Lược sử ngành Design hiện đại và các trường phái Design

luoc su nganh design hien dai va cac truong phai design

Hiện tại, có nhiều cách thức tiếp cận Lịch sử Design và nhiều cách phân chia các giai đoạn phát triển của Design, chương trình hiện tại của các trường dạy môn Design hiện tại.

1. Lịch sử Design và các trường phái Design tiêu biểu

Chiếu theo sách Lịch sử Design (2001) của Lê Huy Văn. Nội dung chính bao gồm có:

– Khái niệm Design (Mỹ thuật công nghiệp).
– Nghiên cứu các chức năng và tiêu chí của Designer.
– Nghiên cứu sự tương thích phương thức sản xuất.
– Những phong cách lớn trong lịch sử Desgin.
– Những mốc lịch sử Design.
– Giới thiệu một số nhà thiết kế tiêu biểu

Tham luận Lịch sử Design hay Lịch sử Thiết kế cho đào tạo Mỹ thuật Ứng dụng/ Design (2016) cũng nêu thêm: Đặc biệt quan điểm Lịch sử Design chỉ tính khi trở thành lĩnh vực nghề nghiệp riêng của thời hiện đại, được giới hạn từ cách mạng công nghiệp thế kỷ XIX với phương thức chế tác máy móc công nghiệp hàng loạt, khá phổ biến như cuốn Lịch sử Design hiện đại.

Những tác phẩm Đồ họa và Sản phẩm từ Cách mạng Công nghiệp (History of Modern Design – Graphics and Products since the Industrial Revolution -David Raizman – Laurence King Publishing 2010, 2003).

Theo đó nền thiết kế/design công nghiệp bao gồm hai lĩnh vực thiết kế căn bản là thiết kế sản phẩm và thiết kế đồ họa có khởi điểm lịch sử từ cách mạng công nghiệp, khi các sản phẩm được sản xuất bằng máy móc thay thế cách thức chế tác thủ công trước đây.

2. Lược sử ngành Design hiện đại tại Việt Nam

Ngành Design bao gồm hai giai đoạn. Đó chính là giai đoạn trước công nghiệp hóa, và giai đoạn công nghiệp hóa.

– Tóm tắt giai đoạn trước Công nghiệp hoá:

Cũng như nhiều quốc gia khác, trước thời kỳ Công nghiệp hoá tính chất thủ công và trang trí ngự trị phần lớn trên mọi sản phẩm của đất nước ta.

Dù trong nước xuất hiện nhiều làng nghề, phường hội nhưng chỉ là các phân xưởng thủ công nhỏ lẻ, sản phẩm chưa dược sản xuất với quy mô lớn và có thị trường chủ yếu là nội địa, phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Các sản phẩm thiết kế và trang trí trong thời gian này mang đậm nét Mỹ thuật Á Đông và có phần giao thoa với các nét văn minh Ấn Độ, Chăm – Pa, một vài đặc điểm của văn hoá phương Tây cũng du nhập vào Việt Nam vào cuối thời Trung đại theo con đường buôn bán và con đường truyền giáo.

– Tóm tắt giai đoạn Công nghiệp hoá:

Bắt đầu từ thời kỳ Pháp thuộc trở đi, nền sản xuất Tư bản bắt đầu du nhập vào Việt Nam và kéo theo đó là quá trình sản xuất công nghiệp hoá.

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (MTCN) được thành lập ngày 8 tháng 7 năm 1949 với tên trường: “Quốc gia Mỹ nghệ” là trường sơ cấp, được Bộ chủ quản là Bộ Công thương (Sau này là bộ Nội thương và Công nghiệp) tiếp quản vào năm 1954.

Trường là nơi đào tạo nghệ nhân cho một số ngành nghề thủ công Mỹ nghệ như: sơn mài, chạm kim, dệt thảm len, nghề mộc… và gần như là cơ sở đào tạo chính quy về Design đầu tiên trên cả nước.

Sau nhiều lần nâng cấp, đến năm 1984 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đổi tên trường thành “Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội”.

Sau khi được đổi tên và nâng cấp từ đào tạo trình độ Cao đẳng lên trình độ Đại học, nhà trường tiếp tục là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường thiết kế.

Kể từ những năm 2000 đến nay, ngày càng có thêm nhiều nhiều trường Đại học, Cao đẳng tham gia vào công tác giảng dạy và đào tạo về các ngành thiết kế.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và kỹ thuật số, các ngành thiết kế Đồ họa, Nội thất, Kiến trúc và Thời trang có bước phát triển nhảy vọt về quy mô, số lượng người hoạt động trong các lĩnh vực này tăng vọt để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của xã hội.

Bên cạnh đó, nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều xu hướng thiết kế mới, hình thức thiết kế mới và các kỹ thuật thiết tiên tiến dễ dàng du nhập vào Việt Nam, kèm theo đó là sự cạnh tranh quyết liệt và sức ép phải đổi mới không ngừng.

3. Chi tiết chương trình dạy học môn Lịch sử Design

Hiện giáo trình giảng dạy chính thức được sử dụng trong dạy học môn Lịch sử Design ở tất cả các trường Đại học – Cao đẳng có đào tạo về chuyên ngành đồ họa và nội thất là cuốn Lịch sử Design của Lê Huy Văn & Trần Văn Bình (2001), do Nxb Xây dựng phát hành.

Sách trình bày và tổng hợp một số nghiên cứu về sự phát triển của Design và những yếu tố cơ bản của sự phát triển một cách trực quan qua những khái niệm và những cột mốc hình thành các phong cách, trường phái, các nhà lý thuyết, các bậc thầy về Design trong từng giai đoạn.

Sách góp phần đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc và tìm hiểu kiến thức của sinh viên cũng như những người quan tâm đến lĩnh vực Mỹ thuật Công nghiệp.

Hiện tại, Lịch sử Design của Lê Huy Văn & Trần Văn Bình (2001) là một trong những giáo trình chính thức về dào tạo môn Lịch sử Design tại Việt Nam.

4. Nguồn tài liệu tham khảo

Các tài liệu tham khảo và bổ sung kiến thức về Lịch sử Design được thu thập từ nhiều nguồn tư liệu bằng tiếng Việt và ngoại ngữ, tiêu biểu như: Triết học và Mỹ học phương Tây hiện đại (1992) của Nguyễn Hào Hải, Nghệ thuật Đồ họa (1995) của Nguyễn Trân, Giáo trình lịch sử kiến trúc (2006) của Đặng Thái Hoàng, Thoughts on Design (1970) của Paul Rand, A History of graphic design (1998) của Philip B. Meggs …

Các tài liệu khác về phương pháp dạy học được thu thập từ tư liệu và công trình nghiên cứu của nhiều cán bộ, giảng viên khác trong ngành Mỹ thuật, nhằm đúc rút và học hỏi những kinh nghiệm về đào tạo, dạy học trong môi trường giáo dục tại Việt Nam, các tài liệu tiêu biểu như:

Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới (2008) của Thái Duy Tuyên (2008), Khai thác khả năng cảm thụ thẩm mỹ và tư duy sáng tạo của học sinh qua việc nghiên cứu hiện thực, nghiên cứu tài liệu, của Nguyễn Mai Thanh (2001), Dạy học hiện đại: Lí luận – Biện pháp – Kĩ thuật (2002) của Đặng Thành Hưng …

Nguyễn Nhật Minh

Xem thêm bài viết: 3 nhóm trong phương pháp dạy học ngành Design là gì?

Bạn đang xem bài viết:
Lược sử ngành Design hiện đại và các trường phái Design
Link https://myhocdaicuong.com/do-hoa/luoc-su-nganh-design-hien-dai-va-cac-truong-phai-design.html

Các tìm kiếm có liên quan: Art Deco trường phái nghệ thuật và trang trí. Các phong cách thiết kế đồ họa. Các thể loại Design. Các trường phái thiết kế đồ họa. Các trường phái trong phong cách thiết kế Vintage thường. Futurism Graphic Design là gì.

Các tìm kiếm có liên quan: Những phong cách lớn trong lịch sử Design. Phong cách Art Nouveau. Phong cách Design năm nay. Phong cách thiết kế cổ điển mà Designer nên biết. Phong cách thiết kế minh họa. Phong trào nghệ thuật và thiết kế nổi bật.

Các tìm kiếm có liên quan: Thiết kế đồ họa thế kỷ 20 sự lên ngôi của các trường phái. Thiết kế phẳng 3 cách lựa chọn hình ảnh hiệu quả. Trường phái chấm họa tuyệt đối. Trường phái Vintage. Ứng dụng trong thiết kế đồ họa như thế nào.


Ngày đăng:

Chuyên mục:

Tác giả:

Lượt xem:

181

Tags:

error: