Để chọn một địa điểm tốt làm cửa hiệu buôn bán, cái chính là phải chọn một địa điểm, một môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc mua bán, làm cho công việc buôn bán thuận lợi suôn sẻ về mọi hướng.
Các cửa hiệu nổi tiếng và hiện đại như ở Nhật Bản, Singapore, Hong Kong, Indonesia, Campuchia,… đều được đặt ở vị trí rất tốt, và đều thiết kế dựa trên những quy luật của phong thủy học. Vì thế, mà vận khí mới tốt đẹp như vậy.
Khi chọn địa chỉ kinh doanh cửa hàng, dân gian thường chọn ở nơi giao thông thuận lợi (mặt tiền đường), thì điều đó sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới công việc kinh doanh. Vì thế, lựa chọn vị trí đặt cửa hiệu là vô cùng quan trọng.
1. Chọn nơi tấp nập, tránh nơi xa xôi hẻo lánh.
Những nơi có nhiều người qua lại như ở trên phố, thị trấn là nơi thích hợp để mở cửa hàng. Vì theo thuật phong thủy thì có người chính là có sinh khí, người càng nhiều thì sinh khí càng lớn, sẽ đem lại sự thịnh vượng cho công việc làm ăn và buôn bán.
Theo góc độ kinh tế mà nói, thì những khu dân cư đông đúc, như trên thành phố chính là nơi sầm uất, phát triển, mọi người tập trung ở đó rất đông, dần dần trở thành địa điểm mua bán tốt nhất.
Nếu mở cửa hiệu nơi đông đúc người qua lại như vậy, thì có thể chủ động mời khách hàng đến mua hàng của mình. Nếu sản phẩm, hàng hóa của cửa hàng ở đấy, thu hút được khách hàng, thì công việc kinh doanh của cửa hàng đó sẽ cực kỳ thuận lợi.
Ngược lại, nếu cửa hàng đặt ở nơi xa xôi hẻo lánh. Điều đó, cũng giống như né tránh khách hàng. Theo thuyết phong thủy học, thì con người chính là đại diện cho sinh khí, nếu không có khách hàng lui đến, thì cửa hàng đó cũng giống như bị thiếu sinh khí.
Sinh khí mà ít thì cũng có nghĩa là âm khí. Nếu công việc làm ăn của cửa hàng tiêu điều, không có khởi sắc thì âm khí càng nhiều hơn. Một cửa hàng mà âm khí nhiều hơn dương khí, thì không chỉ làm ăn thua lỗ, mà nghiêm trọng hơn còn có thể làm cửa hiệu càng có nguy cơ bị đóng cửa sớm hay muộn.
Đa số đoạn đường trên các thành phố lớn, thị trấn đều tập trung tại các ngã rẽ có hình chữ T hoặc chữ Y. Theo phong thủy học, thì đây cũng nơi tụ tập nhiều sát khí nhất. Nhưng nếu không mở cửa hàng ở những khu vực như vậy, thì kinh doanh không thể khởi sắc được.
Trong thuật phong thủy học có phương pháp gọi là Chế Sát. Tức là có phương pháp giảm hoặc đối phó với những bất lợi trên. Nên tạo một bức bình phong trước cửa hiệu để tránh sát khí.
Ví dụ, trước khi mở một cửa hiệu ở khu vực có hình chữ Y hoặc chữ T như vậy. Thì nên trồng hoa hoặc cỏ trước cửa hiệu, để tăng thêm sinh khí cho cửa hiệu. Đồng thời, cũng là để tránh bụi bặm.
Vì thế, nên chú ý thỉnh thoảng rải chút nước trước cửa hiệu để bớt bụi bặm. Đồng thời, cũng làm không gian trước cửa hiệu sạch sẽ hơn. Tương tự, bạn nên thường xuyên lau chùi bụi bặm cửa kính của cửa hàng, để làm sạch các vết bụi bẩn bám vào kính.
Tóm lại, nếu bố trí cửa hàng ở những nơi có nhiều người đi lại, giao thông sầm uất như vậy, thì phải chú ý giữ bên trong ngoài cửa hàng phải luôn sạch sẽ. Đặc biệt, là với những cửa hàng làm về ăn uống, hoa quả, bách hóa tổng hợp, cửa hàng tiện lợi,… thì đây là điều vô cùng quan trọng.
Nếu để bụi bẩn bám vào thức ăn, hoa quả, và hàng hóa thì theo phong thủy học, thì điều này cũng đồng nghĩa với nhiễm sát khí, cũng có thể là do thực phẩm không sạch sẽ nên không có ai mua, hoặc chất lượng vệ sinh không đảm bảo, bị người tiêu dùng phản ánh,… đều là nguyên nhân khiến cho việc làm ăn buôn bán thất bại sớm.
2. Chọn nơi xa xôi hẻo lánh để mở cửa hàng.
Theo phong thủy học, địa điểm mở cửa hiệu nên ở vị trí rộng rãi, thu nhận 8 luồng sinh khí. Theo nguyên tắc này, khi chọn nơi làm cửa hàng, nên xem xét kỹ đến không gian trước cửa hàng, phải thông thoáng, không có tường phía trước mặt, biển quảng cáo, dây điện chằng chịt,…
Có thể chọn hướng Tây, điều đó không chỉ làm cho tầm nhìn trước cửa hàng rộng rãi, mà còn làm khách hàng có thể nhìn thấy cửa hàng từ xa. Như vậy, có lợi cho công việc kinh doanh, vì có khả năng quảng cáo, quảng bá tên tuổi của cửa hàng.
Thuật phong thủy học gọi là sự lưu động khí, có khí cũng có nghĩa là có cơ hội phát đạt. Từ góc độ kinh doanh mà nói, khách hàng biết đến thông tin của cửa hàng thì sẽ đến mua.
Có thể nói, trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu không có sự truyền thông tin, thì sẽ không có khách hàng, không có khách hàng cũng chính là không có sự lựa chọn khi buôn bán tại đây.
Chọn một nơi xa xôi hẻo lánh để mở cửa hàng, sẽ không lợi chút nào cho công việc kinh doanh buôn bán, mọi người sẽ không biết đến sự có mặt của cửa hàng của bạn ngay tại khu vực này, khó tiếp cận được khách hàng hiện tại và tương lai.
3. Chọn hướng Nam tránh hướng Đông Bắc.
Theo phong thủy học, khi chọn địa điểm âm trạch, phải chọn phương Bắc hướng ra Nam, với mục đích là để tránh cái nắng nóng vào mùa hạ, và gió lạnh vào mùa đông. Lựa chọn địa điểm kinh doanh, đồng thời cũng phải xem xét đến việc tránh thời tiết quá nóng và quá lạnh.
Như vậy, thì hướng tốt nhất vẫn là phương Bắc hướng ra Nam, tiếp sau đó là hướng Nam. Với những cửa hàng mở ra để kinh doanh, khi tiến hành hoạt động kinh doanh phải mở toàn bộ cửa.
Nếu cửa của cửa hàng hướng ra hướng Đông Tây. Như vậy, thì vào mùa hè, mặt trời sẽ chiếu vào cửa hàng từ sáng đến chiều tối, ánh nắng mặt trời vào mùa hè rất gay gắt, phong thủy học coi đó là sát khí. Sát khí này không hề tốt cho hoạt động kinh doanh.
Người đầu tiên gặp phải trở ngại này, chính là chủ của cửa hàng. Dưới cái nóng gay gắt của mùa hè, toàn thân nóng bức và khó chịu, dễ sinh ra nóng tính và rất khó giữ thái độ bán hàng tốt. Như vậy, thì không thể bán hàng tốt được.
Thứ hai, sẽ là khu vực hàng hóa. Dưới cái nắng gay gắt của mùa hè, hàng hóa (nhất là hàng thực phẩm) rất dễ bị hư hỏng. Điều đó, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa. Nếu hoa quả dự trữ quá lâu ngày, thì cũng không sử dụng được nữa. Như vậy, cũng có ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh.
Thứ ba là khách hàng, dưới tiết trời nóng bức như vậy, khách hàng cũng không muốn đi vào chọn lựa hàng hóa. Nếu cửa hàng mở ra mà không có khách, thì sát khí càng nặng hơn, sát khí sẽ biến thành tử khí, như vậy càng không tốt nữa.
Nếu cửa hàng hướng ra phía Bắc, khi mùa đông đến, bất kể là gió Đông Bắc hay gió Tây Bắc, thì khí lạnh đều thổi mạnh từ cửa vào. Phong thủy học xem khí lạnh cũng là một loại sát khí.
Nếu quá lạnh cũng không có lợi cho công việc bán hàng, khí lạnh thâm nhiễm vào con người. Nếu sức khỏe tốt thì còn có thể chống cự lại được. Nếu sức khỏe không tốt, thì rất dễ bị mắc bệnh.
Ngay cả khi chủ hàng có mặc thêm áo ấm, nhưng nếu khí lạnh quá nhiều, sẽ làm người chủ hàng không muốn đi lại nhiều. Như vậy, lượng tiêu thụ hàng hóa sẽ buôn bán chậm, công việc kinh doanh sẽ không thuận tiện.
Tuy nhiên, nếu cửa hàng nằm ở vị trí Bắc, hướng ra Nam hoặc hướng Nam. Thì cũng có thể tránh được những điều bất lợi, những phiền toái mang tính thời tiết, mà hướng Đông Tây và hướng Bắc đem đến như vừa nói ở trên. Do đó, công việc làm ăn có thể tốt hơn hai hướng ban đầu.
Nếu vạn bất đắc dĩ mà phải chọn hướng Đông Tây và hướng Bắc, thì phải áp dụng các biện pháp để chống lại sát khí, mà hai mùa đông và mùa hạ đem đến bằng cách.
Vào mùa hè có thể đặt một chiếc ô chống nắng to, để tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào cửa hàng, hoặc có thể trồng một cái cây to lớn để che nắng trước cửa hàng, tất nhiên cái cây này không được che khuất lối vào cửa hàng,…
Vào mùa đông, cửa hàng nên có cửa kính để chắn gió, còn trong phòng nên có thiết bị giữ ấm, làm cho nhiệt độ luôn thích ứng với nhiệt độ cơ thể của con người. Phong thủy gọi phương pháp điều chỉnh nhiệt độ này là ” m dương tương khắc” hoặc “Ngũ hành tương sinh”.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh cần phải xem xét đến nhiều yếu tố khác. Ví dụ, có người xem xét lựa chọn số nhà, mà mình cho rằng sẽ đem lại nhiều điều may mắn trong công việc kinh doanh. Những chọn lựa đó, ngoài việc làm yên tâm về mặt tâm lý ra, còn có ý nghĩa phong thủy nữa.
4. Phong thủy bên ngoài cửa hàng.
Từ góc độ bán hàng mà nói, chú trọng đến bề ngoài của cửa hàng là đạt được mục đích thiết lập hình tượng cho công việc kinh doanh. Muốn công việc kinh doanh trở nên suôn sẻ và tốt đẹp, thì việc làm bề ngoài cửa hàng có tính độc đáo khác biệt rõ rệt.
Ngay cả việc chú ý đến màu sắc bên ngoài phong thủy cửa hàng kinh doanh, cũng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Thông qua sự độc đáo của cửa hiệu để quảng cáo cửa hàng. Cửa hiệu kinh doanh tập trung trên những đoạn đường đông đúc, sầm uất sẽ tạo nên một khu vực buôn bán mang tính cạnh tranh lớn.
Muốn công việc kinh doanh thành công, trước tiên phải bắt đầu từ bên ngoài cửa hàng, phải tạo cho cửa hàng có nét độc đáo riêng biệt, lấy đó làm tiêu chí để đánh bại đối phương.
Có thể tưởng tượng, nếu một cửa hàng bên ngoài bố trí rất xoàng xĩnh, hoặc bố cục không khác gì so với các cửa hàng bên cạnh, thì công việc kinh doanh của cửa hàng cũng không thể tốt lên được.
Do đó, phải tạo cho cửa hàng có nét riêng biệt, đây không chỉ là chiêu thu hút khách hàng, mà nó còn là một mưu lược quan trọng trong công việc kinh doanh hiện tại. Tiếp theo, cần chú ý đến màu sắc của cửa hàng.
Cũng giống như việc một món hàng có bán chạy trên thị trường hay không. Ngoài chất lượng hàng hóa ra, còn phải phụ thuộc vào bao bì sản phẩm bên ngoài. Vì bao bì đóng gói bên ngoài của sản phẩm, cũng giống như một thứ trang sức bên ngoài.
Khi khách hàng lựa đồ, cái đập vào mắt đầu tiên, chính là bao bì của sản phẩm. Nhà sản xuất dùng nhãn mác để thu hút thị hiếu của khách hàng. Điều quan trọng, là bao bì của sản phẩm có hợp với mỹ quan, có những nét độc đáo riêng biệt hay không?
Cũng giống như vậy, cửa hàng có thu hút được khách hàng không, ngoài chất lượng và thái độ phục vụ ra, cần phải tạo nét độc đáo riêng biệt cho cửa hàng, cũng vô cùng quan trọng không kém.
Theo điều tra, một cửa hiệu kinh doanh có hiệu quả, đa phần là do bên ngoài cửa hàng có sự độc đáo. Vì họ cho đó là vỏ bọc để quảng cáo cửa hàng. Một cửa hàng bên ngoài có sự độc đáo, không có nghĩa là làm cho cửa hàng đó mang tính chất kỳ quái.
Như vậy, sẽ biến điểm tốt thành xấu, thậm chí còn làm cho mọi người càng bàn tán và dị nghị thêm. Khi thiết kế bên ngoài cửa hàng, cần chú ý xem có phù hợp quan điểm thẩm mỹ và kết cấu kiến trúc hay không(?)
Cụ thể là hai bên có đối xứng với nhau không, độ cao thấp có hài hòa không, không gian bốn hướng có cân đối không,… Nói tóm lại, bố cục của cửa hàng phải thuận mắt, dễ nhìn, làm cho khách hàng mới nhìn lần đầu cũng đã có cảm tình, có cảm giác thích thú.
Mọi người thường hay nói, nhận thức một sự vật bao giờ cũng thường nhìn khách quan từ bên ngoài, làm cho khách hàng đến có cảm giác được tin cậy, từ đó tạo nên sự uy tín cho cửa hàng.
Ngược lại, nếu bề ngoài của cửa hàng có kết cấu không hài hòa, người vào xem có cảm giác rất chướng và bực mình, thậm chí còn sinh phản cảm thì khách hàng rất ít khi để lui tới vào lần sau. Đối với cửa hiệu có kết cấu không hài hòa, phong thủy gọi đó là Hung Trạch. Họ cho rằng, điều này sẽ đem lại thiên tai nhân họa.
5. Bên ngoài cửa hàng phải phù hợp với khu vực xung quanh.
Khi thiết kế bên ngoài cửa hàng, ngoài việc xem xét kết cấu kiến trúc của cửa hàng, còn phải chú ý đến sự hài hòa so với khu vực bên cạnh. Phong thủy học cho rằng, vạn vật trong vũ trụ đều ẩn chứa sinh khí.
Ở nơi cảnh sắc sông núi tươi đẹp, thì sẽ tràn ngập sinh khí. Ngược lại, nơi cảnh vật hoang tàn, sẽ chứa đầy từ khí. Ở nơi có cảnh sắc tươi đẹp, thì sự lưu động của khí rất dễ dàng. Còn những nơi tan hoang, sự lưu động của khí sẽ gặp nhiều điều trở ngại.
Trên quan điểm phong thủy, đời sống của chúng ta có liên quan đến những diễn biến, và sự chuyển hóa của vũ trụ. Sức mạnh kết hợp giữa con người với môi trường xung quanh gọi là Khí.
Khí như hơi thở, là phần thiết yếu duy trì tính quân bình từ vật chất cho đến môi trường sinh hoạt của con người. Khí trong nhà ở cũng ảnh hưởng đến khí trong cơ thể con người.
Việc nghiên cứu ảnh hưởng của khí trong môi trường xung quanh, với khí cá nhân là một phần quan trọng của thuật phong thủy. Nhằm phát huy sức mạnh thiên nhiên, né tránh rủi ro, giúp đạt được điều tốt lành.
Mục đích của phong thủy là hướng toàn bộ bầu khí quyển của ngoại cảnh, nhằm cải thiện dòng vận động của khí trong phạm vi có thể. Từ đó, cải thiện đời sống con người trong tương lai và hiện tại.
Theo phong thủy học, khi xem xét mối quan hệ giữa bên ngoài cửa hàng với môi trường tự nhiên, nên hợp nhất cái ngoại cảnh bên ngoài với môi trường xung quanh, làm cho chúng trở nên hòa hợp với nhau.
Điều đó, cũng có ý nghĩa làm cho nó thích ứng với sự lưu thông của vũ trụ. Khi cửa hàng đặt ở vị trí tốt đẹp, thì sinh khí rất dồi dào, công việc kinh doanh trở nên thuận lợi, công việc ăn nên làm ra, và có nhiều khách hàng lui tới thường xuyên.
Ngược lại, nếu cửa hàng đặt ở vị trí không tốt, sẽ dễ dẫn đến công việc kinh doanh gặp nhiều trở ngại, thậm chí còn thất bại, và mau chóng dẫn đến phá sản. Xét về góc độ kinh doanh mà nói, thì một cửa hàng có không gian đẹp, sẽ đem đến một ấn tượng tốt cho khách hàng.
Đặc biệt, với những nhà hàng dịch vụ. Để có được một khung cảnh đẹp, thì cần phải xem kiến trúc có hòa hợp không. Nếu không chú ý sự hòa hợp trong kiến trúc, là làm mất đi Sinh Khí của khu vực đó đã đem lại.
Nếu kiến trúc cửa hàng và khu vực xung quanh không phù hợp với nhau, hoặc là không hợp lý, kì cục, thì… kiến trúc đó không tương hợp. Điều đó còn làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có, giống như một bức tranh đẹp bị vấy bẩn vậy.
Theo thuyết phong thủy học, thì… kiến trúc của cửa hàng và quang cảnh thiên nhiên, không phù hợp sẽ làm phá vỡ sinh khí của trời đất, làm cho sinh khí bị trở ngại khi lưu thông, khi đó sinh khí sẽ biến thành sát khí.
Trong cửa hàng, mà có nhiều sát khí như vậy, thì công việc kinh doanh tất nhiên sẽ không thuận lợi. Quan sát kiến trúc bên ngoài của cửa hàng, xem có phù hợp với môi trường xung quanh hay không?
Phương pháp đơn giản nhất là quan sát vào lúc sáng sớm, và khi chiều tà. Từ góc độ thị giác khác nhau, để quan sát xem vị trí của cửa hàng có đẹp hay không? Đặc biệt, vào lúc bình minh hay khi hoàng hôn, xem ánh sáng của chúng chiếu vào có thi vị không?
Nếu đạt được kết quả như trên, thì có thể nói cửa hàng ở vị trí tốt đẹp. Cửa hàng và môi trường xung quanh hòa hợp, thể hiện thiên thời địa lợi, công việc buôn bán kinh doanh ắt sẽ thành công rực rỡ.
Trong triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều sinh ra từ năm nguyên tố cơ bản, và luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm trạng thái này, được gọi là Ngũ Hành.
Không phải là vật chất như tên gọi của nó, mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại, để xem xét mối quan hệ và tương tác của sự vật hiện tượng. Học thuyết ngũ hành diễn giải hai nguyên lý cơ bản (Sinh) còn gọi là Tương Sinh và (Khắc) hay Tương Khắc trong mối tương tác của vạn vật.
– Trong mối quan hệ Sinh (Tương Sinh) thì: Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc.
– Trong mối quan hệ Khắc (Tương Khắc) thì: Mộc khắc Thổ; Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc.
Một số học giả trên cơ sở Sinh và Khắc, lại bổ sung thêm chế hóa, tương thừa, tương vũ thực chất là sự suy diễn ra từ hai nguyên lý cơ bản nói trên. Màu sắc có vai trò vô cùng quan trọng, theo cách nhìn của phong thủy, màu sắc hình thành nên các trường năng lượng.
Các trường năng lượng này, chi phối môi trường nhà ở và ảnh hưởng quan trọng đến mỗi cá nhân. Màu sắc cần phải được thiết kế thuận theo những nguyên lý của âm dương ngũ hành.
Năm màu sắc có trong ngũ hành, đó chính là: Xanh, Đỏ, Trắng, Đen, Vàng. Kim màu trắng; Mộc màu xanh; Thủy màu đen; Hỏa màu đỏ; Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả cũng lung linh năm màu sắc đó.
Thuyết ngũ hành sắp xếp màu sắc và các hành như sau: màu Đỏ thuộc hành Hỏa (phương Nam); màu Xanh thuộc hành Mộc (phương Đông); màu Xanh Dương và màu Xám thuộc hành Thủy (phương Bắc); màu Trắng thuộc hành Kim (phương Tây); màu Vàng thuộc hành Thổ (Trung cung).
Màu sắc còn có ý nghĩa đặc trưng riêng biệt. Ví như màu xanh tượng trưng cho sự vĩnh viễn và nhã nhặn. Màu đỏ tượng trưng cho sự hưng thịnh, giàu có và đại hỷ. Màu vàng tượng trưng cho sự giàu có.
Vì thế, trang phục của vua chúa thời xưa ở Trung Quốc, đều có màu vàng. Màu trắng tượng trưng cho tang tóc, đồng thời cũng tượng trưng cho sự nhã nhặn và hòa bình. Màu đen tượng trưng cho sự phá hoại và trầm tĩnh.
Người Trung Hoa cổ đại vô cùng thận trọng trong thiết kế kiến trúc, hay màu sắc của nhà ở. Con người quan niệm màu sắc như một phong tục thói quen, phản ánh quan niệm, tín ngưỡng của từng dân tộc.
Quan điểm phong thủy học cổ kim đều cho rằng, người Việt Nam chúng ta thuộc về phương Nam. Phương Nam thuộc hành Hỏa như đã nói ở trên. Bởi vậy, màu vàng được coi là màu hòa hợp với người phương Nam. Màu vàng cũng là màu tạo cảm giác yên tâm và an cư lập nghiệp bền vững.
Ngày nay, theo đà phát triển của văn hóa xã hội, quan niệm về màu sắc của con người cũng có những thay đổi nhất định. Đối với những người làm công việc kinh doanh, màu sắc cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Việc tạo màu sắc phù hợp cho cửa hàng có thể ảnh hưởng lớn đến sự thành công, hay thất bại của cửa hàng. Việc chọn màu sắc phù hợp, ngoài việc tránh màu sắc tối kỵ ra, còn phải lựa chọn màu sắc hài hòa.
Phong thủy học cho rằng, nếu chọn màu không đúng, không hòa hợp thì sẽ đem lại sát khí cho cửa hàng, cũng giống như khoác lên người một chiếc áo không phù hợp với cơ thể mình.
6. Cửa hàng nên rộng rãi.
Cửa chính của cửa hàng cũng giống như yết hầu của con người vậy. Đây là con đường dẫn khách hàng tới cửa hàng. Số lượng khách hàng đông hay ít, quyết định việc cửa hàng làm ăn có thịnh vượng hay không.
Do đó, nếu nâng cao số lượng khách hàng đến cửa hàng, thì cửa chính không được quá nhỏ. Nếu cửa chính của cửa hàng quá nhỏ, sẽ làm giảm sinh khí của cửa hàng, lượng khách chắc chắn sẽ ít lui tới. Từ khí xuất hiện nhiều hơn, công việc kinh doanh của cửa hàng không được thuận lợi và khó suôn sẻ.
Với hoạt động kinh doanh mà nói, nếu cửa quá nhỏ thì khách hàng đi vào không được thuận tiện, không gian cửa hàng nhỏ sẽ có cảm giác chật chội. Hơn nữa, có thể dẫn đến va đập, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của cửa hàng. Phong thủy gọi đó là Tai Họa.
Cửa chính của cửa hiệu rộng rãi, còn thuận tiện cho việc mua bán của khách hàng. Đồng thời, cũng đồng nghĩa với việc xóa bỏ bức tường ngăn cách giữa hàng hóa và khách hàng, làm cho hàng hóa dễ đập vào mắt người tiêu dùng.
Tủ kính của cửa hàng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tủ kính càng to, bố trí hợp lý, dễ nhìn, sạch sẽ thì càng dễ dàng quảng cáo sản phẩm và thu hút nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, hướng của cửa hàng cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Vì thế, chủ hàng thường quan sát rất tỉ mỉ và thận trọng, trong việc chọn lựa vị trí cửa hàng. Đây cũng là mấu chốt trong sự thành công, cũng như thất bại trong công việc kinh doanh.
Do đó, họ luôn muốn chọn những vị trí tốt đẹp, tránh hướng xấu (hướng xung). Bằng cách mời các thầy phong thủy đến xem hướng cửa hàng. Trên thực tế, sự hưng thịnh hay thành bại của cửa hàng, do nhiều yếu tố tác động nên.
Do người chủ và cũng do khách hàng. Vì chính khách hàng mới là người đem lại nguồn lợi nhuận chính cho cửa hàng. Nếu khách hàng nhiều thì cửa hàng làm ăn phát đạt. Ngược lại, nếu ít khách hàng thì lợi nhuận ít, thậm chí thua lỗ dẫn đến phá sản.
Hướng của cửa hàng có mối quan hệ mật thiết với việc lựa chọn địa điểm kinh doanh dài lâu. Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây tại MyHocDaiCuong.com ; Bảng này lập ra trên nguyên lý của ngũ hành tương sinh và tương khắc.
* Loại hình kinh doanh:
– Văn phòng luật sư / Trung tâm trị liệu. Hướng cửa chính thích hợp: hướng Bắc hoặc hướng Đông.
– Công ty vận tải / Công ty bảo hiểm. Hướng cửa chính thích hợp: hướng Tây Bắc hoặc hướng Đông Nam.
– Ngân hàng / Công ty xây dựng / Công ty xuất nhập khẩu. Hướng cửa chính thích hợp: hướng Bắc hoặc hướng Đông.
– Quán rượu / Nhà hàng / Khách sạn. Hướng cửa chính thích hợp: hướng Bắc hoặc hướng Đông Nam.
Tuệ Duyên
Xem thêm bài viết: Vận dụng phong thủy học như thế nào cho hợp lý?
Bạn đang xem bài viết:
6 Mẹo phong thủy cửa hàng kinh doanh giúp làm ăn phát đạt
Link https://myhocdaicuong.com/phong-thuy/6-meo-phong-thuy-cua-hang-kinh-doanh-giup-lam-an-phat-dat.html