Skip to content

Nghệ thuật Phật Giáo là gì?

nghe thuat phat giao la gi

Nghệ thuật Phật giáo khởi nguồn từ thời vương triều Khổng Tước vua A Dục ở Ấn Độ, với nội dung hàm chứa vô cùng phong phú, bao gồm hầu hết mọi tác phẩm biểu hiện tín ngưỡng tôn giáo đời sống Phật giáo.

Mọi bộ môn kiến trúc, điêu khắc, tạc đúc, hội họa, văn học, âm nhạc,… đều thuộc phạm trù nghệ thuật Phật giáo. Trong quá trình truyền bá của Phật giáo, giáo nghĩa Phật giáo hóa thân thành các hình thức điêu khắc, hội họa,… Nhằm biểu hiện tư tưởng triết học thông qua hình thức nghệ thuật.

Trước thế kỷ thứ II, trong tác phẩm nghệ thuật Phật giáo vốn chưa có hình tượng đức Phật. Mãi đến thời kỳ vương triều Quý Sương ở Ấn Độ, điều cấm kỵ ấy mới được phá vỡ, sáng tạo ra nghệ thuật điêu khắc tượng Phật, với hai lưu phái mang tính đại diện là Nghệ Thuật Kiến Đà La và Nghệ Thuật Mạt Thổ La.

Thời kỳ vương triều Cập Đa, hai lưu phái nghệ thuật này mô phỏng, dung hợp lẫn nhau, để hoàn thành bước quá độ, đưa tượng Phật từ kiểu Hy Lạp sang tượng Phật kiểu Ấn Độ. Nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ phát triển tới đỉnh cao của thời hoàng kim.

Khoảng đầu thế kỷ nguyên công lịch, Phật giáo truyền vào Trung Quốc. Trong hơn 2000 năm truyền bá ở Trung Quốc, Phật giáo được thuận lợi phát triển rộng rãi và có kết hợp với truyền thống văn hóa Trung Quốc, hình thành nên nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc mang tính đặc sắc riêng.

Nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc cổ đại còn lại, chủ yếu được hình thành từ nghệ thuật tự viện và nghệ thuật thạch động Phật giáo. Kiến trúc tự viện và thạch động dung hòa chạm trổ, hội họa vào một thể, tạo thành một bộ phận quan trọng cấu thành di sản nghệ thuật Phật giáo thế giới.

Nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc cổ đại đạt tới thời kỳ rực rỡ nhất vào đời Tùy, Đường. Cùng với việc triều Tùy thống nhất đất nước, phát triển mạnh kinh tế, tiến tới đẩy cao sức mạnh quốc gia vào đời Đường.

Phật giáo cũng phát triển tới thời cực thịnh, sáng lập nên rất nhiều tông phái mới. Việc diễn giảng và phát triển các tông phái này, được thể hiện đầy đủ trong nghệ thuật mang tính đại diện của thời Tùy, Đường.

Bước vào giai đoạn hoàn toàn mới, dung hợp hợp hoàn mỹ nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ với văn hóa Hán tộc, mở ra thời kỳ thịnh vượng của nghệ thuật Đôn Hoàng.

Các tác phẩm nghệ thuật chạm trổ, điêu khắc, hội họa Phật giáo ở động đá Đôn Hoàng cùng với các vật phẩm văn hóa bảo tồn trong Tàng Kinh Động tại Đôn Hoàng, đã mở ra ngành khoa học nghiên cứu Đôn Hoàng Học thịnh hành trên thế giới.

Lịch sử nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc trải qua hàng ngàn năm, sáng tạo ra một lượng lớn tác phẩm quý báu về văn hóa nghệ thuật, không chỉ phản ánh một cách hình tượng sự phát triển và biến đổi của Phật giáo qua các thời kỳ.

Mà còn nhấn mạnh tới nhiều công trình nghiên cứu từ kiến trúc, điêu khắc, hội họa, văn học, âm nhạc, đến sinh hoạt hàng ngày, cùng các hoạt động sản xuất ra của con người,…

Cũng chính là phong cách xã hội ấy, cho chúng ta hiểu rõ lịch sử xã hội các triều đại. Đồng thời, là nguồn tư liệu cụ thể và chân thật nhất. Hy vọng, những chia sẻ của tác giả, sẽ giúp độc giả thấu hiểu được giá trị thẩm mỹ hàng đầu, chỉ có trong nghệ thuật Phật giáo và ở mức độ nào đó, lĩnh hội được phần nào tinh thần nội tại đặc sắc của Phật giáo.

Nghệ thuật Phật Giáo là gì?

Nghệ thuật Phật giáo được sản sinh theo sau sự ra đời của Phật giáo, chủ yếu hình thành từ nghệ thuật tự viện và nghệ thuật thạch động Phật giáo.

Thạch động Phật giáo được kiến tạo phỏng theo hình thức tự viện chùa Phật và thạch động dung hòa kiến trúc, điêu khắc và hội họa vào một thể. Chúng là bộ phận chủ thể của di sản nghệ thuật Phật giáo thế giới.

Con người sáng tạo ra tôn giáo, không phải tôn giáo sáng tạo ra con người. Nghệ thuật trong tôn giáo cũng thế. Vì dùng phương thức, hình tượng tỷ dụ để tuyên truyền giáo nghĩa tôn giáo, nên theo sau việc ra đời của tôn giáo, nghệ thuật tôn giáo cũng nảy sinh.

Thông thường, chức năng cơ bản của nghệ thuật tôn giáo là sản phẩm tuyên truyền tôn giáo của thời đại nào đó, đầu tiên chỉ là một loại tín ngưỡng sùng bái chứ không phải là đối tượng thưởng thức đơn thuần.

Về chức năng của nghệ thuật, có mang tính tôn giáo, là một loại nghi thức sùng bái tôn giáo. Giá trị của vẻ đẹp về lý tưởng và thẩm mỹ để phục vụ cho nội dung tôn giáo.

Loại nghi lễ tôn giáo này, yêu cầu bố trí khác với hoàn cảnh sinh hoạt bình thường, nhuốm đầy không khí đặc thù của tượng trưng và sức mạnh siêu nhiên, dùng hình thức hư huyễn phản ánh thế giới hiện thực.

Do đó, mang tính hiệu quả thẩm mỹ của hình thức nghệ thuật tôn giáo cũng như thủ pháp của nó, có thể khiến cho tín đồ tôn giáo vừa hưởng thụ nghệ thuật, vừa tiếp thu tình cảm và cảm thụ tôn giáo, trong sự thay đổi ngấm ngầm biểu hiện tư tưởng cơ bản của tôn giáo.

Điều đó có nghĩa, một khi nghệ thuật tôn giáo được đưa vào hệ thống nghi lễ và giữ một chức năng nhất định, thì tư tưởng tôn giáo tất yếu sẽ sản sinh ra ảnh hưởng sâu sắc đối với nội dung và hình thức của nghệ thuật.

Nghệ thuật tôn giáo theo sự biến thiên của thời đại và sự phát triển của đời sống hiện thực, dùng phương thức đặc hữu của mình phát triển và thay đổi. Xưa nay, đều giống như thế.

Ví dụ: Đại Kim Tháp ở Ngưỡng Quang Miến Điện, hay còn gọi là Đoan Quang Đại Kim Tháp, được xây vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, là kiến trúc Phật Giáo nổi tiếng ở Miến Điện.

Loại nghệ thuật này, phục vụ nội dung tôn giáo, và cũng chính do vậy, nên bản thân nó đã mang hai lớp chức năng vừa tông giáo, vừa nghệ thuật, chức năng này quan hệ phức tạp và mâu thuẫn.

Tôn giáo cũng như nghệ thuật của nó, đều có tác dụng thẩm thấu hòa lẫn với nhau, cả hai dung hợp lẫn nhau thành một thể. Đồng thời, nghệ thuật trong quá trình phát triển, dần dần thoát ra khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, có tính độc lập ngày càng cao.

Sau khi chức năng tôn giáo biến mất, tác phẩm nghệ thuật tôn giáo mang lại giá trị thẩm mỹ, vẫn lưu lại nơi nhân gian, cho con người được thưởng thức vẻ đẹp và xét lại lịch sử.

Ví dụ, Đại Tháp Tang Kỳ và hàng bia vô cùng đặc sắc. Nội dung trên phù điêu của bia phần lớn là những chuyện kể do Phật truyện và sự tích của bản thân đức Phật.

Tác phẩm nghệ thuật tông giáo của Trung Quốc cổ đại được lưu truyền lại, nội dung bao hàm vô cùng phong phú, gồm có chùa tháp, thạch động, bản khắc, tranh Phật, tạng kinh, Phật khúc, văn vật bằng vàng, đá, văn học Phật giáo (biến văn, bảo quyền,…) chủng loại rất nhiều.

Chỉ nói riêng về tạo tượng Phật giáo, chủng loại của tượng Phật đã có tượng thếp vàng, tượng đúc, tượng điêu khắc, tượng nặn tạo, tượng kẹp vải, tượng gốm, tượng thêu, tượng dệt thành, tượng đắp bằng đất,…

Các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo có ở khắp nơi từ phương Đông, phương Tây, Đại giang nam bắc Trung Quốc không chỉ phản ánh được sự thay đổi khúc chiết một cách hình tượng về chính trị, kinh tế, tôn giáo, văn hóa của các thời đại, mà còn theo sự biến mất dần dần chức năng tôn giáo.

Các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo trân quý, đã trở thành tư liệu hình tượng cụ thể, chân thực giúp người ta nghiên cứu các phương diện từ kiến trúc, điêu khắc, hội họa, văn học, âm nhạc, vũ điệu, thiên văn, lịch pháp cho đến cuộc sống thường ngày và sinh hoạt sản xuất của con người,… trong lịch sử.

Giá trị thẩm mỹ và tác dụng lịch sử của nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc đang ngày càng được người ngày nay lý giải và thưởng thức. Nghệ thuật Phật giáo đã trở thành một bộ phận cấu thành hữu cơ trong di sản nghệ thuật của dân tộc Trung Hoa.

Nguyễn Tuệ Chân
#nghethuat #phatgiao

Xem thêm bài viết: Tượng Phật Giáo liên hệ với tượng Đạo Giáo, Nho Giáo

Tìm kiếm có liên quan: Các trường phái Phật giáo; Cửa hàng bán đồ Phật giáo tại TPHCM; Giáo lý có bản của đạo Phật; Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo; Nghệ thuật Phật giáo Việt Nam; Nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ; Nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc; Phật giáo Nguyên Thủy là gì; Shop bán đồ Phật giáo; Siêu thị Phật giáo lớn nhất TPHCM; Siêu thị Phật Giáo Quận 5; Tóm tắt giáo lý Phật giáo; Thế nào là đạo Phật; Trung tâm Nghệ thuật Phật giáo Diệu Tướng Am.

Số lượt xem: 191
error: