Phương pháp luận về nghệ thuật

Trong những phương pháp luận về nghệ thuật hiện nay, chúng ta cần phải xác định được đối tượng của Mỹ Học là gì? Các phương pháp của Mỹ Học như thế nào? Những triển vọng khi phát triển Mỹ Học ra sao?

1. Đối tượng của Mỹ Học

Chúng tôi không đủ chỗ để nói một cách cụ thể lĩnh vực nào còn được xếp vào mỹ học, hiểu như một khoa học khác với lịch sử phê phán và lịch sử kỹ thuật.

Người ta có thể nói rằng “theo nghĩa thật chặt chẽ, mỹ học nằm ở sự nhận thức được tìm kiếm để có sự thích thú do nhận thức đem lại”. Điều này, cũng được áp dụng “cho tất cả những sự vật có thể nhận thức được và cho tất cả những chủ thể có khả năng nhận thức một cách vô tư và có thể hưởng thụ được sự nhận thức ấy”.

Như vậy, mỹ học không chỉ nhằm tới nghệ thuật, mà còn nhằm tới tự nhiên, và, nói một cách thật chung, tới tất cả những dạng thức của vẻ đẹp. Edgar De Bruyne đã phát triển trực giác của ông khi cho rằng “một thứ mỹ học chung phải dừng lại ở sự thích thú của nhà toán học và (rằng) siêu hình học phải nghiên cứu những dạng thức của sự hưởng thụ thuần túy tinh thần”…

Chúng tôi, thấy dường như quan niệm ấy không thể đứng vững được cả về mặt thực tế lẫn về mặt hợp thức. Lĩnh vực của mỹ học được hiểu như vậy sẽ là quá rộng. Cần phải coi mỹ học là triết học về nghệ thuật, và chỉ thế thôi.

Theo một nghĩa nào đó, cũng có thể phân biệt mỹ học cổ điển với những ứng dụng gần đây hơn được coi là khoa học về nghệ thuật. Kant đã nói trong một công thức nổi tiếng rằng: “Tự nhiên là đẹp khi nó mang bộ mặt nghệ thuật, và nghệ thuật chỉ được gọi là đẹp khi chúng ta thấy nó vừa là nghệ thuật nhưng lại vừa mang vẻ bên ngoài của tự nhiên”.

Hegel còn nói rõ hơn: “Vẻ đẹp trong tự nhiên chỉ hiện ra như một sự phản chiếu của vẻ đẹp vào tinh thần”. Do đó, cần phải coi mỹ học như sự nghiên cứu riêng về nghệ thuật mà tuyệt nhiên không phải về vẻ đẹp tự nhiên.

Nhà phân tích Tương Lai của Mỹ Học, khi xem xét đối tượng và phương pháp của một khoa học đang ra đời, đã định nghĩa mỹ học như “khoa học về các hình thức” và người ta không thể nào nói hay hơn thế.

Sau Et. Souriau, cần phải nói lại rằng mỹ học đối với nghệ thuật “giống như một khoa học lý thuyết đối với khoa học ứng dụng tương ứng”.

2. Các phương pháp của Mỹ Học

Vậy là chúng ta thấy rằng, mỹ học phải tách khỏi lịch sử của nghệ thuật, mà mỹ học chỉ có thể có những liên hệ ngẫu nhiên và thứ yếu với nó mà thôi.

Cách nhìn của lịch sử là cách nhìn lịch đại, còn cách nhìn của mỹ học là cách nhìn logic: lịch sử nghệ thuật đặt lại những tác phẩm do mỹ học tách ra trong bối cảnh của chúng, theo kiểu lịch sử những tác phẩm của Bach.

Tuy quan trọng đối với nhà sử học âm nhạc, nhưng giữa Jean Chretien và Jean Sebastien, nhà mỹ học không thấy một sự khác nhau căn bản nào về mặt hợp thức cả.

Về mặt này, cái giả chỉ xen vào một sự nghiên cứu mỹ học như một cái gì không căn bản: những cái giả của Vermeer vốn là những cái thật của Van Meegeren.

Nếu sự xét đoán mà người ta có thể đưa ra về những tác phẩm ấy là giống nhau về mặt mỹ học, thì lịch sử lại từ chối đồng nhất những xét đoán mà người ta có thể đưa ra về hai tác giả ấy.

Cũng vậy, toàn bộ vấn đề của phương pháp mỹ học là xem nó có tách khỏi một sự phê phán theo lối thẩm định, đánh giá, tức là theo lỗi giá trị học hay không.

Mỹ học không nhất thiết có tính chuẩn mực: sự phê phán thì bao giờ cũng có. Ở đây, phương pháp phê phán khác với các nhà mỹ học. Xin lấy lại một sự so sánh lý thú của Tương Lai Mỹ Học, về một người thợ gốm đang làm việc với hai nhóm nhà mỹ học đứng trước anh ta.

Một số nhà mỹ học thì khuyên bảo anh ta như Socrate, Fechner, còn những nhà mỹ học khác thì lấy anh ta làm chủ đề lý thuyết (như Muller Freienfels, Charles Lalo).

“Nói chung, đối với chính người thợ gốm ấy, phải nói thật rằng anh ta không nghe. Anh ta đang nghĩ tới cái lọ của mình”. Boileau hay Horace có lẽ làm nhiều hơn là khuyên bảo anh ta; họ có thể bắt anh ta theo những quy luật về nghề nghiệp của anh ta.

Mỹ học hiện thời, dao động giữa một phương pháp xã hội theo một thứ chủ nghĩa tương đối cực đoan, một sự phân tích tâm lý thường rất chủ quan, và một xu hướng siêu hình mà chủ nghĩa giáo điều luôn luôn cám dỗ, phải tự hướng mình một cách kiên quyết tới một quan niệm khách quan và thực nghiệm.

Phương pháp thật sự của mỹ học, giống như của mọi khoa học, không còn có thể mang tính chuẩn mực nữa, mà phải mang tính thực chứng. Vì thế, phải từ bỏ và Gaen Picon có lý khi nhấn mạnh tới ý tưởng này, nhất là trong Toàn Cảnh Văn Học Mới ở Pháp.

Sự lẫn lộn ấy giữa mỹ học với sự phê phán, thậm chí với triết học, để từ nay phải coi nó như một khoa học: khoa học về nghệ thuật.

3. Những triển vọng Mỹ Học

Đã có một nghìn sự phản bác đối với một thứ khoa học về sở thích, một thứ triết học về nghệ thuật, một thứ kỹ thuật về cảm giác.

Ở đây, chúng tôi không có thời gian để đặt ra vấn đề là có thể có mỹ học không. Chúng tôi nghĩ rằng mình đã nói rõ vấn đề này, một vấn đề từng được đặt ra thật sự đối với nhiều nhà triết học và học giả.

Những đó vẫn là không nên tranh cãi về những sở thích. Trong ba mươi trang đầu Mỹ Học của ông, Hegel chứng minh rất rõ ràng một sự phản bác như vậy không thể đứng vững.

Bởi vì, nếu không có nghệ thuật cũng như vẻ đẹp, mà chỉ có các nghệ thuật và các sự vật đẹp rất khác nhau đến mức có thể, thì rõ ràng mỹ học không thể là một khoa học.

“Cái phải được dùng làm cơ sở” như Hegel nói: “Đó không phải là cái riêng biệt, không phải là những tính riêng biệt, những đối tượng, những hiện tượng,… riêng biệt, đó là Ý Niệm”. “Người ta phải xem xét cái Đẹp, mà không phải những đối tượng riêng biệt được coi là Đẹp” như Platon nói (Hippias Majeur, 287).

Thế nhưng, mỹ học vẫn chưa tìm thấy tiêu chuẩn tuyệt đối của cái Đẹp tự thân. Điều này cũng chẳng khác gì với LOGIC HỌC và ĐẠO ĐỨC HỌC, có thể nói như vậy.

Vì thế, Hegel đã có lý khi nói rằng: “Chính là bằng ý niệm về Cái Đẹp mà chúng ta phải bắt đầu… (bởi vì) như vậy chúng ta đồng thời tránh được sự khó khăn, sự bối rối do tính đa dạng lớn, tính khác nhau vô hạn của những đối tượng mà người ta gọi là đẹp tạo ra chúng ta”. Tóm lại, người ta gọi là Triết Lý Về Những Sở Thích.

Xin hiểu đúng đây là nói tới sự suy nghĩ về một đối tượng xấu xí hiếm thấy, cũng như một đối tượng hết sức lộng lẫy, nhiều hơn là nói tới vẻ Đẹp của một đối tượng tự thân.

Đúng là có một cái gì giống nhau giữa cái vò hai quai và nhà thờ, giữa bức tranh trên bàn thời và bản sonate, giữa hoạt hình và bi kịch, đó là lúc tạo ra chúng.

Một đồ vật nghệ thuật tự nó chẳng là gì cả, nó chỉ là một đối tượng nghiên cứu mỹ học trong tinh thần. Một đối tượng nghệ thuật trước hết là chủ thể nghĩ về nó, sáng tạo ra nó, biểu diễn nó, thưởng ngắm nó hay nhớ lại nó. Đối tượng nghệ thuật, như hội họa của Leonard là một COSA TINH THẦN.

Nhưng làm thế nào có thể Suy Luận về cái gì chủ thể là Tình Cảm, sự sống, giấc mơ,…? Hegel cũng nói: “Do cái đẹp là đối tượng của tưởng tượng, của trực giác, của tình cảm, nên không thể là đối tượng của một khoa học và sẽ không hợp với một bàn luận triết học…”.

Sao? người ta sẽ nói, tình cảm không bao giờ có thể là đối tượng của một sự nghiên cứu khái niệm ư? Nghệ sĩ là một người thuần túy tìm xúc cảm, anh ta chỉ cần hưởng thụ và thưởng thức; anh ta không thể suy luận.

Đối với nhiều người bình thường, dường như mỹ học bị đưa tới chỗ nghèo nàn và giả tạo, vì nghệ sĩ lớn chắc chắn không buông mình đi tới “con quỷ cái” của mình theo lối của Chateaubriand: quá trình sáng tạo của sự thưởng thức hay sự biểu diễn chỉ có thể là tự sống lại mà không phải tự giải thích. “Phần tôi – Lamartine nói, – tôi chẳng bao giờ suy nghĩ cả…”

Có thể nói rất nhiều điều để chống lại ảo tưởng ấy. Nghệ sĩ suy ngẫm nhiều hơn là suy nghĩ. Không hề là một sự sản xuất tùy tiện, tình cảm có khả năng suy luận: có một ý niệm của tình cảm giống như của trí tuệ;

Một sự trừu tượng hóa tình cảm như một khái niệm biểu hiện; ý niệm của tình cảm, cái hình thức cách điệu hóa ấy. Có thể do sự cảm thấy đem lại, cũng ngang như do sự suy nghĩ.

Hơn nữa, dường như nói nghệ thuật là một điều không nghiêm túc chút nào. Đó là một định kiến lạ lùng ăn sâu vào nhiều nhà triết học sẵn sàng lặp lại lời của Valery vừa nói vừa cười rằng: “Tất cả những gì là mỹ học đều đáng ngờ cả…”

Nhưng chẳng phải cũng chính tác giả này đã nói về mọi thứ triết học rằng đó chỉ là một “trò chơi ý tưởng thuần túy” đó sao? Thật ra, triết học về nghệ thuật gắn với tất cả các ngành của triết học.

Thế nhưng, có tới một nghìn lẻ một nhà siêu hình học chế giễu mỹ học, vì nó không có chỗ dựa trong cái cụ thể. Đạo đức dựa vào hành động, logic học dựa vào khoa học. Nhưng mỹ học chẳng phải cũng dựa vào nghệ thuật đó sao?

Chẳng phải là giống nhau ư? Không, đối với nhiều bộ óc vĩ đại ấy; đối với họ nghệ thuật vẫn là – dù vô ý thức đi nữa – một hoạt động hơi vô bổ và dù sao cũng phù phiếm, phí công của xã hội.

“Là nghệ sĩ – Joseph Prudhomme nói, đó không phải là một nghề”. Vậy thì nhà mỹ học sẽ là cái gì?

Rất chắc chắn là thế kỷ XVIII và một phần lớn những tác giả Pháp ở thế kỷ XIX đã để lại cho Mỹ học một hình ảnh không thích thú lắm: khi nói tới thơ, nhiều người tưởng rằng mình phải có chất trữ tình, và họ đều đáng buồn cười cả.

Những người khác muốn mình thật xúc động để viết kịch, phải khôi hài để luận về cái cười, phải đau xót để viết bi kịch, hoặc phải làm sáng lóa để bàn về cái cao cả.

Đó chính là lấy nội dung làm hình thức. Mối nguy thường xuyên của những điều đó là sự dài dòng. Mỹ học đã quá nhiều khi rơi vào hai xu hướng dễ dãi và giả tạo ấy.

Với việc từ bỏ “những bàn luận về cái đẹp” của nó bao giờ cũng kết thúc rằng đó là “sự thống nhất trong tính đa dạng”, đã đến lúc mỹ học phải đi theo một hướng đi khác.

“Sự cấm kỵ kiểu Hàn Lâm” từ lâu đã được áp dụng trong tâm lý học: mỹ học không thể và không được lạc hậu. Vì nó có thể là một khoa học, nó là một kỹ thuật, nó phải là một nghề.

Chẳng có ai nói được đầy đủ về cái hại do những kẻ đu đòi, những kẻ láng cháng, những kẻ ăn chơi đã gây ra cho mỹ học. Ở đây, phải suy ngẫm lời của G. Bachelard: “Khi viết về những cái ngu xuẩn thì thật rất dễ viết thành một phong sách tướng”.

Trước những sự dài dòng của thế kỷ XIX, thế kỷ XXI phải được đánh dấu bằng một tiến bộ hay một biến đổi triệt để, nó cần phải xây dựng một mỹ học của phòng thí nghiệm.

Bởi vì chỉ còn có hai con đường cho mỹ học của hôm nay, hoặc là rơi vào pathos (sự cường điệu rắc rối) hoặc là trở thành một khoa học. Nếu mỹ học từ chối trở thành chặt chẽ, chính xác và xác thực, nó sẽ thôi tồn tại.

Lời cuối chia sẻ về Mỹ Học

Sau khi đi qua tất cả những bài viết của cây bút Denis Huisman, chúng ta càng đi vào khu vực rừng mỹ học sâu bao nhiêu, càng cảm thấy lạc vào một thứ mê cung bấy nhiêu.

Hàng chục thuyết mỹ học khác nhau và tất nhiên, với chừng ấy định nghĩa về cái Đẹp, hay nói rộng hơn, về cái Nghệ thuật. Những cũng như Tình yêu, cái Đẹp luôn luôn đòi hỏi phải được lý giải, để rồi phải được lý giải lại không biết đến lần thứ bao nhiêu, và sẽ còn bao nhiêu lần lý giải nữa.

Những tài liệu của Denis Huisman, có thể là nhỏ về khối lượng vì phải theo đúng khuôn khổ về nội dung của Mỹ học. Như một kẻ dẫn đường thành thạo, Denis Huisman đưa chúng ta đi qua các giai đoạn của nó.

Từ thời giáo điều, qua thời phê phán, đến thời hiện đại, và mỗi giai đoạn này được cắm mốc bằng một vài tác giả mỹ học tiêu biểu.

Lịch sử mỹ học hiện ra trước chúng ta không còn là khu rừng rậm nữa mà ít ra là đối với người đọc. Nó giống như một con đường dốc, cao dần lên, khó trèo nhưng không phải là không trèo được.

Cái giỏi của tác giả, người hướng dẫn là, chỉ bằng một số trang bài viết chia sẻ ít ỏi về mỹ học, đã cho chúng ta nắm bắt được những tư tưởng vô cùng phong phú của các nhà mỹ học lớn nhất của từng thời đại như Platon, Aristote, Kant, Hegel và xin nhấn mạnh, những nhà mỹ học hiện đại mà chúng ta chưa làm quen được bao nhiêu.

Trong lĩnh vực mỹ học, cái khó là trình bày các học thuyết một cách thật khách quan. Vì đối tượng của nó là Cái Đẹp, bao giờ cũng gắn với một thiên hướng nào đó của người trình bày như một chủ thể.

Tác giả đã làm được điều đó đến mức có thể, như muốn nói với chúng ta rằng: “Đây, bữa ăn mỹ học có bấy nhiêu món, còn ăn món nào thì xin tùy ý thích của người dự tiệc”. Và thật sự, chúng ta có rất nhiều món để chọn.

Đối với chúng ta, các phần mang tính khái quát hóa về mỹ học, có lẽ còn quan trọng hơn. Denis Huisman rất có lý khi đưa ra tập hợp những cách tiếp cận về mỹ học như triết học, tâm lý học và xã hội học, không tách rời nhau mà bổ sung cho nhau.

Ở đây, tác giả giới thiệu rất cô đọng, và cũng rất sáng tỏ từng cách tiếp cận này. Cách tiếp cận triết học đụng tới bản chất, tiêu chuẩn và giá trị của nghệ thuật.

Cách tiếp cận tâm lý học đụng tới sự thưởng thức, sự sáng tạo và sự biểu diễn về nghệ thuật. Và cách tiếp cận xã hội học thì đụng tới công chúng, tác phẩm và môi trường của nó.

Bất cứ ở cách tiếp cận nào, cũng có thể tìm thấy những ý kiến rất lý thú. Có những câu hỏi được trả lời thật rõ ràng, nhưng có không ít câu hỏi chưa tìm được sự trả lời.

Chúng ta đã biết, và đã sống với rất nhiều thứ nghệ thuật khác nhau. Những mối liên hệ hữu cơ của chúng ta là ở chỗ nào? Nói cách khác, liệu chúng có thể được sắp xếp thành một hệ thống không?

Có thể, tác giả đã trả lời bằng sơ đồ tương ứng của các nghệ thuật do Et. Souriau đưa ra. Đó là một vòng tròn có ba lớp, xuất phát từ bảy yếu tố khác nhau, tạo thành một hệ thống mà:

“Ở đó không thể tìm thấy một sự phân biệt nào giữa các nghệ thuật nhỏ và các nghệ thuật lớn, các nghệ thuật không gian và các nghệ thuật thời gian, các nghệ thuật thuộc các giác quan khác nhau”.

Sơ đồ này có đúng không, chưa thể khẳng định, nhưng đó là một gợi ý hữu hiệu.

Đối với các bạn đọc nói chung ở Việt Nam, mỹ học tuy không còn là một lĩnh vực xa lạ, nhưng cũng chỉ mới được khai phá. Chúng tôi hy vọng, sau tất cả những bài viết của Denis Huisman đã chia sẻ. Từ đó, độc giả tiếp nhận như một tư liệu tham khảo, một gợi ý.

Để từ đó, rút ra được một vài điều gì đó nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của mình. Xin cám ơn các bạn đã theo dõi trọn bộ tài liệu về Mỹ Học.

Denis Huisman
Người dịch: Huyền Giang


Bạn đang xem bài viết:
Phương pháp luận về nghệ thuật
Link https://myhocdaicuong.com/dai-cuong/phuong-phap-luan-ve-nghe-thuat.html


Tìm kiếm có liên quan: Các phương pháp luận trong triết học; Đề thi học sinh giỏi về chi tiết nghệ thuật; Lí luận văn học về hiện thực cuộc sống; Lí luận văn học về nhân vật trong tác phẩm; Lý luận phê bình văn học nghệ thuật; Lý luận về nghệ thuật; Nghị luận về nghệ thuật; Nguồn gốc của phương pháp luận; Nguyên tắc phương pháp luận; Những bài văn lí luận văn học hay;

Tìm kiếm có liên quan: Những câu lí luận văn học hay về thơ; Những lí luận văn học về truyện ngắn; Những mở bài hay về lí luận văn học; Phê bình nghệ thuật; Rút ra ý nghĩa phương pháp luận; Ví dụ phương pháp luận; Ví dụ ý nghĩa phương pháp luận; Ý nghĩa của các phương pháp luận; Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn.

Tiêu đề bài viết: Phương pháp luận về nghệ thuật
Chuyên mục: Mỹ Học Đại Cương
Ngày đăng: February 14, 2024
Tác giả:
Lượt xem: 581 views
Website: https://myhocdaicuong.com
Link bài viết: https://myhocdaicuong.com/dai-cuong/phuong-phap-luan-ve-nghe-thuat.html