ có họa và bại liên miên. Phía trước, ở giữa, bên phải, bên trái mà thấp, là chủ cho hiếm muộn con cái.”
56. Bình tiêm là gì? Tức là nơi dùng để mai táng.
57. Bình cơ là gì? Tức là nơi đất đẹp yên ổn.
58. Khứ thủy là gì? Tức là dòng nước chảy qua phía trước huyệt.
59. Long là gì? Long thì có các ngõ ngách của dãy núi trải dài hay dòng nước chảy qua, nó nằm trải dài có thể biến hóa khôn lường.
60. Long huyệt là gì? Long huyệt là nơi giao hợp của các khí mạch của núi lại với nhau. Trong kinh sách Bí Mật Lưu Truyền Về Thủy Long có câu nói: “hoành cung long trạch sinh vinh hiển, tá hợp xuyên long chủ phát tài”.
61. Long bàn là gì? Tức là thế núi uốn khúc như đang cúi xuống.
62. Long hổ là gì? Long hổ là bên cạnh huyệt có cả long lẫn hổ đứng bên. Ở phía bên trái là rồng, ở phía bên phải là hổ đứng bên. Trong tác phẩm Táng Kinh Dực có câu: “Bãi sa hai bên trái và phải liền với huyệt, gọi là long sa và hổ sa. Chúng có trách nhiệm bảo vệ cho khu huyệt tránh gió thổi tán khí. Hình thế của long sa, hổ sa phải ôm bao lấy huyệt, nhưng không có ý bức ép nên nói là Thanh Long Uốn Lượn, Bạch Hổ Phủ Thục”.
63. Long mạch là gì? Nếu như nhìn từ trên cao xuống thấp, thì các dãy núi giống như những con rồng bay lên cao. Do đó, thuật phong thủy cổ gọi nó là long mạch.
64. Tả phù hữu bật là gì? Ở trên núi chính tại phía bên trái và phía bên phải của huyệt, chen lẫn đối lập với nhau. Do đó, mà cần phải có các đôi đối xứng với nhau, như cao thấp lớn nhỏ xa gần, các phương đó hợp lại thì được gọi là hợp cách.
Nếu như hợp cách tròn giống như vầng thái dương, thì được gọi là nhật nguyệt chen nhau chiếu xuống. Ví dụ, nếu như hợp cách ở một nơi cao nhất, sắc nhọn như bút triển kỳ, thì được gọi là văn võ đặc trưng.
Nếu như hợp cách ở tại hữu long tả hữu thì được gọi là thiên ất thái ất. Nếu như hợp cách ở tại quá hiệp tả hữu, thì lại được gọi là thiên hồ thiên giác. Nếu như hợp cách ở tại tiên triều tả hữu, thì được gọi là kim ngũ hình pháp.
Nếu như hợp cách ở tại minh đường tả hữu, thì lại được gọi là thiên quan địa tiền. Nếu như hợp cách ở tại thủy khẩu tả hữu, thì được gọi là hòa biểu thảo môn. Những hướng núi này, đều có một tác dụng chung là bảo vệ phù trợ đối với huyệt.
65. Sao bắc cực là gì? Sao bắc cực là những nham thạch ở trên núi. Nó có rất nhiều loại, với nhiều hình thù kỳ dị khác nhau. Nếu lớn thì giống như sao bắc cực, nhỏ lại giống như sao mộc.
Sao bắc cực chủ yếu phát đại quý, thời xưa từng có câu: một sao bắc cực có thể quản được hàng vạn binh lính. Nó có thể trợ giúp công hầu chiêu mộ những người anh hùng, và hiền tài chiến sĩ.
Còn hình dáng của sao bắc cực, ta hình dung giống như một con sư tử to lớn, nó cũng giống như một con phượng hoàng đang cất cánh bay lên, nó cũng giống như một con hổ hung hăng hùng mạnh.
66. Tù tự hình là gì? Bốn mặt được khép chặt lại, không có địa hình đường đi ra. Nếu như phía trước mà tiến hành tu sửa khuôn viên vườn tược mà ở, phía sau lại sửa sang nhà cửa, thì như vậy được gọi là lạc tù.
Ở trong phòng 4 mặt đều không có hướng đi ra, thì nó cũng được gọi là lạc tù. Nếu như ở trong phòng mà 4 mặt, cũng đều có nước, thì nó cũng được gọi là lạc tù.
Dân gian xưa từng có câu nói: “Nước ngập xung quanh, trong không ra ngoài, không vào là tù. Dù khi vượng phát thì vận suy cũng đi theo. Nếu chọn thế đất khó để ở, thì suốt ngày âu sầu. Như tướng trên bàn cờ bị vây kín, nhấc quân nào đi thì họa cũng đến đầu tiên”.
67. Tứ môn là gì? Tứ môn gồm có thiên môn địa hộ quỷ môn, và nhân môn. Ở phía Tây Bắc thì được gọi là thiên môn. Phía Đông Nam thì được gọi là địa hộ. Phía Tây Nam thì được gọi là nhân môn. Phía Đông Bắc thì được gọi là quỷ môn.
68. Tứ trụ là gì? Người xưa thường lấy thiên can địa chi của năm ra đời gọi là trụ thứ nhất. Thiên can địa chi của tháng được ra đời, thì gọi là trụ thứ hai. Thiên can địa chi của ngày được sinh ra đời làm trụ thứ ba. Thiên can địa chi của giờ được sinh ra đời là trụ thứ tư.
Cuối cùng là lấy thiên can địa chi của tứ trụ đó, hợp lại thì tạo thành tổng cộng có 8 chữ. Người xưa căn cứ vào chính 8 chữ này, để có thể dự đoán được vận mệnh của một con người ra sao?
69. Tứ trụ phùng xung là gì? Tứ trụ phùng xung là việc địa chi của giờ ngày tháng năm trong tứ trụ tương xứng với nhau. Niên chi xung sơn thì được gọi là tuế phá. Nếu như vào năm Quý Hợi mà thái tuế chiếm phần lớn các hướng.
Trong đó phương Tỵ lại là một trong những phương đối xung với nhau, nên vào năm này không thể làm nhà quay đầu về hướng Hợi được. Vào năm này, thậm chí những kẻ làm ăn buôn bán cũng không có được thuận lợi, sa cơ bại sản.
Nguyệt chi xung núi, nếu thân nguyệt xung với Dần sơn, thì được gọi là nguyệt phá. Nếu như nhật chi xung với núi, nếu như ngày Tý xung với Ngọ sơn, thì được gọi là nhật phá. Giờ mà xung với núi, nếu giờ Mão xung với Dậu sơn, thì được gọi là thời phá.
70. Tứ tượng là gì? Trong học thuyết âm dương, tứ tượng là thái dương, thái âm, thiếu dương và thiếu âm. Trong thiên văn học, 4 bức đồ tượng này biểu thị 28 túc tương tượng.
Ở trung tâm ở về phía Đông, có tất cả 7 hình tượng con rồng màu xanh, ở phía Nam sao liễu có 7 hình tượng con chim tước đỏ. Ở đầu phía Bắc ngọ khiêm nữ, có 7 hình tượng huyền vũ. Ở phía Nam có 7 hình tượng bạch hổ.
Tất cả tổ hợp lại thành tứ tượng, hay còn gọi là tứ linh. Trong học thuyết phong thủy, thì phía trước lấy con chim tước đỏ, phía sau lấy huyền vũ, phía bên trái lấy thanh long, còn phía bên phải lại lấy bạch hổ.
71. Huyệt là gì? Trong học thuyết phong thủy, thì được gọi là nơi của người sống và là nơi an táng của người sống sau khi đã mất. Huyệt chính là do trời đất tạo ra lập nên, có rồng sinh tồn thì ắt sẽ có đất để ta sinh ra lớn lên khai phá lập nghiệp. Huyệt thì bao gồm nhiều loại như chính thụ huyệt, phân thụ huyệt và bàng thụ huyệt, còn có cả phúc huyệt, quý huyệt, bần huyệt, tiện huyệt, và bệnh huyệt.
Trong sách Quản Thị Địa Lý Chỉ Mông luận về việc này như sau: “Huyệt cao mà không nguy, thấp mà không gãy, rõ ràng nhưng không phơi bày, tĩnh mà không u ám, kỳ lạ mà không cổ quái, khéo léo nhưng không mềm yếu, nhận sự giúp đỡ nhưng không ỷ lại. Huyệt nằm ngang, nhưng gọn uốn lượn mà không rối mắt, thế thu vào nhưng thông thoáng”.
Nếu như là hạng rắn đuôi rùa, mà cánh chim anh vũ, kẹp chặt như con tôm con cua, vú lại rủ xuống như những con bò con trâu, hàm răng cuộn tròn lại như răng voi, nhiều vây như con cá, cái yên đầy thịt như con lạc đà, mình có những khúc cuộn lại, viên tròn lại như đạn, có vòng xoáy như sóng trên mặt biển, những dấu vết ở trên cây, khê giữa các ngón tay cái và ngón trỏ lòng bàn tay ngửa. Thì tất cả như vậy, đều được gọi là giai trạch, tức là nơi đất đẹp.
72. Động thổ là gì? Động thổ là công việc đào đất lên, để bắt đầu xây dựng một khu đất mới.
73. Địa chi là gì? Địa chi là 12 vị số thứ tự sau tý sửu dần mão thìn tị ngọ mùi thân dậu tuất hợi. Những vị số tý dần thìn ngọ thân được gọi là dương chi. Những vị số sửu mão tỵ mùi dậu hợi được gọi là âm chi. Mối quan hệ của địa chi và 12 tháng trong năm thường sẽ được biểu thị rất cụ thể và chi tiết.
74. Điểm huyệt là gì? Điểm huyệt là việc chọn đất ở và đất làm nơi mai táng sau khi mất đi. Thuật phong thủy cho rằng, việc điểm huyệt không phải là một chuyện đơn giản, 3 năm tìm rồng một năm điểm huyệt.
Việc đầu tiên là phải xác định, và xem xét kỹ lưỡng long mạch minh đường. Sau đó, xác định huyệt vị. Việc làm này đòi hỏi hết sức cẩn thận, vì chỉ cần sau một ly là đi một dặm ngay lập tức.
Hoàng Diệu ứng trong tập Bác Sơn có câu: “Huyệt thì có cái cao cái thấp, cái to cái nhỏ, cái rộng và có cả cái hẹp. Điều quan trọng là chọn ra được một cái thích hợp nhất. Huyệt mà cao thì càng dễ tránh gió, huyệt thấp thì tránh được nước, huyệt lớn thì nên làm rộng, huyệt nhỏ thì nên làm hẹp đi, cái hẹp thì hạ xuống thấp, cái rộng nâng cao lên, âm dương tương độ, cái đẹp chính là tại tâm của mỗi con người”.
75. Lạc sơn là gì? Lạc sơn là quan tài được đặt ở trên núi, nó giống như một cái gối vậy. Lạc sơn có tam cách, một là đặc lạc, căn cứ theo hướng đặc biệt của núi kề sát với huyệt.
Hai là tá lạc, nó ngăn cách như một nét ngang với huyệt, sẽ không làm cho trống trải sâu thẳm như một cái hầm. Ba là hư lạc, mặc dù có núi, nhưng nó lại được phân tán rộng, đó là đất dữ trạch giả. Do đó, mà đất này không thể dùng được.
Vừa có tả lạc trung lạc, trường lạc, đê lạc, cao lạc, đa lạc,… thậm chí nếu hình tượng, chỉ cần cao rộng có ngăn cách bảo vệ, không có khoảng không thiếu hụt, thì nó đều được coi là tốt lành cả.
76. Hoa biểu là gì? Tại giữa dòng nước lại có hình cái bàn cao đứng thẳng. Dường như ở phía ngoài đại sảnh, có cán cờ thì như vậy trong dòng nước ắt sẽ có đất tốt làm nên phú quý.
77. Hợp thọ bản là gì? Ở đây, ý muốn nói đến con người trước khi mất đi, thường tiến hành xem xét việc làm quan tài cho mình trước tiên.
78. Trạch vị là gì? Tức là bốn phía của mồ mả.
79. Giao khâm là gì? Tức là giới hạn.
80. Thiết tiếu là gì? Tức là việc dựng lên một bàn thờ, để cầu mong có nhiều phúc lành may mắn cho mình. Thiết tiếu tam nhật được gọi là tam triều, còn thiết triều ngũ nhật thì được gọi là ngũ triều.
81. Tuế phá là gì? Phái mê tín thì cho rằng, ở chính hướng mà thái tuế vốn xung khắc, hoặc hướng vốn xung khắc với thái tuế, đều được gọi là tuế phá, có nghĩa là không đẹp không tốt lành.
82. Dương trạch là gì? Dương trạch là nơi ở, nơi cư ngụ, có thể là một thành phố, hay một miền quê nông thôn, hay thậm chí là một ngôi chùa đền miếu mạo,…
83. Dương sai là gì? Trong 60 giáy tý, thì kỷ mão, kỷ dậu được coi là âm thìn. Trước âm thìn, tam thìn thì được gọi là dương thìn. Chúng được phân biệt như sau: bính tý trước kỷ mão, đinh sửu, mậu dần, bính ngọ trước kỷ dậu, đinh mùi, mậu thân.
84. Dương thác là gì? Vào những ngày giáp thân trong tháng giêng, ngày kỷ mùi trong tháng 2, giáp thìn trong tháng 3, ngày đinh tỵ ngày kỷ tỵ trong tháng 4, ngày đinh mùi ngày kỷ mùi trong tháng 6, ngày canh thân trong tháng 7, ngày tân dậu trong tháng 8, ngày canh tuất trong tháng 9, ngày quý hợi trong tháng 10, ngày quý sửu trong tháng 12 năm âm lịch, thì đều được gọi là dương thác. Bách sự vô nghi, muôn vàn sự việc đều không thuận lợi.
85. Dương phá âm xung là gì? Vào những ngày quý sửu trong tháng 6, vào ngày đinh mùi trong tháng 12 năm âm lịch, thì đều được gọi là dương phá âm xung, bách sự vô nghi, mọi công việc làm trong những ngày này đều không nên.
86. Âm thác là gì? Trong 60 giáp tý, thì giáp tý giáp ngọ được gọi là dương thìn. Trước dương thìn tam thìn thì được gọi là âm thác. Chúng được phân biệt lần lượt như sau: Trước giáp tý tân dậu, nhâm tuất, quý hợi, trước giáp ngọ tân mão, nhâm thìn, quý tỵ.
87. Âm trạch là gì? Âm trạch là nói đến phần đất mộ.
88. Âm vị là gì? Vào ngày canh thìn trong tháng 3 năm âm lịch, mặt trăng lên vào giờ thìn. Vào ngày giáp tuất trong tháng 9 năm âm lịch, trăng lại lên vào giờ tuất. Như vậy, tất cả đều được gọi là âm vị, làm việc gì cũng không thuận lợi, bách sự vô nghi.
89. Âm trạch tam yêu tố là gì? Một là đầu biện tinh. Biện tinh tức là hình thế sơn mạch, thiên tinh tức phương của thiên độ. Hai là chính châm phùng châm, tức là việc lấy tuế bàn kéo tinh độ. Đó là phương hướng chính, phân biệt được kim thì định ra được huyệt. Ba là chủ gia ngũ hành nó lấy quan hệ tương sinh tương khắc trong ngũ hành, để nói về hướng tốt và hướng xấu.
90. Âm yếm là gì? Âm yếm là một loại nghi lễ yểm bùa cho người đã chết, mong vong linh hồn của họ sớm được siêu thoát. Trong Lễ Ký của Tăng Tử có câu: “Đãng bất yến tế, hà vị âm yếm” (Nghĩa là: Lễ người trưởng thành trước hết phải bày bàn thờ phương Tây Nam. Sau đó, đưa xác người chết đến gọi là Âm Yếm. Sau khi lễ niệm thì đổi sang góc Tây Bắc gọi là Dương Yếm).
91. Âm long là gì? Quái khí phương vị có số âm là âm long. Quyển 33 trong sách Hiệp Kỷ Biện Phương Thư 12 Sơn Âm Long thì dùng âm khóa. 12 dương long nên dùng dương khóa.
92. Âm đức là gì? Ở trong cõi âm u mù mịt, thì thị đức vẫn xuất phát từ tấm lòng của mỗi con người. Hoặc đó chính là cách gọi của thần âm đức trong một tháng.
93. Âm tiền là gì? Người xưa cho rằng, con người sau khi mất đi vào cõi vĩnh hằng ở thế giới bên kia, vẫn dùng tiền và thời cổ người ta dùng giấy để làm thành tiền.
94. Lai long là gì? Ở đây, ý là chủ yếu nói về núi, nguồn gốc của long mạch. Minh Ngũ Khâu Đoan trong Vạn Ký có câu: “ở phía trước cái khe hở có đất tốt lành, có thể làm long mạch dựa vào hướng núi thì đều hợp lý cả”.
95. Cáo huyệt là gì? Cáo huyệt là khi người thân của mình qua đời, thì trong nhà người thường dân dán cáo phó. Đồng thời, cũng xem xét ngày giờ tốt để đem người chết đi mai táng, và xem cả nơi đẹp để làm nơi an táng cho người đó.
96. Hình thế là gì? Hình thế là địa hình và địa thế. Giữa hình và thế có sự khác biệt. Nghìn thước gọi là thế, trăm thước gọi là hình. Thế là viễn cảnh, hình thì cận cảnh. hình chính là sự tích tụ của thế, thế chính là độ cao của hình.
Có thế mà sau lại có hình, có hình mà sau lại có thế quan. Hình thì ở bên trong, thế lại ở bên ngoài, hình phải tương ứng với thế, thế được thì hình cũng được. Thế thì thô to mà hình thì tinh tế. Mặc sau thế mà hình không vững, hình tốt nhưng mà trạch lại không liên kết được.
Thế thì nhấp nhô như những ngọn núi, mà hình chỉ là những núi đơn lẻ. Thế giống như những bức tường thành kiên cố, hình thì lại giống như những cánh cổng của tòa nhà. Việc nhận ra thế thì còn khó, chứ hình thì đơn giản hơn nhiều.
Lai thế vi bản, trú hình vi mạt. Trước sau trái phải được gọi là 4 thế, sơn thủy ứng an gọi là tam hình. Còn hình chính là một phương pháp để kiểm tra lại thế là dụ kỳ lai, đại, cường, dị, chuyên, nghịch, hành. Phương pháp kiểm tra lại hình chính là dục kỳ tàng, chỉ, phương, tích.
97. Nạp khí là gì? Nạp khí là việc thu thập khí. Nếu khí đến từ sự xung khắc, thì trạch nhận được sự xung khắc, nên trạch không được tốt lành. Nếu mà khí từ hướng tương sinh tới, thì trạch sẽ nhận được sự tương sinh. Do vậy, mà có được sự tốt đẹp và may mắn.
Khí được phân thành hai loại, là địa khí và môn khí, chỉ có địa khí và môn khí là thịnh vượng, đất đai mới tốt tươi làm ăn mới gặp nhiều may mắn phúc lộc. Nếu khí do con đường ngoài khu vực đất ở vào theo con đường thẳng, thì được gọi là lai mạch. Nếu theo đường ngang thì được gọi là giới thủy.
98. Nạp giáp là gì? Nạp giáp chính là một cách lý giải đối với dịch kinh bát quái, sự kết hợp của bát quái và thập can ngũ hành, và ngũ phương. Người xưa cho rằng, quẻ chấn coi như là một quẻ dương thủy sinh tượng, mồng 3 thượng huyền của tháng đó.
Quẻ đời cũng được coi là dương, ứng với mồng 8 trong tháng. Quẻ càn cũng thuộc về dương, vào 15 mãn nguyệt hàng tháng. Quẻ tốn lại được coi là nhất âm manh chi tượng vào ngày 16 trong tháng.
Quẻ cấn cũng thuộc âm, khoảng 23 hạ huyền. Quẻ khôn cũng thuộc về âm, khoảng ngày 29 trong tháng. Nhật nguyệt đều bị dập tắt ở quý hợi của phương bắc, càng gần về mậu kỷ lần lượt đến tháng bắt đầu sinh trọng được gọi là chấn tượng. Dương khí nhiều ở giáp cùng với âm khí ở ất, các loại đi vào phương bắc quý hợi, cố nhân đều gọi là nạp giáp.
99. Tác táo là gì? Tác táo đó là một cách thức làm nhà bếp vào thời trước. Nếu vào năm dương thì hướng nhà bếp được chọn là hướng từ đông sang tây. Còn vào năm âm lịch thì hướng được chọn làm nhà bếp lại là hướng từ phía bắc sang nam.
Các kiểu nhà bếp có sự thay đổi về kích thước, chiều dài thì khoảng 7 thước 9 trên tường, ứng với bắc đẩu nhất tinh, bên dưới lại ứng với cửu châu. Chiều rộng là khoảng 4 thước, ứng với 4 giờ. Độ cao khoảng 1 thước 3 tấc. Cửa nhà bếp rộng khoảng 1 thước 2, tương ứng với 12 giờ, tương ứng với nhật nguyệt. Huyệt khoảng 8 tấc ứng với bát phong.
100. Tuế tinh là gì? Trong dòng nước, luôn có những gò đá hoặc gò đất nhô lên, chúng giống như những cánh cửa. Bốn mặt xoáy theo dòng nước, loại địa hình như vậy được gọi là tuế tinh. Gò đá thì nằm ở bên trên, gò đất lại nằm ở phía dưới, cái đẹp chính là ở chỗ lấy hình tròn có mũi nhọn.
Tuế tinh có cái thật có cái giả. Tuế tinh thật cũng có đầu có đuôi. Đầu hướng lên trên đuôi kéo theo dòng nước. Nếu ta chọn được nơi đất như vậy, thì sẽ có được sự giàu sang phú quý, ăn lên làm ra mãi mãi.
101. Tuế thành viên cục là gì? Tuế thành viên cục hướng về phía trước huyệt, đẩy ra phía sau 4 mặt kề sát với nhau. Tuế thành nước có phần nhô lên giống như thành, viên cục thì như bức tường thành thiên văn, bảo vệ hoàng đế. Tuế thành và viên cục đều là những núi bảo vệ xung quanh.
102. Tuế bàn là gì? Tuế bàn hay còn được gọi là tuế kinh. Tuế bàn có rất nhiều hình thức khác nhau. 1 tuế bàn bình thường do thác bàn và viên bàn kết hợp mà tạo thành. Trong viên bàn có thiên trì, nó nằm ở chính giữa của kim chỉ nam, trên viên bàn có khắc một vòng tròn số, có biểu tượng văn tự can chi, bát quái,…
Do đó, mà ta có thể biết được phương hướng cũng như vị trí. Trong đó, tý ngọ được coi là nam bắc, mão dậu được coi là đông tây. Các thầy phong thủy chính là dựa vào tuế bàn, để xác định phương hướng và vị trí một cách chính xác hoàn toàn.
103. Tuế bàn bát kỳ là gì? Kim nam châm thuộc về thiên trì của tuế bàn, sau đó lại xuất hiện 8 loại. Một là chính chỉ mũi kim ở chính giữa, hướng này được coi là hướng tốt. Hai là đường, chỉ mũi kim trôi nổi bất định. Ba là đoài, chỉ mũi kim không quay về tý ngọ.
Bốn là khí, di chuyển không ổn định. Năm là thám, một nửa thì chìm một nửa thì lại nổi lên trên. Sáu là trầm, mũi kim không xuống dưới. Bảy là trục nổi lên trên, ý chỉ sự di chuyển nhiều. Tám là trắc nghiêng cả về phía đông, lại nghiêng cả về phía tây.
104. Cô phong độc tú là gì? Cô phong độc tú là loại núi cô lẻ ở phía trước huyệt. Theo như sử sách thì rồng kỵ sự cô lẻ. Do đó, hướng này sẽ không tốt, không có được sự may mắn và giàu sang phú quý.
105. Minh đường là gì? Minh đường là nơi tuyên minh chính giáo của các bậc đế xương thời xưa. Thuật phong thủy lại gọi đó là nơi hội tụ của địa khí trước huyệt. Phía trước huyệt là tiểu minh đường. Trong núi long hổ là trung minh đường.
Trong án sơn là đại minh đường, hoặc có thể gọi là tiểu minh đường hoặc nội minh đường, đại minh đường chính là ngoại minh đường. Nội minh đường thì gần với án, do đó không thể quá rộng, nếu như rộng quá thì không thể tránh được gió, mà cũng không được quá hẹp, hẹp quá thì lại không thể thể hiện được sự cao quý thanh cao của huyệt.
Do đó, mà cần phải có sự hài hòa của các loại địa thế, long hổ hoàn bão không được ẩm thấp. Tại 4 phía của ngoại minh đường, cần phải có núi bao quanh, không nên để trống khuyết, để cho ở bên ngoài cũng có thể nhìn thấy từ phía xa xa, có nước chảy qua.
Minh đường lại có sự phân biệt cát cách và hung cách. Giao tỏa, tỷ mỹ chặt chẽ, hướng tiền, rộng rãi, đại hội, đó đều là cát cách. Nếu mà có cát giao tỏa, 4 phía tỷ mỹ chặt chẽ, có nước chảy qua quy về minh đường, thì đó chính là loại địa hình tốt nhất.
Còn hướng tai họa, phản bội, lung lay đồng cỏ rộng lớn, hay hủy hoại thì đều là không tốt. Nếu địa hình toàn cát nhọn, nước chảy thuận chiều, trái ngược khoảng trống rộng lớn thì đều không được đẹp. Minh đường lại kỵ việc có đá to, núi đất, và cây táo gai. Minh đường đặc biệt coi trọng sự thanh khiết, tươi tốt, có hướng tránh gió tụ khí của huyệt.
Thuật phong thủy cho rằng, nếu muốn chọn được đất tốt, thì trước tiên phải có minh đường tốt. Tiếp sau đó, phải điểm huyệt. Từ đó, mới có thể đạt được mục đích tránh những điều xấu tai họa, và có được những điều may mắn tốt lành và thuận tiện.
106. Quan thủy cầm diêu là gì? Quan thủy cầm diêu là 4 loại sao của cát, 4 mặt của huyệt, từ đó phát ra những khí dư. Ở phía trước là quan, ở phía sau là quỷ. Quan tinh được sinh ra ở long hổ phía sau của án sơn, ôm lấy bên ngoài huyệt, phía sau có chiều ngược lại so với phía trước, quan tinh quay đầu trở lại, không đứng thẳng.
Quỷ tinh được sinh ra từ phía sau của núi chủ, kéo đẩy ra khỏi núi, không quá cao, nếu cao quá thì sẽ làm mất khí trong huyệt. Cầm tinh là thạch núi trong nước, nó nằm ở cả phía bên trên trái, và bên phải của minh đường, hoặc ở trong nước, nghiêng một phía về phía huyệt.
Nếu chiều cao đạt tới khoảng 2 hoặc 3 trượng, giống như măng hoặc cái hốt (đó là cái thẻ bằng ngọc hoặc bằng ngà, hay bằng tre của quan lại ngày xưa khi vào chầu), giống như cá rồng rắn thì đều được coi là tốt lành. Diêu tinh ở phía ngoài khuỷu tay long hổ, và chân của rồng, bên trái bên phải của chân huyệt nhọn có đá lớn.
Trong 4 loại nêu trên, nếu như không có quan thì không có sự cao quý, mà nếu như không có quỷ thì cũng không có được sự giàu sang. Nếu không có cầm thì sẽ không có được sự vinh hoa phú quý, nếu như không có diêu thì sự vĩnh cửu sẽ không trường tồn.
107. Sa. Sa là bốn mặt của huyệt là gì? Trong thuật phong thủy thì cho rằng, hình thế của cát thì có muôn vàn sự khác biệt, kích thước gang tấc cũng khác biệt rất to lớn. Cát và nước gần nhau, cát cũng được gọi là nước, nước cũng được gọi là cát.
Cát được bao quanh huyệt, thì được gọi là nguyên thìn thủy, cát của long hổ được gọi là hoài trung thủy, cát gần với án thì được gọi là trung đường thủy, tại hai bên phía trước huyệt gọi là thị sa. Do đó, mà có thể tránh được gió độc thổi vào.
Bao quanh mình rồng chính là vệ sa, có tác dụng chống lại gió từ bên ngoài thổi vào, và làm tăng được lượng khí bên trong. Ôm lấy huyệt trước thì gọi là nghênh sa, phía trước mặt đặc lập gọi là triều sa. Nước từ bên trái chảy tới, cát từ phía bên phải đi tới, nước từ phía bên phải chảy tới, và cát từ phía bên trái di chuyển tới.
Trong cuốn sách Bác Sơn Thiên của Hoàng Diệu Ứng có luận về sa như sau: “Sa của thủy khẩu có liên quan mật thiết đến cát hung, tổng thể kết cục chặt chẽ sẽ có long thần tụ, thế cục hướng ra ngoài chân long sẽ đi.
Sa có 3 loại: béo tròn ngay chăn là phú cục. Thanh thoát, đẹp là quý cục. Nghiêng ngả, phình đầu thóp đuôi là tàn cục. Long sa, hổ sa mà nhọn như tên bắn phá tổng thể hướng ra ngoài thuận theo thủy khứ, hoặc quá cao lấn át huyệt là hung tướng.
Hoặc hình thế bị nát quá mạnh, hoặc quá yếu, rộng hẹp không đều, là biểu hiện của tai họa. Nếu như xung quanh huyệt có nhiều lớp sa phía trước và phía sau đều có khoảng trống, tất cả đều hướng vào bên trong, bờ sa thì thoải theo thế nước, thì thuật phong thủy cho đây là mảnh đất tốt”.
Thuật phong thủy cho rằng, nếu 4 mặt của huyệt đều có cát tầng tầng lớp lớp đan xen vào nhau, trước sau gì đều đặn, đầu thì nghiêng về phía trong, ở phía dưới chân cát có dòng nước róc rách chảy qua, thì đó chính là đất vô cùng tốt lành.
108. Tương tinh là gì? Thuật số cho rằng, nếu như người sinh ra vào ngày dần ngọ tuất, mà có chữ ngọ trong địa chi giờ tháng năm. Người nào mà được sinh vào ngày tỵ dậu sửu, mà có chữ dậu trong địa chi giờ tháng năm.
Người nào mà được sinh ra vào ngày thân tý thìn, mà có chữ tý trong địa chi giờ tháng năm. Người nào mà được sinh ra vào ngày hợi mão mùi, mà có chữ mão trong giờ tháng năm. Thì tất cả những người đó, đều có được sự may mắn.
109. Thần sát là gì? Thần sát là những điều cấm kỵ. Thần may mắn thì có đến 120 loại, thần hung ác, cũng có 125 loại. Ví dụ như quý nhân phù trợ, thành trì hoặc dịch mã,…
110. Thần sơn tọa là gì? Thần sơn tọa là một dãy núi cao ở nơi có dòng nước chảy qua, phía trước của huyệt.
111. Tu tạo là gì? Tu tạo là việc gây dựng hoặc tu bổ. Nếu xem xét kỹ lưỡng phương hướng trung cung, thì tọa môn sẽ là tiểu môn phía sau nhà, hướng sẽ là đại môn phía trước, trung cung thì phải là phòng ở chính giữa, phòng khách làm trung tâm tiêu chuẩn.
112. Hiệp là gì? Hiệp là nơi đứt đoạn liên tiếp của núi, thể hiện được hình dạng tương khép của hai dãy núi.
113. Thai tức sơn là gì? Thai tức sơn là những dãy núi liền một dải.
114. Quan tài là gì? Quan tài tức là quan mộc.
115. Điếu môn là gì? Điếu môn là hai dãy núi giữa dòng nước đối nhau, giống như hai cánh cửa che chắn nhau. Do đó, mà có sự giàu sang và phú quý.
116. Án sơn là gì? Án sơn là núi gần mà nhô về phía trước huyệt, giống như quý nhân căn cứ theo án mà giải quyết công việc của mình. Án sơn giống như ngọc có mấy hoành cầm, nó lấy cái đứng đắn đoan trang, đầy đặn, thanh tú đẹp đẽ, tươi sáng ngay ngắn, chu toàn, sự báo đáp có tình nghĩa để làm tiêu chuẩn cho cái đẹp.
Trong cuốn sách Kham Dư Mạn Hứng của Lưu Cơ có ghi chép: “Mặt trước có sơn sát là rất quý. Nếu như không có án, phía trước quá thoáng sẽ có tổn hại cho con thứ. Sơn án tốt nhất là có tam đài. Có giá bút, có ao phượng hoàng lại có áo gấm cũng là rất tốt.
Án sơn tuy có thô, xấu nhưng có cũng hơn không. Nhưng nếu huyệt xấu mà các bộ phận khác cũng xấu, là chủ cho xuất người ngu dốt, ngang bướng. Án sơn thuận thủy là không tốt, nhưng chảy qua huyệt rồi, nước lại uốn lượn bao quanh là cực tốt.
Nếu bên ngoài có ngoại sa tiếp ứng, là tượng của người học đỗ đạt, nổi tiếng. Ngoại sơn làm án cũng là tốt, vây đóng nguyên thần khí không cho phát tán. Huyệt tình không gần án, trung phòng lại có nước xoáy thì tốt nhất nên di chuyển sang nơi khác.”
117. Lưu niên là gì? Lưu niên là tính toán đến sinh mạng trong một năm, được tính theo năm âm lịch. Nếu như năm này là năm đinh mão thì lưu niên sẽ là năm đinh mão. Cách tính cũng tương tự như vậy, đối với những năm khác.
118. Đảo trượng là gì? Đảo trượng là một phương pháp đào huyệt để đặt quan tài. Do đó, mà có yêu cầu thế phải do tự nhiên tạo thành, làm sao cho trước sau bên phải bên trái đều phải hợp với lẽ tự nhiên.
119. Binh chủ là gì? Binh chủ là 2 dãy núi đối lập với nhau.
120. Phá thổ là gì? Phá thổ tức là việc đào đất lên, để xây dựng phần mộ.
121. Khởi địa định tảng là gì? Yêu cầu đá chân cột phải là đá trụ. Khi bắt tay vào làm, thì cần phải đặt đá cột cố định lại, sau khi đã cố định được đá rồi, thì chính là ta đã lập ra được hình thể.
122. Tức đạo là gì? Tức đạo là nước ở bên trong.
123. Chủ gia ngũ hành là gì? Chủ gia ngũ hành gồm có mấy loại sau: chính ngũ hành, đông phương mộc, nam phương hỏa, tây phương kim, bắc phương thủy, trung ương thổ.
124. Hoàng đạo cát nhật là gì? Thuật số lấy thanh long, minh đường, kim quý, thiên đức, ngọc đường, tư mệnh làm thần may mắn. Nếu ta làm bất cứ công việc gì vào những giờ trên, thì mọi việc đều đạt được sự thành công tốt đẹp.
125. Khôi canh là gì? Khôi canh là một loại vận mệnh được nói đến trong thuật số. Trong mênh đó có khôi canh thông minh và quả đoạn. Nếu như những ngày, mà gặp phải giờ mậu tuất, canh tuất, thì những ngày đó đều được gọi là thiên canh. Nếu vào ngày mà gặp phải giờ canh thìn, nhâm thìn thì những ngày đó được gọi là địa canh.
126. Vọng khí là gì? Thuật số cho rằng, bên trong huyệt có khí, các thầy số cao tay thì họ có thể nhìn thấy được khí ở bên trong của huyệt. Khí có màu sắc sáng, thì sẽ bốc lên, khí có màu sắc tối mờ loãng, thì lại bị suy tàn, và bị dập tắt ngay. Khí có màu hồng hiện lên, thì là có phúc lớn. Nếu như khí có màu đen thì tức là sắp có tai họa ập tới. Khí có màu tím thì lại có phú quý lớn.
127. Triều sơn là gì? Núi trước huyệt xa và cao, đó là nghĩa của chủ khách tiếp nhau, tượng như hình chầu về, chủ đại phú đại quý.
Trong cuốn sách Kham Dư Mạn Hứng của Lưu Cơ có viết: “Điểm huyệt trước tiên phải nhìn núi chầu về, nếu không biết đến triều sơn là thuật của người thầy chưa cao. Nếu có hai dòng nước cùng chảy đến là đặc biệt, như vầy là triều sơn hợp cách rất hiếm gặp vậy.
Đỉnh núi vuông tròn, núi con cháu như những vòng ngọc chạy ngang, nhìn thế núi vẫn cần phải có ý hướng về phía huyệt. Tình ý của núi và huyệt phải như hòa vào làm một. Nhiều khí, triều sơn giả, hình thế rất phức tạp, cần phải chú ý hết sức kỹ càng.
Nghiêng mình hướng đi nơi khác, có thể không xấu nhưng cũng không tốt. Thế đất đồng bằng, phải lấy dáng vờn lượn của đất, cồn cao là sơn. Ngoài ra, xem huyệt ở đồng bằng phải lấy thủy làm trọng, thế nước uốn lượn, hồi về là tốt. Đỉnh núi mà đẹp, nhưng nằm ngoài thế cục đường, thì tượng cho ly hương phò người danh vọng”.
128. Trào thủy là gì? Trào thủy là nước chảy qua trước huyệt. Người ta lấy chỗ gập cong sâu tận bên trong, làm sự may mắn. Do đó, mà trào thủy có thể cứu được sự nghèo đói.
129. Tạ thổ là gì? Sau khi xây dựng xong một công trình nào đó, hoặc sau khi an táng xong, đều phải tiến hành làm lễ tạ thổ.
130. Táng khẩu là gì? Táng khẩu là kim đẩu thổ. Tạo nên huyệt thì gồm có hoành tà, trực nhưng đều có 10 chữ thiên tâm cho tới trung vị. Do vậy, trung vị tức là táng khẩu.
131. Giải trừ là gì? Giải trừ là tiến hành công việc làm lễ giải chỗ ở, để phòng trừ những tai họa có thể xảy ra đối với mình và gia đình.
132. Phùng châm là gì? Phùng châm là chỉ chỗ nối giữa nhâm tỵ và bính ngọ.
133. Tụ thủy là gì? Tụ thủy là nước đọng tụ lại một chỗ. Nước vốn vận động di chuyển, diệu lại ở trạng thái tĩnh, mà tĩnh thì lại tụ họp lại. Do đó, mà thủy trào không giống như thủy tụ. Ngay tại thủy tụ, thì mới có tài nguyên phong phú, còn thủy trào thì không có được tài nguyên phong phú đến vậy.
Tuệ Duyên
Xem thêm bài viết: Các hình thể và chú giải cổ về phong thủy gia trạch là gì?
Bạn đang xem bài viết:
Những thuật ngữ thường gặp trong phong thủy học là gì?
Link https://myhocdaicuong.com/phong-thuy/nhung-thuat-ngu-thuong-gap-trong-phong-thuy-hoc-la-gi.html