Hội họa như một sự giáo dục mang tính tự do có đúng không?

hoi hoa nhu mot su giao duc mang tinh tu do co dung khong

Những trường đại học thời Trung Cổ đã dạy các loại nghệ thuật. Đó là Nhạc, Thuật hùng biện và các nhánh khác nhau của Văn Học và Thơ Ca. Trong khi, Hội Họa, Kiến Trúc, và Điêu Khắc họ không dạy.

Những môn này được xếp vào những nghề thủ công, không phải là nghệ thuật, và điều này vẫn duy trì cho đến thời phục hưng, và thậm chí cả sau đó các môn nghệ thuật này mới giành được giá trị này.

Kể ra sau đó, chúng cũng vẫn bị xem thường như là những kỹ năng để được học bằng thực hành. Chúng đã không chia sẻ chân giá trị của Từ ngữ, và không có chỗ nào được giành cho chúng trong các trường đại học.

Từ thời phục hưng, sự kính trọng dành cho những môn nghệ thuật này, đã gia tăng một cách ổn định. Các trường đại học đã mơ ước rất lâu để được tiếp nhận các môn học này. m nhạc thì họ đã có rồi – ít nhất những khía cạnh đánh kính trọng hơn về mặt trí thức của nó, chính là lịch sử của âm nhạc và kỹ thuật sáng tác.

Họ dạy rằng, có một nhánh văn học được gọi là Viết Văn Sáng Tạo (Creative Writing). Kiến trúc họ cũng có. Một họ hàng tội nghiệp của Kiến trúc. Điêu khắc, không còn ai còn cần chúng một cách nghiêm túc nữa.

Các trường đại học dạy về lịch sử của nghệ thuật, và những người phụ trách bảo tàng xe lửa. Các nhà phục chế tranh nói chung, nhận được sự báo hiệu đầu tiên về năng khiếu của họ trong chính các trường đại học.

Đối với danh sách các môn học liên quan đến những loại nghệ thuật sáng tạo, các trường đại học cũng mong muốn thêm vào việc dạy cách thực hành hội họa. Nhưng, hội họa, dưới hình thức mà nó đã được dạy từ đó đến nay.

Bây giờ các trường đại học vẫn không thể hòa hợp được. Hội họa luôn luôn được dạy tốt hơn trong các trường nghệ thuật chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ngày nay, các trường đại học đã khám phá ra rằng.

Hội họa nếu được dạy dưới hình thức hội họa hiện đại, sẽ phù hợp với các khóa học nghiên cứu bình thường của họ. Không phải là các trường đại học không có khả năng dạy tốt môn hội họa.

Những môn học duy nhất mà họ được trang bị một cách đúng đắn để dạy, là những môn có thể học được từ sách vở. Những kỹ thuật của các môn nghệ thuật sáng tạo, phải được học bằng cách thực hành, dưới sự hướng dẫn của một người.

Mà chính bản thân người đã từng học cách thực hành chúng, là trong số những thứ mà các trường đại học luôn luôn dạy một cách rất không hiệu quả, và ngày nay có lẽ các trường đại học không phù hợp lắm để dạy các kỹ thuật này, so với trước đây.

Thậm chí trong các môn học của chính họ, họ cũng bị đẩy tới một loại sản xuất việc học hàng loạt, bởi gia tăng gấp ba và gấp bốn lần trong suốt ba mươi năm vừa qua. Họ buộc phải dạy học rất là miễn cưỡng.

Công nhận rằng những gì một người có thể dạy cho 4 đến 5 sinh viên, thì anh ta cũng có thể dạy tốt như vậy, do 4 trăm đến 5 trăm người. Họ đã phải tổ chức cho hợp lý những khóa học hướng dẫn của họ, cho các giáo sư có thể hoán đổi cho nhau, và cho các kỳ thi mà các câu hỏi trong đó, có thể được trả lời một cách đơn giản là Có hay Không, và nếu cần thiết có thể được chấm điểm bởi một loại máy tính (tabulating machine).

Dưới những điều kiện như vậy bây giờ, mọi việc trở nên khó khăn ngày càng tăng đối với một sinh viên trong một trường đại học, để học cách sử dụng một ngoại ngữ. Một sinh viên ở khoa Triết học, Lịch sử, Kinh tế hay Nghệ thuật.

Nhận thấy rằng, anh ta có thể qua được các học phần, chỉ với một sách bài tập. Một sự hiểu biết sơ sài về catalog của một thư viện, và các bảng mục lục của các cuốn sách mà anh ta đã được khuyên là nên đọc.

Điều đó, có thể giúp anh ta có thể tốt nghiệp với một sự hiểu biết ít ỏi về ngành của mình, và tránh làm sao để vượt qua những chuyển động của việc dạy ngành đó, và điều này ở cấp độ suy yếu thường xuyên.

Những hướng dẫn trong một môn nghệ thuật, có thể vì vậy mà bị rút gọn lại. Một môn nghệ thuật phải được học, không phải như thể nó sẽ được dạy lại cho người khác, mà như thể chính môn nghệ thuật đó sắp sửa được đem ra thực hành.

Hội họa, như tất cả chúng ta đều biết, đầu tiên được dạy như là một nghề thủ công trong một cửa hiệu. Những sinh viên đều là những thợ học nghề. Chúng được tuyển vào từ lúc còn trẻ, thậm chí bắt đầu từ lúc 9 tuổi đến 10 tuổi.

Nói chung, chúng được bao ăn tại chỗ, được chỉ cách làm cách nào để tán nhuyễn màu, chuẩn bị pano và vải, bố trí lá vàng, vẽ và sơn, và tất cả những điều này được dạy càng nhanh càng tốt, để chúng càng mau chóng có ích đối với chủ của chúng.

Theo thời gian, chúng lớn dần lên và có thể vẽ được tuyệt tác của chúng (như bài tốt nghiệp của chúng, thường hay được gọi như vậy), gia nhập vào phường hội và chính chúng trở thành là những người thầy về sau này.

Với uy tín mà hội họa đòi hỏi trong suốt thời kỳ Phục hưng hệ thống dạy nghề này đã dần thay đổi. Hội họa bắt đầu được xem như là một trong những môn nghệ thuật, mang tính tự do và được dạy như vậy, dù chưa được dạy trong các trường đại học.

Các học viên hội họa bắt đầu ra đời ở Bologna khoảng năm 1585, và sau đó, hội họa là một môn học mà các sinh viên phải trả tiền để có quyền được học. Những khóa học hướng dẫn bao gồm một vài văn hóa văn học chung, sao chép những bức tranh nổi tiếng và họa từ tác phẩm mỹ thuật cổ và tranh khỏa thân.

Phương pháp hướng dẫn đã thay đổi rất ít từ thời đó cho đến ngày nay. Đây vẫn là cách vẽ được thể hiện trong các trường phái nghệ thuật chuyên nghiệp ngày nay. Mặc dù, vẽ từ các khuôn in thạch cao và sao chép tranh của các bậc thầy xưa, đã từng không được tán thành cho lắm vào những thập kỷ cuối.

Người ta đã nghĩ rằng làm như vậy, sẽ dập tắt tính sáng tạo của sinh viên. Tuy nhiên, những sinh viên hội họa hiếm khi có sự sáng tạo, kể cả sinh viên giỏi nhất trong số các sinh viên đang theo học. Cái mà họ và giáo viên của họ gọi là sự sáng tạo, thực chất chỉ là tài khéo léo của họ.

Khả năng của người sinh viên có thể sử dụng được các mánh khóe, và dụng cụ mà anh ta có thể nhặt ra từ những bức vẽ anh ta đang phải đối diện. Hiếm khi, thanh viên có được sự sáng tạo thật sự trong hội họa, còn những người rất trẻ thì còn không bao giờ thể hiện được được sự sáng tạo trong hội họa được.

Về mặt này, sự sáng tạo trong nghệ thuật thị giác rất khác với sự sáng tạo trong âm nhạc. Tài năng âm nhạc, và kể cả sự sáng tạo trong âm nhạc, có thể biểu lộ ra ở lứa tuổi rất nhỏ. Những thần đồng âm nhạc từ 4 tuổi hoặc 5 tuổi không phải là hiếm.

Thường là những thần đồng này tiếp tục là những tài năng âm nhạc phi thường, trong suốt quãng đời còn lại của họ, với vài thay đổi nhỏ trong đặc điểm tài năng của họ. Ví dụ, không có sự thay đổi về cơ bản giữa các tác phẩm nhạc mà Mozart đã sáng tác khi còn là một đứa bé, với những tác phẩm được sáng tác lúc trưởng thành.

Không có một điểm chính xác mà tại đó nó thôi, là tác phẩm của một đứa trẻ được rèn luyện kỹ từ nhỏ, có tài năng và hay bắt chước, và bắt đầu đảm nhận sự diễn đạt cá nhân và sự sáng tạo độc đáo, mà một Mozart trưởng thành trình bày.

Không có một điểm mà tại đó, người ta có thể nói: đây sự khéo léo của một đứa trẻ bắt đầu thể hiện tính cách của một người đàn ông. Con người lớn lên nhưng người khác không thể nhận thấy điều đó.

Đối với một đứa trẻ, cảm nhận về thế giới bên ngoài quan trọng hơn là nhìn thấy nó. Cảm xúc đến với nó trước khi nó được nhìn thấy. Thế giới mà nó vẽ là thế giới của những phản ứng của hệ thần kinh vận động, rất giống với thế giới của người mù.

Mọi thứ nó vẽ đều thể hiện bằng những biểu tượng thuộc về xúc giác, như thể nó đang sờ thấy thứ đó hay đếm được thứ đó bằng những đầu ngón tay. Trẻ em không vẽ một vật giống như vật đó xuất hiện trước mắt của nó.

Thay vào đó, trẻ em vẽ sự hồi tưởng lại cảm giác khi nó nhận biết hình dạng, số lượng, chỗ u lên và sự vận động của vật thể bằng xúc giác. Đứa bé vẽ một cái đầu với những đôi mắt vòng tròn, vì tròng mắt hình cầu với một mớ những đường thẳng bù xù là tóc, vì tóc giống như những đường thẳng mảnh.

Mũi là một hình tam giác với hai lỗ ở bên dưới. Đó là cách nó cảm nhận bằng những ngón tay. Miệng có răng và tai thì chìa ra. Nó vẽ bàn tay với 5 cái móc ngoéo vì nó có thể đếm được 5 ngón tay, và để vẽ bàn chân, nó vẽ cuối cái chân là những ngón chân nhỏ.

Cái quan trọng nhất về quần áo là những cái nút, vì chúng cứng, và vì chúng là cách mà nó mặc vào và cởi ra. Vật quan trọng nhất của một cái nón là cái vành mũ, là cái nó có thể giữ trong tay, và một cái quan trọng của một chiếc xe lửa hay một chiếc xe goòng là những bánh chạy vòng quanh.

Những ngôi nhà thì có ống khói, và cửa lớn và cửa sổ đối với nó là những chỗ nọ bị kẹt ngón tay vào. Và căn nhà của nó sẽ có một hàng rào, sẽ hơi khác đối với đứa trẻ nếu trong bức vẽ của nó, cái hàng rào đối với chúng ta dường như là nằm bằng ra – nhiệm vụ của nó là bao quanh căn nhà, và coi chừng mọi người ra hoặc vào.

Những cái cây của nó có thể có lá cũng có thể không – lá thường ở quá cao so với tầm với của nó – nhưng cây luôn luôn phải có một thân cây, và thỉnh thoảng là những trái táo hoặc chim chóc. Những gì nó vẽ không phải là thế giới mà nó thấy, nhưng thế giới mà nó biết là đây.

Mặt khác, tranh của một người trưởng thành lại mang tính thị giác. Nó thu lại thế giới bên ngoài như mắt anh ta đã nhìn thấy. Nó phân loại các vật thể theo kích thước, khoảng cách, màu sắc và hình dạng bên ngoài, và liên kết chúng lại với nhau bằng những quy tắc phối cảnh phổ biến trong thời của anh ta.

Tranh của những người trưởng thành, không phải có nhiều điều anh ta biết, mà là những thứ mà anh ta đã học để nhìn thấy. Anh ta vẽ một thế giới mà anh ta không phải là trung tâm của thế giới đó.

Nó là một thế giới mà chính bản thân anh ta thuộc về nó, như là một nguyên tố duy nhất trong số những nguyên tốt không thể đếm được. Đây không phải là thế giới mà trẻ con được biết. Một đứa trẻ không thể – cho đến khi nó còn là đứa trẻ – học được cách vẽ như một người lớn.

Cho dù đứa trẻ có thể vẽ bất cứ thứ gì theo phong cách của một người lớn, thì đó cũng không thể là bức tranh của một thế giới mà một người trưởng thành sẽ nhìn thấy. Cần thiết phải là một sự bắt chước những phong cách riêng của tranh, của người trưởng thành, sáo mòn vào khéo léo, và sự bắt chước không có chút lợi ích mang tính nghệ thuật hay sự sáng tạo nào.

Một người trưởng thành cũng không thể vẽ thế giới của một đứa trẻ được. Những bức tranh của Paul Klee, có lẽ đã lấy những bức vẽ của trẻ con làm chủ đề. Nhưng chúng không phải là những bức vẽ mà một đứa trẻ sẽ vẽ, cũng không phải là tác phẩm của một người lớn, với trí óc của trẻ thơ, cũng không phải là bất kỳ thứ gì giống với cái nào trong hai cái đó sẽ tạo ra.

Về mặt này, chúng rất đa dạng và sáng tạo. Trong khi những bức vẽ của trẻ em. Tuy sự sang trí và màu sắc của chúng có vẻ như không bị kiểm soát đối với chúng ta, chỉ có tính sáng tạo không logic do ngẫu nhiên.

Dĩ nhiên đối với chúng ta, chúng có sự duyên dáng của việc thuộc về một thế giới, mà chính bản thân chúng ta không còn tạo thành một phần trong đó nữa. Nhưng… tuy nhiều nhà sư phạm của chúng ta, và những người trong viện bảo tàng.

Có lẽ khuyến khích và hâm mộ nó, thì tranh vẽ của trẻ em vẫn là chủ đề của ngành nhân loại học – không phải của ngành lịch sử nghệ thuật. Tài năng của đứa trẻ đối với hội họa, hầu như mọi đứa trẻ đều có, lúc nào nó cũng luôn biến mất vào lúc kết thúc lứa tuổi nhi đồng.

Tài năng của một người trưởng thành đối với môn hội họa. Nếu có, sẽ bắt đầu biểu lộ vào khoảng lứa tuổi mới lớn. Một tài năng khi biến mất, thường được thay thế bằng một tài năng khác.

Nhưng… có một sự khác biệt kiểu này giữa hai loại tài năng, là một tài năng hội họa ở tuổi nhi đồng, thì có vẻ như không thể nào phát triển thành một tài năng hội họa ở lứa tuổi thiếu niên.

Lý do là kỹ thuật hội họa chỉ dựa trên việc rèn luyện đôi mắt, và ý thức về không gian, và rất hiếm khi dựa trên loại rèn luyện về trí nhớ và đôi tay, là những mặt quan trọng đối với lĩnh vực âm nhạc.

Người nhạc sĩ phải học những kỹ thuật ngón tay công phu càng nhanh càng tốt. Anh ta sẽ không bao giờ bị mất đi việc rèn luyện cơ và trí nhớ mà anh ta làm, khi còn là một đứa trẻ. Nhưng… sự nhanh nhẹn của các cơ, giúp cho người họa sĩ rất ít.

Câu chuyện nổi tiếng về bức họa của Giotto vẽ một vòng tròn, mà không cần dụng cụ vẽ, sẽ chứng tỏ tài năng của ông ta trong hội họa một cách ít ỏi, như câu chuyện về cây sơ ri chứng tỏ tài quản lý nhà nước của Washington.

Người họa sĩ vẽ với đôi mắt của anh ta, chứ không phải với đôi tay của anh ta. Bất cứ cái gì anh ta nhìn thấy, nếu anh ta thấy rõ, anh ta có thể vẽ ra được. Việc vẽ mọi thứ ra giấy, đòi hỏi, có lẽ là nhiều sự cẩn thận và công sức, chứ không đòi hỏi nhiều sự nhanh nhẹn của cơ bắp hơn việc anh ta viết tên mình lên giấy.

Thấy rõ là điều quan trọng nhất. Khả năng này tùy thuộc vào người họa sĩ không còn là một đứa trẻ nữa. Để nhìn thấy rõ, anh ta phải trải qua một sự chia ly cần thiết để bắt đầu trưởng thành, mà đã chuyển anh ta từ chỗ là trung tâm của vũ trụ, để làm cho anh ta chỉ là một trong nhiều số hạng của nó.

Chủ đề của người nhạc sĩ đến từ lưỡi mà anh ta nói, và những cảm giác về cơ của chính anh ta, từ thế giới mà anh ta cảm thấy và lắng nghe từ bên trong đầu của anh ta. Cũng vậy, nhà văn học đòi hỏi nghề nghiệp của mình qua sự lắng nghe và qua cách nói chuyện.

Chủ đề của anh ta có thể thay đổi với thời gian, nhưng đôi tai của anh ta thì không thay đổi. Một nhà thơ, như họ nói là bẩm sinh, chứ không phải do rèn luyện mà nên. Nhưng đối với người họa sĩ, nhìn rõ là một kỹ thuật cần phải đạt được.

Nó không phải là một tài năng của tuổi thơ. Người ta không thể nào đạt đến kỹ thuật này, cho đến khi tuổi thơ trôi qua đi. Vì thế, so sánh với người nhạc sĩ và nhà thơ, người họa sĩ khởi đầu với một sự xuất phát chậm. Sự sáng tạo trong hội họa dựa vào sự sáng tạo của đôi mắt và suy nghĩ.

Mỗi một cách nhìn, mỗi một suy nghĩ, và do đó, mỗi một quan điểm về thế giới đều khác nhau. Vì đây, là sự sáng tạo mà người họa sĩ phải diễn đạt, sự sáng tạo thực sự, bẩm sinh này không thể tồn tại trong một tác phẩm của một sinh viên, cho đến khi anh ta đủ khả năng điều khiển cây cọ của anh ta, để có thể biểu lộ ra điều đó.

Việc sao chép tranh có là một cách giúp cho sự diễn đạt tính sáng tạo của một sinh viên hay không, là một trở ngại cho sự phát triển của tính sáng tạo hay không, là điều mà tôi không dám mạo muội đưa ra quyết định ngay bây giờ.

Tuy nhiên, phương pháp hướng dẫn hội họa được thiết lập bởi các học viên, phương pháp sao chép tranh, vẽ từ cuộc sống và một vài sự giáo dục tổng quát để tăng cường trí óc, đã vẫn là phương pháp giáo dục nghệ thuật duy nhất, còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Chúng không có hiệu quả lắm ở các trường đại học.

Không phải là có bất kỳ rắc rối nào về văn hóa văn học (là cái mà các trường đại học giỏi nhất), cũng không phải rắc rối về các tác phẩm của các bậc thầy dùng để sao chép – nói chung có nhiều những rắc rối loại này ở các viện bảo tàng gần đây, và chính các trường đại học thường có những bộ sưu tập của riêng họ.

Nhưng khi đi tới việc đưa lớp học vẽ người mẫu thật (life class) vào những khóa học khác của họ, thì các trường đại học đã vướng vào một vài khó khăn thực tế. Với các trường đại học tỉnh lẻ, thường xuyên có rắc rối về chính lớp học vẽ người mẫu thật.

Các trường đại học hiểu được tầm quan trọng của lớp học vẽ người mẫu thật, đối với việc học vẽ. Các sinh viên mà đã được học vẽ khỏa thân, có thể vẽ được bất kỳ thứ gì khác. Hình dáng cơ thể con người là thứ phức tạp và tinh tế nhất trong toàn bộ thế giới. Nó là một thứ trong thế giới mà tất cả mọi người đều biết rất rõ.

Bất kỳ sai sót nào trong các tỉ lệ cân xứng của cơ thể, hoặc trong sự thể hiện ngay tức khắc sẽ rất rõ ràng đối với mọi người. Nhưng ở các trường tỉnh lẻ, các người mẫu khỏa thân thỉnh thoảng có thể phô bày những điều xấu hổ mang tính xã hội, không thể nào vượt qua được.

Đối với công chúng, mà giới sinh viên là một phần trong đó, lớp học vẽ người mẫu thật đại diện một cách đầy hy vọng cho sự bất tử đã được cho phép – lý do tại sao, và không bằng bất kỳ phương tiện nào, mà một người họa sĩ học vẽ.

Chính bản thân các trường đại học biết không có gì có thể ngây thơ hơn, và kém lãng mạn hơn mối quan hệ giữa sinh viên và người mẫu của lớp học vẽ người mẫu thật. Tuy thế, mà sự thật là các trường đại học tỉnh lẻ có lẽ nghĩ đi nghĩ lại, trước khi họ trình bày một khóa học hướng dẫn.

Mà trong đầu mọi người là biểu tượng thực sự cho sự cám dỗ, và dục vọng không thể kiềm chế được. Các người mẫu cũng có khó khăn khác. Trong một cộng đồng nhỏ, các người mẫu nữ không thể nào sống được.

Những cô gái đứng đắn biết rằng, khi cởi bỏ trang phục của mình trước mắt các bạn học, sẽ mãi mãi mất đi vẻ quyến rũ của họ, và những cô gái không đứng đắn, biết rằng họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn một cách dễ dàng hơn, hoặc ổn định hơn bất kỳ nơi nào khác.

Có những chàng trai trẻ, trong số giới sinh viên có thể được yêu cầu làm người mẫu. Nhưng một người mẫu khỏa thân nam trong một lớp học nam nữ chung. Đôi khi, thậm chí là một sự sỉ nhục lớn, đối với với các bậc thầy đáng kính tỉnh lẻ hơn là người mẫu khỏa thân nữ.

Đối với các trường đại học lớn, những khó khăn này không tồn tại. Ở đây, các người mẫu luôn luôn được tìm thấy dễ dàng. Công chúng và sinh viên có thể được dạy cho các kiểu cách. Lớp học vẽ người mẫu thật được lập ra. Sau đó, khó khăn thật sự xuất hiện, tìm ra ai đó để dạy lớp này.

Các giáo viên vẽ giỏi thì hiếm, và không phù hợp với các trường đại học. Các môn học đầu tiên được dạy trong các trường đại học, là những nhánh của kiến thức trừu tượng, tổng quát hóa.

Những môn này đòi hỏi ở cách dạy của họ, một sự khéo léo trong ăn nói, chứ không phải là sự khéo léo tay chân. Những giáo viên của các môn học hàn lâm bình thường, có thể được đào tạo một cách thỏa đáng trong chính các trường đại học.

Thực tế, việc đào tạo các giáo viên để duy trì truyền thống hàn lâm, luôn luôn là một trong những nhiệm vụ chính của các trường đại học. Nhưng… các trường đại học không vui vẻ lắm, khi phải đi tìm các giáo viên cho các môn học chỉ dựa vào những kỹ năng phức tạp của đôi tay và đôi mắt, như làm các kỹ thuật trong các môn nghệ thuật tạo hình.

Những môn học mà bằng chính những người, có thể tự mình trình diễn các mánh khóe của sự nhanh tay, và có thể hướng dẫn cho các sinh viên bằng cách minh họa và làm mẫu trước.

Ở đây, một cuốn sách giáo khoa chẳng có công dụng gì mấy, việc đọc các phần việc được giao không giúp được gì, và các kỳ kiểm tra không đánh giá được tiến bộ của các sinh viên.

Tóm lại, không có một tí gì trong các phương pháp dạy truyền thống, mà các môn nghệ thuật đã sử dụng lại phù hợp với các phương pháp hướng dẫn của các trường đại học, cũng như hệ thống chấm điểm của họ.

Vì thế, cho đến tận gần đây, các giáo viên dạy vẽ có năng lực chuyên môn cao, đã không thích hợp trong một trường đại học, như các giáo viên chuyên về thanh âm và piano. Hầu hết, các giáo viên dạy vẽ giỏi là các họa sĩ, và không hề được đào tạo tại các trường cao đẳng.

Thay vào đó, họ sẽ thi vào một trong các trường hội họa chuyên nghiệp, và hiếm khi có đủ bằng cấp học viện để điều hành một khoa trong một trường đại học, hay thậm chí để nhận một khoảng lương đúng mức ở tại đó.

Họ thích dạy trong các trường nghệ thuật hơn. Ở đó, họ có thể nhận được thù lao và sự tôn trọng là cái mà họ có quyền được hưởng. Bản thân các trường đại học không có cơ chế, để đuổi các giáo viên dạy vẽ có trình độ ra khỏi hàng ngũ của mình.

Theo như tôi biết, không có bất kỳ cuốn sách giáo khoa hay phương pháp nghiên cứu nào, mà thông qua đó một người tốt nghiệp đại học bình thường, có thể học cách dạy vẽ mà anh ta không cần phải học vẽ trước.

Chính điều này, trước đây đã hạn chế việc giảng dạy hội họa tại các trường đại học, không phải là các khó khăn liên quan đến các lớp học vẽ người mẫu thật, mà là các khó khăn trầm trọng hơn trong việc tìm kiếm các chuyên gia cho họ.

Khó khăn này, ngày nay đã được xóa bỏ. Hội họa hiện đại đã chỉ cho các trường đại học một lối thoát, một phương pháp giảng dạy hội họa không đòi hỏi một khả năng trong hội họa tượng trưng.

Điều này, có thể được giảng dạy mà không cần một tài năng, khả năng đặc biệt, hay một sự đào tạo hàn lâm đặc biệt, bởi bất kỳ một tiến sĩ xứng đáng đầy đủ khả năng nào. Kiểu giảng dạy hội họa này, như đang tồn tại ở các trường đại học hiện nay, có những lợi điểm rất to lớn, theo quan điểm của các giáo viên.

Không đòi hỏi sinh viên cũng như của giáo sư, có khả năng nhìn hay diễn đạt thế giới bên ngoài. Tất cả những gì cần có là vải, cọ, màu, một sự hiểu biết về các bản sao tranh, và một kiến thức về thẩm mỹ mang tính lý thuyết.

Mặc dù, sự khác biệt giữa hội họa hiện đại và hội họa đương thời, không bao giờ được trình bày một cách rõ ràng, những nguyên tắc phía sau bản thân hội họa hiện đại, được hiểu một cách rõ ràng và ngày nay, có thể được mô tả một cách chính xác như bất kỳ phong cách trang trí, hoặc hội họa nào khác trong quá khứ – như Art Nouveau chẳng hạn.

Art Nouveau, trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ chúng ta, có thể đã không được trình bày một cách rõ ràng. Nó đơn giản là phong cách trang trí đã được nâng cao. Nhưng ngày nay, lúc này nó không còn là một phần trong cuộc sống đương thời của chúng ta nữa.

Nó đã trở nên rõ ràng, rằng Art Nouveau là một hình thức phục hưng Gothic, được mô tả đặc điểm bởi cách sử dụng những hình thức bông hoa đã được cách điệu – hoa iris, hoa tulip, hoa anh túc, hoa đuôi mèo (cattail), hoa súng,…

Trong những màu cấp ba – vàng xỉn, tím hoa cà, nâu và xanh ô liu, và trong những đường cong yếu ớt – những đường cong mà bắt đầu là một đường xoắn ốc, sau đó là một thứ gì khác.

Ngày nay, sự mô tả về hội họa hiện đại như một phong cách hội họa, có thể được thực hiện bằng những thuật ngữ chính xác. Chúng là, như tôi đã nói trước đây. Đầu tiên, bức tranh phải có một bộ căng bề mặt bằng nhau, để không một phần nào trong bức tranh hấp dẫn đôi mắt hơn chỗ khác.

Thứ hai, bức tranh phải là một bức tranh ứng khẩu (tức là được vẽ liền). Nó phải có vẻ như đã phát triển một cách tự phát, như thể bởi một nguồn cảm hứng, dưới bàn tay của người họa sĩ, tất cả các phần của nó đang phát triển một cách đều đặn, mỗi phần đều di động và có khả năng được biến đổi và điều chỉnh như bức tranh phát triển, cho đến khi sự sáng tác đạt đến độ hoàn hảo, công đoạn cuối cùng.

Thứ ba, chính sự sáng tác phải là chủ đề của bức tranh. Sự sáng tạo này vừa trừu tượng hoàn toàn, vừa thêm vào sự tham khảo lợi ích cho các vật thể tự nhiên. Tuy nhiên, những vật thể tự nhiên này nói chung, không được miêu tả một cách thực tế, mà hẳn là được đưa lên biểu đồ – có lẽ theo phong cách của một trường phái hội họa khác – và được sử dụng như những biểu tượng.

Không như cái cách mà người họa sĩ nhìn thấy thế giới bên ngoài, mà như những khối kiến trúc để xây dựng nên sự sáng tác. Chất lượng của bức tranh đã hoàn tất. Khi đó, có thể được đánh giá bởi sự thanh thoát trên bề mặt của nó, sự quý phái trong sự thể hiện và sự hoàn hảo trong sự sáng tác của nó.

Tất cả những điều này, có thể biết được trong các thời kỳ thí nghiệm và từ các cuốn sách giáo khoa. Không đòi hỏi phải có một sự giảng dạy chuyên môn, ở mức độ cao nhất trong hội họa hiện thực.

Vì vậy, với sự giúp đỡ của hội viên hiện đại, hội họa có thể xâm nhập vào các trường đại học ngang hàng với triết học, thần học hay bất kì môn khoa học nào khác, và được giảng dạy với một sự thoải mái lớn nhất, như một bài thể dục về trí tuệ.

Vì các giảng viên ngày nay, có thể có được hầu hết sự đào tạo từ các trường đại học, nên học có thể được trọng vọng và được phép điều hành những bộ môn của chính họ. Vì, trong các phương pháp giảng dạy hội họa này, khả năng diễn tả các vật thể như chúng xuất hiện trong mắt, là không quan trọng lắm.

Nó tạo ra ít sự khác biệt, cho dù môn vẽ được dạy tốt hay dạy dở. Việc giảng dạy môn vẽ, không còn là thứ quan trọng hàng đầu nữa, các lớp học vẽ có thể được mở ra với bất kỳ ý nghĩa gì, mà trường đại học có trong tay.

Các khóa học tương đối dễ dàng. Làm việc với sơn và màu là một niềm vui thích, đối với bất kỳ ai. Kết quả là, các lớp học vẽ trong tất cả các trường cao đẳng và đại học ngày nay là rất nhiều, và được mọi người tham gia một cách hăng hái.

Bức tranh thực sự được tạo ra trong các lớp học này, hiếm khi có giá trị mỹ thuật nghiêm túc. Nó hầu như, không giống chút nào với vải lanh được tô vẽ, đồ gốm sứ được trang trí, đồ da được rập khuôn, gỗ nung, đồng thau được dát mỏng và những trục cán bột mạ vàng, mà ngay tức khắc làm cho tổ tiên của chúng ta thích thú.

Tuy nhiên, điều này không gây ngạc nhiên. Một số ít sinh viên có tài năng đủ để nghĩ đến việc trở thành các họa sĩ chuyên nghiệp, kiếm được một sự đào tạo chuyên nghiệp và nghiêm túc ở một nơi khác.

Các sinh viên đi vào chuyên môn, phần lớn được khuyến khích học để dạy nghệ thuật. Hầu hết, các sinh viên được tuyển vì các khóa học dễ và thích thú. Mặc dù, một số sinh viên sau đó sẽ đi vào hội họa thương mại.

Không ai có thể trở nên quen biết với việc sử dụng các vật liệu của họa sĩ, mà không trở nên thích thú với các vấn đề của hội họa, và ý thức được những điều thú vị và khó khăn của nó.

Không ai có thể vẽ một bức tranh, cho dù xấu như thế nào, mà không nhận ra được sự khác biệt giữa tranh thực và một bản sao chép. Vì vậy, các trường đại học đang cổ vũ cho một sự quan tâm vào hội họa, và người họa sĩ ngày nay không thể coi nhẹ.

Những sinh viên hội họa này, giới sinh viên trung lưu đầy triển vọng này, mà đã học bằng cách thao tác các loại sơn để ngắm kỹ các bức tranh, hầu như có thể sẽ trở thành lớp công chúng kế tiếp của người họa sĩ.

Hội họa ngày nay, chắc chắn là đang cần một lớp công chúng mới. Bây giờ, hai lớp công chúng cuối cùng – là giới giàu có sung túc trước thế chiến thứ I và tầng lớp trí thức trước thế chiến thứ II – đã biến mất hoàn toàn.

Phương pháp giảng dạy này, với tất cả ưu điểm của nó, vẫn thích hợp hơn đối với việc đào tạo các giảng viên, sẽ dạy hội họa cho các họa sĩ, là những người vẽ ra các bức tranh. Vì phương pháp này, dựa trên một phong cách hội họa đơn độc, nên nó cần phải hơi thiên vị.

Để phát triển một phong cách nguyên thủy, một người họa sĩ cần phải có một sự giáo dục tổng quát hơn thế này, chỉ có sự giáo dục hoàn chỉnh về vẽ và họa, mới có thể tạo ra một sự linh hoạt và điều kiện thuận lợi lớn hơn.

Nếu người sinh viên có ý định trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp, cần có nhiều thuật vẽ hơn là anh ta có thể được truyền đạt ở trường đại học, anh ta thường tìm thấy nó ở những nơi khác.

Luôn luôn có các trường dạy vẽ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, những trường hợp này bị ảnh hưởng nhiều bởi các phương pháp giảng dạy được sử dụng tại các trường đại học.

Thậm chí, Liên đoàn Sinh viên Mỹ thuật New York, là tổ chức không hề có liên hệ gì đến bất kỳ hệ thống các tiêu chuẩn giáo dục nào, không tổ chức một kỳ thi nào, và không cấp tín chỉ. Do đó, không có lý do gì để trở thành một nơi nào khác, ngoại trừ nơi để mọi người học vẽ, đã khuất phục trước uy thế của Hội họa Hiện Đại.

Bây giờ, việc dạy vẽ bằng những phương pháp phân tích sự sáng tác như vậy, đã tìm được sự quý mến từ các trường đại học. Mặc dù, một sinh viên nghiêm chỉnh nói chung, sẽ tham gia một khóa học chủ nghĩa bảo thủ (conservative), một khóa học về vẽ, trong một trong những giai đoạn nào đó trong cuộc đời của anh ta như là một thước đo để hiệu chỉnh.

Các trường mỹ thuật chuyên nghiệp như thế này, vô cùng hiệu quả hơn so với các trường đại học, trong việc đào tạo các họa sĩ. Việc giảng dạy Hội họa Hiện đại tại Liên đoàn rất là hiệu quả, và tác phẩm được tạo ra thường là rực rỡ đến nỗi, các bức tranh tại các cuộc triển lãm của sinh viên.

Thường là không thể phân biệt được đối với tác phẩm của các bậc huynh trưởng chuyên nghiệp của họ, ở phía đông trên con đường số 51. Phương pháp giảng dạy này, hầu như không thể ảnh hưởng đến việc các sinh viên học vẽ một cách rực rỡ. Sự phản đối nghiêm trọng là họ học vẽ một cách lạc hậu.

Người ta cho rằng, các đặc tính cơ bản của một tác phẩm nghệ thuật là một sự hoàn chỉnh về hình thức, màu sắc và sự sáng tác, và bằng cách cộng tất cả các đặc tính đó lại với nhau, mà một tác phẩm nghệ thuật có thể được tạo ra, sẽ giữ được sự chú ý và được nhớ đến.

Đây chính là sự hạn chế của cách, đã được thừa nhận về chuẩn bị việc thực hiện một bức tranh. Cho đến nay, một bức tranh thường được bắt đầu với một ý tưởng rõ ràng, sẽ phát sinh ra sự sáng tác chính nó – từ trong ra, có thể nói là như vậy.

Những phương pháp hiện tại của việc giảng dạy hội họa hiện đại dạy rằng, một bức tranh được làm tốt nhất khi sự sáng tác sinh ra nội dung của bức tranh, và như vậy là đi từ ngoài vào.

Các sinh viên nào theo phương này, sẽ có nguy cơ trở nên dính vào tất cả các loại cách điệu hóa, sự bắt chước lối cổ, và sự bắt chước trực tiếp mà anh ta sẽ tránh được, nếu không theo phương pháp này.

Thực ra, phương pháp vẽ này không giống với trường phái chiết trung (eclectic) cuối thời kỳ Phục Hưng – Guido Reni, Vasari, Annibale Carracci và những người khác, những người này bằng cách kết hợp sự mãnh liệt của Michelangelo với sự dịu dàng của Raphael, và tính huyền ảo của DaVinci.

Được cho là đã đạt đến đỉnh điểm hoàn hảo của nghệ thuật, một sự hoàn hảo được đánh giá không phải qua đặc điểm biểu cảm của chính bức tranh, mà qua việc các họa sĩ đã sao chép các đặc tính của mẫu hỗn hợp này rõ ràng như thế nào.

Phương pháp ngày nay quên, như phương pháp của trường phái Chiết trung đã quên, rằng cái giữ được sự chú ý trong một khoảng thời gian lâu, không phải là sự hoàn hảo về hình thức hay sự thuần khiết về phong cách của các bức tranh.

Những cái đó chỉ là những công cụ để nhấn mạnh. Cái làm cho chúng ta tiếp tục nhớ đến và yêu thích bức tranh, chính là chất thơ (poetry) thực sự của nó, quyền lực của những ý tưởng rõ ràng của con người mà nó truyền đạt.

Các bức tranh được thực hiện theo những tiêu chuẩn khắt khe của phong cách hội họa hiện đại. Cho dù, sự hứa hẹn tính chất hiện đại và bày tỏ sự mãnh liệt của nó, thì cuối cùng sẽ xuất hiện êm ái và nhạt nhẽo, như các bức tranh của trường phái Chiết trung. Hay các bức tranh của Hội Ái Hữu trước thời Raphael.

Song, tất cả những điều này đều không quan trọng lắm. Không ai từng làm theo ngay tức khắc những quy tắc khắt khe về hội họa, mà anh ta được giảng dạy mà phải rất sau đó. Sau khi anh ta đã được học cách vẽ.

Việc giảng dạy hội họa hiện đại là một phương pháp đáng ngưỡng mộ, về việc làm cho sinh viên hiểu rõ một số vấn đề quan trọng nhất, mà một người họa sĩ phải giải quyết.

Nó sẽ là một phương pháp dạy vẽ hoàn hảo, nếu sự sáng tác thuần khiết được dành riêng, để duy trì vấn đề chủ đề của bức tranh của chúng ta. Nhưng điều này không thể được. Các họa sĩ đương thời của chúng ta, đã không còn xem xét ba điều thống nhất của hội họa hiện đại một cách có hệ thống nữa.

Chúng đã không được xem xét suốt gần hai thập kỷ. Tuy nhiên, vấn đề thực sự mà hội họa hiện đại vì thế có thể được giảng dạy một cách điêu luyện, chỉ ra rằng nó không còn hiện đại nữa. Nó đã được hiểu quá rõ, để mà giữ được nhiều sự chú ý ngay cả của các họa sĩ, là những người ngày nay vẫn còn tuân theo các quy luật của nó.

Bất kỳ phương pháp giảng dạy nghệ thuật nào hoàn chỉnh, như phương pháp này, đều chính là một phương pháp hàn lâm (academy). Nó thực sự rất giống với academy của trường phái ấn tượng, mà đã được nâng cấp thành sự giảng dạy hội họa tốt nhất cách đây 30 năm.

Nó có lẽ được gọi là academy của trường phái lập thể, ngoại trừ trường phái lập thể cổ điển khắt khe của những bức tranh đầu tiên của Braque và Picasso, là một khía cạnh của phong trào hiện đại mà nó chưa bao giờ bắt chước được.

Bên cạnh điều này, academy hiện đại không có vẻ như có nguồn gốc trực tiếp từ chính các bậc thầy hiện đại. Nó quá mới đối với điều ấy. Nó chỉ xuất hiện vào thế kỷ này khoảng năm 1935, khoảng hai mươi mấy năm sau khi hội họa hiện đại ra đời.

Ảnh hưởng lớn nhất mà ngày nay nó có, dường như bắt nguồn từ uy tín của các học viện mà hội họa hiện đại đã được bảo tồn, và từ uy tín của các trường đại học đã bắt đầu áp dụng các khám phá của các bậc thầy trường phái hiện đại, đối với các khóa giảng dạy của họ ngay trước khi sự bắt đầu, của đệ nhị thế chiến.

Tầm quan trọng hiện đại, phong thái trịnh trọng và không khí tự thỏa mãn của Academy Hiện đại, bắt nguồn từ những điều này. Mới đây, nó đã đạt được một sự không dung thứ độc đoán, mà bản thân hội họa hiện đại đã không biểu lộ ra vào thời điểm bành trướng của nó.

Bản thân các nhà họa sĩ. Hầu hết, đều hơi thận trọng trong việc tạo ra một sự tuyệt giao công khai với trường phái hội họa hiện đại chính quy. Họ chỉ tìm kiếm trong các trang sách International Studio của những năm đầu thế kỷ trước.

Khi có sự ảnh hưởng của hội họa hiện đại, hay vào những trang sách của một cuốn tạp chí mỹ thuật Xô Viết ngày nay, mà từ đó những ảnh hưởng này đã bị loại trừ, để khám phá ra những sa mạc rộng lớn mà hội họa của chúng ta đã thoát ra được.

Sự đào ngũ từ nguyên nhân hội họa hiện đại, dường như đặt người họa sĩ vào một vị trí bào chữa cho tất cả hội họa chính quy của quá khứ, mà anh ta coi thường nhất, kể cả hội họa giai thoại (anecdotal). Mà từ đó, trường phái Ấn tượng đã cứu chúng ta.

Nhưng… hội họa hiện đại không cần lòng trung thành kiểu này. Nguyên nhân của nó đã được tìm ra. Cái cần được bảo vệ là quyền được ly khai khỏi tất cả hội họa chính quy của người họa sĩ. Hội họa hiện đại là hội họa chính quy của ngày nay.

Nguyễn Minh & Châu Nhiên Khanh

Xem thêm bài viết: Bức tranh vẽ của người họa sĩ và chủ đề gây tranh cãi lớn

Bạn đang xem bài viết:
Hội họa như một sự giáo dục mang tính tự do có đúng không?
Link https://myhocdaicuong.com/hoi-hoa/hoi-hoa-nhu-mot-su-giao-duc-mang-tinh-tu-do-co-dung-khong.html

Các tìm kiếm có liên quan: Đầu độc thế hệ trẻ bằng cách dạy giáo dục tự do sai lệch. Ebook giáo dục tự do. Giáo dục nghệ thuật tự do là gì. Giáo dục tự do là gì. Giáo dục và sự tự do trong cách đào tạo giáo dục. Làm thế nào để phụ huynh trở thành chuyên gia dạy con. Liberal Education là gì. Sự khác nhau giữa giáo dục tự do và giáo dục tiến bộ. Từ chối trại nhồi sọ trong giáo dục tự do.


Ngày đăng:

Chuyên mục:

Tác giả:

Lượt xem:

55

Tags:

error: