Ngắm các bức tranh như chúng ta đã từng làm từ vị trí đứng của người họa sĩ khi làm việc. Ngắm nhìn chúng như những vật so sánh của cái mà một người họa sĩ đã bỏ thời gian có thể để hoàn tất nó.
Nhằm lấy đi vẻ đẹp huyền bí của bức tranh và thu nhỏ chúng xuống kích thước, và tính chất có thể mắc sai lầm con người. Nhưng khi chúng ta thấy các bức tranh, được các nhà bảo tàng đóng khung, và trở nên chín chắn theo thời gian, chúng còn hùng vĩ hơn rất nhiều lần.
Ở đây, chúng là những công trình bất hủ công cộng và là những ý tưởng về sự hoàn hảo. Chúng không chỉ là những bức tranh, chúng còn là nghệ thuật, dẫn dắt cuộc sống của chính chúng, độc lập khỏi tác giả của chúng.
Cuộc sống của một bức tranh mà được xem là một tác phẩm nghệ thuật, không hề liên quan chút gì đến nhân cách xã hội của người họa sĩ. Cách cư xử bình thường của anh ta, sự quyến rũ cá nhân anh ta, kiểu phòng vẽ của anh ta chẳng liên quan gì.
Thay vào đó, nó bắt nguồn từ cái tôi bí mật nhất của anh ta, từ tính cách của anh ta như là một con người đơn độc trước tác phẩm của mình. Tác phẩm của một nhà văn có lẽ là sự dàn trải nhân cách của anh ta, còn tác phẩm của một họa sĩ thì không bao giờ.
Đọc các bức thư của một người bạn, chúng ta thường nói “Tôi gần như có thể nghe thấy anh ta nói”. Nhưng không có ai đang ngắm một bức tranh lại có thể nói “Tôi gần như có thể nhìn thấy anh ta vẽ”.
Nghệ thuật của người họa sĩ quá riêng tư đối với vấn đề này, kín đáo đến mức có vẻ như là một kỹ thuật của đôi tay, thay vì nó thực sự là một kỹ thuật của trí tuệ. Người họa sĩ thể hiện một kiểu thế giới, mà không thể được diễn đạt bằng cái gì khác ngoài cây cọ của anh ta, sự hiện diện công khai của người họa sĩ nói lên rất ít về địa hình của một phong cảnh riêng tư.
Ngày nay, việc Raphael là một anh chàng đào hoa, Whistler là một người ăn mặc diêm dúa, hay Degas là một lão già hay gắt gỏng không phải là chuyện không quan trọng lắm. Những tính cách này có thể đã ảnh hưởng đáng kể đến sự lựa chọn chủ đề của người họa sĩ, và đến sự hình thành phong cách của họ.
Ngày nay, tầm quan trọng duy nhất của họ, là cung cấp cho những nhà lịch sử hội họa bằng những mẩu giai thoại. Đây chính là sự khác nhau giữa hội họa và nghệ thuật, rằng nghệ thuật không còn thuộc về người họa sĩ nữa, và người họa sĩ không còn dính dáng gì đến nghệ thuật nữa.
Sự tồn tại độc lập này là cái tạo nên phong cách, và ở đây phong cách có nghĩa chứa đựng sức mạnh và tính chất, mà làm cho một bức tranh dính chặt vào ký ức của một người.
Nó là sức mạnh liên tục của sự tồn tại độc lập này, mà giữ cho bức tranh được tiếp tục ở trên các bức tường của viện bảo tàng, và không bị nằm trong hầm rượu. Nó là sự hứa hẹn về một sự tồn tại độc lập như thế này, đã cám dỗ người mua đầu tiên mua bức tranh từ phòng vẽ của người họa sĩ.
Thực tế mà bất kỳ ai cũng nên đi mua một bức tranh, chứng tỏ rằng các ý tưởng và sự mê hoặc của nó, là rõ ràng đối với những người khác ngoài bản thân người họa sĩ ra, rằng bức tranh có một sự tồn tại hợp lý trong các trí óc khác với trong trí óc của chính người họa sĩ.
Vì thế, việc mua một bức tranh và lấy nó ra khỏi người hợp đồng, là bước đầu tiên trong việc chuyển một bức tranh sang nghệ thuật. Và một tác phẩm nghệ thuật có thể gần như được định nghĩa là một bức tranh, mà một họa sĩ nào đó đã bán.
Vì thế, việc bán các bức tranh là đóng một vai trò quan trọng lớn lao và thực sự đối với người họa sĩ. Đôi khi đối với anh ta, nó thậm chí còn khó khăn hơn rất nhiều so với việc vẽ tranh, vì những bức tranh mà anh ta vẽ ra là một loại những vật độc nhất và thường là rất đắt tiền.
Những vật này, nếu không có ý định một cách cần thiết để được thừa nhận một cách riêng tư. Tuy thế, chúng lại được dành để thưởng thức riêng. Ngày nay, thậm chí còn hơn nữa, vì những bức tranh hiện đại, vì bản chất kín đáo của chủ đề của người họa sĩ, thích hợp gần như là dành riêng cho các mục đích riêng tư.
Nhưng không có bức tranh nào từ thế kỷ 16, từng có một sức lôi cuốn đối với một nhóm khán giả. Những bức tranh được vẽ tay không gợi cho người xem chút cảm xúc, mà đã được làm cho mãnh liệt, vì chúng được chia sẻ như vở kịch, phim ảnh, hay dàn nhạc giao hưởng.
Ngược lại, một bức tranh vẽ tay chỉ nói với một người vào một thời điểm. Thậm chí chỉ có hai người yêu tranh đứng trước cùng một bức tranh, có lẽ sẽ làm phiền nhau một cách nghiêm trọng.
Ngoài ra, bức tranh tồn tại trong một bản duy nhất. Không giống như sách, nó không thể được nhân bản lên. Các quá trình sao chép màu có thể dần dần sẽ đi đến sự hoàn hảo. Vào thời điểm hiện tại, các bản in màu là các bản sao không được rõ lắm.
Chẳng hạn, gần như không có ở đâu hiệu quả trong việc truyền đạt tinh thần của một tác phẩm, như máy quay phim. Hơn nữa, các quy trình in màu rất là khó khăn và tốn kém. Các bản sao chép thực ra có thể được làm chỉ ở một mức độ rất tệ, so với các bức tranh. Những bức tranh này là những bức tranh đã nổi tiếng rồi.
Trong điều kiện tốt nhất, những bản in màu có thể chỉ nhằm để gợi cho mọi người nhớ đến các bức tranh mà họ đã biết. Dưới những điều kiện đặc biệt, một nhóm các bức tranh tương tự của một họa sĩ.
Như các nữ thần của Corot hay những bông hoa súng của Monet, có lẽ giống như những nhân bản của cùng một bức tranh, để mà có nhiều người được nhìn thấy nó hơn.
Nhưng đây cần thiết là một nhân bản bởi một yếu tố rất nhỏ, thậm chí trong trường hợp này, một số người mà có thể được đưa vào có mặt trong bức tranh của người họa sĩ, là cực kỳ hạn chế.
Do đó, nếu ngày nay người họa sĩ phải tùy thuộc vào sự kiểm tra đơn giản tác phẩm của anh ta, để lan truyền danh tiếng của anh ta, nếu anh ta phải đợi sự ngẫu nhiên để đặt trước tác phẩm của anh ta một người đặc biệt, mà có thể yêu thích bức tranh đó, danh tiếng của người họa sĩ từ từ sẽ được lan truyền đi.
Trước đây, điều này dễ dàng hơn. Thế giới của họa sĩ nhỏ hơn. Người họa sĩ sống trong một thị trấn vừa vừa giống như Florence hay Siena hay Toledo, như Giotto hay Simone hay Greco đã sống, hoặc làm việc cho một tầng lớp xã hội.
Mà tất cả mọi thành viên trong đó đều biết nhau, như Van Dyke hay Holbein, hoặc là họa sĩ cho một triều đình hoàng gia, như Velasquez hay Clouet. Dưới những điều kiện này, bất kỳ ai quan tâm đến các bức tranh, đều có thể tìm ra ngay là loại tranh nào nói chung là có bán sẵn, loại tác phẩm nào mà một họa sĩ đặc biệt đã làm và anh ta có khả năng gì.
Nhưng những thành công lớn về hội họa của thời đại chúng ta, có một phạm vi rộng hơn. Chúng đã từng được xây dựng trên thị trường quốc tế, và không chỉ trên thị trường địa phương. Công chúng của người họa sĩ được dàn rộng ra và trải mỏng.
Những người có thị hiếu thông thường về hội họa có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Sự thông tin liên lạc giữa người họa sĩ và khách hàng, giữa chính những người khách hàng và thậm chí giữa những người họa sĩ, đã trở nên ngày càng khó khăn hơn.
Kết quả là ngày nay, thường có một sự chậm chạp đáng kể giữa thời gian người họa sĩ hoàn thiện một phong cách, và thời điểm mà các bức tranh của anh ta đến được với công chúng cuối cùng.
Những thành công lớn về hội họa ngay trước và sau đệ nhất thế chiến của Braque, Picasso, Matisse, Duchamp,… đều được thực hiện bằng cách sử dụng những kỹ thuật quảng cáo hiện đại, đã được nâng cao nhất để rút ngắn khoảng cách quá dài giữa việc sản xuất và việc tiêu thụ tranh.
Việc sản xuất được tập trung ở Paris, việc bán và phân phối các bức tranh được kiểm soát bởi một nhóm nhỏ. Nhóm này bao gồm các nhà buôn những người có tranh hiện đại để bán, và các nhà thơ và nhà văn biết làm cách nào để ảnh hưởng đến giới tri thức, giới này được xem là thị trường có thể có duy nhất cho tranh cao cấp.
Các nhà buôn là Sagot Clovis, Vollard, Madame Weil, Kahnweiler, Paul Rosenberg, Paul Guillaume, Bignou, Drouet và một vài người khác. Các nhà thơ chủ yếu đầu tiên là Apollinaire, Cocteau và cuối cùng là Eluard.
Việc tổ chức hoạt động thành công đến nỗi, gần như ngay sau khi các họa sĩ hiện đại bắt đầu vẽ tranh, là các tác phẩm của họ đã được biết đến ở trên toàn thế giới. Cũng cùng một loại quảng cáo như thế này, đã được dùng để quảng cáo âm nhạc.
Bản thân môn ba lê đã trở thành một buổi trình diễn để khoe các nhà sáng tác mới, cùng với các họa sĩ mới. Cocteau đã quảng cáo Erik Satie bằng cách đưa anh ta vào một chương trình trình diễn, cùng với Picasso và vở ba lê Russe.
Họ đã thực hiện một chiến dịch bậc thầy cho 5 nhà sáng tác nhạc người Pháp là Milhaud, Auric, Honegger (là người Thụy Sĩ), Poulenc, Germaine Tailleferre, dưới ,một tiêu đề hơi có phần lừa gạt là Les Six.
Ezra Pound đã thử áp dụng các phương pháp quảng cáo này cho nhà soạn nhạc người Mỹ là George Antheil, nhưng quá nặng tay và quá non kém. Chiến dịch quảng cáo đã phản tác dụng, đem Antheil ra khỏi công chúng, và gần như chấm dứt sự nghiệp của anh ta.
Những kiểu quảng cáo tạo áp lực cao như thế này, không phải là không có các mối nguy hiểm cho người nghệ sĩ. Nguy hiểm đầu tiên trong các nguy hiểm này là chiến dịch quảng cáo có thể không có hiệu quả.
Nó có thể đến với những công chúng không thích hợp. Báo, các tạp chí, radio và TV hữu dụng và cần thiết đối với việc quảng cáo các loại nghệ thuật phổ biến, và các tác phẩm nghệ thuật được làm ra nhiều bản, như phim ảnh, sách, nhạc và nhà hát.
Nhưng việc quảng cáo công khai còn tệ hơn, vô dụng đối với việc bán các bức tranh của người họa sĩ mà chỉ có một bản gốc. Thành công của người họa sĩ hẳn là bắt đầu từ nhóm nhỏ những người có sở thích sưu tầm, lẫn một sự nhạy cảm về thị giác thực sự.
Những người này là những người theo chủ nghĩa cá nhân, có sức đề kháng cao đối với các loại quảng cáo thông dụng, và rất dễ dàng bị xúc phạm. Đối với những người này, khó lòng mà ép buộc được họ bằng những chiến dịch quảng cáo.
Song, cho đến khi sự tin tưởng của trung tâm này đã có được, thì danh tiếng của người họa sĩ không thể bắt đầu phát triển sau các sự kiện địa phương của anh ta. Và trong trường hợp này, tôi e rằng, châm ngôn quảng cáo nổi tiếng cũng sẽ không hiệu quả. Nếu bạn kể chuyện này cho Sweeney và gia đình Rockefeller sẽ để bạn một mình hoàn toàn.
Mối nguy hiểm thứ hai của quảng cáo đối với người họa sĩ thậm chí còn lớn hơn. Đó là chiến dịch quảng cáo có thể thành công. Một danh tiếng quá bất ngờ và quá sớm có thể dễ dàng chôn vùi người họa sĩ, và vô hiệu hóa tài năng của anh ta. John Sloan đã từng nói: “Ơn trời, tôi chưa bao giờ thành công trước tuổi 50”.
Danh tiếng đã đạt được qua chiến dịch quảng cáo, tạo sức ép là đột ngột nhất, và đối với người họa sĩ, là nguy hiểm nhất trong tất cả. Quảng cáo là một công dụng hiện đại của các nguyên tắc cũ về ma thuật đã được sử dụng.
Như ma thuật, nó bao gồm các câu thần chú. Trong hiệu quả của nó, nó không hề khác gì lời thần chú của một tên yêu quái thần thông quảng đại. Như vậy, căn bản là dễ dàng đủ để tập trung, dễ chịu để có xung quanh và hoàn toàn thích thú để sử dụng.
Nhưng nó có một trở ngại. Nó có khả năng để bạn chế trên sàn nhà, vào một buổi sáng với một phát súng vào đầu. Chuyện này đã xảy ra với nhiều họa sĩ đã hứa hẹn vào thời đại của chúng ta.
Phải chăng, thị hiếu của thế kỷ chúng ta đối với hội họa chân phương (naive) đã được sắp đặt một cách cố ý, và được hình thành một cách giả tạo bởi những nhà thơ này, và những đại lý phát hành báo chí.
Bình thường, hội họa chân phương tạo ít mối quan tâm cho người họa sĩ, truyền thống của hội họa, hay kể cả cho nhà sưu tập tranh. Bất cứ thứ gì là nghệ thuật, có nghĩa rằng, bất cứ thứ gì có thể được nhìn đi nhìn lại, khiến người ta chú ý và nhớ đến.
Vẫn xuất hiện mộc mạc (như tranh của Abyssinian, hay ly nhuộm màu ở thế kỷ 13) đơn giản là một nghệ thuật được thực hiện theo một truyền thống xa lạ, bằng một ngôn ngữ, tức là cấu trúc ngữ pháp của nó, khác với ngôn ngữ của chúng ta.
Nó không mộc mạc chút nào, và mặc dù những lý thuyết của sự giáo dục trẻ em bây giờ sang trọng, trong các trường tiến bộ của chúng ta, không ai ngoài những người đầy nghị lực và sành điệu có thể đã tạo ra nó.
Nhưng các họa sĩ chân phương nổi tiếng ngày nay, như Bauchant, Grandma Moses,… hầu hết đều chân thật, không thể phủ nhận được. Họ làm chúng ta bị quyến rũ hơn là làm cho chúng ta quan tâm.
Họ khiến khán giả chiếu cố hơn là ngạc nhiên. Họ không đưa ra một hình ảnh mới nào về thế giới. Họ chỉ khai thác mẫu số chung thấp nhất của ký ức thị giác, và những điều tầm thường về cái được gọi là phong cách hội họa hiện thực (nói cách khác, là sự quá tỉ mỉ).
Do đó, họ chỉ thuộc về lịch sử của việc sưu tập tranh, và không thuộc về truyền thống hội họa. Những họa sĩ chân phương này, vẽ những ký ức dư ra của họ về thế giới, như thế giới trong đầu trẻ thơ.
Đúng hơn là họ đếm chứ không phải là nhìn thấy. Đây là lý do khiến họ chú trọng một cách vất vả vào chi tiết, số lượng viên gạch trên một bức tường, số chiếc lá trên một cái cây. Nhiều người trong số họ, cuối cùng đạt được một kỹ năng giỏi hơn trong việc diễn đạt bức vẽ của họ, hay một sự duyên dáng về màu sắc nhiều hơn bình thường.
Nhưng đa phần, tất cả những họa sĩ chân phương này đều như nhau. Phong cách của họ là mang tính quốc tế. Không thể phân biệt được người này với người khác. Các họa sĩ chân phương khác, với hàng ngàn các họa sĩ tự học khác, những người cùng vẽ vào ngày Chủ Nhật, chỉ vì một thực tế là những họa sĩ cá biệt này, đã được quảng cáo.
Loại tranh này, một số trong số chúng có lẽ là nổi tiếng, và có sức quyến rũ rõ ràng là như vậy, khi ai đó tình cờ gặp nó, tuy thế mà nó lại không có chút lợi ích nào đối với họa sĩ chuyên nghiệp. Nó cũng không gây hứng thú cho nhà sưu tập tranh, trừ khi giá trị quảng cáo giả tạo được đính kèm với tên của người họa sĩ.
Họa sĩ đầu tiên và nổi tiếng nhất trong tất cả số họ, Douanier Rousseau được khám phá ra bởi Alfred Jarry. Chính bản thân chuyện này đã đáng ngờ, Jarry tác giả của Ubu Roi, Le Surmale và các tác phẩm phóng túng hài hước khác, là một trong những người thích đùa ồn ào nhất vào thời ông ta.
Tính hài hước và sự chân thật duyên dáng của Rousseau làm cho ông ta trở thành một cái đích làm trò cười hoàn hảo cho sự vui đùa. Jarry giới thiệu Rousseau với Apollinaire, nhà phân phối chủ yếu của các họa sĩ trường phái lập thể.
Danh tiếng sau này của Rousseau chính là kiểu đùa thực tế đồ sộ mà Jarry, do Apollinaire khuyến khích, đã có thể trình diễn không hay. Bắt đầu với một gã ngốc duyên dáng, và một vài bức tranh theo phong cách Chủ Nhật bình thường, để tạo ra một họa sĩ vĩ đại và áp đặt những bức tranh của anh ta vào thị trường.
Những bức tranh nhỏ của Rousseau giống như tất cả những bức tranh khác, được vẽ bởi các họa sĩ tả chân, mặc dù người ta chắc hẳn công nhận rằng, những bức vẽ lớn của ông ta có một phong cách vĩ đại.
Trong bức tranh Sleeping Gypsy (Người gipxi đang ngủ) của ông ta, ở Viện bảo tàng Hội Họa Hiện Đại tại New York, đường nét nhìn nghiêng với chiếc áo choàng dài có sọc màu mật, và gương mặt bình yên, chiếc đàn măng đô lin và vò nước, đều có một sự tinh vi trong sự méo mó của chúng, khiến ta liên tưởng một cách lạ kỳ đến chính Picasso.
Những khu rừng nhiệt đới với những chiếc lá to lớn của ông ta, mà chúng ta không thể quên được. Nhưng điều này không ngạc nhiên. Phong cách và việc mang sức mạnh không phải lúc nào, cũng vắng mặt trong các tác phẩm của các họa sĩ tả chân.
Những ký ức còn dư ra của thời thơ ấu mà chúng ta gợi lên, kiềm chế một kiểu thừa nhận trong tất cả chúng ta. Và nó là sự sở hữu các phong cách như vậy, đã cho phép tác phẩm của Rousseau được quảng cáo rộng rãi.
Mặt khác, tác phẩm của một họa sĩ nghiệp dư không thể được quảng cáo. Họa sĩ nghiệp dư không có phương pháp vẽ tỉ mỉ của họa sĩ tả chân. Tác phẩm của anh ta thiếu sức mạnh mà người họa sĩ chân phương thường có.
Họa sĩ nghiệp dư nói chung là một người có giáo dục, mà các mối quan tâm chuyên nghiệp chính của anh ta nằm ở lĩnh vực khác. Nhiều bác sĩ, diễn viên điện ảnh, chính khách, và những người khác vẽ cực kỳ tốt.
Những bức tranh của họ thực sự thường là rất đẹp, sống động, thú vị và được bài trí tốt. Chúng có thể tạo ra nhiều niềm thích thú khi treo chúng trên tường. Vì là tác phẩm thủ công, chúng thú vị hơn và bền hơn những bản sao chép tốt nhất.
Nhưng chỉ vì một thành công đặc biệt nào đó trong sự nghiệp của anh ta, và không vì chất lượng của chính những bức tranh, mà người họa sĩ nghiệp dư có thể trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới.
Vì dấu hiệu nhận biết của người họa sĩ nghiệp dư là sự thiếu vắng ý tưởng sáng tạo của anh ta. Sự sáng tạo đúng đắn của anh ta và sức mạnh chủ yếu của anh ta, chỉ dành cho sự nghiệp của mình.
Tài năng và sự khéo léo trong bức tranh, anh ta có thể có, tuy thế đó là sự bắt chước từ một họa sĩ nào đó hoặc một trường phái hội họa nào đó, mà anh ta ngưỡng mộ. Anh ta không có thời gian cho việc khám phá đầy vất vả, và kỹ lưỡng cái thế giới hữu hình, mà các họa sĩ chuyên nghiệp dành cả đời mình để học hỏi để làm.
Họa sĩ nghiệp dư có thể là một con người tài năng. Nhưng bức tranh thực sự không được thực hiện trên tài năng. Bức tranh thực sự là sự thể hiện những ý tưởng rõ ràng, như Leonardo đã từng nói “una cosa mentale” đó là một thứ thuộc về tinh thần.
Bất kỳ ai cũng có thể có tài năng. Tài năng chỉ là chất dầu mỡ giúp các bánh xe quay được. Nhưng nếu người họa sĩ có nơi nào đó để đi, anh ta có thể kẽo kẹt lăn bánh tốt mà không cần nó.
Các bậc thầy vĩ đại của trường phái Hiện Đại, không bao giờ tả chân. Họ cũng không phải là nghiệp dư. Họ là những con người của những ý tưởng sáng tạo, và hiệu quả một cách thâm thúy. Đồng thời họ là những họa sĩ được đào tạo và có tài năng.
Tác phẩm của Picasso, Braque, Duchamp, Klee và những người còn lại, có chất lượng cao và sức truyền đạt mạnh mẽ như tác phẩm của Monet hay Manet, hay tác phẩm của Ingress và David, xét về mặt này.
Chính nhờ sức truyền đạt mạnh mẽ (carrying power) trong tranh của họ , mà họ có được vị trí hiện tại trong giới nghệ thuật. Chính bản thân các họa sĩ hiện đại vĩ đại, cho dù danh tiếng toàn cầu và nổi tiếng của họ, luôn có một số lượng công chúng hạn chế mua tranh của họ.
Họ đã thám hiểm một thế giới riêng tư và chuyên nghiệp, hấp dẫn đối với bản thân các họa sĩ, nhưng quá kín để thuyết phục một lượng công chúng rộng khắp. Những khán giả hiểu được nội dung các bức tranh của họ, là nhóm nhỏ những người bạn, và nhà thơ lân cận, những người thích thú với các vấn đề của các họa sĩ.
Đây là lớp công chúng tri thức, nhạy cảm đối với những sự lơ đãng trí tuệ của chất thơ, hơn là đối với những hưởng thụ thực tế hơn của hội họa. Chính đặc điểm của lớp công chúng này, giúp giải thích sự đơn giản quá lố gây hoang mang, được tìm thấy trong những bức tranh hiện đại này.
Các họa sĩ đã giảm sự phức tạp bình thường của hội họa, để làm cho nó rõ hơn đối với các đầu óc đã được rèn luyện chủ yếu trong cách sử dụng từ ngữ. Tuy nhiên, những đầu óc này là những đại lý phân phối tốt nhất.
Nhờ sự giúp đỡ của họ, lớp công chúng rộng lớn cuối cùng đã chấp nhận Hội Họa Hiện Đại. Chính phong cách này đã được đại chúng hóa trong việc trang trí, quảng cáo và thiết kế công nghiệp.
Ngày nay, các bản sao chép tiêu chuẩn các tác phẩm của các bậc thầy, và những bậc tiền bối gần nhất của họ sẽ được tìm thấy trong bất kỳ ngôi nhà nào của một tay khoe khoang trí thức, nhưng việc bán các bức tranh gốc đã không gia tăng.
Đúng hơn là dường như đã giảm bớt. Thực sự là các viện bảo tàng liên tục kiếm được những mẫu vật mới hơn của các bậc trường phái hiện đại, và của các họa sĩ trẻ hơn nổi tiếng hơn.
Lớp công chúng đông đảo thường mua tranh, đã không đầu tư vào trường phái hiện đại. Lớp công chúng này vẫn chưa hiểu các bức tranh, và thấy rằng khó lòng mà treo chúng lên để ngắm. Vì uy tín trí tuệ mà hội họa hiện đại có sẵn, lớp công chúng này ngập ngừng để tự làm hại mình, bởi việc mua các bức tranh mà họ thấy là dễ hiểu.
Lớp công chúng nhỏ hơn hiểu và thích hội họa hiện đại, thì do dự khi mua tranh của các lớp họa sĩ hiện đại trẻ, vì họ biết rằng không có tiêu chuẩn thị hiếu nào, để phân biệt một tác phẩm có giá trị và chuyên nghiệp của trường phái này, với một tác phẩm của sinh viên và họa sĩ nghiệp dư.
Ngoài ra, giá trị to lớn của hội họa hiện đại đã suy giảm. Không còn chiến tranh thì không còn cần bất kỳ sự bảo vệ nào nữa. Chúng ta chấp nhận nó như là một lý do. Chúng ta không còn cảm thấy bất kỳ nghĩa vụ nào, để phải đầu tư vào những bức tranh của hội họa hiện đại.
Để thêm vào khó khăn của người họa sĩ, hội họa đã không còn có bất kỳ nơi hội họp trung tâm hợp pháp nào, nơi mà người ta có thể so sánh các quan điểm và các thị hiếu được hình thành, như Venice, Florence và Paris đã từng.
Paris ngày nay dường như rất lặng lẽ và hướng đến thị hiếu đương thịnh của chúng ta không chút khó khăn. New York là một trung tâm âm nhạc hơn là hội họa. Ngoại trừ kiến trúc ra, nó không bao giờ trưng bày thứ gì khác ngoài một thị hiếu dễ bảo, và tỉnh lẻ trong các môn nghệ thuật nhìn được.
Đối với người họa sĩ thời nay, nếu anh ta là một người không tôn giáo (nonconformist). Ở đó, có ít sự giúp đỡ ở bất kỳ dạng nào từ bên ngoài cho sự nghiệp của anh ta, hay cho các bức tranh của anh ta.
Cơ cấu được tổ chức đầu tiên, để phân phối tranh của trường phái hiện đại vẫn còn ở đó. Nhưng điều này phục vụ cho việc phân phối, chỉ cho những bức tranh nào được vẽ, theo phong cách hiện đại có thể nhận ra được.
Cơ cấu quảng cáo này rất giống với một tuyến đường sắt. Không thể sử dụng nó để đi bất kỳ nơi nào, ngoại trừ nơi mà đường ray dẫn đến. Các họa sĩ nào mà mơ ước, có thể đến thăm các nơi khác, gần như không thể sử dụng nó.
Và vì nó được ứng dụng tốt nhất trong việc chuyển các bức vẽ lớn, gây ấn tượng và công khai đến các thị trường xa, các họa sĩ của các bức tranh nhỏ hơn và mang tính cá nhân hơn, không thể tìm được sự đặt chỗ trước.
Cơ cấu quảng cáo ngày nay, chủ yếu bao gồm việc triển lãm hội họa đương thời ở các viện bảo tàng, và việc báo cáo về những cuộc triển lãm này từ các tạp chí nghệ thuật. Những phòng triển lãm này rất rộng lớn. Chúng chứa nhiều tranh, và những bức tranh đó có sức truyền đạt lớn nhất.
Những người sành sỏi mong chọn được những bức tranh theo sức truyền đạt. Nhưng sức truyền đạt là sức mạnh của một bức tranh, để gắn nó vào ký ức, chứ không phải là sức mạnh để ngắm nó từ một khoảng cách xa.
Tính chất để được nhớ này, không thể bắt chước được ngay cái nhìn đầu tiên. Vì thế, các bức tranh được chọn lựa nói chung, là dựa trên cái mà những nhà sành sỏi có thể lầm là sức truyền đạt, chính là sự rõ ràng.
Kết quả là các bức tranh đương thời trong các cuộc triển lãm ở các viện bảo tàng, lúc nào cũng được vẽ đẹp, lớn và rõ ràng. Chúng là những tranh được thiết kế để điều khiển đôi mắt.
Chúng được làm từ sự rực rỡ nhất, và các vật liệu phổ biến nhất, chứ không phải là mang tính cá nhân nhất. Chúng giống như những tấm bích chương, những mẫu trang trí vải hoặc những câu chuyện ngắn. Chúng rõ ràng phù hợp với các viện bảo tàng.
Chúng gần như luôn luôn quá lòe loẹt để treo ở nhà riêng. Cuộc triển lãm tranh của hội họa đương thời tại viện bảo tàng càng rực rỡ, càng thú vị và thành công bao nhiêu, thì những người mua tư nhân càng ít tìm mua bấy nhiêu.
Tuy nhiên, không có những người mua tranh tư nhân thì nền hội họa của chúng ta không thể nào tồn tại. Lịch sử hội họa từ cái chết của Ingres đã trở thành lịch sử, của những tác phẩm của các họa sĩ đã không tuân theo.
Những họa sĩ này, luôn luôn được ủng hộ bởi những người mua tranh tư nhân. Chính phủ hay những người mua tranh chính thức luôn luôn đến sau, khi họ đã nổi tiếng hoặc đã có địa vị vững chắc, thường là sau khi họ đã chết.
Điều này cũng không thể khác. Trong thế giới công nghiệp quốc tế, mà hình thành thực thể với các hệ thống đường sắt của chúng ta, danh tiếng địa phương không đủ để bán một sản phẩm.
Và hội họa cấp tiến có lợi điểm này, nó là một sản phẩm địa phương và công việc do một người làm, và không thể công nghiệp hóa được. Thực thế, hội họa là kỹ thuật cuối cùng trong các kỹ thuật thủ công một người làm, còn tồn tại trong thế giới hiện đại.
Trong một thế giới rộng lớn như thế giới chúng ta. Ở đó, sự giàu có có lẽ được phân phối rộng rãi và đều hơn trước đây, các vật phẩm thủ công trở nên quá mắc để sử dụng. Sự sản xuất bằng tay thực sự của chúng có lẽ cũng rẻ.
Những thứ như quần áo và giày dép có thể vẫn được làm bằng tay tốt hơn, và rẻ hơn làm bằng máy. Nhưng những sản phẩm thủ công này, phải được làm ra từng thứ một, mỗi cái được thiết kế cho một khách hàng cụ thể.
Tuy nhiên, mỗi cái có thể được làm ra một cách rẻ tiền, khi nó đi tới việc tổ chức kiểu sản xuất cá thể này, dưới những điều kiện công nghiệp trong phạm vi rộng, quảng cáo sản phẩm và phân phối chúng, từng cái một, tới một thị trường rộng lớn, giá cả sẽ trở nên đắt khủng khiếp.
Đây chính là trường hợp của một bức tranh được vẽ bằng tay. Ở nước Mỹ ngày nay, theo thời gian một người bình thường, đã trở nên biết đến các bức tranh của một họa sĩ, qua các tác dụng thông thường của việc quảng cáo, giá cả đã quá cao đối với anh ta để nghĩ đến việc mua một bức tranh.
Cách duy nhất anh ta có thể kỳ vọng, để mua một bức tranh là trở thành một người bạn của một người họa sĩ nào đấy. Đây không phải là cách mà các bức tranh được sưu tầm ở Châu Âu, và vì một lý do rất đơn giản.
Ở Châu Âu, tiền bạc được tiêu xài cho các bức tranh là từ nguồn vốn của các nhà sưu tầm. Trong khi ở Mỹ, các bức tranh được mua bằng thu nhập. Thực thế, ở Châu Âu, với tình trạng bấp bênh về tiền tệ truyền thống của nó, chỉ có các bức tranh, sách vở, các bộ sưu tập tem, đồ gỗ, đất đai, nhà cửa,… là những thứ có thể được coi là vốn, hoặc được sử dụng như tiền tệ.
Việc mua những thứ như thế này, được xem là một sự đầu tư tiền tệ đúng đắn. Một nhà sưu tập tranh sẽ mua rẻ, và những bức tranh của tất cả các họa sĩ đương thời mà anh ta có lý do để tin tưởng, và sau đó chờ cho giá tăng lên để kinh doanh.
Sau một thời gian ngắn, anh ta có thể sẽ tìm ra, do sống chung với các bức tranh, bức nào trong số đó có sức truyền đạt mạnh mẽ, và do xem xét thị trường, anh ta sẽ biết được bức nào sẽ gia tăng giá trị. Những bức tranh khác anh ta sẽ đem đi trao đổi.
Sau mười hoặc mười lăm năm trôi qua, anh ta sẽ sở hữu chủ của một bộ sưu tập tranh có giá trị lớn, và cũng là chủ sở hữu một tài sản đáng kể. Vì ở khu vực Châu Âu, một bộ sưu tập như thế này, có thể luôn luôn được bán đi vì một khoản lợi nhuận, cho dù có chuyện gì xảy ra cho tiền tệ.
Ví dụ như, có một câu chuyện về một gia đình người Pháp làm chủ một bộ đồ gỗ đời vua Louis XVI. Khi chiến tranh lấy đi nguồn thu nhập của họ, thì họ bán bộ đồ gỗ đó đi, thay thế bằng một bộ Empire, và sống một năm trong một sự khác biệt.
Cùng lúc đó, đồ gỗ Empire lên giá, vì thế họ bán bộ Empire và thay bằng bộ Louis Philippe và mua bộ Napoleon III. Nhưng lúc này chiến tranh đã qua đi. Nhiều người dân Châu Âu đã làm đúng như thế với các bức tranh của họ.
Giá cả trong các cuộc mua bán như thế này, bị chi phối bởi những vật tương tự nào mang ra bán đấu giá công khai. Giá của các bức tranh xưa được điều chỉnh bởi những vụ mua bán công khai tại công ty Christie ở London.
Những bức tranh hiện đại đó, được điều chỉnh bởi các vụ mua bán tại công ty Salle des Ventes ở Paris. Mặc dù vụ giao dịch suôn sẻ của cả hai, trên những thị trường này đã hơi bị ngắt quãng bởi những phức tạp sau chiến tranh.
Tuy nhiên, ở Mỹ không tồn tại một thị trường chứng khoán như thế này. Giá cả đồ gỗ trong các cuộc bán đấu giá công khai được chi phối, không phải bởi giá trị của chính chúng, mà bởi nhu cầu của các nhà trang trí nội thất.
Một ví dụ tồi tệ về một thứ mà một nhà trang trí sành điệu, đã đem vào thời trang sẽ mang lại một cái giá vô cùng lớn. Một ví dụ tốt về một thứ mà các nhà trang trí đã không nghĩ rằng, sẽ sử dụng chẳng có giá trị gì cả.
Tất cả những điều này, hoàn toàn độc lập với giá trị thực của đồ đạc. Như đối với các bức tranh, vì các nhà trang trí không sử dụng chúng, nên không hề có một thị trường như vậy tồn tại.
Ngay cả các viện bảo tàng của chúng ta, cũng không mua những bức tranh bằng tiền vốn. Họ cũng không xem các bức tranh mà họ có là vốn. Vốn của họ là các cổ phần, và cổ phiếu, và bất động sản của tài sản để lại của họ.
Tất cả các bức tranh mới của họ, được mua chính từ nguồn thu nhập của những thứ này, hoặc từ tiền mà họ lấy được bằng cách, bán các bức tranh mà họ thừa hưởng và không muốn giữ.
Không có ai trừ những người nghèo, và những tầng lớp chuyên nghiệp có nhiều thu nhập hơn tài sản. Vì thế, ở Mỹ không phải người giàu, mà chính những người bạn nghèo của người họa sĩ, đã mua các bức tranh của anh ta.
Đối với tình hình này, hiện nay không có cách gì khắc phục được. Cũng không có ai để quy trách nhiệm. Chủ yếu là vì người họa sĩ là một người thợ cô độc, và như vậy có lẽ là tạm thời thôi, không phù hợp với cơ cấu công nghiệp của thế giới hiện nay.
Các nhạc sĩ và các nhà soạn nhạc của âm nhạc có máy hát, phim, radio và tivi, để đưa họ đến với người khán giả, để sử dụng các tài năng của họ và duy trì uy tín của họ. Các nhà văn, có những ảnh hưởng giáo dục và sự hiểu biết của thế giới ngày nay hậu thuẫn phía sau cho họ.
Các nhà khoa học và các nhà kỹ thuật, sống được bảo vệ trong những nơi tách biệt của các phòng thí nghiệm của các công ty. Ngày nay, có lẽ đỡ tách biệt hơn, và liên lạc với nhau bằng những từ tương đương thời nay, của tiếng Latin thời Trung Cổ, ngôn ngữ quốc tế của các nhà toán học.
Một mình họa sĩ của tất cả những người thợ tri thức, là không thể được thuê, có lẽ trừ việc thuê làm thầy dạy. Gần như chắc chắn rằng, sự ngăn chặn kinh khủng này sẽ không kéo dài.
Ngay cả ngày nay, người họa sĩ cũng không khốn khổ, như những nhà soạn nhạc nghiêm túc đã khốn khổ hai mươi năm trước đây, và ngày nay âm nhạc của những nhà soạn nhạc đương thời, có một lượng khán giả to lớn và ngày càng gia tăng.
Tình thế của người họa sĩ có thể cũng thay đổi, và một cách bất ngờ. Những lúc này, anh ta sẽ phải tự an ủi câu châm biếm của Degas: “Thưa ngài, vào thời của tôi, một người đã không thành công” – “De mon temps on n’arrive pas” – và chịu đựng đến cùng khi anh ta còn có thể, và anh ta sẽ chịu đựng đến cùng.
Vì tranh vẽ tay là một trong những thứ thỏa mãn nhất trên thế giới. Viết sách là một công việc buồn tẻ, và viết nhạc là thể hiện những hướng dẫn mà một số người khác phải làm theo.
Nhưng… người họa sĩ có tất cả niềm vui thích của tác phẩm trực tiếp. Bức tranh của anh ta, như Adam đã đi vào cuộc sống dưới đôi tay của anh ta.
Nguyễn Minh & Châu Nhiên Khanh
Xem thêm bài viết: Hội họa như một sự giáo dục mang tính tự do có đúng không?
Bạn đang xem bài viết:
Những ý tưởng về nghệ thuật và nền kinh tế có đi với nhau?
Link https://myhocdaicuong.com/hoi-hoa/nhung-y-tuong-ve-nghe-thuat-va-nen-kinh-te-co-di-voi-nhau.html