10 phương pháp và 10 nguyên tắc quan trọng của phong thủy

10 phuong phap va 10 nguyen tac quan trong cua phong thuy

Tìm hiểu phong thủy, quan trọng nhất là phương pháp, bất luận mất bao nhiêu công sức, nếu đơn thuần chỉ dựa vào ý nghĩa lý tính để làm, thì nên dựa vào trình dự bên dưới đây. Nếu không sẽ thất bại và sai sót.

1. Top 10 phương pháp quan trọng trong phong thủy

1.1. Dùng bản đồ để quan sát vị trí và hình thế của đất

Dùng một tấm bản đồ có quy cách tiêu chuẩn, và có chỉ thị chỉ hướng, tìm ra nơi cần điều tra, tìm hiểu xem trước sau, trái phải có sông hồ, đường xá, núi non, cầu hoặc địa hình đặc biệt nào không. Qua đó, có thể có được ấn tượng về nơi lân cận, tránh bị cản trở bởi kiến trúc xung quanh, hoặc bỏ mất một vị trí quan trọng yếu nào đó.

1.2. Quan sát thực địa

Khi đến hiện trường và quan sát, thì không nên sử dụng la bàn ngay, mà nên lưu ý đến hình thế của nơi cần xem xét. Ví dụ: trước cửa lớn có dây điện, ảnh hưởng đến kiến trúc, xem xem có những điều gì về môi trường xung quanh mà không thấy thể hiện trên bản đồ.

1.3. Đo lường vận hành của la bàn

Bây giờ đưa ra bàn số đầu tiên, gọi là vận bàn số. Đặt la bàn nơi cần xem xét eo, khoảng rốn, nhìn song song phương vị la bàn, lấy bút ghi lại số liệu.

1.4. Ngoại vi nơi ở

Trước khi vào nhà, phải quan sát tình hình bên ngoài cửa chính, hiên nhà có đưa ra đường hay không, nhà cao tầng thì chú ý quan sát đằng trước, tránh hành lang quá chặt,…

1.5. Vẽ bản đồ

Căn cứ vào số liệu đã đo được thì vẽ phác ra vị trí khoảng cách của các gian trong nhà, bài trí đồ đạc cá nhân, vị trí giường và tủ, đồ gia dụng và tất cả những gì có thể phát huy tác dụng của phong thủy với vị trí đồ đạc trong nhà. Nếu tuân theo các bước này, như vậy đảm bảo không thể bỏ qua bất cứ một chi tiết nào, đây là đi từ những bước vĩ mô đến vi mô.

1.6. Quan sát và đo hướng của vị trí

Tại trung tâm phòng khách hoặc trung tâm quầy hàng, đối diện với cửa lớn, giống như bước 3 la bàn chuyển động, làm cho dây kim la bàn quay liên tục, xem kinh tuyến đè góc đó, để xác định hướng đặt đơn vị.

1.7. Đặt la bàn

Đặt vận bàn số và bát trạch hay cửu cung vào điểm trung tâm, phát đi 4 phương 8 hướng để quyết định cát hung.

1.8. Quan sát sao băng

Tính ngày tháng sao băng của năm nay, đặt vào điểm trung tâm và nạp khí điểm, suy đoán việc lành dữ của các phương, các hướng.

1.9. Tương phối mệnh của nhà

Thu thập ngày tháng năm sinh của từng người trong nhà, để dự đoán định vị bố cục phong thủy trong nhà.

1.10. Xây sửa và sử dụng

Sau khi tìm hiểu xong, thì nên gợi ý tỉ mỉ cho chủ nhà xem họ nên cải tạo phong thủy nhà như thế nào(?) Bày biện đồ đạc ra sao(?) Treo công cụ phong thủy như thế nào(?) Sau đó, chọn một ngày giờ hoàng đạo để làm lễ vương trạch, làm cho chủ nhà có thể cát tường như ý, tiền vào như nước, quan vận lên nhanh.

2. Top 10 nguyên tắc quan trọng cơ bản phong thủy

Lý luận phong thủy là gì? Lý luận phong thủy là một môn khoa học tự nhiên của một thể tổng hợp khoa học, như vật lý học địa cầu, địa chất học thủy văn, thiên văn học, khí tượng học, cảnh quan môi trường học, kiến trúc học, sinh thái học và nhân trắc học.

Tôn chỉ của nó là khảo sát tỉ mỉ và chi tiết, hiểu biết môi trường tự nhiên, thuận ứng tự nhiên, tận dụng và cải tạo tự nhiên có cơ chế điều tiết, tạo ra một môi trường cư trú và sinh tồn thuận lợi, đạt được thiên thời và địa lợi nhân hòa, gọi là phong thủy học hiện đại. Khái quát lại có 10 nguyên tắc phong thủy quan trọng như sau:

2.1. Nguyên tắc chỉnh thể hệ thống

Luận về chỉnh thể hệ thống, là một môn khoa học hoàn chỉnh, nó sinh ra trong thế giới này, là một phương pháp rất đơn giản, các nhà phong thủy học cổ Trung Quốc đã vận dụng phương pháp này từ rất sớm.

Tư tưởng lý luận phong thủy coi môi trường là một hệ thống chỉnh thể, hệ thống này lấy con người làm trung tâm, bao gồm thiên địa và vạn vật. Mỗi một hệ thống con, đều là một yếu tố liên hệ với nhau, chế ước lẫn nhau, dựa vào nhau, đối lập với nhau, chuyển hóa lẫn nhau.

Chức năng của phong thủy học là phải nắm chắc việc điều tiết vĩ mô, kết cấu mối quan hệ giữa các hệ thống, tìm ra một tổ hợp lý tưởng nhất. Phong thủy học đặc biệt chú ý tới tính chỉnh thể của môi trường.

“Hoàng Đế trạch kinh” chủ trương: “lấy hình thể làm cơ thể, lấy dòng suối làm huyết mạch, lấy đất làm da, lấy cây cỏ làm lông tóc, lấy nhà làm quần áo, lấy cửa làm thắt lưng”.

Thời Nhà Thanh đã nhấn mạnh: “Dương trạch nên chọn địa hình, dựa núi, sát sông gọi là lòng người. Núi trong xanh, uốn lượn hình rồng, nước ôm lấy thành hình tròn. Minh đường rộng rãi là phúc, thủy khẩu thu tăng muôn báu, sáng sủa rõ ràng, to mà thế lại ngay ngắn là môn đình vượng”.

Đây là nguyên tắc tổng thể của phong thủy học, để xử lý môi trường quan hệ giữa môi trường và con người, là điểm cơ bản của phong thủy học hiện đại.

2.2. Nguyên tắc dựa vào đất mà chọn cách phù hợp

Tức là căn cứ vào tính khách quan của môi trường, chọn ra phương thức sống phù hợp với môi trường tự nhiên. Ví dụ như tại Trung Quốc, có sự chênh lệch vì khí hậu rất lớn, thổ nhưỡng cũng không giống nhau, kiểu sáng kiến trúc cũng không giống nhau.

Tây Bắc hạn hán, ít mưa, mọi người chọn cách sống ở trong những nhà thấp nhỏ, không chiếm nhiều đất, tiết kiệm tài nguyên, chống lửa, chống lạnh, đông ấm, hè mát mẻ, con người có thể sống lâu.

Tây Nam nhiều sông hồ, nhiều mưa, côn trùng nhiều, mọi người chọn xây nhà bằng tre và trúc. Trong nhà tre trúc thì không khí lưu thông, mát mẻ, đa số làm nhà dựa vào núi, gần nước. Ngoài ra, dân du mục lấy túi Mông Cổ làm nhà, để tiện việc đi đây đi đó.

2.3. Nguyên tắc dựa núi gần nước

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của phong thủy học. Núi là bộ xương của đất nước, nước là ngọn nguồn của mọi vật, không có nước con người không thể sinh tồn. Khảo cổ học đã phát hiện các bộ lạc nguyên thủy, đều sinh sống ở gần bờ sông, phù hợp với điều kiện sống và phát triển kinh tế lúc bấy giờ.

Hình thức dựa vào núi có 2 loại, một loại là Thổ Bao Nhà, tức là ba mặt là núi vây quanh, trong có quặng, phía Nam mở, nhà ẩn trong vạn vật. Một kiểu khác là Nhà Bao Núi, nghĩa là nhà được xây bao bọc lấy núi, từ chân núi đến lưng núi.

2.4. Nguyên tắc quan sát hình thế

Âm Trạch Thập Thư của nhà Thanh chỉ ra rằng: “Nơi ở của người lấy núi cao sông lớn là chủ yếu, mạch khí đến là lớn nhất, liên quan mật thiết nhất đến thảm họa”. Phong thủy học rất coi trọng hình thế phong thủy, đưa môi trường nhỏ vào trong môi trường lớn để kiểm tra.

Từ môi trường lớn quan sát môi trường nhỏ, có thể thấy môi trường nhỏ chịu sự chế ước của thế giới bên ngoài, như nguồn nước, khí hậu, sản vật, địa chất,… Tất cả những điều lành dữ một mảnh đất thể hiện, do môi trường lớn quyết định.

Vì đây là do chức năng và trạng thái của huyết quản quyết định. Chỉ khi nào hình thế hoàn mỹ, nhà ở mới hoàn mỹ. Mỗi khi xây dựng một thành phố, một ngôi nhà, một nhà xưởng đều phải xem xét tới môi trường lớn của sông và núi.

2.5. Nguyên tắc kiểm nghiệm địa chất

Tư tưởng phong thủy đối với địa chất rất tỉ mỉ, cho rằng địa chất quyết định thể chất con người. Ngày nay, khoa học hiện đại chứng minh đây không phải là không có căn cứ. Ảnh hưởng của địa chất đối với cơ thể con người, ít nhất thể hiện dưới 4 mặt sau:

– Thứ nhất: Trong đất có những chất như kẽm, fluor,… Phóng xạ trực tiếp vào cơ thể con người, cũng có thể là do một số loài thực vật do địa chất sản sinh ra, có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

– Thứ hai: Địa chất ẩm ướt và hôi thối, dẫn đến viêm khớp, bệnh tim, bệnh về da,… môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển, là nguyên nhân sinh ra nhiều loại bệnh tật. Vì thế, không thích hợp để xây nhà tại đấy.

– Thứ ba: Do ảnh hưởng của từ trường trái đất. Trái đất là một tinh cầu bị bao phủ bởi từ trường, con người không cảm nhận được sự tồn tại của nó, nhưng nó luôn tác động đến cơ thể con người. Từ trường mạnh, có thể chữa bệnh, cũng có thể làm tổn thương con người, thậm chí làm đau đầu, thần kinh suy giảm.

– Thứ tư: Ảnh hưởng của những sóng có hại. Nếu như dưới nhà 3m có sóng, hoặc là nơi giao nhau giữa hai dòng sông, hoặc có hố, hoặc có kết cấu địa chất phức tạp, có thể sinh ra những sóng có hại dẫn đến đau đớn, choáng váng, những chứng mất cân bằng trong cơ thể con người.

Bốn hiện tượng trên đây, các thầy phong thủy lúc bấy giờ chỉ biết là có, nhưng không biết vì sao lại có những hiện tượng đó. Không thể giải thích một cách có khoa học, nên đã tìm cách để né tránh hoặc thần bí hóa nó.

Có nhiều thầy phong thủy, khi đi tìm hiểu tình hình đất đai, còn dùng tay sờ đất, nếm đất, thậm chí còn đào đất lên xem các tầng đất ở dưới sâu, chất nước, áp tai để nghe tiếng nước chảy trong lòng đất, và những âm thanh trong lòng đất, những điều này tưởng như giả vờ, nhưng không phải là không có lý.

2.6. Nguyên tắc phân tích tính chất của nước

Làm thế nào để phân biệt chất nước? “Quản tự. Địa trinh” cho rằng: “chất đất quyết định chất nước, từ màu của nước phán đoán ra được chất lượng của nước, nước trắng thì ngọt, nước vàng thì đặc quánh, nước đen thì đắng”.

Tác phẩm kinh điển về phong thủy “Bắc sơn biên” chủ trương “tìm long phải nhận biết khí, nhận biết khí phải nếm nước. Màu nước xanh, nước có vị ngọt, khí có mùi thơm, chủ thượng quý. Màu nước trắng, vị thanh, khí ôn hòa, chủ trung quý. Màu nước nhạt, vị đắng, khí mạnh, lãnh chủ hạ quý. Nước đắng chua thì đói kém, không sung túc”.

Nước ở những vùng khác nhau, thì hàm lượng những nguyên tố và những vật chất hóa học chứa trong nó cũng khác nhau, có chất có thể chữa bệnh, nhưng có thể lại có chất gây bệnh.

Ví dụ, ở một số vùng có suối, nước chảy quanh năm, nước ấm áp, ôn hòa, nếu người dân nơi đây bị bệnh, ngâm mình trong nước suối này, còn tốt hơn là uống thuốc. Sau khi kiểm nghiệm mới thấy, trong nước có chứa nhiều phóng xạ nitơ.

Trong “Sơn hải kinh. Tây sơn kinh” có ghi chép, bên cạnh núi Thạch Thúy có một dòng nước, mà “trong đó có màu đỏ sẫm, đến bò ngựa cũng không có bệnh”. Hay ở huyện Đằng Xung, tỉnh Vân Nam có một con suối nước trong suốt đến tận đáy, nhưng không có sinh vật, cứ chim, vịt đến bên suối thì chết. Sau khi điều tra, các nhà khoa học phát hiện ra trong nước có chứa axit cyanogen, và axit clohidric, đây là những chất độc có thể gây hại đến tính mạng của sinh vật.

Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” có nói tới binh sĩ nước Thục, sau khi vào sâu trong vùng đất hoang, uống nước suối, đều bị thương rất thảm bại, có khả năng là có liên quan đến những loại độc chất này, gần những nguồn nước như vậy, không nên có một khu làng hay một khu dân cư nào sinh sống.

Lý luận phong thủy chủ yếu là xem xét đến long mạch của đất, phân tích chất nước, nắm vững lượng chảy của nước, ưu hóa môi trường nước. Nguyên tắc này nên nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn.

2.7. Nguyên tắc tọa Bắc hướng về Nam

Nước ta nằm ở Bắc bán cầu, phía Đông Nam của lục địa Âu Á, đại bộ phận nằm ở phía Bắc vĩ độ Bắc (23 độ đến 26 vĩ độ Bắc), một năm bốn mùa, ánh nắng đều từ phía Nam đưa xuống. Mùa đông, có luồng không khí lạnh của cao áp Xibia.

Nhà hướng về phía Nam, sẽ có được ánh nắng chan hòa. Ánh nắng mặt trời rất tốt cho sức khỏe của con người: Một, là vào mùa đông ấm áp hơn, phía Nam nhiệt độ cao hơn phía Bắc từ 1 độ đến 2 độ. Hai, là tốt cho quá trình tổng hợp vitamin D trong cơ thể con người, trẻ em phơi nắng thích hợp có thể chống được bệnh còi xương.

Ba, là trong tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, có tác dụng diệt vi khuẩn có hại. Đặc biệt, là với những vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Bốn, là có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Tọa Bắc hướng về Nam, không chỉ là để đón ánh nắng mặt trời mà còn để tránh gió. Địa thế của nước ta quyết định kiểu khí hậu gió mùa. Mùa đông có không khí lạnh từ cao áp Xibia thổi xuống, mùa hè có gió mát từ Thái Bình Dương thổi vào. Một năm có bốn mùa. Hướng gió thay đổi, không xác định.

Gió cũng có gió âm và gió dương. Trong “Địa Học Chỉ Chính” có nói: “Bình âm vốn không có gió, vì có sự khác biệt giữa âm dương, nhận gió ấm từ hướng Đông, hướng Nam, gọi là gió âm, không bị cản trở. Nhận gió mát, gió lạnh từ hướng Tây, hướng Bắc, gọi là gió âm, nên chắn, nếu không gió thổi buốt xương, chủ gia suy bại”. Điều này, giải thích tại sao phải tránh gió Bắc.

Cách thể hiện phương vị của phong thủy học, có: thứ nhất, lấy Mộc của ngũ hành là Đông, Hỏa là Nam, Kim là Tây, Thủy là Bắc, Thổ là Trung. Thứ hai, lấy Ly của bát quái là Nam, Càn là Bắc, Chấn là Đông, Đoài là Tây. Thứ ba, lấy Giáp Ất của Can Chi là Đông, Bính Đinh là Nam, Canh Tây là Tây, Nhâm Quý là Bắc, lấy Tử của Địa Chi là Bắc, Ngọ là Nam. Thứ tư, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, Tiên Chu Tước, Hậu Huyền Vũ.

Tóm lại, nguyên tắc tọa Bắc hướng Nam là những kiến thức chính xác, về các hiện tượng tự nhiên, có được linh khí của trời đất, núi sông, nhận được ánh hào quang của nhật nguyệt, tốt cho sức khỏe và tinh thần, địa linh sinh nhân kiệt.

2.8. Nguyên tắc ở nơi thích hợp

Thích trung là vào nơi tốt, không thiên không kỳ, không lớn không nhỏ, không cao không thấp, gần mà vừa thiện, vừa mỹ. Lý luận trong “Quản Thị Địa Lý Chỉ Mông” nói rằng: “mong nó cao mà không thô, mong nó thấp mà không bị chìm lấp, mong nó hiện mà lại không lộ, kỳ nhưng không quái”.

“Luận Ngữ” đề xướng ra trung dung, chính là không vượt quá, làm việc phải chọn phương vị thích hợp nhất, để đến được chính đạo. m dương cân bằng chính là điều thích hợp cho cuộc sống hiện tại.

Lý thuyết phong thủy chủ trương sơn mạch, thủy lưu, chiều hướng đều phải hài hòa với địa huyệt, kích cỡ của căn phòng cũng phải hài hòa, phòng to, người ít, không đẹp, phòng nhỏ người nhiều cũng không đẹp, phòng to cửa to, phòng nhỏ cửa to cũng không hài hòa. “Tóm tắt dương trạch” nói: “Phàm là dương trạch đều phải địa cơ phương chính, bố cục ngăn nắp”.

Nguyên tắc thích trung này, còn yêu cầu trung tâm đặc biệt, bố cục chỉnh tề, vây quanh một trục trung tâm. Trong một cảnh phong thủy điển hình, phải có một mục ở giữa, đường trục giữa song song với đường kinh tuyến của trái đất, kéo dài theo hướng Nam Bắc.

Đoạn phía Bắc của trục tốt nhất là sơn mạch nằm ngang, hình thành nên một tổ hợp hình chữ Đinh, đoạn phía Nam tốt nhất là đồng bằng. Hai bên Đông Bắc của trục phải có những kiến trúc vây lại với nhau, còn có những dòng sông uốn lượn.

2.9. Nguyên tắc thuận thừa sinh khí

Lý luận phong thủy cho rằng, khí là bản nguyên của vạn vật. Thái cực tức là khí, nhất khí tích sinh lưỡng nghi, một sinh ba, ba sinh năm, thổ có được do khí, thủy có được cũng do khí, người có được cũng do khí, khí cảm mà ứng, vạn vật đều bắt nguồn từ khí.

Do sự biến đổi của các mùa, mặt trời biến đổi làm cho sinh khí và phương vị cũng biến đổi. Tháng khác nhau, phương vị của sinh khí và tử khí cũng khác nhau. Sinh khí là tốt. Tử khí là hung. Có khí thì sống, không khí thì chết, sống là nhờ vào khí.

Làm thế nào để phân biệt sinh khí? Trong cuốn sách “Thủy Long Kinh” đã chỉ ra rằng, phân biệt sinh khí quan trọng phải nhìn nước: “Khí là mẹ của nước, nước ngăn cản khí. Khi đi thì nước đi cùng, nhưng nước dừng thì khí cũng dừng, mẹ con đồng cảm, nước khí đồng hành” đây là mối quan hệ của nước và khí.

“Táng Kinh” cũng đã chỉ ra rằng, nên thông qua sông suối, cây cỏ để phân biệt sinh khí. Lý luận phong thủy gợi ý xây dựng nhà cửa, thị trấn thành phố ở những nơi có sinh khí, gọi là thừa sinh khí. Chỉ có sinh khí dồi dào, cây cối mới có thể sinh sôi, ra hoa kết trái, con người mới có thể khỏe mạnh, sống lâu.

Sách “Bá Sơn Biên” cho rằng: “khí không hòa, núi không có cây cỏ, không thể cắm rễ, khí không thoáng, mạch hay đứt, không thể hàn”, hàn hay cắm ở đây chính là điểm huyệt, xác định địa điểm.

Lý luận phong thủy cho rằng: “cửa chính của nhà chính là cửa khí, nếu như có đường, có sông uốn lượn chảy đến thì có khí, như vậy tiện giao lưu, có thể được thông tin, vừa có thể trả lời lại thông tin đó. Nếu để cửa ở một hướng bế tắc, thì không thể có được khí”.

Có được khí sẽ có lợi cho không khí lưu thông, có lợi cho sức khỏe con người. Trong nhà sáng sủa mát mẻ là tốt, u ám là không tốt. Chỉ có thừa không khí mới có thể gọi là đạt được quy cách.

2.10. Nguyên tắc cải tạo phong thủy

Mọi người cho rằng, mục đích của thế giới là cải tạo thế giới, để phục vụ cho cuộc sống con người. Cách làm cải tạo, cải thiện, con người chỉ có cải tạo môi trường mới có thể tạo ra một điều kiện sinh tồn tốt nhất.

Xây dựng làng mạc, người xưa rất chú ý đến cải tạo phong thủy. Nếu như chúng ta bỏ công sức ra tìm lại những danh mục thôn xã, các dân tộc, và dư địa chí địa phương được lưu lại trong sử sách. Chúng ta sẽ thấy mỗi bộ sách đều có nói đến phong thủy địa lý, tổng kết rất chi tiết, nhất định sẽ phát hiện ra những ghi chép về cải tạo phong thủy.

Nhiệm vụ của các nhà phong thủy học, là phải cung cấp những lời gợi ý có ích cho những người đang có nhu cầu về cải tạo phong thủy. Hơn nữa, việc này lại có lợi cho sức khỏe, tuổi thọ của mọi người, và đặc biệt là góp phần phát triển kinh tế.

Tuệ Duyên

Xem thêm bài viết: Phong thủy dương trạch là gì?

Bạn đang xem bài viết:
10 phương pháp và 10 nguyên tắc quan trọng của phong thủy
Link https://myhocdaicuong.com/phong-thuy/10-phuong-phap-va-10-nguyen-tac-quan-trong-cua-phong-thuy.html

Các tìm kiếm có liên quan: Các nguyên tắc phong thủy nhà ở gia chủ cần phải biết. Có nên xem phong thủy khi xây nhà. Nguyên tắc phong thủy cơ bản trong xây dựng nhà cửa. Nguyên tắc phong thủy nếu không biết sẽ làm mất đi tài lộc. Nguyên tắc phong thủy nhà ở. Những điều cần tránh tuyệt đối trong phong thủy nhà ở.

Các tìm kiếm có liên quan: Những nguyên tắc cơ bản trong phong thủy. Phong thủy cửa nhà. Phong thủy nhà ở nên tránh. Phong thủy trước cửa nhà. Quy luật vận hành phong thủy trong thiết kế nhà ở. Sơ đồ phong thủy nhà ở nhiều tài lộc giàu có. Tìm hiểu về phong thủy từ cơ bản đến chuyên sâu. Giáo trình phong thủy chuyên sâu.


Ngày đăng:

Chuyên mục:

Tác giả:

Lượt xem:

48

Tags:

error: