Ngày nay, thuật phong thuỷ hiện đại đã nhận được sự coi trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới. Những ứng dụng của nó đã nói lên tính phổ biến và tính thống nhất vốn có của phong thuỷ học.
Có thể thấy thuật phong thuỷ là một môn khoa học ứng dụng đã bị mai một nhiều năm nay. Điều đáng mừng là ngày nay, khi khoa học đã được phát triển rộng khắp, các môn khoa học mới như thuyết tin tức toàn diện, đồng hồ sinh học, kỹ thuật vi sóng đã không ngừng xuất hiện.
Điều này giúp cho chúng ta dần dần lột bỏ được tấm màn bí mật của thuật phong thuỷ, trả lại bộ mặt khoa học chủ thể vốn có của nó. Kỹ thuật vi sóng hiện nay là một trong những hình thức biểu hiện cho tính khoa học của thuật phong thuỷ.
Khái niệm “sơn thuỷ bao bọc tất có khí” của thuật phong thuỷ, đặc biệt là “núi bao bọc”, tương đương với đường vi sóng hình phễu trong kỹ thuật vi sóng. Toà nhà, căn phòng trong phong thuỷ học tương đương với vùng hoà sóng trong kỹ thuật vi sóng.
Các vật cản trở trước cửa và biện pháp hoá giải trong thuật phong thuỷ giống như “sóng dừng” được sinh ra bởi kỹ thuật vi sóng. Ảnh hưởng của gió đối với khí trong thuật phong thuỷ tương đương với ảnh hưởng của dòng chảy (lưu tầng) đối với vi sóng.
1. Khí trong phong thủy hiện đại là vi sóng (sóng cực ngắn)
Tôi cho rằng, “khí” trong thuật phong thuỷ và chữ “khí” thần bí trong văn hoá truyền thống là tương đồng với kỹ thuật vi sóng tối tân đương đại. Thế nào là “khí”? “Khí” chính là hạt siêu nhỏ, là trường, là sóng từ.
Đông y coi trọng tới khí, Đạo gia coi trọng đạo, Nho gia coi trọng sự trong sạch, điều đó đã diễn ra mấy ngàn năm nay. Việc luyện khí công, những bàn luận về thế đất ngày nay đều coi trọng tới chữ khí này. Khoa học phát triển, đến nay con người mới có thể tiến hành tìm hiểu sự sáng sinh của vũ trụ, từ đó mới có định nghĩa về “khí”.
Giải thưởng vật lý Nôbel năm 1978 đã được trao cho 2 nhà thiên văn học Mỹ Penzias và Willson. Tại sao? Hãy xem trong quyết định ban thưởng của Viện khoa học Thụy điển đã đánh giá thế nào?
“Phát hiện của Penzias và Willson là một phát hiện mang ý nghĩa căn bản: nó khiến cho chúng ta có thể có được những thông tin phát sinh trong quá trình hình thành vũ trụ từ thuở xa xưa.
Trước tiên chúng ta tìm hiểu quá trình phát hiện của họ. Năm 1964, khi họ lắp đặt vệ tinh theo dõi ở New Zeria, họ đã nhận được tín hiệu quấy nhiễu 3.5K (K là nhiệt độ tuyệt đối) từ trên trời tới (bởi nhiệt độ quá cao, các điện từ hoạt động càng mạnh, tín hiệu quấy nhiễu càng lớn. Cho nên họ dùng nhiệt độ tuyệt đối để biểu thị độ lớn của tín hiệu quấy nhiễu.)
Ăng ten của họ không phải là đường dây điện vô tuyến dạng gậy mà chúng ta thường gặp, mà là ăng ten chảo dùng trong kỹ thuật vi sóng mà bề ngoài của nó giống như một chiếc chảo sắt lớn ngửa miệng lên trời.
Loại chảo sắt này chúng ta có thể nhìn thấy ở các trạm vệ tinh mặt đất hoặc trên đỉnh những toà nhà cao hay các trạm rađa của quân đội. Tín hiệu quấy nhiễu 3.5K xuất hiện từ trên trời khiến cho hai nhà khoa học này suy nghĩ rất nhiều mà không thể tìm ra được lời giải.
Sau đó họ đã tiến hành kiểm tra nhiều lần và xác nhận đó không phải là những vật cán trở của bản thân ăng ten, và họ đã dùng trọn 1 năm trời để quay chiếc ăng ten này ra bốn phương tám hướng và trong các mùa khác nhau, họ phát hiện ra rằng tín hiệu quấy nhiễu này vẫn như cũ.
Điều này chứng tỏ loại tín hiệu quấy nhiễu này không thay đổi theo mùa và phương hướng, do vậy nó không phải được tạo thành bởi hệ mặt trời, đương nhiên cũng không phải được phát ra từ một hành tinh nào đó trong hệ mặt trời, mà nó tràn lan bới bức xạ của toàn bộ không gian vũ trụ, tức loại vi sóng trên 4080 triệu Hz. Sau này người ta gọi phát hiện của Penzias và Willson là “cánh cửa mở ra cuộc tìm hiểu sự tiến hoá của toàn bộ vũ trụ.”
Vậy, loại vi sóng được sinh ra “trước trời đất” không hổ danh là “mẹ của vạn vật” tràn lan trong khoảng không vũ trụ này rót cuộc là gì?
Vi sóng là một thành viên của sóng điện từ, là người trẻ nhất, nó là láng giềng của tần đoạn ánh sáng, có thể coi nó là “anh” của ánh sáng. Thứ tự của chúng là: Sóng dài, sóng vừa, sóng ngắn, vi sóng (sóng nhỏ), tia hồng ngoại, dải ánh sáng nhìn thấy được, tia tử ngoại, tia X.
Vi sóng rất có “cá tính”, xét theo tên thường gọi, “vi sóng” là loại sóng điện từ có độ dài cực ngắn (tức nó có tần số rất cao), khi lượng biến đổi đến một trình độ nhất định thì sẽ tạo ra sự biến đối về chất, hình thành nên đặc trưng phong cách của mình.
– Trước tiên, đặc trưng vi sóng giống như của sóng ánh sáng. Chúng ta đều biết, trong không gian ánh sáng được truyền theo một đường thẳng, cho nên vi sóng cũng được truyền theo một đường thẳng trong không gian, khi gặp chướng ngại thì đường truyền của nó sẽ bị cản trở.
Khi sóng ánh sáng gặp gương sẽ gây ra khúc xạ. vi sóng cũng vậy, giống như dùng mặt trời tập trung chiếu vào một điểm sẽ tạo thành “bếp mặt trời”, vi sóng cũng có thể được tụ lại thông qua gương cầu lồi dùng để tiếp nhận hoặc khúc xạ.
Bề ngoài của loại phản xạ gương cầu lồi này giống như một chiếc chảo sắt cỡ lớn, do kích thước của loại ăng ten mini có liên quan tới độ dài của sóng, thông thường, chiếc chảo đó được làm với đường kính khoảng vài mét.
Điều này được thực hiện dễ dàng bởi công nghệ chế tạo. Nếu trong vô tuyến điện, sóng ngắn cũng cần “theo mode” để cân xứng với ăng ten chảo, thì kích thước của nó sẽ lớn tới mức khó có thế chế tạo được.
– Thứ hai, vi sóng còn có đặc tính thấu xạ xuyên qua “tầng điện ly”. Tầng điện ly nằm trong lớp khí mỏng của tầng khí quyển, được tạo thành do tác dụng của mặt trời và tuyến xạ vũ trụ sinh ra điện ly.
Nó sẽ tạo ra khúc xạ đối với sóng điện từ thông tin vô tuyến điện, nhưng nó lại không thể ngăn cản được vi sóng, vi sóng có thể đi qua nó một cách dễ dàng.
– Thứ ba, là đặc trưng dải tần rộng, nó gấp một vạn lần loại tần sóng ngắn và nhỏ. Có nghĩa là dung lượng thông tin của nó rất lớn.
– Thứ tư, khả năng chống lại sự quấy nhiễu của tần số thấp. Có thể ngăn cản sự xâm nhập của sấm sét khi trời mưa và điện từ của các vì sao khi trời nắng.
Thực ra, đến triều đại Minh, Thanh, do cuộc vận động khoa học và làm trường học của phương Tây, một số ít những nhà nghiên cứu có tiếng về bát quẻ của kinh dịch đã liên hệ “khí” với khoa học, từ đó họ đưa ra những giả tưởng tạo bạo.
Cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, trong “Tạp chí độc dị”, Hàng Tân Trai đã chỉ ra rằng, những vấn đề về ánh sáng và khí được nhắc tới trong “Chu dịch” đều không phải là chỉ ánh sáng và khí tượng nói chung, mà nó đều có liên quan tới ánh sáng và khí trong vật lý.
Ánh trong vật lý đương nhiên chỉ có bảy màu đỏ, cam, vàng, lục, xanh, lam, tím, ngoài ra còn có hai đoạn “hồng ngoại” và “từ ngoại”. Cho nên Hàng Tân Trai lại nói, “ánh sáng chia làm hai loại, một loại có thể nhìn thấy, một loại không thể nhìn thấy, tia X là loại ánh sáng không thể nhìn thấy, hoặc còn gọi là tia phóng xạ”.
Hàng Tân Trai chỉ ra rằng, khí trong vật lý không phải là khí tượng, tức không phải là khí trong bầu không khí, khi nó chỉ “điện khí”, khí của điện chính là chỉ những thứ không nhìn thấy, không sờ thấy như điện trường, điện từ.
Các nghiên cứu vật lý cho thấy, có điện khắc có điện trường, có từ khắc có từ trường, cho nên điện, từ và trường là cùng một nhà với nhau, “trường vận động sinh ra sóng”. Cho nên trường điện từ và sóng điện từ cũng thống nhất với nhau, còn ánh sáng là sóng điện từ có thể nhìn thấy, vi sóng là loại ánh sáng không thể nhìn thấy.
Penzias và Willton phát hiện ra rằng khi vũ trụ mới được sinh ra thì đã có rất nhiều loại vi sóng bức xạ trong không gian, đương nhiên đó là ánh sáng, loại ánh sáng không nhìn thấy được.
Nó có trước trời và đất, nó có năng lượng, được gọi là mẹ của vạn vật. Chúng ta có thể cho rằng, trong ánh sáng có khí, trong khí có ánh sáng, ánh sáng và khí là một, khí là loại ánh sáng không thể nhìn thấy, ánh sáng là loại khí có thể nhìn thấy.
Cho nên, do chịu sự giới hạn của lịch sử, Hàng Tân Trai cho rằng “ánh sáng là khởi nguồn của khí” và đồng ý với quan điểm nói rằng “ánh sáng sinh ra khí” trong “Kinh dịch”, đây là một quan điểm không thỏa đáng.
Trên thực tế, ánh sáng và khí là thống nhất với nhau. Tóm lại, về bản chất chúng cùng là một loại sự vật, chỉ có tên gọi là khác nhau mà thôi. Nếu không có phát hiện mới của các nhà thiên văn học phóng xạ điện, bản chất của khí mà ngày nay chúng ta được biết vẫn dừng lại ở phạm trù ánh sáng chung chung.
Chứ không thể nắm được một thành viên trong gia tộc nhà khí – vi sóng, mà cũng chỉ dừng lại ở việc ca tụng mặt trời mà thôi. Trên thực tế, ở nhiều phương diện, khí và vi sóng hoà hợp với nhau một cách rất tự nhiên.
Phong thủy học và khí công đều lấy khí làm hạt nhân, mấy năm gần đây, những cuộc kiểm định về ngoại khí của khí công đã phát hiện ra có: tia hồng ngoại chịu sự điều chế của tần số thấp, loại vi sóng 8mm, tập hợp tĩnh điện, dòng hạt siêu nhỏ.
Về mặt y học, chúng vận hành song song với nhau, vi sóng có thể gây nên một số hiệu ứng sinh lý nào đó, nó dễ dàng bị cơ thể hấp thụ. Vi sóng có thể dùng để chẩn đoán và cũng có thể dùng để trị liệu.
Tuy nhiên những người luyện khí công nhà nghề cũng có thể dùng khí để thăm dò bệnh và phát ra ngoại khí để trị bệnh. Trong nông nghiệp, vi sóng có thể nâng cao hiệu suất nảy mầm của hạt giống.
Mà điều đó người luyện khí công nhà nghề cũng có thể làm được. Mấy năm gần đây, vi sóng đã đi vào các gia đình, “lò vi sóng” trở thành đồ dùng hàng ngày.
Tóm lại, tuy một cái là loại vi sóng không có sinh mệnh, một cái là khí của cơ thể người, nhưng thực ra chúng cùng có một nguồn gốc. Như cổ nhân đã cho rằng “trời đất tương ứng”, con người chính là một “vũ trụ nhỏ”.
Trong các nghiên cứu phát hiện ra rằng, vi sóng gần giống như sóng ánh sáng, nó được truyền theo một đường thẳng, giống như vật chiếu đến hoặc ra đa, các loài thực vật trên trái đất nếu muốn hấp thụ được nhiều khí của vũ trụ, thì cũng cần phải có một ăng ten vi sóng, một chiếc ăng ten hình chảo hoặc hình chiếc kèn.
Đương nhiên, tuy không đạt được độ hoàn mỹ của chiếc chảo hoặc chiếc kèn, nhưng chỉ cần có độ cong nhất định, có dạng hình cầu nhất định cũng được. Như các bộ phận của con người như tai, lòng bàn tay, mắt, rốn đều là những ăng ten vi sóng.
Loài người lựa chọn loại khí trường tốt – sơn thuỷ bao bọc, có thể đó cũng là một loại ‘‘phóng sinh” không tự giác. Nếu chúng ta quan sát kỹ thế giới tự nhiên đầy sức sống, chúng ta cũng sẽ phát hiện ra những loài thực vật đa dạng cũng mọc những cột ăng ten tiếp nhận vi sóng.
Trước tiên chúng ta quan sát lá của thực vật, đa số chúng đều có hình chiếc muôi, và luôn ngửa lên phía trên, hơn nữa chúng còn cùng với các bộ phận khác của cây đó cấu thành nên hình vòm hướng mặt lên không trung. Lá của một loài sen có hình dạng giống như một chiếc chậu tắm, nó là một loại ăng ten vi sóng xanh hoàn chỉnh không có khuyết điểm.
Tiếp đến ta quan sát hoa của chúng, đa số chúng đều do những cánh hoa hình thìa xếp thành hình chiếc kèn, có loại trông giống như một chiếc kèn hoàn chỉnh, hoa bìm bìm là loại hoa điển hình nhất, “hoa loa kèn” cũng nhờ đó mà trở nên nổi tiếng.
Chúng ta đều biết, chức năng của lá và hoa của thực vật là quang hợp, nhưng nếu nhìn theo quan điểm vũ trụ của văn hoá truyền thống Trung Quốc, sở dĩ chúng không có hình phẳng mà là hình muôi là để chúng hấp thụ khí của vũ trụ – vi sóng. Phát hiện này tách rời với thực vật học.
* Những thử nghiệm thực tế chứng mình rằng, thực vật vốn là một loại ăng ten vi sóng.
Năm 1979, sau khi biết tin các nhà khoa học đã phát hiện ra bức xạ trong vũ trụ chính là vi sóng, và lại nhìn thấy lá của thực vật, hình dạng vòm của cây rất giống ăng ten vi sóng, thế là có nhà nghiên cứu đã dùng những cây lớn và những cây cảnh trong phòng làm việc đưa vào chỗ cắm ăng ten tivi.
Quả nhiên không ngoài dự kiến, hình ảnh còn rõ hơn rất nhiều so với loại ăng ten dùng trong nhà. Do lá của thực vật hướng ra tất cả các phương hướng, cho nên chúng không cần phải xoay đi xoay lại như ăng ten cột trong nhà để tìm ra hướng tốt nhất.
Tháng 5 năm 1990 trên một tạp chí khoa học đã đăng một bản tin mới nhất có nội dung là “nhà khoa học Ấn Độ đã phát hiện ra cây chuối không chỉ có thể cung cấp những quả chuối ngọt vừa miệng cho con người.
Mà lá của nó còn là một ăng ten vi sóng tuyệt diệu. Tác giả bài báo đã dùng thí nghiệm là cho một đầu dây dẫn cắm vào thân cây chuối, một đầu khác nối tiếp vào ti vi, từ đó có thể nhìn thấy những hình ánh rõ ràng.
Có hai học giả đã phát hiện ra rằng: “Lông vũ của loài chim có tác dụng như một ăng ten có chất môi giới vi sóng”. Họ cho rằng “về mặt cảm nhận cường độ từ trường vi sóng, lông vũ có tác dụng như một chiếc máy tiếp nhận”.
Thế nào là ăng ten chất môi giới? Thông thường trong khái niệm của mọi người, ăng ten phải được chế tạo từ kim loại dẫn điện, còn ăng ten chất môi giới có thể không phải là chất dẫn hay phi kim loại như lông vũ, đá núi, thân cây và các vật liệu xây dựng.
Điều này giúp cho chúng ta hiểu được và suy đoán đặc tính của “khí của trời là dương” là “vùng núi sinh con trai”; quy luật căn bán của “khí của đất là âm” là “đất đầm sinh con gái”.
Các nghi lễ cung đình Huế thuở xưa của hoàng gia nhà Nguyễn cũng rất chú trọng đến yếu tố phong thủy vì tin rằng chúng có ý nghĩa và ảnh hướng lớn đến hiệu quả mong muốn của các nghi lễ ấy.
2. Những loại ăng ten vi sóng mà con người chế tạo từ trước đến nay
Con người là linh hồn của vạn vật. Sự khác biệt giữa con người và động vật là ở chỗ con người có khả năng sáng tạo ra các công cụ phục vụ cho mình để chủ động cải tạo thế giới.
Con người không cần thiết phải tự mọc trên mình chiếc ăng ten vi sóng hình kèn, nhưng lại có thể tạo ra nhiều phương pháp để thu lấy khí của vũ trụ, trong thuật ngữ luyện công người ta gọi là “thu khí”, tư thế và cách thức của họ đa số là các chi và thân người cong lại thành hình chiếc cung hướng mặt về phía không trung.
Tuy nhiên, một phần ba của đời người là giấc ngủ, nếu chỉ dựa vào luyện công sẽ là không đủ. người ta bắt buộc phải lựa chọn một ăng ten tiếp nhận vi sóng thiên nhiên từ sơn thuỷ bao bọc.
Đặt cơ thể mình vào trong một loại khí trường thiên nhiên khá mạnh, hoặc lấy đất đá mô phỏng tạo thành một vòng núi. Vòng núi như là một ăng ten chất môi giới để tiếp nhân khí của vũ trụ.
Hơn thế, “thuỷ bao bọc” cũng hấp thụ lượng lớn vi sóng. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nước là một “phần tử tích cực” dễ tiếp nhận năng lượng vi sóng. Đây chính là cách hiểu khoa học về quan điểm “sơn thuỷ bao bọc tất có khí.”
Núi hình vòng, hoa loa kèn, lá hình muôi, lông vũ… chính là ăng ten vi sóng mà trời đất tự tạo ra. Từ đặc tính truyền thẳng của vi sóng, tiếp đến là ăng ten hình parabol, nếu dùng phương pháp đó xét đến khí công cảm khí thì cảm thấy không có cơ sở.
Nếu không hiểu về khí công, cũng không hiểu về vi sóng thì rất có khả năng sẽ đưa ra một câu hỏi như sau: phản xạ ánh sáng cần gương thủy tinh, thời cổ đại là gương đồng.
Đến thời hiện đại ăng ten vi sóng cũng là “chiếc chảo lớn” bằng kim loại; vậy, núi đất đá trong tự nhiên và loại nước thông thường làm sao có thể được hấp thụ hay phản xạ vi sóng?
Nếu như hoài nghi rằng, núi đất đá, nhà ngói, sông ngòi hồ biển không phải là gương, không thể tích tụ và phản xạ ánh sáng, vậy thì xin hãy ngước nhìn mặt trăng, cứ ngày 15 âm lịch mỗi tháng, một vầng trăng sáng lại được treo lơ lửng giữa trời, ánh sáng của nó đủ để cho một bà già ngồi may áo.
Cả mặt trăng và trái đất đều không thể phát ra ánh sáng, mà phản xạ nguồn ánh sáng từ mặt trời. Điều này phải dựa vào tàu vũ trụ đi tới mặt trăng mới có thể tận mắt nhìn thấy trái đất cũng treo lơ lửng và phản xạ ánh sáng giống mặt trăng.
Địa khí kém có phải là nên nhận nhiều khí trời hơn? Hồng Kông vốn là một đảo đá, địa khí không được tốt nhưng do có được biển bao quanh, khí biển tràn lan bù đắp cho khắp mọi nơi.
Ngoài ra những toà nhà cao tầng mọc lên như nấm, giống những chiếc ăng ten vi sóng, nhờ thể mà nó nhận được rất nhiều khí trời. Cấu hình của kiến trúc có liên quan nhiều tới việc tiếp nhận thiên khí.
Ví dụ nhà hát lớn Shedney giống như những chiếc ăng ten vi sóng, cái thì giống ngọn núi hình vòng, cái thì giống cánh hoa đang nở.
Người xưa phát hiện ra rằng, nếu muốn xuất hiện nhân tài, thì phải có những vật cao, nhờ đó mà tài năng mới hấp thụ được thiên khí. Ngày nay, dân gian vẫn cho rằng xây nhà phải cao hơn nhà người khác, dù cao hơn một hàng gạch cũng tốt.
Giả như nhà có thấp hơn nhà hàng xóm thì cũng phải có cột ăng ten cao hơn để bù đắp, bởi ăng ten có thể đi vào trường khí của vũ trụ (trường khí bao gồm cả trường điện từ).
Khí, thông qua sự thăm dò của ngoại khí khí công đã phát hiện ra có tia hồng ngoại xa và vi sóng, chứng tỏ khí bao gồm cả sóng điện từ, và tất nhiên có thể lấy xuống từ ăng ten.
Mọi người đều biết, khí công có thế giúp cơ thể khoẻ mạnh và khai thông trí tuệ. Khí của khí công và khí của trí tuệ có cùng một nguồn gốc, nếu sớm có được khí của vũ trụ sẽ giúp mở mang đầu óc và trí tuệ, từ đó trở nên thông minh hơn.
Như chúng ta đã biết, muốn tiếp nhận vi sóng cần có ăng ten parabol, cũng có nghĩa là loại ăng ten đó có hình dạng giống một chiếc chảo lớn. Do vi sóng được truyền thẳng như ánh sáng, gặp phải vật cản nó sẽ bị ngăn chặn và phản xạ lại.
Cho nên trên những công trình lớn luôn được lắp đặt một hoặc nhiều ăng ten vi sóng có hình một chiếc chảo lớn màu trắng. Vì cao, nên nó tránh được những tổn thất do phản xạ vi sóng.
Cự li truyền tải xa của vi sóng phải giống như cuộc thi chạy tiếp sức của điền kinh. Bởi tia sáng không thể rẽ cong theo độ cong của trái đất, do vậy ăng ten tiếp sức phải được mắc rất cao, được gọi tên là “tháp ăng ten tiếp sức vi sóng”.
Loại tháp này hoặc được dựng trên đỉnh các toà nhà cao, hoặc trên đỉnh các ngọn núi, đương nhiên trên đỉnh đó vẫn cần có ăng ten hình chảo. Cái gọi là “văn bút phong” không phải chỉ nói tới những ngọn núi hình nhọn, mà còn chỉ những ngôi tháp tu trên núi. Bản thân những “lầu các” trên đỉnh tháp đã có tác dụng như một ăng ten chảo.
Do vậy, chúng ta có thể hiểu được rằng: tại sao những nhà hiền triết khi tu đạo lại cần vào nơi núi sâu? Khí trường trong “các động tu hành” ở trên đinh núi có khí cảm rất mạnh. Những năm gần đây, những công trình xây dựng hình nhọn xuất hiện nhiều, có thể những kỹ sư thiết kế đã hiểu được của “văn bút phong” chăng?
Các sách vở tài liệu về phong thủy hiện nay tại Việt Nam rất phong phú, nhưng nhìn chung chúng đều chỉ lặp lại nội dung của nhau. Chính vì thế, để có thể tham khảo các tư liệu mới, dịch thuật tài liệu phong thủy là rất cần thiết để làm phong phú thêm nội dung tham khảo.
3. Tác dụng của vi sóng đối với con người
Căn cứ theo quan điểm quan hệ giữa trời và con người của phương đông cổ đại, con người là một “tiểu vũ trụ”. Vũ trụ có vi sóng, thì làm sao con người lại có thể không có?
Có điều, vi sóng của con người khá yếu, nhưng thông qua luyện khí công nó có thể được mạnh lên. Chúng ta có thể đi từ mối quan hệ giữa rượu và vi sóng để quan sát sự tồn tại khách quan của vi sóng trong cơ thể người.
Trong một cuộc biểu diễn khí công toàn Trung quốc, một pháp sư khí công đã thể hiện khả năng “biến tửu” (biến đổi mùi vị của rượu): Trên bàn bày sẵn một cốc rượu, bàn tay ảo thuật của ông ta vừa vung lên, nồng độ rượu trong cốc đã nhạt đi rõ rệt, hơn nữa, rượu có nồng dộ càng lớn, thì cảm giác so sánh càng rõ rệt. Ngoài ra những loại kẹo được ông ta tiếp xúc cũng trở nên ngon miệng hơn.
Rượu Mao Đài nổi tiếng của Trung Quốc cần ủ từ 5 năm đến gần 8 năm, mới có được hương thơm như ý, còn loại rượu mới vừa được ủ xong, thường có vị đắng, cay rất khó uống. Có thể tạo ra những tác động để làm cho rượu nhanh chín, rút ngắn chu kỳ tạo rượu hay không?
Thực nghiệm chứng tỏ rằng, dùng vi sóng xử lý rượu mới có thể khử tất cá các vị tạp của rượu mới chỉ trong thời gian 2 phút. Rượu mới sau khi được xử lý, về cơ bản có thể ngon sánh cùng với rượu chín tự nhiên. Vi sóng là loại sóng điện từ có tần số cực cao, để thúc đẩy rượu sống nhanh chín hơn thì có thể dùng loại vi sóng có tần số 925 ~ 2450 triệu Hz.
Nguyên lý dùng vi sóng để thúc đẩy rượu chín là: vi sóng có thể ép các phần tử nước và phân tử cồn Êtylic tổ hợp với nhau, làm tăng nhanh những phán ứng hoá học và sự biến đổi vật lý ở nó, cho nên nó có thể làm cho vị rượu trở nên ngon hơn.
“Ma trưởng” của pháp sư khí công và vi sóng đều thúc đẩy sự thay đổi của vị rượu, làm cho rượu nhanh chín hơn, vậy giữa chúng có quan hệ gì?
Sự thay đổi của cơ thể người có thể tạo ra điện sinh học, từ sinh học, do đó tạo ra từ trường sinh học. Loại trường này nằm yên trong cơ thể con người, khi mặt trời lặn là lúc chúng trở nên mạnh nhất, các nhà khoa học nước ngoài gọi nó là “trường năng lượng con người”.
Mấy năm gần dây, những người nghiên cứu đã quan sát tay của các pháp sư khí công và đã tìm ra được sự phát ra của sóng điện từ, trong đó có loại là bức xạ hồng ngoại được điều chế bởi tấn số thấp, những câu đố của “ma trưởng” là nằm ở ảnh hưởng hoá học của bức xạ hồng ngoại đối với rượu.
Vi sóng gần gũi với bước sóng của tia hồng ngoại. Khi bước sóng của sóng điện từ là 1mm đến 1m, thì được gọi là vi sóng, còn đoạn nhỏ hơn 1mm được gọi là bức xạ hồng ngoại, hoặc sóng mini Ampe.
Đương nhiên, người luyện khí công uyên thâm phát ra loại sóng điện từ, loại sóng điện từ đó không chỉ là tia hồng ngoại. Gần đây, có người lại tìm thấy trên người các pháp sư khí công những thông tin vi sóng 8mm.
Trên thực tế, những bức xạ hồng ngoại và những thông tin vi sóng được tìm thấy đã có thể bước đầu giải được câu đố về ảnh hướng của “ma trưởng” đối với rượu.
Mấy năm gần đây, người ta đã tìm thấy trên tay của một pháp sư khí công loại vi sóng có công suất 65W và trên tay của một vị pháp sư khí công khác, họ lại tìm thấy loại vi sóng công suất 46W. Những ví dụ trên cho thấy, dù là trời hay con người đều có vi sóng.
Ngoài các tài liệu dịch thuật về phong thủy, thì việc tiếp cận dịch thuật tài liệu khoa học xã hội cũng là yếu tố quan trọng để có được kiến thức tổng quát và bao hàm, giúp hiểu hơn những gì mà phong thủy nói tới.
Nhưng nguồn gốc lại là từ các thiên thể vũ trụ. Cơ thể con người là một hệ thống mở, tiến hành trao đổi năng lượng với các thiên thể từng giây từng phút, nhưng phần lớn là bị hao tốn. “Vạn vật sinh trưởng nhờ mặt trời”, câu nói này có chút thiếu sót, vì còn phải dựa vào cả vũ trụ rộng lớn nữa.
Các nghiên cứu cho thấy, bước sóng cực ngắn có tần suất 4080 triệu Hz rất tốt cho việc vận hành khí huyết của con người. Nước có thể hấp thụ năng lượng của bước sóng cực ngắn, mà trong cơ thể người có 70% là thể dịch, vì thế cơ thể con người cũng có thể hấp thụ khá tốt năng lượng của bước sóng cực ngắn.
Độ sâu của việc hấp thụ bước sóng cực ngắn vào cơ thể con người phụ thuộc vào tần số của nó. Nói cụ thể hơn là, mức độ hấp thụ sâu vào các cơ thịt của cơ thể người tăng hoặc giảm tuỳ theo tần số, theo tỉ lệ nghịch.
Thực nghiệm cho thấy khi tần suất của bước sóng là 2 ~ 3 triệu Hz, năng lượng chủ yếu bị lớp da hấp thụ. Khi tần số của bước sóng là khoảng 1 nghìn ~ 3 nghìn triệu Hz thì sẽ bị hấp thụ ở lớp biểu bì và tần sâu hơn; bước sóng dưới 1 nghìn triệu hz bị các mô ở tầng sâu hấp thụ; bước sóng 150 triệu Hz thì đi xuyên qua cơ thể.
Từ đó chúng ta dễ dàng nhận thấy, các vị trí hấp thụ tấn số sóng cực ngắn trên cơ thể người từ cao đến thấp là : da – biểu bì – tầng sâu – xuyên thấu. Nhưng điều thú vị lại là “các lớp mô dưới da”.
Theo học thuyết Kinh lạc của Đông y, Kinh lạc tồn tại ở giữa các gân thịt phía dưới da, đây chính là con đường khí mà người ta vẫn nói, 12 chính kinh và kì kinh bát mạch của cơ thể người đều nàm ở tầng này.
Bây giờ chúng ta hãy chọn một phạm vi của tần số của sóng cực ngắn thích hợp, như ở trên đã nói đến, là 1 ~ 3 nghìn triệu Hz, có thể tiến sâu vào biểu bì hoặc tầng sâu.
Nếu muốn nông hơn một chút, không cần phải tới tầng sâu, căn cứ vào quy luật tỉ lệ nghịch của tần số và độ sâu thì cần phải làm cho tần số lớn hơn 2 nghìn triệu Hz một chút, khoảng 4 nghìn triệu Hz là tương đối thích hợp.
Tần số của bức xạ vũ trụ là 4080 triệu Hz, vừa đúng hơn 4 nghìn triệu Hz, như là tạo vật của vạn năng đều chuyển vào đường khí của con người vậy – tần suất sóng cực ngắn kinh lạc mà lại như được tạo ra để dành riêng!
Tính khoa học của thuật phong thuỷ là ở cách con người lợi dụng tự nhiên, cải tạo tự nhiên, thuận theo tự nhiên, bao gồm năng lượng vật lí trong các bức xạ sóng cực ngắn, khiến cho sự tồn tại của nó trong môi trường càng phù hợp hơn với nhu cầu sinh lí của cơ thể người. Đây chính là cái đích thực của thuật phong thuỷ khoa học hiện đại.
Tuệ Duyên
Xem thêm bài viết: Những kiến thức cơ bản về Thuật Phong Thủy Bát Trạch
Bạn đang xem bài viết:
Cơ sở khoa học của Thuật Phong Thủy như thế nào?
Link https://myhocdaicuong.com/phong-thuy/co-so-khoa-hoc-cua-thuat-phong-thuy-nhu-the-nao.html