Phân tích điều kiện sinh thái khí hậu để khai thác du lịch nghĩ dưỡng ở một số địa phương trong vùng Tây Nam Bộ

phan tich dieu kien sinh thai khi hau de khai thac du lich nghi duong o mot so dia phuong trong vung tay nam bo

Trong hoạt động du lịch, sự ảnh hưởng của yếu tố khí hậu là rất lớn, nhất là đối với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe…

Du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch càng phong phú đặc thì sức hấp dẫn và hiệu quả của hoạt động du lịch càng cao. Do vậy việc tìm hiểu đánh giá tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển du lịch.

Bài viết này tìm hiểu về sinh khí hậu của một số địa phương trong vùng Tây Nam Bộ nhằm xác định mức độ thuận lợi của điều kiện khí hậu đối với loại hình du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe, từ đó đề ra các phương hướng và biện pháp để khai thác sử dụng hợp lí, phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh du lịch của khu vực.

1. Đặt vấn đề

Đời sống của con người liên quan mật thiết với điều kiện khí hậu, một thành phần quan trọng của môi trường sống. Tuỳ thuộc vào các yếu tố khí hậu như nắng, mưa, nhiệt độ, gió, độ ẩm không khí của mỗi một vùng, một khu vực cụ thể con người có thể hoặc không thể phù hợp thích nghi với điều kiện khí hậu nói chung nơi con người sống lâu dài hoặc tạm thời.

Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về sinh khí hậu đối với sức khoẻ con người để phục vụ cho công tác chữa trị, điều dưỡng, du lịch, nghỉ mát… tại nhiều vùng lãnh thổ khác nhau.

Về nghiên cứu sinh khí hậu phục vụ tham quan du lịch, một số tác giả cũng đã đưa ra các phương pháp lựa chọn các tiêu chí để đánh giá các vùng, khu vực có tiềm năng tự nhiên về du lịch có đáp ứng được hay không, những điều kiện thuận lợi đối với sức khoẻ của con người.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu sinh khí hậu người cho mục đích khác nhau được các tác giả Việt Nam thực hiện trong nhiều năm qua đã góp phần quan trọng để đánh giá tiềm năng về khí hậu phục vụ các hoạt động của con người trong một số lĩnh vực cụ thể như xây dựng nhà ở, nhà hoạt động sản xuất, các khu nghỉ dưỡng tham quan hoạt động du lịch, tắm biển…

Tuy nhiên loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe vẫn chưa được chú trọng khai thác kinh doanh tại những địa phương trong vùng. Trong bài viết này, phương pháp chung là sử dụng một số chỉ tiêu tổng hợp về các yếu tố khí hậu đã có trên thế giới.

Nhưng đã được xem xét phân chia lại các ngưỡng, cho là phù hợp hơn với con người và điều kiện khí hậu ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta, nhằm phục vụ trong việc khai thác loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng tại một số địa phương trong khu vực Tây Nam bộ.

2. Các yếu tố khí hậu của vùng du lịch Tây Nam Bộ

Trong khả năng tiếp cận về số liệu, chỉ có được số liệu trong khoảng 5 năm (2015-2020) của 5 trạm trong vùng Tây Nam Bộ (3 trạm trong khu vực nội địa: An Giang; Cần Thơ và Sóc Trăng; 2 trạm khu vực biển – đảo: Cà Mau và Phú Quốc).

Khí hậu vùng Tây Nam Bộ mang đặc trưng khí hậu cận xích đạo gió mùa ẩm, với bức xạ mặt trời lớn, số giờ nắng nhiều, nhiệt độ trung bình cao, biên độ nhiệt thấp và lượng mưa khá dồi dào…

Giữa các địa phương trong vùng vẫn có sự khác nhau về các đặc trưng thời tiết khí hậu. Sự khác biệt đó đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mùa vụ du lịch, khả năng phát triển các loại hình du lịch.

2.1. Chế độ bức xạ mặt trời và nắng

Trong vùng có khá nhiều nắng (dao động từ 1892 giờ đến 2646 giờ). Mùa khô số giờ nắng cao hơn mùa mưa ở mỗi địa phương, đây là những lợi thế phát triển du lịch, tham quan và nghỉ dưỡng, chăm sóc phục hồi sức khỏe rất lý tưởng.

2.2 Chế độ nhiệt

Nhìn chung, nhiệt độ trong vùng nóng quanh năm dao động từ 26,1 – 28,10C. Biên độ nhiệt năm thấp từ < 60C. Các địa phương trong vùng cũng có chế độ nhiệt khác nhau. Vùng ven biển Tây Nam Bộ nhiệt độ trung bình không chênh lệch nhau nhiều, nhiệt độ khá cao từ 27,5-27,80C, có đến 9 tháng nhiệt độ > 270C (III-XI).

Vùng nội địa Tây Nam Bộ chế độ nhiệt điều hòa hơn, giai đoạn nóng nhất là III-VI, An Giang là địa phương nóng nhất, Cần Thơ và Sóc Trăng thì nhiệt độ khá ôn hòa, thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe.

2.3 Chế độ mưa ẩm

Độ ẩm trung bình trong vùng khá cao dao động từ 73,4%-84,1%, và không có tháng nào độ ẩm vượt quá 90%. Rất thích hợp đối với sức khỏe của người Việt Nam.

Tuy nhiên, lại hơi ẩm so với du khách đến từ vùng ôn đới. Phú Quốc là địa phương có độ ẩm thấp nhất và thích hợp nhất đối với sức khỏe du khách (cả trong và ngoài nước).

Tây Nam Bộ là vùng có lượng mưa khá nhiều (dao động 1285-2446mm/năm), mùa mưa kéo dài từ tháng V-XI nhưng lượng mưa tập trung nhiều nhất là từ tháng V-X và số ngày mưa trong tháng nhiều nhất là từ tháng V-IX.

Ngoài việc phân hóa theo mùa, thì lượng mưa cũng có sự phân hóa theo địa phương. Vùng ven biển có lượng mưa khá lớn, số ngày mưa nhiều (2433 – 2446mm/năm). Do đó, thời gian tốt cho hoạt động du lịch ở vùng ven biển ngắn.

3. Nhận xét chung

Chế độ bức xạ, mây nắng, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm chế độ mưa đều nằm ở ngưỡng tốt – rất tốt cho sức khoẻ con người.

– Thời tiết nắng nóng là các tháng I-V. Nhất là từ tháng IV đến nửa đầu tháng V.
– Thời tiết gió nhiều, gió lớn vào các tháng XII-III.
– Chế độ mưa ẩm khá thích nghi đối với sức khoẻ con người.
– Mùa mưa dông có thể xuất hiện và tương đối nhiều, đặc biệt là ở gần bờ.
– Hàng năm có khoảng 234 -252 ngày có thời tiết tốt cho du lịch. Tuy nhiên, cũng cần chú ý yếu tố nhiệt độ cao và thời kì hoạt động mạnh của gió mùa Tây Nam.

Trên cơ sở phân loại cấp thuận lợi các chỉ tiêu sinh khí hậu riêng và chỉ tiêu sinh khí hậu tổng hợp, có thể phân chia điểm của các cấp thích nghi và trọng số của các loại chỉ tiêu như sau:

– Cấp rất thuận lợi: 3 điểm
– Cấp thuận lợi: 2 điểm
– Cấp ít thuận lợi: 1 điểm

So sánh các chỉ tiêu riêng và chỉ tiêu tổng hợp, cho thấy loại chỉ tiêu tổng hợp có vai trò quan trọng nhất, cũng rất quan trọng nhưng mức độ thấp hơn là các chỉ tiêu nhiệt độ và tổng lượng mưa trung bình năm.

Các chỉ tiêu này có ý nghĩa lớn trong sự hình thành tài nguyên sinh khí hậu của một lãnh thổ, do đó trọng số cụ thể của các chỉ tiêu sẽ như sau:

– Chỉ tiêu sinh khí hậu riêng:
+ Trọng số 1 đối với các đặc trưng: Nắng, Biên độ nhiệt năm, Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất, Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất.
+ Trọng số 1,5 đối với các đặc trưng: Nhiệt độ trung bình năm, Tổng lượng mưa trung bình năm.

– Chỉ tiêu sinh khí hậu tổng hợp: trọng số 4 đối với đặc trưng số ngày có thời tiết tốt (T13 = 22 -300C; H = 50 -80%; V13 = 1 -5 m/s; r07-19 giờ < 5mm). Điểm số của một đặc trưng sinh khí hậu nào đó sẽ bằng điểm đánh giá mức độ thuận lợi riêng của đặc trưng đó nhân với trọng số của chính yếu tố này. Điểm tổng hợp của điều kiện sinh khí hậu tại một điểm A nào đó sẽ bằng tổng đại số của các điểm số thành phần.

4. Giải pháp sử dụng điều kiện sinh khí hậu để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe vùng Tây Nam Bộ

Tập trung phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, và phục hồi sức khỏe vùng biển đảo ở Sóc Trăng, Cà Mau và Phú Quốc. Cả 3 địa phương trên về cơ bản đều có điều kiện sinh khí hậu biển đảo khá tốt và khá tiện nghi đối với du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh chăm sóc sức khỏe.

Đặc biệt là Phú Quốc, một trong những nơi hấp dẫn của Việt Nam đối với du lịch nghỉ dưỡng biển đảo và cũng là nơi đang được Nhà nước cũng như tỉnh Kiên Giang đầu tư mạnh mẽ do vị trí chiến lược nơi đây.

Đối với khu vực nội địa (An Giang và Cần Thơ): Điều kiện sinh khí hậu tương đối thuận lợi với du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh tương đối ngắn hơn so với các vùng khác.

Khách cần hướng đến: là những khách trong độ tuổi từ 30-50; Các khách đến từ thị trường Đông Bắc Á và Tây Âu, Bắc Mỹ để khai thác điều kiện nắng, gió,… của đồng bằng, ven biển và đảo ở Tây Nam Bộ.

Tuy nhiên, đối với những vị khách đến từng vùng ôn đới này, các địa phương trong vùng cần phải có một nguồn nhân lực du lịch có hiểu biết về sinh khí hậu để hướng dẫn và giúp đỡ khách ít chịu tác động xấu của điều kiện sinh khí hậu nhất.

Thị trường khách du lịch nội địa cũng là một thị trường tiềm năng, nhất là những khách có trình độ học vấn và khả năng chi trả trung bình, cao đến từ TP.Hồ Chí Minh, và các địa phương khác.

Thời gian thích hợp nhất cho du lịch vùng Tây Nam Bộ là từ tháng XIII, nên đẩy mạnh khai thác tốt điều kiện sinh khí hậu thuận lợi trong thời gian này; còn giai đoạn điều kiện sinh khí hậu gay gắt nhất là tháng IV-VI, cần có các biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở cũng như giúp đỡ khách du lịch ít chịu tác động của các đặc trưng thời tiết khí hậu nhất.

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, có trình độ hiểu biết về sinh khí hậu để tư vấn và hướng dẫn du khách đi du lịch vào những thời gian có sinh khí hậu tốt nhất đến từng địa phương trong vùng, và hướng dẫn tư vấn cho khách du lịch biết cách thích ứng và hạn chế những tác động xấu của các yếu tố thời tiết.

Biết chọn lựa thời điểm, địa điểm cũng như sử dụng quần áo phù hợp với thời tiết, với sức khỏe của mình trước khi lựa chọn chuyến đi du lịch đến các địa phương trong vùng.

Lựa chọn địa điểm và các kiến trúc xây dựng các khu nhà ở, khách sạn, resort phù hợp với điều kiện sinh khí hậu của vùng Tây Nam Bộ. Tăng cường trồng cây xanh ở những địa điểm du lịch vì thực vật có tác dụng hấp thu các tia tử ngoại.

Với tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, làm cho điều kiện khí hậu đối với sức khỏe khách du lịch nói riêng, đối với hạt động du lịch nói chung sẽ khắc nghiệt hơn.

Do vậy, các địa phương trong và ngoài khu vực, quốc tế cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau; để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu một cách phù hợp nhất.

5. Kết luận

Sinh khí hậu vùng Tây Nam Bộ phần thuộc loại nóng, khá bất tiện nghi trong du lịch nghĩ dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, nếu so sánh phân tích các yếu tố thời tiết riêng lẻ đến sức khỏe con người.

Cũng như đặt các chỉ số này phân tích trong trường hợp đối với người đã thích nghi khí hậu và người bình thường thì điều kiện sinh khí hậu vùng Tây Nam Bộ nhìn chung là thuận lợi đối với du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.

Qua việc đánh giá tài nguyên sinh khí hậu của vùng Tây Nam Bộ, với tiềm lực dồi dào, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, du lịch khu vực này nhất định sẽ phát triển mạnh mẽ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển du lịch của vùng và cả nước.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Xây Dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Số liệu Điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng – Phần I, Hà Nội.
2. Nguyễn Duy Chinh (tháng 05-2011), Nghiên cứu ứng dụng thông tin khí hậu phục vụ y tế và du lịch, Tạp chí khí tượng thủy văn.
3. Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ (2015), Số liệu khí tượng, TP.HCM.
4. Phạm Ngọc Hồ, Đồng Kim Loan, Trịnh Thị Thanh (2010), Giáo trình Cơ sở môi trường không khí, NXB Giáo dục Việt Nam.
6. Quyết định số 90 /QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, Danh sách trạm quan trắc khí tượng thủy văn quy hoạch giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
7. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2011), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.
8. Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn (tháng 7- 2011), Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Khanh Vân (2006), Giáo trình cơ sở sinh khí hậu, NXB Đại học Sư phạm.
10. Nguyễn Khanh Vân, Hoàng Bắc, Hoàng Thị Kiều Oanh (2010), Nghiên cứu đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch các khu vực biển – đảo bờ đông và bờ tây vùng Nam Bộ Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học Biển toàn quốc lần thứ 5, 20-22/10/2011, Viện KHCN Việt Nam, tr, 4.

Nguyễn Phước Hưng

Xem thêm bài viết: Phát triển du lịch chữa lành ở huyện Tam Đảo Vĩnh Phúc và thành phố Đà Lạt Lâm Đồng

Bạn đang xem bài viết:
Phân tích điều kiện sinh thái khí hậu để khai thác du lịch nghĩ dưỡng ở một số địa phương trong vùng Tây Nam Bộ
Link https://myhocdaicuong.com/du-lich/phan-tich-dieu-kien-sinh-thai-khi-hau-de-khai-thac-du-lich-nghi-duong-o-mot-so-dia-phuong-trong-vung-tay-nam-bo.html

Các tìm kiếm có liên quan: Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt Sông Trâu; Bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng, hiểu sao cho đúng?; Dòng sản phẩm đầu tư, khai thác dịch vụ lưu trú; Du lịch chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam khai thác chưa xứng; Giải pháp để khai thác tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam; Khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch có một không hai.

Các tìm kiếm có liên quan: Khai thác tiềm năng bất động sản nghỉ dưỡng ở các khu kinh tế; Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, giải trí tại địa phương; Khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép tại Khu du lịch gần đây; Những khu vực trọng điểm… nhưng để phát triển tốt nhất bất động sản; Phát huy lợi thế về du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam.

Các tìm kiếm có liên quan: Quy hoạch chi tiết xây dựng khu Du lịch nghỉ dưỡng và phục vụ du khách; Tiềm năng bất động sản nghỉ dưỡng ở khu kinh tế đặc biệt trong tương lai hậu COVID-19; Tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở Phú Quốc; Tin tức về khu du lịch nghỉ dưỡng mới nhất; Xu hướng du lịch nghỉ dưỡng của du khách sau dịch Covid-19.


Ngày đăng:

Chuyên mục:

Tác giả:

Lượt xem:

215
error: