Quan niệm lý luận văn học tư sản hơn một thế kỷ qua

quan niem ly luan van hoc tu san hon mot the ky qua

Nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đi dần vào con đường khủng hoảng. Lý luận văn học và mỹ học tư sản đã từ bỏ việc nghiên cứu cuộc sống một cách bản chất.

Vì tiến trình phát triển khách quan của xã hội không có lợi cho giai cấp thống trị. Từ đó, xuất hiện nhiều quan niệm khách quan chủ nghĩa hoặc duy tâm, và hình thức chủ nghĩa.

1. Trường phái văn hóa lịch sử đứng đầu là Ten.

Chủ trương một tinh thần khách quan chủ nghĩa trong mỹ học và lý luận văn học. Ông khẳng định mỹ học “có thiện cảm với tất cả các hình thái nghệ thuật và tất cả mọi trường phái, ngay cả khi chúng đối lập nhau. Nó hành động giống như khoa học thực vật, nghiên cứu cây cam và cây nguyệt quế, cây thông và cây bạch dương với một hứng thú ngang nhau”. (Triết học nghệ thuật Matxcova, 1938, trang 9).

Cho nguyên nhân phát triển của văn học là chủng tộc, môi trường, thời điểm về thực chất, Ten đề cao tác dụng của huyết thống, di truyền, cơ cấu sinh lý đối với sáng tác nhà văn.

Chủng tộc ở đây được hiểu theo nghĩa nhân chủng học hẹp hòi như là các khuynh hướng tâm sinh lý bẩm sinh và di truyền, tạo thành những sức mạnh cho tính khí.

Còn môi trường bao gồm quê hương, xứ sở, khí hậu, đất đai, phong thổ, tập quán,… có tác dụng nhiễu loạn hoặc ngưng cố những tính khí đó.

Còn thời điểm bao gồm kỳ lịch sử các điều kiện sinh hoạt, mà nhà văn sống và viết, nhưng được lý giải theo chủ nghĩa duy vật tầm thường, tách rời khỏi những hình thái kinh tế xã hội và tình thế đấu tranh giai cấp.

2. Chủ nghĩa so sánh đứng đầu là Bênphây.

Nêu ra lý thuyết về sự vay mượn. Ông cho rằng từ Ấn Độ qua Iran và Ả Rập đã diễn ra sự thâm nhập từ phương Đông sang phương Tây, của các sơ đồ cốt truyện, các thể loại riêng biệt, các điển hình văn học.

Chịu ảnh hưởng của quan niệm này, Vexelopxki ở Nga cũng cho rằng: “Những tình tiết nằm trong vòng chu chuyển ở các nhà lãng mạn quy thành một số lượng không nhiều… những điển hình chung. Truyền thuyết về Phaoxtơ đi vòng quanh châu u cũ và châu u mới dưới những cái tên khác nhau” (Thi pháp lịch sử Leningrad, 1940, trang 51).

Những hiện tượng này không phải là hoàn toàn vô căn cứ, nhưng từ đó lý giải văn học chỉ là vòng tuần hoàn của các ý niệm và các mô tiếp nghệ thuật. Phủ nhận vai trò quyết định của cuộc sống trong sự hình thành các lý tưởng thẩm mỹ, trong sự phát triển nội dung tư tưởng nghệ thuật, thì là sai lầm.

3. Trường phái tâm lý học từ Tây Âu.

Trường phái tâm lý học cũng bắt nguồn từ Tây Âu và phát triển mạnh mẽ ở Nga. Người tiêu biểu là Potepnhia cho rằng, sáng tác nghệ thuật chỉ là sự biểu hiện thế giới nội tâm của tác giả, mọi tác phẩm đều có tính chất tự thuật. Trong sáng tác, chỉ có việc tự quan sát mới là nguồn sức mạnh xác thực nhất của thực tại.

Potepnhia viết: “Tâm hồn duy nhất có thể quan sát và biết được là tâm hồn riêng của chúng ta. Nếu như chúng ta hiểu biết lẫn nhau, thì đó chỉ là vì chúng ta hiểu biết được tâm hồn của mình… theo nghĩa này, những tác phẩm thơ văn mang tính chất tự thuật ở mức độ cao nhất” (Lý luận văn học Gulaiep, 1982, trang 55).

Vai trò chủ quan của nhà văn trong sáng tác là điều hiển nhiên, nhưng nếu từ đó cho rằng nhà văn chỉ viết cho mình và vì mình, tước bỏ bản chất và chức năng xã hội của văn học thì hoàn toàn phiến diện.

4. Phân tâm học do bác sĩ người Áo, Phrot.

Đề xướng cho rằng động lực chủ yếu của hành động con người là bản năng và xu hướng sinh vật học vô thức chủ yếu là tính dục: “Tất cả đều bắt nguồn từ sự xung đột giữa cái tôi và tính dục”.

Cái tôi là cái tôi xã hội, nhưng trong mỗi con người còn có cái nó chứa đựng một hoạt nhân tính dục, bị nhấn chìm trong vô thức từ lúc bé. Áp dụng vào văn học nghệ thuật, Phrot cho rằng, sáng tác chính là sự thăng hoa những ẩn ức về tính dục, là sự điều hòa giữa “cái tôi” và “cái nó” bằng một hình thức mà xã hội có thể chấp nhận được.

Nói cách khác, tác phẩm văn nghệ, chẳng qua là một vật ngụy trang, là sự thể hiện tượng trưng những xung đột vô thức, những mặc cảm về tính dục và sắc dục của nghệ sĩ.

Nghiên cứu văn học nghệ thuật, do đó chỉ có nhiệm vụ phát hiện cho được cái mặc cảm tính dục ẩn tàng và chi phối trong tác phẩm. Có thể thấy chủ nghĩa Phrot tách rời nghệ thuật khỏi cuộc sống, khỏi ý thức, biến nó thành một ma lực mù quáng thấp bé.

5. Chủ nghĩa trực giác BécXông.

Đại biểu Bécxông cho rằng, vì nhu cầu mưu sinh, lý trí và tình cảm thông thường của con người chỉ dừng lại ở phương diện có ích, hữu dụng của thế giới. Do đó, không có khả năng nhận thức toàn diện thực tại. Ở đó, còn có sự xung đột của cuộc sống, sự kéo dài của ý thức.

Đặc biệt, phương diện thẩm mỹ, cái đẹp của thực tại thì bị lý tính bỏ qua. Chỉ có trực giác phi lý tính mới ghi chứng được toàn diện thực tại, mới cảm nhận được cái đẹp của thế giới.

Từ đó, Béc Xông đã đồng nhất khả năng trực giác với năng lực thẩm mỹ và khả năng sáng tạo nghệ thuật. Cũng thống nhất với quan niệm của BecXong, Crôsê chủ trương một thứ nghệ thuật phi đạo đức, phi tư tưởng.

Tác phẩm nghệ thuật chẳng qua là kết quả của năng lực trực giác, của trí tưởng tượng không vụ lợi của nghệ sĩ. Và về phía tiếp nhận, thì năng lực nhìn ngắm cái đẹp sẽ chết ở người xem khi từ một người nhìn ngắm nghệ thuật say đắm, anh ta đã biến thành một người quan sát cuộc sống một cách trầm tư.

Crôsê còn cho rằng, trực giác đem lại những khả năng nhận thức những đặc điểm cụ thể, độc đáo của đối tượng mô tả, cho nên hình tượng nghệ thuật là có một không hai, không lặp lại. Từ đó, ông kiên quyết phản đối việc phân chia nghệ thuật theo loại hình, loại thể, trào lưu,…

Có thể thấy chủ nghĩa trực giác đã đối lập nghệ thuật, với mọi hoạt động thực tiễn của con người, cùng mọi hình thái ý thức xã hội khác, cung cấp cơ sở lý luận cho các trào lưu văn nghệ phi lý tính hiện đại.

6. Chủ nghĩa cấu trúc với tác giả tiêu biểu.

Là Bendơ, Caidơ, Xtaigơ, Bactơ,… là một khuynh hướng rất thịnh hành trong lý luận văn học tư sản hiện đại. Họ quan niệm tác phẩm văn học là một hệ thống khép kín, một hộp đen, không liên quan gì đến đời sống thực tiễn bên ngoài.

Hơn thế nữa, tác phẩm nghệ thuật không liên quan gì đến tư tưởng và lý tưởng, đến chủ quan của nhà văn. Vừa thoát ly khách thể, vừa thoát ly chủ thể, sai lầm ở đây được nhân đôi.

Đưa ra các khái niệm cái biểu đạt tương đương với hình thức, cái được biểu đạt tương đương với nội dung, chủ nghĩa cấu trúc cho rằng cái biểu đạt mới là lĩnh vực nghiên cứu đích thực. Còn cái được biểu đạt là lĩnh vực tùy hứng, tài tử, bao gồm nhiều chân lý khác nhau, muốn hiểu thế nào cũng được.

Vì những lẽ trên, nên dù có một số biện pháp có thể tham khảo, nhưng xét về thực chất, chủ nghĩa cấu trúc chỉ là một biến tướng của chủ nghĩa hình thức.

7. Nói chung và tóm lại

Trên bình diện thế giới quan và nhân sinh quan, cần phải bác bỏ mọi thứ lý thuyết văn học tư sản hiện đại. Tuy vậy, đúng như LêNin đã nói: “Bác bỏ một hệ thống triết học không có nghĩa là vứt bỏ nó, phải phát triển nó tiếp tục, không phải là thay thế nó bằng một cái đối lập phiến diện khác. Phải đưa nó vào một cái gì đó cao hơn” (Bút Ký Triết Học Matxcova, 1969, trang 149).

Tất nhiên, đối với những lý thuyết hoàn toàn bịa đặt, dối trá thì không thể tiếp tục cái gì được. Nhưng đối với những lý thuyết có dựa vào một thuộc tính nào đó trong thực tế rồi thổi phồng, tuyệt đối hóa, thì phải phân tích cụ thể, quả là không nên thay thế nó bằng một cái đối lập phiến diện khác.

LêNin khẳng định rằng: “Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thô lỗ, đơn giản, siêu hình, chủ nghĩa duy tâm triết học chỉ là một sự ngu xuẩn. Trái lại, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì chủ nghĩa duy tâm triết học là một sự phát triển phiến diện, thái quá, một sự thổi phồng bơm to, của một trong những đặc trưng, của một trong những mặt, của một trong những giới hạn của nhận thức thành một cái tuyệt đối, tách rời khỏi vật chất, khỏi giới tự nhiên, thần thánh hóa” (Lênin về văn học nghệ thuật Matxcova, 1960, trang 83).

Dĩ nhiên, đây là nói chủ nghĩa duy tâm triết học, chứ không phải duy tâm tôn giáo. Nếu đứng vững trên mảnh đất hiện thực, tước bỏ đi sự tuyệt đối hóa, thần thánh hóa, do sự phiến diện, thái quá, thì chủ nghĩa duy vật thường thu lại được chút ít hạt nhân hợp lý trong chủ nghĩa duy tâm triết học.

Đó cũng là điều cần lưu ý trong quá trình bác bỏ, khi gặp nhiều luận điểm khả thủ trong lý luận văn học tư sản hiện đại.

Phương Lựu

Xem thêm bài viết: Quan niệm văn học và mỹ học về thời cổ thời trung và cận đại

Tìm kiếm có liên quan: Chủ nghĩa lãng mạn trong văn chương; Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam; Chuyên đề văn học lãng mạn Việt Nam; Đặc điểm của văn học lãng mạn; Đề cương môn lý luận văn học; Lý luận văn học phong kiến tư sản; Lý luận văn học và ngôn ngữ học; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của xã hội; Nhận định về văn học lãng mạn;

Tìm kiếm có liên quan: Những nhà văn tư sản tiểu tư sản; Tính hiện đại và lịch sử lý luận phê bình; Văn học hiện thực là gì; Văn học lãng mạn là gì; Văn học lãng mạn Pháp; Văn học lãng mạn và văn học hiện thực; Vấn đề lý luận văn nghệ cách mạng.


Ngày đăng:

Chuyên mục:

Tác giả:

Lượt xem:

55

Tags:

error: