Vai trò của lịch sử Design với công tác học tập và giảng dạy

vai tro cua lich su design voi cong tac hoc tap va giang day

Môn Lịch sử Design cũng như nhiều môn lý luận khác, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ trợ kiến thức chuyên ngành cho sinh viên. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vai trò của lịch sử Design như thế nào?

1. Bổ trợ kiến thức cho các môn thiết kế khác

Sau này trong nhiều môn học thực hành như Thiết kế bộ nhận diện Thương hiệu, Thiết kế Logo, Thiết kế Bao bì, Minh họa, Tổ chức Sự kiện… đều có phần áp dụng các kiến thức đã học từ Lịch sử Design và Lịch sử Mỹ thuật.

Các kiến thức này giúp cho sinh viên tạo ra các ấn phẩm có chiều sâu hơn, hấp dẫn hơn, có tính thuyết phục hơn, việc thông hiểu lý thuyết cũng giúp cho sinh viên có thể trình bày và thuyết trình sản phẩm thiết kế của mình một cách hợp lý và thuyết phục hơn, dễ tạo được niềm tin nơi được khách hàng và các đồng nghiệp.

2. Cung cấp kiến thức lý luận nền tảng cho sinh viên

Môn Lịch sử Design cũng như nhiều môn học lý thuyết khác, cung cấp các kiến thức nền tảng cơ bản về ngành nghề thiết kế. Chỉ riêng trong mảng Đồ họa Thương mại và Đồ họa Văn hóa đã đòi hỏi nhiều kiến thức về đặc trưng văn hóa, lịch sử của vùng miền, của mỗi quốc gia mà dựa trên đó các nhà thiết kế xây dựng các ấn phẩm và thương hiệu.

Thiếu các kiến thức lý luận cơ bản sẽ dẫn đến việc sản phẩm thiết kế thiếu sự thích ứng phù hợp với môi trường văn hóa, lịch sử và do đó dẫn đến thiếu chiều sâu và thiếu tính thuyết phục. Mọi thứ đều có lịch sử của nó: lịch sử khoa học, lịch sử văn hóa, pháp luật, quân sự, nghệ thuật, kinh doanh, ..v.v..

Để tiến thân trong một ngành, mỗi người đều phải học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, và để có thể làm được thì phải hiểu về thời đại mà những người đó đang sống.

Tóm lại, học lịch sử là điều không thể tránh khỏi nếu chúng ta muốn đạt tới tài sản quý giá nhất của loài người: kiến thức; sự không thờ ơ với mọi thứ xung quanh; khả năng đặt cuộc sống của chúng ta trong một bối cảnh rộng lớn hơn, bao quát được những mảnh vụn cuôc sống xảy đến với chúng ta hàng ngày.

Mỗi sản phẩm đều là thành quả công sức rất lớn của nhà thiết kế tuy nhiên nếu không không thể thuyết phục, làm hài lòng khách hàng, sản phẩm đó rất dễ bị đào thải, thất bại trên thương trường, điều này chứng tỏ tầm quan trọng rõ rệt của các kiến thức lý luận nền tảng.

Công tác đào tào của bất cứ ngành nghề gì cũng phải quan tâm đến vấn đề rèn luyện nghiệp vụ, không chỉ bồi dưỡng kỹ năng, tay nghề mà còn trau dồi kiến thức chuyên môn cho người học.

Việc nhuần nhuyễn, thành thạo và nắm vững kiến thức cơ bản là vô cũng quan trọng, làm tăng hiệu quả hoạt động trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định.

Nhà trường luôn luôn chú trọng bồi bổ kiến thức cơ nền tảng cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên áp dụng những gì đã học vào trong công việc thiết kế, tạo tác sản phẩm.

Hiện nay, môi trường cạnh tranh khốc liệt trong ngành Thiết kế Đồ họa khiến cho tỉ lệ đào thải nhân viên ngày càng cao, nhiều sinh viên, học viên ra trường chỉ đủ sức trụ lại một thời gian ngắn.

Vậy nhưng vẫn còn một số sinh viên vẫn học tập theo suy nghĩ là “ăn ngọn bỏ gốc” khi chỉ cốt yếu học lấy những kỹ năng thực hành các công cụ thiết kế trên máy tính thông thường mà xem nhẹ việc học tất cả các kiến thức lý thuyết, những nguyên tắc tạo nên một thiết kế tốt.

Suy nghĩ sai lầm ấy làm hại trực tiếp đến công việc thực tiễn của sinh viên sau này, một người chỉ thành thạo các kỹ năng máy móc có thể dễ dàng được thay thế hơn một người có cả kỹ năng máy móc lẫn tư duy thẩm mỹ, thiết kế đạt tiêu chuẩn.

Chỉ những người có cả kỹ năng sử dụng phương tiện máy móc, phần mềm lẫn tư duy thẩm mỹ mới có thể trụ vững lâu dài trong môi trường có áp lực ngày càng lớn của ngành Đồ họa.

Do đó, môn Lịch sử Design nói riêng và nhiều bộ môn lý luận chuyên môn trong lĩnh vực Đồ họa cần nhận được quan tâm đánh giá đúng mức hơn.

3. Rèn luyện thêm các kỹ năng mềm

Bất cứ một nhà thiết kế nào cũng cần đến các kỹ năng mềm mà tiêu biểu là kỹ năng thuyết trình và kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng thuyết trình rất quan trọng khi thuyết phục khách hàng.

Tạo thói quen ứng biến linh hoạt, chủ động trong nhiều tình huống, kỹ năng giao tiếp giúp tạo thiện cảm đối với khách hàng và đồng nghiệp, giúp bản thân tự tin và hứng thú hơn vào công việc.

Sinh viên còn pải luyện tập các kỹ năng làm việc nhóm, tương tác với đồng nhiệp và tổ chức phân công công việc hợp lý, làm việc đúng giờ giấc, đúng kỷ luật và biết coi trọng tinh thần tập thể.

Kiến thức chuyên ngành mà các trường đại học cung cấp cho sinh viên trong quá trình học tập là yếu tố quyết định giúp các sinh viên có thể lập nghiệp trong tương lai.

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là những kiến thức chuyên ngành đó đã đủ để giúp sinh viên có thể vượt qua những khó khăn và thử thách trong một tương lai mà không ai có thể nói trước được điều gì trong một thế giới đang thay đổi từng ngày.

Chính vì thế các trường đại học càn chuẩn bị thêm cho sinh viên của mình những hành trang, kỹ năng mềm ngoài những kiến thức chuyên ngành sẽ cung cấp thêm lợi thế cạnh tranh cho sinh viên trong môi trường tuyển dụng việc làm sau này.

Bên cạnh những kiến thức chuyên môn trong các chương trình học, trường đại học cung cấp cho bạn một vài kỹ năng mềm mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Các bạn sinh viên, những người sẽ là lực lượng lao động chính trong tương lai phải ý thưc được rằng họ sẽ làm việc trong một môi trường toàn cầu hóa và liên tục phát triển, đổi mới công nghệ. Lực lương lao động sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của các hệ thống kinh tế và công nghệ mới.

Những đổi mới sẽ đòi hỏi các bạn sinh viên kết hợp được những kiến thức đã học và kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, đưa ra quyết định… cộng với sự linh hoạt và khả năng thích ứng khi thay đổi công việc, môi trường hay trong các bối cảnh khác nhau.

Những sự hiểu biết và kỹ năng này rất cần thiết được giới thiệu đến các sinh viên từ khi họ đang còn ngồi trong ghế nhà trường hơn là sau khi họ tốt nghiệp.

Nhà tuyển dụng có thể lựa chọn nhân sự dựa vào việc so sánh trình độ chuyên môn của nhiều ứng viên khác nhau. Đó là lý do khiến cho việc nhận diện ra đâu là ứng viên phù hợp nhất với công ty trở nên quan trọng nhất.

Họ cần tìm được người hợp tác tốt với người khác, tạo động lực cho đồng nghiệp, bình tĩnh đối phó với khó khăn và có khả năng đáp ứng chính xác những gì mà tổ chức cần.

Những cá nhân được đào tạo tốt về kỹ năng mềm sẽ làm lợi cho công ty theo cách đó. Ứng viên với những kỹ năng mềm tốt cũng có tiềm năng lớn để tạo thêm nhiều giá trị theo thời gian.

Những nhân viên có thể huấn luyện cho người khác và tự học hỏi ngay trong thời gian ấy, sẽ trao dồi cho mình kiến thức, rèn cho những mối quan hệ hợp tác vững chắc hơn và có khả năng trở thành người quản lý và tạo động lực nhanh hơn.

Việc ứng viên đánh giá thấp kỹ năng mềm có thể xuất phát từ niềm tin rằng các tiến bộ kỹ thuật đã giảm bớt tầm quan trọng của sự tương tác cá nhân.

Ngược lại, công nghệ đã tăng tốc độ và tần suất tương tác với đồng nghiệp, không chỉ trong bộ phận mà là toàn công ty (đôi khi là tầm quốc tế). Nhiều người lại không chia sẻ về nền tảng và mong đợi của họ.

Kỹ năng mềm là chìa khóa để giúp cho mọi giao tiếp và hợp tác trở nên hiệu quả hơn. Sở hữu khả năng xây dựng một mối quan hệ mạnh, ngay cả với những người ít gặp hoặc liên hệ, trở thành yêu cầu không thể thiếu cho nhiều vai trò khác nhau.

Trong môn Lịch sử Design, các bài tập thuyết trình theo nhóm được bố trí để sinh viên hoạt động theo nhóm, qua đó các em được làm quen, trau dồi và rèn luyện các kỹ năng mềm này góp phần phục vụ hữu ích cho công tác làm việc và học tập của bản thân.

Nguyễn Nhật Minh

Xem thêm bài viết: Các khái niệm định nghĩa về Design là gì?

Bạn đang xem bài viết:
Vai trò của lịch sử Design với công tác học tập và giảng dạy
Link https://myhocdaicuong.com/do-hoa/vai-tro-cua-lich-su-design-voi-cong-tac-hoc-tap-va-giang-day.html

Các tìm kiếm có liên quan: Au Design là gì. Công việc của design là gì. Design là gì. Design Tiếng Việt là gì. Học design ở đâu uy tín chất lượng. Lịch sử Design như thế nào. Tầm quan trọng đặc trưng của design như thế nào. Vai trò của Design trong cuộc sống hiện nay.

Các tìm kiếm có liên quan: Vai trò của design trong cuộc sống hiện tại. Vai trò của nhà thiết kế sản phẩm trong bối cảnh ngày nay. Vai trò của thẩm mỹ công nghiệp đối với đời sống xã hội. Vai trò của thiết kế đồ họa trong cuộc sống. Vai trò của thiết kế trong thời đại công nghệ. Ý nghĩa và trách nhiệm của người làm design.


Ngày đăng:

Chuyên mục:

Tác giả:

Lượt xem:

45

Tags:

error: