Tư tưởng của Phật giáo thời kỳ đầu cho rằng, đức Phật là siêu nhân hóa, không thể biểu hiện được tướng mạo của Ngài một cách cụ thể.
Cho nên các bức vẽ sự tích khắc trên phù điêu tiền kiếp của đức Phật (bản sinh) và cuộc đời hiện tại (Phật truyện) trong tác phẩm nghệ thuật Phật giáo vào thời kỳ đầu tại Ấn Độ, đều xuất hiện với thủ pháp tượng trưng, không có hình tượng của đức Phật.
Thời kỳ vua A Dục ở Ấn Độ (năm 273 đến 232 ten), bắt đầu dùng giáo nghĩa của Phật giáo hóa thành sự tích, và điêu khắc hội họa rồi biểu hiện bằng biện pháp nghệ thuật.
Có một hiện tượng thú vị, vào trước thế kỷ thứ II trong các tác phẩm nghệ thuật, Phật giáo không có hình tượng của đức Phật. Ở nơi Phật khi còn sống đi qua, có khắc một dấu chân, nơi Phật thuyết pháp khắc một Pháp luân, bảo tọa và cây bồ đề.
Mãi đến thời kỳ nghệ thuật Kiền Đà La (bắt đầu từ thế kỷ thứ II), mới xuất hiện hình thượng của đức Phật. Thời kỳ này Phật giáo Đại thừa bắt đầu được lưu hành, cho phép dân chúng lễ bái tượng Phật.
Ngoài ra, địa khu Kiền Đà La chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp trong thời gian dài, vốn đã có tập quán sùng bái tượng thần. Tượng Phật thời kỳ đầu do chịu sự ảnh hưởng của tượng thần Hy Lạp, mang đậm phong cách Hy Lạp.
Thế kỷ thứ III, nghệ thuật Kiền Đà La đã ảnh hưởng đến nghệ thuật A Mã La Ngõa Đệ ở nam bộ Ấn Độ. Trong tác phẩm nghệ thuật Phật giáo Nam Ấn Độ cũng đã xuất hiện hình tượng đức Phật.
Nghệ thuật Phật giáo thời kỳ đầu đại biểu là các di tích Phách Lỗ Đức, Tang Kỳ Đại Tháp, di tích A Mã La Ngõa Đệ và di tích Na Ca Châu Nê Khang Đà.
Bức họa trên hoàng tranh cửa phía Đông của đại tháp Tang Kỳ biểu hiện sự tích đức Phật vượt thành xuất gia. Bức tượng có một con ngựa, trên lưng ngựa dựng một cái lọng, sau lưng ngựa có vài người đang từ biệt.
Ngoài ra, một người nam đang hướng về vết chân đức Phật rất lớn lễ bái. Cũng cùng đề tài này, phù điêu của Kiền Đà La khai quật được hình đức Phật ngồi trên lưng ngựa, và có vài người đi theo.
Biểu hiện Sơ Chuyển Pháp Luân sau khi đức Phật thành đạo, trên bức tranh ở đà ngang của Lễ môn phía Tây tháp Tang Kỳ. Chính giữa có một bảo luân rất lớn, rất nhiều người và động vật ở hai bên nghe pháp một cách thành kính.
Ngoài ra, còn trên phù điêu vào thế kỷ thứ III của Kiền Đà La khai quật được, Phật ngồi trên một tòa có bảo luân, tay kết ấn Thi Vô Úy, mọi người nghe pháp ở hai bên.
Tranh Lễ Bái của A Mã La Ngõa Đệ khai quật được, khoảng giữa là một bảo tọa, trước tòa có một đôi dấu chân, sau lưng của tòa là lọng và cây bồ đề, hai bên có người chắp tay lễ bái.
Còn trong Ba Tư Nặc Vương Viếng Thăm Phật của Phách Lỗ Đức khai quật được. Trung tâm bức tranh có một pháp luân, trên pháp luân dựng lọng che, thuyết minh nơi ở của đức Phật.
Ví dụ, hình bàn chân Phật điêu khắc trên Kim Cang Bảo Tọa Tháp của chùa Chân Giác ở Bắc Kinh. Trong tác phẩm nghệ thuật Phật giáo thời kỳ đầu, không có hình tượng của Phật, mà chỉ dùng các loại tượng trưng như dấu chân Phật,… để biểu thị đức Phật.
Ví dụ, Đại tháp Tang Kỳ nằm ở vùng gắn với thủ phủ bang Trung ương của Ấn Độ là Bác Phách Nhĩ, được xây dựng vào thế kỷ thứ III trước công nguyên, là tác phẩm mẫu mực của kiến trúc về tháp của thời kỳ đầu Phật giáo, cũng là Phật tháp lớn nhất hiện còn tồn tại ở Ấn Độ.
Nguyễn Tuệ Chân
#nghethuatphatgiao #phatgiaoando
Xem thêm bài viết: Nghệ thuật Phật Giáo Kiền Đà La và Mạt Thố La