Thuyết Platon hay thời giáo điều

Nếu phải phác họa, theo lối Descartes, cây Triết học Nghệ thuật này, tác giả của cuốn sách Những Nguyên Lý đã vạch ra thành một Lời tựa nổi tiếng, thì người ta sẽ có thuyết Platon làm gốc rễ, khởi thủy mọi thứ Mỹ Học.

Thật vậy, nếu không đi ngược lên cơn lũ lớn của tư tưởng phương Đông. Nếu không nhắc lại các cụ kỵ phương Tây là Bảy Hiền triết, hoặc nhất là Héraclite hay Hésiode, thì ba nhà triết học Hy Lạp lớn hợp thành nền tảng đầu tiên của Mỹ Học chính là Socrate, Platon, Aristotle.

Nhưng ở đây, Socrate là gương mặt báo trước và Aristotle là người kế thừa của vị thượng đế thực thụ của vẻ đẹp: Platon. Cũng vậy, Plotin hoặc thánh Augustin chỉ làm công việc của các nhà mỹ học, khi họ dựa vào tư tưởng của Platon. Cho đến và kể thời phục hưng, toàn bộ sự suy nghĩ về nghệ thuật đều xuất phát từ Platon mà thôi.

Rồi lại thấy ở đây mọc lên một cách uy nghi thân cây Kant, gần như cũng gây ấn tượng mạnh như những nhánh chủ của nó: những nhánh này noi theo Platon nhiều hơn chính họ tưởng. Đó là Hegel, Schelling hay Schopenhauer. Cuối cùng là những chồi gốc xuất hiện gần đây nhất.

Xin nói ngay rằng, Socrate đánh dấu sự khởi đầu một giai đoạn căn bản của Mỹ học trước khi ở thể chính thức. Một người theo phái thuần túy có thể lưu ý chúng ta rằng, những từ ngữ như Siêu Hình Học, hay Mỹ Học, đã xuất hiện một cách tương ứng sau Platon hay hai mươi ba thế kỷ.

Nhưng người ta sẽ dùng những thuật ngữ này một cách không đúng. Do cách dùng lỗi thời được phép hợp thức qua sử dụng. Vả lại, đây không phải là một công việc sử học. Mọi cái đã được nói về Platon và các nghệ thuật thời ông. Ô Pierre Maxime Schuhl đã dành một luận văn và nhiều thông báo vang dội cho điều này.

Socrate (470 – 399) – Xénophon kể cho chúng ta trong Những Người Đáng Nhớ Và Bữa Tiệc của ông về Socrate đã giảng dạy cho Parrhasius họa sĩ và nhiều điêu khắc Cliton về cách biểu hiện cái đáng yêu nhất trong người mẫu, bằng cách thể hiện vẻ đẹp thật sự của tâm hồn, qua các cử chỉ như thế nào.

Dưới cái vỏ thân thể, cần phải đạt tới vẻ đẹp cốt yếu của tinh thần. Trong Phédon, Platon cũng sẽ nói như vậy: thân thể là một ngôi mộ. Nhưng những nhận xét ấy cua Socrate và nhất là những dữ liệu trước Socrate không phải còn lại từng mẫu.

Nguyên lý về một tâm hồn tỏa chiếu, phát ra hết sức mạnh mẽ vẻ đẹp siêu nhiên, là cái gốc của hệ thống Platon. Chúng tôi sẽ không cố thử tách ra ở đây cái gì của Socrate khỏi thuyết Platon. Chắc chắn là mọi cái đã được người môn đồ này suy nghĩ lại và vượt qua nhiều.

Chỉ cần dựa vào Phédon (100, E) để đo khoảng cách phân chia hai sự nghiệp ấy. Platon nói ở nguồn gốc của mọi vẻ đẹp hẳn phải có “một vẻ đẹp đầu tiên mà chỉ sự hiện hữu của nó, cũng đã làm cho mọi vật trở thành đẹp, và chúng ta gọi chúng là đẹp theo một cách nào đó do sự truyền cảm ấy tạo ra”.

Còn hơn thế nữa: người ta có thể đi tới chỗ nói rằng, Mỹ Học sinh ra vào cái ngày mà Socrate đã biết trả lời cho Hippias (trong Hippias Lon) rằng cái đẹp không phải là một thuộc tính riêng của một nghìn lẻ một đối tượng.

Chắc chắn, những con người, những con ngựa, áo quần, nàng trinh nữ hay chiếc đàn lia đều là những vật đẹp. Nhưng trên cả những thứ đó, có vẻ đẹp tự nó. Sau đó, Socrate còn trả lời cho chàng Theetèle trẻ tuổi rằng, khoa học không phải là thiên văn học, cũng không phải là hình học hay số học, mà nó còn lớn hơn và hay hơn những tri thức bộ phận ấy.

Cũng vậy, vẻ đẹp không thể bị quy thành một vật đơn giản nào cả, cũng không thể quy thành hai chục thực thể cụ thể. Ở đây, chúng ta đề cập tới nền tảng của luận điểm Platon. Hầu hết, những kiến thức nhập môn của mọi thứ mỹ học tương lai, dường như đều nằm trong đoạn ngắn ngủi ấy. Nhưng… Socrate đã không còn nữa.

1. Thuyết Platon.

1.1. Platon (427 – 347) và phép biện chứng Platon.

Ta hãy đi theo sự hướng dẫn của chính Platon. Trong bộ ba đáng ngạc nhiên ấy, chỉ có Bữa Tiệc (của Platon mà không phải của Xénophon) được coi là có một kiểu bắt chước vẻ đẹp bằng tình yêu.

Chính qua sự tu luyện khổ hạnh biến chứng, để hướng tới ý niệm về vẻ đẹp, mà chúng ta sẽ được đưa tới tình yêu kiểu Platon. Như cái đảm bảo cho vẻ đẹp lý tưởng, qua sự duyên dáng của truyện cổ tích về người đàn bà hiền từ ấy, như Alain đã nói. Phédon và Phedre sẽ xác minh kinh nghiệm về Convivium này.

Như vậy, cách thức là thế này. Để biết xem cái gì là đẹp thực sự trên mặt đất này. Trước hết, cần phải tạo ra cái trống rỗng về tinh thần, và quét khỏi tinh thần tất cả những gì chứa đựng cái không đúng và còn thiếu.

Do đó, phải bỏ qua hết tất cả những sai lầm có trước, và cố tìm thấy lại sự ngây thơ đầu tiên. Đó sẽ là đối tượng của môn học pritreptique, nhằm xóa bỏ những trở lực đối với nhận thức đích thực.

Người ta biết rằng, tác phẩm Bữa Tiệc quy tụ những khách mời mà tất cả đều tán dương tình yêu, bằng những lời lẽ thơ mộng và văn vẻ. Socrate là người nói tới nó sau cùng và kể lại cho chúng ta, câu chuyện về một nữ tiên tri có tên là Diotine.

Bà dạy cho ông ta biết rằng, tình yêu thật mâu thuẫn. Ham muốn cái mà người ta không có, và thích cái mà người ta không có. Tình yêu tuyệt vọng mang đầy hy vọng, và tình yêu đã chết lại hồi sinh từ những tro tàn của nó.

Là con của Poros và Pénia, của mưu mẹo và nghèo khổ, tình yêu khéo léo, mưu mẹo, minh mẫn. Nhưng lại nghèo nàn và bị tước hết ngay cả trí tuệ nữa. Nghèo nàn về những cái có thật, giàu có về tiềm năng, mong muốn bổ sung vào bản chất và hình thức của nó, tình yêu do lo lắng học thêm và chiếm thêm.

Chỉ có tình yêu, mới làm cho chúng ta có được tất cả những gì vĩnh hằng và thần thánh, bằng cách tự vượt lên chính mình. Tình yêu là một khát khao vô tận hướng tới một cái gì ở bên kia, khiến cho nó biến đổi.

Như vậy, tình yêu đem lại cho chúng ta phương tiện để nắm bắt được vẻ đẹp lý tưởng. Những sự tu luyện khổ hạnh cho phép làm được điều đó lại không đơn giản. Trước hết, phải thấu suốt ý tưởng là giữa hai mặt, chủ thể yêu và đối tượng được yêu, sự gắn bó cá nhân và sự ham thích cái phổ quát, có một chỗ dành cho cái thứ ba, vượt quá hai mặt trên.

Do đó, cấp thứ nhất là người bắt đầu yêu có thể yêu một thân thể đẹp, rồi theo tình yêu ấy mà yêu tất cả những thân thể đẹp. Sau đó, người đi yêu sẽ cảm thấy tính hão huyền của một tình yêu đối với những hình thức cảm nhận đơn giản, và sẽ cảm thấy mình bị tâm hồn của người mình yêu thu hút.

Và, do thấy được cái bề ngoài thân thể ấy chẳng đáng kể mấy, anh ta sẽ hiểu rằng mình cần phải tự nâng lên trên những hình thức cảm tính, để đạt tới vẻ đẹp của những ưu tư của tâm hồn, nghĩa là của hành vi con người.

Nhưng điều đó, chẳng là cái gì cả. Sự yêu thích các châm ngôn đạo đức sẽ tự vượt quá lên, bởi một sự ham thích tính tuyệt đối. Thế là người bắt đầu yêu, sẽ đo được vực thẳm ngăn cách tính đạo đức với tri thức. Anh ta hăng hái lao vào một sự tìm kiếm những tri thức khác nhau, với nội dung rất khác nhau của chúng.

Đến đây, anh ta còn phải tìm kiếm sự thống nhất trong sự khác nhau, và anh ta sẽ không thể tìm được vẻ đẹp nằm bên ngoài tính phổ quát của tri thức. Bên ngoài bản thân khoa học, có thể là anh ta bị mất hình thể hay bị phi cá nhân hóa, như Robin nói. Anh ta không còn một nỗ lực lớn nào để làm, nhằm hoàn thiện sự thanh lọc ấy. Tuy nhiên, người yêu khoa học ấy chưa đạt tới đỉnh cao nhập môn của mình.

Tất cả những điều đó, chỉ là một bước chuẩn bị, cho phép anh ta đi tới điểm thực hiện được sự nhập môn. Điều này, sẽ xuất hiện như kết quả của sự khám phá, cái bí ẩn cuối cùng được soi sáng và sáng rực lên với những người yêu nào biết chờ đợi tới lúc đó.

Ở đây, người ta đạt tới cái nhìn đối với vẻ đẹp tuyệt đối. Tự nó và bởi nó, có tính phổ quát và siêu việt. Ở đó, chúng ta đụng tới khuôn mẫu của những khuôn mẫu. ý tưởng của những ý tưởng. Chính từ vẻ đẹp mà tất cả những gì đẹp là đẹp.

Chính theo ý tưởng này. Nó là hiện thực cao nhất, mà các nghệ sĩ có thể biểu hiện những cá tính bộ phận và thiên vị của họ. Tuy thật nghèo nàn về nội dung hiện thực trước vô số những cái có thể có.

Chúng ta thấy rằng, tất cả đều phải xuất phát từ đó. Đồng thời, cũng đều phải đi tới đó. Đó là nguồn gốc và sự tận cùng của cái được cảm nhận, là cái tuyệt đối. Sự đi lên tới ý niệm về cái đẹp. Do đó, diễn ra theo một lối lưỡng phân (dichotomie).

Tình yêu -> Thân thể; hình thức.
Hình thức -> Vật thể; Mỹ học.
Mỹ học -> Xác thịt; Trí tuệ.
Trí tuệ -> Tương đối; Tuyệt đối.

Có bốn giai đoạn được nêu ra rõ rệt. Sự yêu thích những hình thức dễ cảm tính, sự yêu thích những tâm hồn, sự nắm được khoa học và sự đạt tới cái lý tưởng. Hoặc nếu muốn, đó là bốn gương mặt vẻ đẹp: thân thể, đạo đức, trí tuệ, tuyệt đối.

Nhưng để hiểu rõ hơn thứ bậc tượng trưng này. Chẳng có gì bằng huyền thoại rực rỡ về Phèdre. Trong đó, chúng ta thấy các tâm hồn cố ngược lên càng cao càng tốt trong việc tham dự vào cái đẹp tuyệt đối.

Vậy là những tâm hồn ấy, tạo thành một cỗ xe ngựa có cánh, mỗi cái có một người đánh xe và hai con tuấn mã đấu tranh với nhau, và cân bằng nhau một cách tuyệt đối. Tinh thần thuần khiết muốn tự nâng lên càng cao càng tốt, trong sự nhận thức lý tưởng.

Những con ngựa bất kham lại muốn bám sát mặt đất. Vì thế, việc đi lên cái đẹp tự nó không phải không khó khăn. Chỉ có những triết gia tương lai mới tham dự vào sự sống trước, đối với hiện thực lý tính ấy.

Những người khác không nhìn thấy gì, hoặc hầu như không nhìn thấy gì. Về sau, người ta biết rằng, khi còn sống trên mặt đất, các triết gia và những người khác, bao giờ giờ cũng chỉ hiểu biết bằng cách, nhớ lại mơ hồ và hỗn độn.

Họ sẽ tìm cách nhớ lại kinh nghiệm cuộc sống trước đây của họ, việc họ hiểu cái đẹp lý tính, cũng là theo lối đó. Nhưng, dường như người ta có thể nghĩ ra một hình ảnh cụ thể hơn, về cái vũ trụ của những ý niệm tạo thành hạt nhân của tư tưởng Platon.

Đó sẽ là một kiểu kim tự tháp (theo kiểu chế độ tổng đài. Do Sieyès đề ra theo yêu cầu của Bonaparte). Ở phần nền, chúng ta có thể có những sự vật cảm tính trong một vẻ bề ngoài. Trên những sự vật này, chúng ta có thể có những tri thức lý tính có liên quan với những khái niệm có tính vật chất nhất.

Hoặc nếu muốn, ở phần bên dưới thang kim tự tháp, người ta có thể có những thân thể trong tính thô thiển đầu tiên của chúng. Rồi những hành động, những hành vi, những việc làm và cử chỉ nằm cao hơn thân thể.

Sau đó, là những tâm hồn thực sự theo sát những tính chất của các thân thể, rồi của các tâm hồn nằm tiếp theo sau những hành động. Bên trên những tính chất này, người ta có thể có những tri thức thuần lý thuyết hay trí tuệ, tách khỏi mọi bối cảnh thuần túy đạo đức.

Cuối cùng, sẽ nảy sinh những hình thức được hoàn tất, bằng những ý tưởng chủ yếu mà người hiện đại gọi là những giá trị. Như vậy, người ta có thể có ba ý tưởng về Chân, Thiện, Mỹ như một sự hoàn thiện tất cả những tri thức có trước.

1.2. Cái đẹp tự nó.

Một cái nhìn thoáng qua vào một bức tranh tương tự, cho phép đặt ra một câu hỏi căn bản. Cái đẹp tự nó có phải là một ý tưởng tuyệt đối, mà không một ý tưởng nào khác có thể có trước hay sau nó. Hoặc không một khái niệm nào tồn tại trước nó, là nền tảng đầu tiên của nó hay không?

Một đoạn của Phedre có thể có ý nghĩa đối với chúng ta về mặt này: “Vì không có một cái đẹp nào nằm bên ngoài cái đẹp tự nó, nên nó đẹp không phải vì một lý do nào khác, ngoài sự tham gia của nó vào cái đẹp tự nó cả. Tôi không hiểu được những lý lẻ thông thái ấy và cũng không thể hiểu được.

Và nếu có người nào nói với tôi một vật là đẹp, vì nó có một màu sắc rực rỡ hay có một thái độ, hay có một cái gì tương tự, thì tôi sẽ không đi vào một cuộc tranh luận như vậy. Vì tôi luôn lúng túng về tất cả những điều đó, mà một điều hết sức đơn giản, hết sức ngây thơ là tôi biết rằng, chẳng có gì làm cho một vật nào đó thành đẹp, ngoài sự hiện hữu và sự tham gia của cái đẹp ấy,…” và Socrate nói thêm: “Cái Đẹp trở thành đẹp bởi cái Đẹp”.

Một khi đã nêu ra và chấp nhận rằng cái Đẹp cao nhất, là trùng với cái Thiện cao nhất. Vì “không thể nhìn thấy cái Đẹp mà người ta lại không hiểu được cái gì là Thiện” thì người ta sẽ hiểu cái Đẹp tự nó, một cách cụ thể bằng ý tưởng nào đây?

Nói cho cùng, người ta có thể hình dung cái gì sẽ là kiểu mẫu của một thân thể Hoàn Hảo. Giữa Apollon của Belvédère và một Moise nào đó của Michel Ange, giữa Praxitele và Raphael.

Người ta cũng có thể hình dung ra chiến công hoàn chỉnh nhất đã có trên đời, một công việc thứ mười ba của Hercule hay một kỳ công được tính toán, trên cơ sở Cincinnatus, hay một nhân vật của Corneille.

Và, ở giới hạn cuối cùng, người ta có thể cố tưởng tượng ra cái gì có thể là khuôn mẫu của tri thức thuần túy, đặt theo khoảng cách bằng nhau với Đại số và Bản thể học, bên cạnh một định đề Hilbert nào đó, hay cạnh môn logic tư biện.

Nhưng ai có thể khoe mình đã hiểu được cái Tuyệt đối? Có thể khoe khoang là đã tìm thấy được khuôn mẫu của Anh hùng, của Thánh, và của nhà Hiền triết. Nhưng sẽ là hết sức kiêu căng khi muốn hình dung ra một hình ảnh của Thượng đế. Vì ý tưởng về cái Đẹp, tự nó rất trùng hợp với hình ảnh thần thánh này.

1.3. Xuất thần hay tình yêu kiểu Platon.

Chẳng có gì cho phép hiểu được sự kết hợp này, tốt hơn văn bản rất nổi tiếng của Bữa Tiệc. Trong đó, Diotime tiết lộ cho Socrate đang sửng sốt biết cái gì, sẽ là trạng thái duy nhất trong đó, người yêu lý tưởng tới thái độ xuất thần ấy:

“Trong những bí ẩn của tình yêu, ai đã tiến đến điểm đạt tới mức cuối cùng của sự khai tâm, bỗng nhiên sẽ thấy xuất hiện trước mắt mình một vẻ đẹp tuyệt vời, mà hỡi Socrate. Đó sẽ sự kết thúc tất cả mọi công việc trước đó.

Vẻ đẹp vĩnh hằng không sinh ra cũng không tiêu vong, không giảm xuống cũng không tăng lên,… với sự tham gia của những vẻ đẹp khác. Nhưng sự nảy sinh hay sự hủy hoại của chúng, không làm nó giảm đi hay tăng lên, không làm cho nó có một sự thay đổi nhỏ nào.

Ôi! Socrate thân yêu của tôi, cái đáng giá với cuộc đời này. Đó là cảnh tượng của vẻ đẹp vĩnh hằng,… Ta xin hỏi rằng, một người bình thường được ngắm cái đẹp thuần khiết ấy, trong sự trong sáng và giản dị của nó, không mang da thịt và màu sắc con người, cũng như tất cả những tô điểm vô ích chắc chắn sẽ mất đi ấy, mà được nhìn thấy mặt đối mặt với Vẻ Đẹp Thần Thánh dưới hình thức duy nhất của nó, thì số phận của kẻ đó sẽ như thế nào?

Và phải chăng, khi ngắm vẻ đẹp vĩnh hằng với cơ quan duy nhất, có thể nhìn thấy được nó, kẻ đó sẽ có thể sản sinh ra và tạo ra không phải là những hình ảnh đức hạnh. Bởi anh ta không gắn bó với những hình ảnh này, mà là những đức hạnh có thực và đích thực. Vì kẻ đó chỉ yêu có chân lý mà thôi”. Trích một đoạn nội dung trong cuốn Bữa Tiệc, trang 211).

Quá trình của Tình yêu kiểu Platon, chính là nằm trong sự tìm kiếm vẻ Đẹp cao nhất ấy, và chỉ có vẻ Đẹp này, mới có thể hướng dẫn những bước đi bấp bênh của chúng ta.

“Bị rơi vào thế giới này – Socrate nói về Phèdre – chúng ta đã nhận ra vẻ Đẹp rõ hơn tất cả những tinh chất khác, nhờ các giác quan sáng suốt nhất của chúng ta. Thật vậy, thị giác là cơ quan tinh tế nhất trong những cơ quan của thân thể, và vẻ đẹp được đón nhận như là cái rõ ràng nhất, và đồng thời cũng là cái đáng yêu nhất”.

Còn gì để nói nữa, nếu không phải là con người suốt cả đời, chỉ tìm cách Hòa với vẻ đẹp không hiện thân, không mang tính vật chất mà chúng ta phải chấp nhận, vì tính thuần khiết căn bản và nguyên thủy ấy?

Tìm kiếm vẻ Đẹp là một sự ham muốn tính vĩnh hằng, một kiểu mong muốn thanh lọc. Nó chỉ biết để lại ở con người, tình yêu và niềm vui mà thôi. Không có nó, con người tự thấy mình chắc chắn phải bò lê trong thế giới của hiện thực cảm tính.

Nhờ có vẻ Đẹp. Tự nó, giản dị, thuần khiết, không pha trộn, không hề bị vấy bẩn vì những da thịt con người. Vì những màu sắc và đủ mọi thứ phù phiếm tầm thường, con người sẽ đạt tới cái tuyệt đối. Tâm hồn của anh ta, sẽ vượt qua bên kia sự tồn tại của chính mình, để đi tới sự hòa hợp hoàn toàn, tới sự thống nhất căn bản.

1.4. Mỹ thuật và triết học.

Thật vô ích khi đi tìm ở thuyết Platon một hệ thống mỹ học, được xây dựng đầy đủ. Nó chỉ có những cơ sở, thậm chí những mầm mống của một lý thuyết về nghệ thuật. Và chính Tâm Lý Học về nghệ sĩ, hay về công chúng, nhường chỗ cho những nhận xét khác nhau về vai trò đạo đức hóa của mỗi Nghệ thuật lớn.

Dường như, Thơ chiếm vị trí danh dự trong tư tưởng của Platon. Với điều kiện là kỹ thuật phải gắn với một hình thức cảm hứng cao. Nhưng về mặt này, Triết học là nguồn gốc cao nhất, dồi dào nhất và phong phú nhất của Thơ.

Thế nhưng, Nhạc bằng nhạc cụ, âm thanh hay hợp xướng (vì đối với Platon, vũ là một cách biểu hiện của âm nhạc) đóng một vai trò căn bản trong Nhà nước. Đó chính là sự bảo vệ hay thành trì của Quốc Gia. Để làm dịu lắng các phong tục, âm nhạc chỉ cần được tinh lọc hơn, hay tinh vi hơn. Yêu cầu của nó là sự giản dị tuyệt đối, và nhịp điệu sẽ được thanh lọc đến cực độ.

Âm nhạc đến mức được đặt vào một trạng thái, phụ thuộc hoàn toàn vào chính trị hay đạo đức. Những kiểu Mixolydien hay Lydien tô đậm, đã bị tác giả Các Quy Luật bác bỏ vì tình chất than vãn và làm suy sút tinh thần của chúng.

Những kiểu thức Ionien hay Lydien Thuần Túy là quá khoái lạc, quá mềm yếu. Chỉ có kiểu thức Dorien mang tính chiến đấu, kích động, hoặc kiểu thức Phrygien êm đềm và thậm chí làm dịu lòng, sẽ được bảo vệ. Như vậy, đây là một sự báo trước cho xu hướng chỉ huy nghệ thuật hiện nay.

Nhưng tất cả những gì có liên quan đến lối tu từ, ngụy biện, đánh lừa, giả dối, ảo tưởng, đối với Platon đều không xứng đáng là đối tượng của nghệ thuật. Chính vì thế, dường như đối với Platon, hội họa là nguy hiểm nhất trong tất cả các nghệ thuật. Cần phải cố tìm lại trong hội họa lý tưởng của tổ tiên chúng ta, và lưu truyền những khuôn mẫu do họ để lại.

Trong sách Các Quy Luật, người phát ngôn của Platon tuyên bố: “Ở xứ Ai Cập kia, người ta ban hành một danh mục mô tả những kiệt tác được trưng bày trong các ngôi đền. Trước kia và cả hiện nay, các họa sĩ cũng như những người tạo nên những hình ảnh như hiện có, không ai được phép thay đổi hay tưởng tượng ra cái gì không phù hợp với truyền thống tổ tiên.

Ở đó, người quan sát sẽ thấy những vật được vẽ hay nặn cách đây mười nghìn năm, và nếu như tôi nói mười nghìn thì đó không phải là một cách nói bịa đặt, mà là rất đúng với sự thật. Những vật này không đẹp hơn, cũng không xấu hơn những vật hiện có, chúng được tạo ra cũng bằng những quy tắc ấy”.

Và tất cả những người đối thoại, đều tán thưởng trước “kiệt tác đáng khâm phục về mặt pháp luật và chính trị ấy”. Là một người mãnh liệt tán thành một thứ nghệ thuật theo nghi thức tôn giáo, Platon không thừa nhận quyền tồn tại của mọi loại chủ nghĩa hiện đại.

Trong cuộc tranh cãi giữa phái Cũ và phái Hiện đại. Bao giờ ông cũng đứng về phía phái Cũ, và chống lại phái Hiện đại. Chính vì thế, mà ông bác bỏ tất cả những thủ pháp kỹ thuật hội họa. Trong đó, những hình ảnh có vẻ như có một ý nghĩa, nhưng tất cả đều tan biến khi người ta nhìn những màu sắc khác nhau gần hơn một chút.

Từ xa, người ta nhìn thấy những bề mặt biểu hiện một cách mơ hồ một ngọn đồi, một chiếc cầu, những cây cối và hoa quả. Nhưng khi nhìn gần lại, thì đó là những khối không hình thù, chẳng giống cái gì cả. Hội họa gần như luôn luôn là một cô nhân tình, gây cho người ta những sai lầm, nhìn gần thì không rõ, mà nhìn xa thì lại bị đánh lừa.

Sân khấu, Điêu khắc, Kiến trúc là những nghệ thuật chứa đựng nhiều hơn nguyên lý cao nhất. Khắp nơi vẻ Đẹp được xác định bằng kích thước và bằng sự hài hòa, nghĩa là bằng một sự hài lòng mà chỉ Mỹ Học mới có thể đem lại cho người ta.

Hình thức khoái cảm thuần khiết ấy, là do một kích thước không phải về toán học, mà về tất cả sự tinh tế. Do một xúc cảm gắn liền với sự tìm kiếm vô tư của trí tuệ đem lại. Bởi vì, sự đo lường trong các khoa học, rất thô thiển và không mang khoái cảm là hoàn toàn khác, và sự đo lường của nghệ thuật, cũng hoàn toàn khác vì nó vượt qua sự đo lường khoa học, bằng cách làm cho chúng thăng hoa.

Vì thế, dù bàn từ phía nào, thuyết Platon cũng đi tới một sự hòa trộn của những ý tưởng căn bản, tới sự thống nhất của các khối. “Cái gì đáp ứng đúng đều là tốt và đẹp”; “Cái gì đúng là đẹp”; “Sự xét đoán đúng, khoa học và tất cả những xét đoán từ đó mà ra đều là đẹp và tốt”, Théétète nói.

Ở khoa học, ở hành động hay ở nghệ thuật, chúng ta tìm thấy lại sự hài hòa cao nhất của tri thức hoàn hảo. Cái Đẹp cũng được đem lại cho tất cả những ai nằm trong những giới hạn của bản tính tốt lành.

Nhưng xin đừng tưởng rằng Platon coi Nghệ thuật, như Rodin đã chứng minh điều này một cách mạnh mẽ, như “một quan niệm duy trí tuệ và khuyến cáo đạo đức, mà nói chung, những tác phẩm lạnh lùng cũng như đáng buồn được tạo ra từ đó”.

Không, nghệ thuật đối với Platon nằm trong sự tìm kiếm tự phát, tự nhiên, lành mạnh và chân thành. Nghệ thuật là một sự phát hiện. Đấy là tìm thấy sự hài hòa, hay tìm thấy lại vẻ huy hoàng, mà tất cả chúng ta đều có, nhưng bị vùi vào những chiều sâu tồn tại trước đây của chúng ta.

1.5. Tính chất của nghệ thuật.

Triết học về nghệ thuật ở Platon chính là tư tưởng về sự siêu việt. Cái Đẹp không hề được đem lại ở trình độ cuộc sống. Nó không ở dưới trần thế này. Nó ở bên trên hay ở bên kia thế giới.

Cần phải thử làm tất cả những gì có thể làm, để nắm được những tinh chất hay những ý tưởng, cần phải tham gia vào những mẫu gốc của các vật, để cảm nhận vẻ đẹp sâu xa. Không có sự tìm kiếm biện chứng về cái Đẹp tuyệt đối.

Không học tập những khuôn mẫu vĩnh hằng, bắt phải nhìn theo lối mà chúng ta đã có trong cuộc sống trước kia, thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể hiểu được vẻ đẹp của các sự vật.

Tính chất của nghệ thuật, nằm trong hệ biến đổi (Paradigma), trong khuôn mẫu của vẻ đẹp vĩnh hằng chiếu sáng thế giới mỹ học, cũng giống như mặt trời chiếu sáng thế giới mặt đất, hoặc như cái chúng ta chiếu sáng lý trí yếu ớt của chúng ta.

Cái Đẹp tự nó không thể sờ thấy, nhưng chúng ta phải cố đến với nó càng gần càng tốt. Những ai đã nhìn thấy nó gần nhất, cũng là những người mà chúng ta phải chiêm ngưỡng vì sự hoàn thiện hình thức về đường nét, hình dáng và giọng nói của họ.

Cái cổ xưa thường là cái đích thực trong lĩnh vực vẻ đẹp. Những người cách tân luôn luôn là người đánh lừa. Vì kinh nghiệm mười nghìn năm là không thể thay thế được. Hãy bắt chước những thiên tài cũ kỹ nhất, bằng chính sở thích riêng của mình, mà không bao giờ ra khỏi sjw tìm kiếm khuôn mẫu.

Đó cũng sẽ là cách chắc chắn nhất, để đạt tới vẻ đẹp. Đối với Platon, tiến bộ là đồng nghĩa với suy đồi. Trong chính trị, cũng như trong nghệ thuật, thái độ của ông là thái độ của một người bảo thủ.

Vì thế, có lẽ chỉ có thể hoàn toàn đồng ý với lời sau đây của P-M Schuhl như sau: “Dù khoảng cách giữa những vẻ đẹp trần thế, và vẻ đẹp thực sự là như thế nào đi nữa. Những ai nhìn thấy ánh lên một tia sáng chói mạnh nhất.

Giữa tất cả các ý tưởng trong thế giới siêu trần thế. Những người đó sẽ có thể nhận ra nó trong những vẻ đẹp trần thế. Vì những vẻ đẹp này, là sự bắt chước xa vời và thoái hóa từ đó.”

2. Thuyết Aristotle.

Về nhiều điểm, Aristotle (384 – 322) đã có thể cách xa Platon giống như Malebranche cách xa thầy của mình là Descartes. Nhưng về đại thể, sẽ không sai khi nói rằng, ít ra đối với Mỹ Học, thuyết Aristotle hiện ra như một sự hệ thống hóa thuyết Platon.

Rất có thể là Aristotle đã viết một luận văn về cái đẹp. Diogène Laerce đã nói tới nó, và Aristotle cũng để cho người ta hiểu như vậy. Nhưng nó chỉ còn lại với chúng ta một mẩu của một tác phẩm dài hơn.

Thi Pháp Học và một văn bản mang tính kỹ thuật khá rõ, và không có những quan hệ chặt chẽ với Mỹ Học. Tu Từ Học, tư tưởng toát lên từ những văn bản này rõ hơn nhiều, so với những trực giác của Platon:

“Một thực thể hay một sự vật, gồm những bộ phận khác nhau chỉ có thể có vẻ đẹp, khi những bộ phận của nó được bố trí theo một trật tự nào đó, và hơn nữa, không thể có một kích thước tùy tiện, vì cái đẹp nằm ở trật tự và sự cao cả”.

Platon chưa bao giờ xác định thật chính xác ông hiểu cái Đẹp là gì. Aristotle thì không ngần ngại làm rõ nét nó. Nhưng thật ra, giữa tiêu chuẩn của Platon về sự hài hòa và mức độ với định nghĩa của Aristotle, về trật tự và sự cao cả, chỉ có sự khác nhau giữa cái ngầm ẩn, và cái hiện rõ, giữa cái vô hạn với cái hữu hạn mà thôi.

Aristotle đã bổ sung định nghĩa của mình bằng cách dựa vào sự quy định, vào sự đối xứng và sự thống nhất. Do đó, đối với Aristotle, cái Đẹp là sự sắp xếp cấu trúc của một thế giới được hình dung ra dưới mặt tốt nhất của nó.

Đây tuyệt nhiên không phải là nhìn thấy những con người như đang có, mà như những con người lẽ ra phải có. “Bi kịch là sự bắt chước những thực thể lớn hơn cái thông thường, hoặc tốt hơn cái thông thường”. (Trích một đoạn trong Thi Pháp Học, XV).

Một truyền thuyết ai cho rằng Aristotle đã định nghĩa nghệ thuật, như sự bắt chước tự nhiên. Hoàn toàn là không đúng. Aristotle trái lại đã nhấn mạnh tới một sự thật, là nghệ thuật luôn luôn đứng trên hoặc đứng dưới tự nhiên.

Người ta không bao giờ nhìn thấy nghệ thuật ở chính tự nhiên cả,… “Sự khác nhau giữa hài kịch và bi kịch. Đó là bi kịch thì muốn khắc họa con người tốt hơn. Còn hài kịch thì muốn khắc họa con người hư hỏng, hơn những con người chúng ta nhìn thấy”. (Trích một đoạn trong Thi Pháp Học, II).

Cái riêng của nghệ thuật. Do đó, chính là làm cho tự nhiên bị mất tự nhiên, là hạ thấp hay tôn cao con người. Đó là một sự bắt chước có sửa đổi, một sự chuyển đổi. Như vậy, Platon và Aristotle đồng ý với nhau, để khẳng định định, tính ích lợi cần thiết của tính giản dị lớn nhất trong ngụ ngôn, của điều có vẻ như thật, của quy tắc mọi cái hết sức đầy đủ, hữu cơ.

Như một thực thể sống, cả hai ông tìm kiếm sự cải tiến, sự hoàn hảo. Làm sao cho các nhân vật đẹp hơn trong thực tế, quá đẹp để có thể là thật. Cả hai đều tìm kiếm khuôn mẫu của nghệ thuật trong cái Đẹp phổ quát và tất yếu, tuyệt đối và lý tưởng.

Nhưng… những sự giống nhau dừng lại ở đây. Platon nhìn thấy, trong ý niệm về cái đẹp tự nó, một nguyên lý siêu việt ở cái tôi và ở thế giới, một mẫu gốc vĩnh hằng, một hình thức thuần túy bên ngoài đối với lý trí nắm bắt nó.

Còn Aristotle thì chỉ coi đó là một kiểu nội tại của tinh thần con người, mà đối tượng nó không thể tìm thấy ở bên ngoài chính bản thân chúng ta. Không có cái lý tưởng ngoài con người, hay cực kỳ trần tục. Tất cả đều nằm trong chúng ta.

Cái lý tưởng là nằm trong con người. “Người ta chỉ tìm kiếm cái có ích và cái cần thiết, để có cái đẹp mà thôi”, Aristotle nói (trong cuốn Chính Trị, VII). Nhưng… cái đẹp ấy chỉ là một với lý trí con người.

“Nghệ thuật là một năng lực sản sinh nào đó. Do lý trí đích thực chỉ huy” (trích trong cuốn Giảng Đạo Đức Học Cho Nicomaque, VI). Như một môn đồ ly khai của vị thầy Hàn Lâm nói thêm. Nhưng kiểu sinh sản này, là do trực giác hơn là phát hiện.

Đối với Platon, nghệ thuật được phát hiện bằng sự sực nhớ lại những tri thức đã thu nhận trước đây, bằng sự tham gia vào các ý tưởng. Trái lại, đối với Aristotle nghệ thuật là sự sinh sản sáng tạo ra những hình thức mới, và không một sự sinh sản nào có thể được biết tới, trước khi nghệ thuật sáng tạo ra nó.

Chính điều này, cho thấy trước chủ nghĩa nhân văn thời phục hưng, và nhất là chủ nghĩa nhân văn của Bacon, là nằm trong tư tưởng của Aristotle. Aristotle giải quyết vấn đề của mỹ học: tìm kiếm khuôn mẫu của nghệ thuật ở đâu? Rõ ràng hơn Platon nhiều.

Đó không phải là trong hiện thực tức thời, hay trong tính ngẫu nhiên của cái vĩnh hằng hiện hữu. Vì cái đẹp là cao hơn hiện thực. Ở đây, Aristotle còn hơn cả Platon, và khi được đẩy tới tận cùng, luận điểm của ông đồng nhất với những kiến thức nhập môn của mọi thứ mỹ học tương lai.

Thơ thật hơn lịch sử. Vẻ đẹp đầy đủ, đều đặn, và ngăn nắp của bài thơ, sự hiểu biết sâu sắc, trực tiếp và linh cảm của nhà thơ làm cho Thơ trở thành tri thức đầu tiên. Sự cùng ra đời suy nhất, mà trong cuốn sách Nghệ Thuật Thơ của Paul Claudel sẽ nói tới, hai mươi bốn thế kỷ sau Thi Pháp Học của Aristotle.

Người ta có thể chỉ ra cụ thể hơn nghệ thuật kịch, phải kích thích sự khủng khiếp hay sự thương xót như thế nào, hoặc sân khâu có thể thực hiện được sự tẩy rửa những đam mê, rất cần cho trật tự nội tâm tốt lành, bằng cách nào.

Nhưng đối với Aristotle, triết học phải đưa mọi cái về với trật tự, bắt đầu từ những ý nghĩ riêng của chúng ta, mà ở đó cần phải có một sự sắp xếp hoàn hảo ngự trị. Không phải chờ đến khi có sự khoái trá nghệ thuật, Aristotle mới thử giải thích quá trình này theo cùng một lối đó.

Trích một đoạn trong Tiểu Luận Về Sự Phê Phán Ở Người Hy Lạp của Egger, có viết: “Chúng ta yêu thích hòa âm trong âm nhạc. Vì đó là một sự pha trộn những yếu tố trái ngược nhau, tương ứng với nhau theo một số quan hệ nào đó. Thế mà, các quan hệ là thuộc về trật tự, và trật tự làm cho chúng ta thích thú một cách vật chất”.

Như vậy, nhịp điệu, hòa âm, khuôn nhịp hay đối xứng, phân tích đến cùng, tất cả đều được đưa về trật tự. Đối với sự phê phán về căn bản mang tính động của Platon, tư tưởng của Aristotle đã xây dựng những phạm trù tĩnh. Platon lao mình vào cái Đẹp vô hạn, còn Aristotle thì khôn ngoan ở lại trong lĩnh vực của khuôn hình thức và trống rỗng.

3. Thuyết Platon mới.

Nếu có nhiều chỗ, thì có thể chỉ ra ảnh hưởng hết sức sâu xa của thuyết Platon đối với thời Trung Đại, thời Phục Hưng, và thế kỷ XVII như thế nào? Theo một nghĩa nào đó, tất cả các nhà cổ điển lớn và nói riêng là Bossuet hay Boileau.

Xuất hiện như những người theo thuyết Platon mới rất hăng hái, bằng sự tuân theo những đòi hỏi tuyệt đối của truyền thống, bằng chiến thắng của chân lý, của tính đạo đức, bằng sự tôn trọng một hệ biến đổi, một khuôn mẫu.

“Cái Đẹp là vẻ huy hoàng của cái Chân và cái Thiện…”. Tất cả, những người khắc kỷ có thể được kể tới như những người Platon hóa, với một sự tuân phục lỏng lẻo, tìm cách khắc tượng mình qua một thứ đạo đức mỹ học.

Plotin (205 – 270) xác định vẻ đẹp bằng sự thống nhất, hình thức thuần khiết và trật tự. Vẻ đẹp trong các thực thể sẽ là sự đối xứng và mức độ của chúng. Bởi cuộc sống là hình thức và hình thức là vẻ đẹp.

Thánh Augustin còn tô vẽ thêm nhiều biến thể lên những người theo thuyết Platon ấy, còn thánh Thomas d’Aquin thì sẽ chỉ ra sự hài lòng cuối cùng, và sự nghỉ ngơi hoàn toàn của sở thích, cũng như của lý trí trong sự hòa hợp của những gì làm người ta thích thú.

Léonard de Vinci cũng vậy, ông lấy lại những chủ đề khác của Platon, sau Marseille Ficin. Nhưng trong khi phong trào Phục Hưng ngược về những nguồn gốc thời Platon, thì Montaigne trút bỏ chủ nghĩa giáo điều đã lung lay. Kỷ nguyên Platon đã nhường bước cho kỷ nguyên của thuyết Kant.

Denis Huisman
Người dịch: Huyền Giang


Bạn đang xem bài viết:
Thuyết Platon hay thời giáo điều
Link https://myhocdaicuong.com/dai-cuong/thuyet-platon-hay-thoi-giao-dieu.html
#thuyetplaton #thoigiaodieu #myhoc


Các tìm kiếm có liên quan: Chủ nghĩa Platon là gì. Giá trị và hạn chế của triết học Platon. Những nội dung nổi bật của triết học Platon. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Platon hiện nay. Quan điểm của Platon về con người.

Các tìm kiếm có liên quan: Quan niệm của Platon về chủ nghĩa duy tâm. Quan niệm về con người của Platon. Tư tưởng Platon và sự ảnh hưởng đến đời sống văn hóa xã hội. Triết học của Platon là gì. Ý nghĩa của triết học Platon. Giáo trình mỹ học Platon.

Tiêu đề bài viết: Thuyết Platon hay thời giáo điều
Chuyên mục: Mỹ Học Đại Cương
Ngày đăng: February 14, 2024
Tác giả:
Lượt xem: 35 views
Website: https://myhocdaicuong.com
Link bài viết: https://myhocdaicuong.com/dai-cuong/thuyet-platon-hay-thoi-giao-dieu.html