Mục đích của thực nghiệm sư phạm môn học lịch sử Design

muc dich cua thuc nghiem su pham mon hoc lich su design

Lịch sử Design nghiên cứu và hệ thống hóa sự phát triển lâu dài của ngành Design trên thế giới, giới thiệu các phong cách và trường phái Design tiêu biểu, cung cấp nhiều kiến thức chuyên môn quý báu, đa dạng và bổ ích.

Mặt khác, những kiến thức về Lịch sử Design cũng đóng góp một phần vào việc nâng cao tư duy thiết kế, mở rộng vốn hiểu biết và từ đó giúp cho sinh viên có được hành trang vững chắc hơn khi vào nghề.

Trải qua một thời gian tìm tòi học hỏi, cũng như đúc rút kinh nghiệm làm việc trong ngành Design, đội ngũ giảng viên và sinh viên trường ĐHMTCN Á Châu hiện đã và đang nâng cao, cải thiện chương trình dạy và học Lịch sử Design.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều vấn đề khó khăn khác nhau gặp phải trong quá trình giảng dạy và học tập môn Lịch sử Design, đòi hỏi người giảng viên cần tiếp tục nỗ lực nghiên cứu để cải thiện vấn đề.

Các vấn đề bất cập nhỏ về mặt cơ sở lý thuyết và bài tập thực hành tạm thời có thể sớm đưa vào giải quyết ngay. Bản thân người viết nhận thấy tự mình phải nỗ lực cố gắng hơn, tiếp tục nghiên cứu cải thiện chương trình dạy học sao cho hiệu quả, giải quyết bớt những cản trở này.

Trong phạm vi cho phép nghiên cứu, người viết hi vọng mang lại một vài thay đổi tích cực, nhằm giảm bớt một phần khó khăn cản trở trong công tác dạy và học đồng thời tạo nên những bài giảng lý thú hơn, hấp dẫn hơn.

1. Mục đích của thực nghiệm

1.1 Nâng cao khả năng bổ trợ cho các môn học khác.

Lịch sử Design thực chất là mọt môn học cung cấp những kiến thức lý thuyết cơ bản, có tác dụng hỗ trợ, bổ trọ cho các môn học thiết kế chuyên môn khác, cũng như bổ trợ cho quá trình làm việc và công tác trong ngành thiết kế sau này.

Với chương trình học có khối lượng kiến thức tương đối lớn và thời gian dạy học eo hẹp, thường gây ra ít nhiều khó khắn cho sinh viên và tạo ra tâm lý e ngại phải ghi nhớ đọc chép thụ động, tiếp thu một chiều.

Do vậy việc đổi mới và cập nhập nội dung bài học sao cho phù hợp, nhằm tạo môi trường nghiên cứu và học tập tốt hơn cho sinh viên và cố gắng hạn chế tối đa những nhược điểm của chương trình giảng dạy hiện hành.

Để tránh việc ảnh hưởng đến thời gian nghiên cứu lý thuyết, vốn là nội dung chính của môn học Lịch sử Design các bài tập thuyết trình và bài tập thực hành được giao cho các em sinh viên nghiên cứu tại nhà.

Quá trình nghiên cứu được giảng viên giám sát và yêu cầu sinh viên báo cáo đều nhằm đảm bảo chát lượng bài tập. Để tránh quá tải và quá sức với sinh viên năm nhất, chỉ có một bài tập thuyết trình và một bài tập thực hành được giao trong toàn bộ thời gian học môn Lịch sử Design.

Các đề xuất còn hạn chế ở một số ít bài tập thực hành nhưng nhờ có sự ủng hộ của ban giám hiệu nhà trường đã thu được một số kết quả nhất định.

Chương trình đưa bài tập thực hành vào giảng dạy trong môn Lịch sử Design mới được áp dụng tại trường ĐHMTCN Á Châu cách đây 1 năm trong chương trình đào tạo sinh viên năm thứ nhất và đã thu được nhiều tín hiệu khả quan, phản ứng tích cực từ phía sinh viên.

Sinh viên thường hứng khởi, sáng tạo và năng động hơn khi được làm các bài tập thực hành, là nơi để các em áp dụng kiến thức lý thuyết đã được học trên lớp áp dụng vào chính sản phẩm thiết kế – đứa con tinh thần của chính mình.

Bên cạnh đó, bài tập thực hành còn là sân chơi để các em thể hiện các kỹ năng tay nghề học được từ những môn học thực hành, góp phần nâng cao sự thành thạo và kỹ năng, kỹ xảo cho nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.

Ví dụ về bài tập thiết kế bao bì đựng đĩa CD của Phạm Linh Đan – Sinh viên khoá 4 khoa Đồ họa. Trong bài tập, sinh viên đã chọn học hỏi phong cách của nghệ thuật Op Art để thiết kế bìa đĩa cho một dòng nhạc điện tử.

Sử dụng các tín hiệu đồ họa để mô tả hình thái của âm thanh, giai điệu bản nhạc, ngoài ra có kết hợp với nghệ thuật xếp giấy nổi Pop-up để tạo thêm ấn tượng khi mở bao bì sản phẩm.

Op Art là cụm từ viết tắt của Optical Art: Nghệ thuật Quang học/Nghệ thuật Thị Giác, là phong cách nghệ thuật trừu tượng khai thác ảo giác quang học của quá trình nhận thức.

Op Art như một loại ảo giác, người xem khi thấy những hình ảnh khuất chuyển động hay cảm giác thấy không gian đang phình ra và cong lên mà thực chất đó chỉ là sự sắp đặt trên bề mặt hai chiều tĩnh.

Nghệ sỹ Op Art tạo ra các ảo ảnh quang học bằng việc xen kẽ các mảng màu sắc tương phản cao (phổ biến nhất là đen và trắng) cùng sự lặp đi lặp lại của các mô hình dạng cong hoặc thẳng để gây kích thích cho thị giác.

Trong bài sinh viên đã vận dụng những đặc trưng tiểu biểu của Op Art để thiết kế hình thức mẫu mã phù hợp cho loại dòng nhạc điện tử.

1.2. Phân bố hợp lý thời gian dạy học và nội dung dạy học.

Do một số bài học của chương trình có lượng kiến thức nhiều, trong một tiết học chỉ có 45 phút, mà đã mất 10 đến 15 phút ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, dặn dò học, làm bài tập ở nhà…

Như vậy, chỉ còn khoảng 30 phút để giảng bài mới nên giáo viên chọn cách đọc – chép. Nội dung của môn Lịch sử Design lại quá nhiều và bao quát dẫn đến tình trạng trên.

Để khắc phục, nên ược bớt phần nội dung của phần Lịch sử Design trước giai đoạn công nghiệp hóa, việc lược bỏ này không gây ảnh hưởng đến khối lượng kiến thức mà sinh viên cần học, do phần kiến thức này các em đã được học trong môn Lịch sử Mỹ thuật rồi.

Việc lặp lại một nội dung kiến tức trước đó dễ gây ra nhàm chán và tạo thành ý thức học đối phó, hời hợt nơi sinh viên, thay vào đó, phần Lịch sử Design sau thời kỳ Công nghiệp hóa sẽ được tập trung hơn, và phần kiến thức này thường gây được nhiều hứng thú vì gắn liền với cuộc sống và công việc hàng ngày trong ngành thiết kế.

1.3 Nội dung thực nghiệm.

Nội dung thực nghiệm bao gồm phần tập trung và mở rộng kiến thức về giai đoạn Lịch sử Design hiện đại. Hướng dẫn và phân công xây dựng các bài tập thuyết trình bằng Powerpoint hoặc các phần mềm đồ họa chuyên về dàn trang khác.

Hướng dẫn nghiên cứu các bài tập thực hành vẽ phác thảo bản mẫu cho sản phẩm thiết kế dựa trên các trường phái, phong cách Design đã được học.

2. Kết quả thực nghiệm

Hiện tại, việc triển khai các phương án, hình thức tổ chức dạy học phù hợp và tích cực trong môn Lịch sử Design còn gặp phải nhiều vấn đề khó khăn trong điều kiện hiện tại.

Giảng viên đã nhanh chóng tiếp cận, làm quen với tình hình và cố gắng vân dụng kỹ năng, vốn kiến thức thực tiễn sao cho phù hợp với môi trường học đường và năng lực hiện có của các em sinh viên.

Tuy vậy, việc tổ chức các bài tập thực hành còn mới , nhiều hoạt động sinh hoạt bị hạn chế do thiếu các cơ sở cung cấp mua bán họa phẩm gần trường, khiến sinh viên phải mất thêm nhiều thời gian chuẩn bị ở nhà.

Các sinh viên năm đầu có thể thiếu các kỹ năng sử dụng phần mềm hiệu quả, dẫn đến việc chuẩn bị bài tập gặp phải thiếu sót, trở ngại. Hiện tại, hệ thống cơ sở lý luận chính quy của môn Lịch sử Design được xây dựng dù rất đầy đủ chi tiết nhưng không tránh khỏi việc chưa cập nhập kịp và đầy đủ những xu hướng thiết kế mới mẻ, có sức ảnh hưởng trên thế giới hiện nay.

Tuy vậy, việc biên dịch các tài liệu mới về ngành thiết kế đương đại còn gặp nhiều khó khăn, không chỉ về vấn đề ngôn ngữ mà còn cả vấn đề xác minh tài liệu, và đề xuất để cập nhập chúng vào chương trình dạy học tại trường ĐHMTCN Á Châu.

Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học có tác động nhất định đến quá trình dạy học. Cơ sở vật chất tốt tạo môi trường thoải mái cho cả người dạy và người học có phương tiện dạy học tốt.

Đặc biệt là phương tiện hiện đại giúp giảng viên tăng thêm sự hấp dẫn của bài học, lôi cuốn sinh viên qua những hình ảnh, phim minh họa hoặc những sơ đồ hoá kiến thức nội dung bài giảng giúp học viên dễ nhớ bài, nhớ lâu hơn.

Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện hiện đại cũng có nhược điểm khi giảng viên sử dụng nó để thay thế từ hình thức ghi bảng sang hình thức trình chiếu hoặc khi người sử dụng chưa biết phát huy hết công dụng của các phương tiện hiện đại.

Hiện tại cơ sở vật chất của trường ĐHMTCN Á Châu tương đối đầy đủ, nhưng xung quanh trường hiện các địa điểm in, xưởng gia công, chỗ bán họa phẩm, dụng cụ học tập hiện tại chưa có, sinh viên phải đi rất xa để có thể mua được các nguyên vật liệu và dụng cụ làm bài tập thực hành.

2.1 Tầm ảnh hưởng của kinh nghiệm giảng dạy.

Giảng viên là yếu tố quan trọng cho chất lượng giảng dạy bởi vì giảng viên đóng vai trò là người dẫn dắt người học tiếp cận tri thức, kiến thức.

Do đó, giảng viên phải trang bị chuẩn về chuyên môn không chỉ nắm vững nội dung một bài học mà mình truyền đạt mà phải nắm được kiến thức của cả chương trình môn học, phần học, có như vậy giảng viên mới liên kết, hệ thống hoá kiến thức cần thiết giúp người học dễ nắm bắt những nội dung chính của bài học, môn học.

Ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn, giảng viên cần phải có kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức thực tiễn, những kinh nghiệp này giúp giảng viên làm sinh động bài giảng, gắn kết giữa nội dung bài giảng với thực tiễn thông qua những ví dụ từ thực tế.

Từ đó, người học dễ tiếp thu bài, dễ nhớ bài và điều quan trọng là người học thấy nội dung bài giảng gắn liền với cuộc sống chứ không phải xa rời, khó hiểu.

Tuy nhiên, phương pháp diễn thuyết cũng dễ dẫn tới sự tiếp thu thụ động, buồn chán cho người học, sinh viên dễ thụ động chờ đợi giảng viên đọc cho mình “chép”, có thể dẫn đến học vẹt.

Hiện tại, đề xuất xây dựng các bài tập thực hành nhằm mục đích nâng cao vai trò của người học, giúp người học trở nên chủ động và năng động hơn trong quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.

2.2 Hoạt động của sinh viên.

Dạy học là quá trình tác động biện chứng giữa người dạy và người học, người học là đối tượng tiếp nhận thông tin mà người dạy hướng đến, do đó, người học có tác động đến chất lượng hoạt động của người dạy.

Khi làm các bài tập thực hành, sinh viên là trung tâm của quá trình giảng dạy, người học tiếp nhận kiến thức không phải một cách thụ động do đọc-chép mà thay vào đó là chủ thể của quá trình nhận thức, chủ động trong việc tiếp nhận thông tin.

Do đó, chất lượng giảng dạy phải được xét đến việc tỷ lệ tri thức mà người học tiếp nhận được. Mặt khác, sự tham gia các hoạt động của người học trong quá trình tiếp nhận tri thức có ảnh hưởng đến tâm lý người dạy, tạo sự hưng phấn, khơi sự nhiệt huyết của người dạy

3. Khuyến nghị về chương trình dạy học.

3.1 Khuyến nghị tăng thêm thời lượng học.

Lịch sử Design với nội dung bao quát toàn bộ quá trình sáng tạo vật chất và tư duy tính thẩm mỹ của loài người, bao gồm cả kiến trúc, mỹ thuật, thời trang.

Do đó không thuần tuý là lịch sử văn minh nhân loại. Dù chứa lượng kiến thức lớn nhưng thời gian giảng dạy và học tập lý thuyết và thực hành môn Lịch sử Design là khá hạn hẹp.

Nên với ý kiến cá nhân của người viết, có nêu ra khuyến nghị mong muốn tăng thêm thời lượng cho chương trình dạy học, đặc biệt là để dành thời gian cho giờ học thực hành.

Một môn học thiếu vắng các bài tập thực hành sẽ dễ gây cảm giác nhàm chán và không tránh khỏi việc tiếp thu một chiều, thụ động, một môn học lý thuyết chỉ có thể mang lại lợi ích tối đa khi các em sinh viên nhận ra được giá trị ứng dụng của nó trong cuộc sống.

Để thay đổi điều này không gì hay bằng giao các bài tập thực hành, do đó sinh viên buộc phải lắng nghe và tự học thêm lý thuyết mới có thể thực hành hiệu quả.

Bài tập thực hành, dù được làm trên lớp hay về nhà cũng chính là cầu nối hiệu quả giữa kiến thức sách vở và thực tiễn, góp phần khơi gợi tính cách chủ động nơi học viên, tạo hứng thú cho bài học và giảm bớt gánh nặng truyền tải thông tin và kiến thức cho giảng viên.

Nếu có thể, ở mức lý tưởng môn Lịch sử Design có thể nâng đến 10 buổi học với 50 tiết trong đó có 6 buổi cho lý thuyết, 3 buổi dành cho các bài tập thực hành và một buổi kiểm tra cuối kỳ.

Hiện thời, các em sinh viên năm nhất có khoảng nghỉ giữa các môn học tương đối nhiều, lịch học không quá dày đặc và khối lượng bài tập của các môn học khác không quá nặng nề so với sinh viên các năm sau, do đó việc tăng thêm thời lượng dạy học là một điều khả thi.

Mức đề xuất thứ hai nhà trường có thể tăng thời lượng học lên 8 buổi bằng với 40 tiết, trong đó dành khoảng 2 buổi học tức 10 tiết lượng dành để hướng dẫn và chấm các bài tập thực hành, phần còn lại các em phải nghiên cứu dưới dạng bài tập về nhà.

Các bài tập thực hành và bài tập tự nghiên cứu sẽ phải trình bày trước lớp, nhận xét và lấy điểm nghiêm túc, bài tập thực hành được giao từ buổi học thứ hai, và sinh viên sẽ nghiên cứu và hoàn thiện bài trong suốt quá trình học.

Trong quá trình sinh viên học làm bài tập thực hành, giảng viên sẽ thường xuyên kiểm tra để chữa bài và hướng dẫn, cung cấp tư liệu cần thiết cho bài tập và sẵn sàng đưa ra những hướng gợi ý, kèm theo ví dụ để định hướng và giúp đỡ sinh viên tự xây dựng nội dung bài tập.

3.2. Khuyến nghị cải thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.

Cơ sở vật chất của trường ĐHMTCN Á Châu hiện nay là khá đầy đủ, tuy nhiên nếu số lượng sinh viên tăng lên trong tương lai có thể phát sinh nhiều vấn đề.

Với những lớp có sĩ số đông hoặc lớp học chật hẹp, bàn ghế khó di chuyển thì khó tổ chức hoạt động nhóm. Khi tranh luận, dễ dẫn tới lớp ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác.

Mặt khác, hiện tại một phòng thực hành của trường đôi khi không đủ chỗ cho các lớp đông sinh viên thực hiện việc bồi, dán bản vẽ thiết kế dẫn đến việc trình bày bài và chấm bài bị chậm trễ, không đủ không gian trưng bày.

3.3. Xây dựng thêm các bài tập thực hành, ứng dụng.

Không chỉ dừng lại ở việc yêu cầu ứng dụng các kiến thức Lịch sử Design và Lịch sử Mỹ Thuật vào bài tập của các môn học khác, nhiều bài tập thực hành thiết kế có thể được xây dựng ngay trong môn Lịch sử Design.

Tuy nhiên, hiện tại có ít các bài tập thiết kế yêu cầu huy động đến kiến thức lịch sử, văn hoá và do đó khả năng thiết kế của sinh viên ở mảng Đồ họa Văn hoá thường yếu hơn Đồ họa Thương mại.

Ngược lại, bên ngành TKTT thường có nhiều bài tập và sản phẩm ứng dụng các kiến thức lịch sử, văn hóa, nhưng lại có phần thiếu sót trong việc thiết kế các sản phẩm ứng dụng cho thương mại.

Vì vậy, nên cần xây dựng một hệ thống bài tập và tài liệu sao cho cân bằng giữa hai yếu tố văn hóa và thương mại, giúp bổ trợ phần kiến thức bị khuyết thuyết cho các em sinh viên.

Đối với sinh viên khoa Đồ họa, nên xây dựng thêm các đề bài thiết kế sản phẩm phục vụ cho những sự kiện lễ hội văn hóa, các bảo tàng, nhà hát kịch, hay các hội nghị, triển lãm.

Mặt khác, ngay cả trong mảng design về thương mại có thể giao các bài tập thiết kế mẫu mã cho những sản phẩm liên quan nhiều đến lĩnh vực văn hóa như trà, các loại thực phẩm truyền thống, đồ mỹ nghệ hay dược phẩm…

Đối với sinh viên khoa Thời trang, xây dựng các đề bài yêu cầu thiết kế các sản phẩm thương mại, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thường ngày như quần, áo, mũ nón…

Cho các em sinh viên thấy rằng thời trang thường nhật cũng có thể áp dụng những kiến thức lịch sử, văn hóa chứ không nhất thiết phải cần đến những sản phẩm thời trang trình diễn mới có thể truyền tải được kiến thức và sự sáng tạo.

Điều này sẽ góp phần kết nối dòng kiến thức lý thuyết với thực hành, kết nối giữa hai mảng văn hóa và thương mại và thực sự thực hiện công việc bổ trợ lẫn nhau giữa các môn học.

Giảng viên xây dựng hệ thống bài tập thực hành cần căn cứ vào nặng lực thực tiễn của sinh viên năng thứ nhất, nhất là về tay nghề kỹ thuật.

Các sinh viên năm đầu thường chưa lĩnh hội đủ kiến thức về kỹ năng Design cũng như kiến thức về cơ sở tạo hình, do đó nếu đặt ra bài tập với yêu cầu quá cao, sinh viên sẽ không thể thực hiên được trái lại có thể dẫn đến hiện tượng ăn cắp hay lấy trộm ý tưởng.

Bài tập thực hành cần có yêu cầu không quá khó về mặt kỹ năng thể hiện cũng như không quá nhiều về mặt khối lượng công việc phải làm. Bên cạnh đó phải có sự hướng dẫn, kèm cặp để sản phẩm thực hành không có chất lượng quá tệ.

Các bài tập thực hành hiện nay chủ yéu chỉ là yêu cầu vẽ một bản phác thảo cho một phương án Design sản phẩm. Trong quá trình làm bài, sinh viên sẽ xây dựng ý tưởng và phác thảo nhiều bản mẫu, sau đó cùng giảng viên cân nhắc lựa chọn để phát triển bản phác thảo tốt nhất đạt đến kết quả tốt nhất có thể.

Hiện tại, qua quá trình thực nghiệm sư phạm, việc đưa các bài tập thực hành, ứng dụng vào dạy học môn Lịch sử Design bước đầu thu được những tín hiệu khả quan.

Tuy vậy, do còn vấp phải nhiều khó khăn cản trở, kết quả thu được còn hạn chế và đòi hỏi nỗ lực tiếp tục nghiên cứu, xây dựng hệ thống tư liệu, bài giảng và bài tập thực hành hiệu quả hơn.

4. Tiểu kết

Ngành nghề Design hiện nay là một lĩnh vực đang phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, với thị trường tuyển dụng rộng lớn cộng với mức lương trung bình của một Designer dao động từ 6 đến 10 triệu đồng/tháng.

Thậm chí, khi vẫn đang là sinh viên, bạn trẻ đã đủ khả năng nhận các công việc Design tại nhà với mức thù lao khá và tích lũy được kinh nghiệm làm việc thực tế.

Do đó, Designer trở thành một nghề vô cùng hấp dẫn và thu hút được sự quan tâm lớn, được nhiều bạn trẻ quyết tâm theo học. Kể từ năm 1986, khởi đầu cho thời kỳ mở cửa hội nhập của Việt Nam với thế giới, nước ta đã và đang trở thành một thị trường năng động với nhu cầu của gần trăm triệu dân.

Hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng thế giới đã tìm đến mở chi nhánh bán và sản xuất hàng hóa tại Việt Nam với khoảng 90 triệu người, là thị trường tiêu thụ phát triển mạnh trên thế giới trong những năm vừa qua.

Người tiêu dùng có cơ hội được lựa chọn nhiều nhãn hiệu tốt hơn, rẻ hơn so với trước đây, với vô vàn những sản phẩm hàng hóa từ nghe nhìn cho tới món ăn nhanh, đồ giải khát kiểu mới đi kèm một nhịp sống nhanh theo kịp với thời đại.

Rõ ràng dưới góc độ thị trường, hội nhập thị trường toàn cầu và sự phát triển gia tăng về kinh tế chính là cơ hội để ngành Design phát triển Việt Nam, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt ngày một cao và ngày một gia tăng của thị trường.

Tuy nhiên, ngành Design hiện đại phát triển nhanh cũng có quy luật đào thải dữ dội, đồng thời đặt ra những thách thức đòi hỏi các Designer phải có lòng yêu nghề và kỹ năng nghiệp vụ vững vàng mới có thể trụ vững lâu bền.

Công tác đào tạo các Designer do đó cần không ngừng trau dồi kiến thức lý luận và thực tiễn, nhằm góp phần đào tạo ra những lao động tay nghề vững vàng, tư duy nhạy bén có khả năng tham ra vào thị trường cạnh tranh sôi động.

Lịch sử Design vốn là một môn học lý thuyết bổ sung và hỗ trợ nhiều kiến chuyên môn bổ ích cho các em sinh viên ngành thiết kế nhưng hiện chưa nhận được sự quan tâm học tập đúng đắn.

Theo như ý kiến của thầy Trần Văn Bình, giảng viên trường ĐHMTCN TP HCM thì lịch sử Design là môn học có tầm quan trọng bắt buộc.

Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khách quan như khối lượng kiến thức lớn, số giờ dạy eo hẹp, tâm lý ngại học lý thuyết của sinh viên dẫn đến công tác dạy và học nhiều lúc còn không tránh khỏi một số khó khăn, thiếu sót.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và năng động của ngành Design ngày nay, việc học tập và nắm bắt Lịch sử Design đối với các sinh viên ngành thiết kế trở thành một vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm, chú trọng.

Người viết trong khả năng có hạn của mình, mong muốn đóng góp thêm những tư liệu hữu ích giúp cho việc dạy và học môn Lịch sử Design nói riêng và bổ trợ cho chương trình học nói chung.

Từ đó góp phần giảm bớt sự khô khan trong tiết học lý thuyết và khơi dậy sự hào hứng, hăng say nghiên cứu và thực hành ở các em sinh viên. Nghiên cứu này, hi vọng sẽ góp phần cải thiện và nâng cao chương trình dạy học bằng những biện pháp đã được nghiên cứu và trình bày như:

Thu gọn và giảm nhẹ bớt phần kiến thức Lịch sử Design trước thời kỳ cách mạng công nghiệp, giảm bớt dung lượng kiến thức lớn của môn học.

Nâng cao và cập nhập thêm những kiến thức mới về những xu hướng thiết kế mới đại trên thị trường, tạo điều kiện giúp sinh viên vận dụng những nghiên cứu lý thuyết của Lịch sử Design để bổ trợ cho các môn học thực hành khác.

Bản thân người viết là một người sống, làm việc và tâm huyết với ngành Design, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các cán bộ trường, hi vọng sẽ góp phần cải thiện chương trình dạy học hiện tại.

Nguyễn Nhật Minh

Xem thêm bài viết: Biện pháp cải thiện phần nội dung lý thuyết môn Design

Bạn đang xem bài viết:
Mục đích của thực nghiệm sư phạm môn học lịch sử Design
Link https://myhocdaicuong.com/do-hoa/muc-dich-cua-thuc-nghiem-su-pham-mon-hoc-lich-su-design.html

Các tìm kiếm có liên quan: Các bước tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm. Các bước tiến hành thực nghiệm sư phạm. Các loại thực nghiệm sư phạm. Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm. Chương 3 thực nghiệm sư phạm.

Các tìm kiếm có liên quan: Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp phát triển kỹ năng sư phạm. Kết quả thực nghiệm sư phạm. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm. Phương pháp thực nghiệm là quá trình. Phương pháp thực nghiệm trong tâm lý học. Tính hiệu quả của phương pháp thực nghiệm sư phạm.


Ngày đăng:

Chuyên mục:

Tác giả:

Lượt xem:

61

Tags:

error: