Có nên dạy môn lịch sử Design tại trường học hay không?

co nen day mon lich su design tai truong hoc hay khong

Hiện tại, ngành Design đang phát triển với tốc độ vũ bão, đòi hỏi một lượng lớn lao động không những có tay nghề kỹ thuật tốt, mà còn cần tới những kiến thức lý luận vững vàng.

Lịch sử Design là môn học cung cấp kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của ngành Design, đóng vai trò bổ trợ, hỗ trợ cho công tác học tập và làm việc của sinh viên.

Ở Việt Nam, môn Lịch sử Design có mặt trong chương trình đào tạo của nhiều trường Đại học đào tạo về Mĩ thuật Ứng dụng, như Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu…

Môn học Lịch sử Design nghiên cứu và hệ thống hóa sự phát triển lâu dài của ngành Design trên thế giới, cung cấp nhiều kiến thức chuyên môn đa dạng và bổ ích. Cùng với đà phát triển mạnh mẽ của ngành Design ngày nay, việc học tập và nắm bắt Lịch sử Design đối với sinh viên trở thành một vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm, chú trọng.

Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân như dung lượng kiến thức lớn, thời gian dạy học hạn chế, nhiều sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn, dẫn đến việc dạy và học còn tồn tại một số khó khăn, thiếu sót.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Những cuốn sách viết về lịch sử thiết kế, giúp phát triển vốn hiểu biết về tư duy thiết kế, và bản chất của quá trình thiết kế, nên là nguồn tài liệu khá quan trọng đối với các nhà thiết kế, trong số những cuốn sách tiêu biểu phải kể đến như:

Cuốn Thiết kế (Design) của John Heskett do Nguyễn Thanh Việt, Vũ Kiều Châu Loan dịch, Nxb Tri thức, 2011 viết mở rộng các cách hiểu về thuật ngữ “thiết kế”, kiểm nghiệm bề rộng của hoạt động thiết kế, khi nó tác động đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, ở nhiều nền văn hoá khác nhau.

Sách Kiến trúc thế giới thế kỷ XX (20th Century Architecture) của Jonathan Glancey do Lê Thanh Lộc dịch, Nxb Trẻ, 2002. Nội dung giới thiệu về sự phong phú, đa dạng của những công trình kiến trúc được xây dựng trong suốt kỷ XX, cho thấy xã hội loài người ở giai đoạn này vẫn là cuộc đấu tranh, để tìm một không gian sống mới, định hình và vươn tới đỉnh cao mới mẻ, văn minh.

Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Sách viết về Lịch sử Design ở trong nước, chủ yếu tập trung trong các giáo trình dạy học, ở các trường Đại học đào tạo các chuyên ngành thiết kế, kiến trúc, xây dựng…

Giáo trình dạy học được sử dụng để giảng dạy môn học này nhiều nhất ở các trường đại học là cuốn Lịch sử Design của Lê Huy Văn và Trần Văn Bình, Nxb Xây dựng, 2001.

Đây là tài liệu phổ thông nhất, cũng là giáo trình chính thống trong các trường đào tạo thiết kế hàng đầu Việt Nam ngày nay. Nội dung sách chia làm hai phần cụ thể:

+ Phần 1: Design thủ công, trình bày khái niệm, chức năng và những tiêu chí Design đồng thời sơ lược những phong cách lớn trong lịch sử Design như một thành tố quan trọng, nhằm minh hoạ rõ hơn tiến trình phát triển của ngành thiết kế trong thời kỳ tiền công nghiệp. Sách mở rộng khái niệm Design như một hiện tượng xã hội và hiện tượng lịch sử, đã có nguồn gốc từ khi con người sáng tạo ra thế giới đồ vật, cũng như những nền văn minh.

+ Phần 2: Design công nghiệp phản ánh sự phát triển của một ngành mới – Design thời công nghiệp trong tiến trình lịch sử hơn một thế kỷ qua. Những trường phái, phong cách đặt dấu ấn cho từng thời kỳ phát triển, cũng như những sản phẩm – tác phẩm và những bậc thầy đã sáng tạo nên chúng.

Ngoài ra, còn phải kể đến một số cuốn sách, tài liệu và giáo trình tiêu biểu khác cũng là những tài liệu tham khảo tốt cho giảng viên và sinh viên, khi dạy và học môn Lịch sử Design như:

Lịch sử Kiến trúc thế giới của Đặng Thái Hoàng Nxb Xây dựng, 2006.

Kiến trúc hiện đại của Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Văn Đỉnh, Đặng Liên Phương, Nxb Xây dựng, 2012.

Tìm hiểu lịch sử kiến trúc Việt Nam của Ngô Huy Quỳnh, Nxb Xây dựng, 2013.

Lược sử kiến trúc thế giới của Trần Trọng Chi, Nxb Xây dựng, 2012.

Lịch sử Design hay Lịch sử Thiết kế cho đào tạo Mỹ thuật Ứng dụng Design của Trần Văn Bình, Tham luận dự Hội nghị Khoa học trường ĐH Kiến trúc TP Hồ Chí Minh.

Những cuốn sách, tài liệu này hệ thống các phong cách thiết kế trong ngành Kiến trúc, Nội thất, tóm tắt về sự hình thành và phát triển của các phong cách kiến trúc, nội thất… So sánh mối tương quan giữa công việc thiết kế trong kiến trúc và thiết kế trong các lĩnh vực khác.

Mục đích nghiên cứu đồ họa

Mục đích là cải thiện chương trình dạy học Lịch sử Design tại các trường cao đẳng và đại học trên toàn quốc. Nhằm củng cố hệ thống lý thuyết cơ bản về thiết kế, bổ trợ, hỗ trợ cho các môn học khác, góp phần nâng cao kỹ năng học tập và làm việc cho sinh viên.

Nhiệm vụ nghiên cứu đồ họa

Nghiên cứu đặc điểm lý thuyết và đặc điểm thực hành của bộ môn Lịch sử Design. Khảo sát, thực nghiệm với sinh viên các trường học có chuyên ngành về mỹ thuật tại những tỉnh thành trong nước, thời gian từ 2015 – 2017.

Nghiên cứu đặc điểm tâm lý và năng lực tiếp thu của sinh viên khoa Đồ họa. Nghiên cứu điều kiện cơ sở vật chất phù hợp cho công tác giảng dạy. Đóng góp thêm cơ sở lý luận và tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập môn Lịch sử Design.

Đối tượng nghiên cứu đồ họa

Nghiên cứu về dạy học môn Lịch sử Design tại các trường có chuyên ngành này, các tài liệu phục vụ giảng dạy như các ấn phẩm Design từ xưa đến nay, bài tập Design của các sinh viên khóa trước các phong cách trường phái thiết kế có tầm ảnh hưởng rộng lớn, một số mẫu sản phẩm tiêu biểu các nhà Designer nổi tiếng thế giới, các xu hướng thiết kế cận đại và đương đại.

Phương pháp nghiên cứu đồ họa

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát khoa học; phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.

Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết; phương pháp giả thuyết.

Tiểu kết

Để phát triển trong một ngành nghề, mỗi người đều phải học hỏi kinh nghiệm của những thế hệ đi trước, môn Lịch sử Design là môn học trang bị cho học viên những kiến thức nền tảng cơ bản.

Những bài học kinh nghiệm quý báu của các thế hệ trước, bổ trợ nhiều cho quá trình học tập và làm việc cho sinh viên. Môn Lịch sử Design cũng như nhiều môn lý luận khác, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ trợ kiến thức chuyên ngành cho sinh viên.

Sau này, trong nhiều môn học thực hành như Thiết kế bộ nhận diện Thương hiệu, thiết kế Logo, Thiết kế Bao bì, Minh họa, Tổ chức Sự kiện… đều cần áp dụng các kiến thức đã học từ Lịch sử Design và Lịch sử Mỹ thuật.

Các kiến thức này giúp cho sinh viên tạo ra các ấn phẩm có chiều sâu hơn, hấp dẫn hơn, có tính thuyết phục hơn. Hiện tại, hệ thống cơ sở lý luận được các thầy cô thế hệ trước dày công xây dựng, dù rất đầy đủ chi tiết nhưng không tránh khỏi việc chưa cập nhập kịp những xu hướng thiết kế mới mẻ, có sức ảnh hưởng trên thế giới hiện nay.

Cá nhân người viết cảm thấy nhiều nguồn tài liệu về Lịch sử Design tiên tiến bằng ngoại ngữ đang cần được biên dịch và sưu tầm, nhằm cập nhập kịp thời những xu hướng và kiến thức mới, nghiên cứu sâu thêm các kiến thức sẵn có trong ngành Design.

Mặt khác, cần phải chọn lọc và biên tập lại sao cho phù hợp với nền tảng sở lý luận hiện có của môn Lịch sử Design nói riêng và chương trình giảng dạy Desgin nói chung.

Nhờ có sự cập nhập và không ngừng hoàn thiện, chương trình dạy học Lịch sử Design sẽ ngày một đầy đủ, chi tiết hơn và phong phú hơn, cung cấp thêm nhiều kiến thức quý báu và hữu ích cho công tác học tập và làm việc của những Designer tương lai.

Nguyễn Nhật Minh

Bạn đang xem bài viết:
Có nên dạy môn lịch sử Design tại trường học hay không?
Link https://myhocdaicuong.com/do-hoa/co-nen-day-mon-lich-su-design-tai-truong-hoc-hay-khong.html

Các tìm kiếm có liên quan: Dạy học môn lịch sử design tại trường đại học mỹ thuật. Đề tài dạy học môn lịch sử design là gì? Giáo trình lịch sử mỹ thuật công nghiệp. Lịch sử design là lịch sử của các hình thức sống. Lịch sử tạo dáng trong Design như thế nào? Những phong cách lớn trong lịch sử design. Tiến trình của design được xảy ra như thế nào. Tiểu luận môn lịch sử design hiện nay.


Ngày đăng:

Chuyên mục:

Tác giả:

Lượt xem:

54

Tags:

error: