Thời kỳ Ngụy Tấn và Nam Bắc triều tư tưởng của Phật giáo bao trùm toàn xã hội, tồn tại sự dung hợp và đấu tranh tư tưởng của ba tôn giáo Nho, Phật, Đạo.
Dù ảnh hưởng Phật giáo rất lớn, trong đời sống chính trị và xã hội ở Trung Quốc, nhưng Đạo giáo vốn nảy nở trên đất nước Trung Quốc và truyền thống học thuyết Nho giáo vẫn chiếm vị trí quan trọng.
Trong việc giữ gìn lợi ích giai cấp thống trị và thực hành trật tự thống trị, lập trường cơ bản của ba tông giáo Phật, Nho, Đạo vốn không có những xung đột lớn.
Do đó, từ sự độc tôn Nho giáo vào thời Hán chuyển biến thành tam giáo Nho, Phật, Đạo sánh vai, lịch sử tông giáo Trung Quốc tiến vào một giai đoạn mới.
Do tình hình trong nước và truyền thống văn hóa Nho gia ở Trung Quốc có tính chất quyết định, nên quan hệ giữa tam giáo là coi đạo Nho làm chủ đạo, hai giáo Phật, Đạo làm vây cánh.
Quá trình đấu tranh của tam giáo, đồng thời cũng là quá trình hấp thụ thẩm thấu và bổ sung lẫn nhau, trong đấu tranh vẫn nhắm tới dung hợp.
Xét về tạo tượng Phật giáo, thời kỳ đầu còn mang ít nhiều cách điệu phương Tây. Sau thời Bắc Ngụy Hiếu Đế, Văn Đế, dần dần phát triển theo phương hướng Trung Quốc hóa.
Bắt đầu hình thành đặc điểm mới phân biệt khác với vùng Tân Cương. Từ phục sức, diện mạo, tọa cụ của tượng Phật đến đề tài nội dung, đều có sự thay đổi.
Đạo giáo ra đời vào nhà Hán, nhưng sau khởi nghĩa Hoàng cân (khăn vàng) thất bại bị trấn áp chính trị không thể gượng dậy trong thời gian dài. Phật giáo thừa thế phát triển lên.
Vào thời đại Ngụy Tấn, Nam Bắc triều, hai giáo Phật, Đạo đều có sự phát triển rầm rộ. Muộn nhất vào cuối thời kỳ thập lục quốc, hoặc đầu thời kỳ Nam Bắc triều, bắt đầu xuất hiện tạo tượng của Đạo giáo.
Tượng Đạo giáo sớm nhất, từng chịu ảnh hưởng từ tượng Phật. Từ cách ngồi, hoa văn, tổ hợp quan hệ tới kiểu văn cách phát nguyện, rất nhiều địa phương học tập, thậm chí mô phỏng kiểu dáng tượng Phật.
Tượng của Đạo giáo vào thời kỳ đầu còn có hiện tượng Phật, Lão chung khám thờ, điều này có thể lý giải được. Đạo giáo, vì muốn tranh thủ quần chúng, mô phỏng Phật giáo tạo ra thần tượng, như có ý muốn thử tài cao thấp.
Nhưng trong đấu tranh đó, đã gieo xuống hạ giống cùng tới đích bằng cách khác nhau. Bởi vì bất luận là tượng Phật hay là tượng Đạo, đều phải được sự tiếp nhận của người Trung Quốc, đều phải đi theo một con đường buộc phải Trung Quốc hóa.
Tam giáo hợp nhất động (Nam Tống) động số 2 ở Trùng Khánh Đại Túc thạch động. Diệu Cao sơn động cao 314m, rộng 280m, sâu 322m. Tượng chính giữa là Thích Ca Mâu Ni, bên trái tượng Lão Quân, bên phải tượng Khổng Tử. Động về Nho, Thích, Đạo tam giáo hợp nhất thuộc loại ít gặp trên toàn quốc Trung Hoa.
Tam giáo đồ, vẽ cảnh ba người sáng lập tam giáo Phật, Đạo, Nho là đức Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử và Khổng Tử. Ba vị đang bàn kinh luận đạo, thể hiện trào lưu tư tưởng Tam Giáo Hợp Nhất của xã hội.
Hiện tượng này, vào thời Tống với sự phát triển cao độ của kinh tế và văn hóa phong kiến, càng biểu hiện rõ ràng. Lý học phát triển rầm rộ, trở thành rường cột của tư tưởng phong kiến thời Tống, và các đời sau.
Lý học là sản phẩm của học thuyết Nho gia hấp thụ một số lý luận của Thiền tông Phật giáo, dẫn Phật vào Nho. Sự hưng thịnh của Thủy lục pháp hội và Thủy lục họa, cũng liên quan tới hiện tượng này.
Tạo tượng tam giáo hợp nhất, ứng vận ra đời. Các thạch động như Đại Túc Thạch, Triệu Sơn, Diệu Cao Sơn,… đã xuất hiện tạo tượng tam giáo hợp nhất của thời kỳ sớm nhất, các vị Phật như Thích Ca, và Lão Tử, Văn Tuyên vương (Khổng Tử) và các đệ tử thập triết, cũng được đặt trong một động, thậm chí trong cùng một khám thờ, chứ không chỉ chung một nơi mà thôi.
Một số tạo tượng chủ, không chỉ tạo tượng Phật, đồng thời còn tạo ra hình tượng của Đạo giáo và thánh triết Nho gia. Một số thợ thủ công dân gian, đồng thời điêu khắc tạo tượng tam giáo Nho, Phật, Đạo.
Tới lúc này, (đương nhiên cả về sau nữa) bất luận Phật giáo từ ngoại lai hay Nho giáo, Đạo giáo Trung Quốc, đều được xem là tông giáo dân tộc mình, và có thể tiếp nhận.
Thích Ca, Lão Tử và Khổng Tử đều là thần tượng của người Trung Quốc. Ngay chính tượng Phật, cũng không còn giống với tượng người nước ngoài, mà giống người Trung Quốc hơn.
Kết quả, tất nhiên cùng tới đích bằng những cách khác nhau, kiêm dung và bao trùm cả phạm trù to lớn của nền văn hóa Trung Quốc.
Nguyễn Tuệ Chân
#phatgiao #daogiao #nhogiao
Xem thêm bài viết: Tại sao nghệ thuật phật giáo ấn độ thời kỳ đầu không có tượng phật?