Skip to content

Hệ thống các nghệ thuật

he thong cac nghe thuat

Các hệ thống cổ điển là gì? Các hệ thống hiện thời là gì? Làm thế nào để phân biệt sự tương ứng của các nghệ thuật? Chúng ta, hãy cùng nhau tìm hiểu và đi qua những phân tích hữu ích nhất trong bài viết sau.

1. Các hệ thống cổ điển.

Nói chung, các hệ thống cổ điển chỉ tự giới hạn vào việc ghi nhận sự chia đôi giả tạo giữa các nghệ thuật không gian, và các nghệ thuật thời gian. Sự phân loại truyền thống về các nghệ thuật, thường đem đối lập ba nghệ thuật tạo hình (kiến trúc, điêu khắc, hội họa) với ba nghệ thuật nhịp điệu (vũ, nhạc, thơ), những nghệ thuật này đã đạt tới đỉnh cao cao ở Nghệ Thuật Thứ Bảy, Điện ảnh.

Chính từ sự phân biệt ấy, mà người ta nói tới một Nghệ Thuật Thứ Tám. Mà có lẽ đó là Truyền Thanh (và có thể có một Nghệ Thuật Thứ Chín là Truyền Hình, và một Nghệ Thuật Thứ Mười là Hoạt Hình,… Tại sao lại không nhỉ?)

Nhưng, ngoài tính chất cực kỳ thiếu sót của hệ thống ấy, một lối phác thảo không vững chắc gì cả, không có giá trị gì cả. Trong đó, không có một chỗ nào dành cho văn học, tiểu thuyết, sân khấu,… thì một trong những phát hiện lớn nhất của Ét. Souriau là phê phán việc đem đối lập nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật nhịp điệu.

Thật vậy, ông đã vạch rõ các nghệ thuật tạo hình chứa đựng một yếu tố thời gian, cũng cốt yếu như các nghệ thuật gọi là thời gian, và các nghệ thuật nhịp điệu cũng là những nghệ thuật có yếu tố không gian, như các nghệ thuật không gian như thế nào.

Không gian thật quan trọng trong thơ: việc in tipô tập thơ Calligrammes (Thơ viết chữ đẹp) của Guillaume Apollinaire quan trọng đến mức, nếu không có nó, thì những bài thơ của ông sẽ không thể hiểu được. May Rủi của Mallarmé, về mặt tạo hình, bằng những khoảng cách, những chỗ để trắng giữa các từ, đã trình bày cả một loạt tranh vẽ không có hình.

Thời gian là cái cốt yếu, đối với kiến trúc, hội họa, và thật uổng công khi phủ định tính chất thời gian, gắn với vẻ oai nghiêm của những đền thờ Hy Lạp, với độ nhanh mảnh mai của điêu khắc gothic rực rỡ, với hình khối lớn của phong cách roman, hay với thời gian uốn lượn, và kiểu cách của nghệ thuật barốc, với cử chỉ được khắc họa trong độ dài bồn chồn của Van Gogh, hay trong thời gian uể oải của Henri Matisse.

2. Các hệ thống hiện thời.

Các hệ thống hiện thời đã cố tranh đấu, chống lại khuynh hướng dễ dãi ấy, và một trong những hệ thống nổi tiếng nhất, tài tình nhất, là ý đồ phân loại một cách tự nhiên do Alain nghĩ ra:

“Hai nhóm tự hiện lên trong rất nhiều nghệ thuật và tác phẩm, là các nghệ thuật xã hội và các nghệ thuật đơn độc,… Rõ ràng là hình họa, điêu khắc, hội họa, nghệ thuật đồ gốm, nghệ thuật đồ gỗ, và ngay cả một thể loại kiến trúc nào đó, đã dựa vào mối quan hệ của người làm nghệ thuật với đồ vật, mà không cần tới sự giúp sức trực tiếp của trật tự con người hiện có”.

Điều đó cho phép Alain xếp vũ và sự trang sức vào nhóm thứ nhất, thơ và hùng biện vào nhóm thứ hai, âm nhạc vào nhóm thứ ba, sân khấu vào nhóm thứ tư, kiến trúc vào nhóm thứ năm, điêu khắc vào nhóm thứ sáu, hội họa và hình họa vào nhóm thứ bảy, văn xuôi vào nhóm cuối cùng.

Cũng nên đặt việc thử phân loại theo cấu trúc về nghệ thuật, mà Charles Lalo đã nghĩ ra, vào cuối đời ông (theo chúng tôi, đó là tác phẩm quan trọng cuối cùng trước khi ông mất) vào khuynh hướng này.

Trong đó, tác giả xuất phát từ tâm lý học về hình thức, đã rút ra một lối gắn bó cấu trúc theo kiểu tự nhiên, với việc chỉ ra bảy khu vực trội nhất, nhằm sơ đồ hóa tất cả những biểu hiện lớn hiện nay của đời sống nghệ thuật. Như vậy, bảy cấu trúc thượng tầng riêng biệt của các nghệ thuật sẽ đưa tới. Bao gồm:

1) Các cấu trúc và cấu trúc thượng tầng về thính giác (sự tổ chức theo phong cách của các quy luật vật lý và tâm sinh lý về những rung động âm thanh): âm nhạc phối khí và hợp xướng, nghĩa là nhiều hòa âm, không kể những cấu trúc hạ tầng khác nhau (nhạc thính phòng có dây, tất cả các loại độc tấu) và sự lây nhiễm hay cộng thêm những cấu trúc hạ tầng bên ngoài (nhạc hát).

2) Các cấu trúc và cấu trúc hạ tầng về thị giác (cách điệu hóa trường nhìn hay thể hiện kỹ thuật về các quy luật quang học lý thuyết): hội họa, hình họa, và khắc trổ, tranh in tay,…

3) Các cấu trúc và cấu trúc hạ tầng kỹ thuật về vận động (đối chọi về những quỹ dao động): các nghệ thuật vận động thân thể (đối chọi về cử chỉ, thái độ, về những nỗ lực cơ gân xương): balê nhạc kịch, các điệu vũ phương Đông bằng tay, đầu, bụng, các điệu múa dân gian, nhào lộn,… hoặc những nghệ thuật vận động bên ngoài: các vòi phun nước, các thác nước óng ánh,…

4) Các cấu trúc và cấu trúc thượng tầng về hành động (đối chọi về các nhân vật, tức là về những ý chí được giả định là tương đối tự do trong những xung đột), như: sân khấu, điện ảnh câm, hoạt hình, nhạc kịch, nhạc kịch hài, nhạc cảnh.

5) Các cấu trúc và cấu trúc hạ tầng kỹ thuật về xây dựng (đối chọi về vật liệu): cách điệu hóa những chất liệu thô như kiến trúc, hay những chất liệu sống động như điêu khắc, hay về cây cối, và phong cảnh như nghệ thuật vườn.

6) Các cấu trúc và cấu trúc hạ tầng về ngôn ngữ: thơ, văn xuôi, văn xuôi thơ.

7) Các cấu trúc và cấu trúc hạ tầng về nhục cảm. Nghệ thuật yêu (dâm dục bình thường, khiêu dâm, những sự sùng bái riêng biệt và những sự đồi bại tính dục), ăn uống (các nghệ thuật ăn và uống), hương liệu, các cấu trúc xúc cảm và nhiệt học.

Chỉ lướt nhanh qua sơ đồ trên này, cũng có thể nhìn thấy cùng một lúc, cả sự phong phú quá lớn lẫn tính phức hợp quá mức. Vì thế, ta hãy mượn ở cuốn sách Nhập Môn Mỹ Học của Maurice Nédoncelle một sự phân loại gần đây hơn, và vô cùng đơn giản hơn.

Nếu không phải là chính xác hơn sự phân loại của Charles Lalo (trong lĩnh vực này, thật khó mà không thể không chính xác, không thể không tùy tiện, và thật vô tích khi tìm cách để không trở thành giả tạo).

Đối với ông, những nghệ thuật chính theo năm giác quan là các nghệ thuật xúc giác cơ (thể thao, vũ), các nghệ thuật thị giác (kiến trúc, hội họa, điêu khắc), các nghệ thuật thính giác (âm nhạc và văn học), các nghệ thuật tổng hợp thị giác và thính giác (sân khấu, điện ảnh).

Nhưng đối với tác giả này, những dữ kiện cảm giác miệng và mũi là thấp kém, và tầm thường đến mức chúng hoàn toàn không thể nào đưa tới những nghệ thuật thật sự được.

Thật vậy, hai giác quan này “hơi yếu kém, chỉ có một nghệ thuật thứ yếu, hay nói đúng hơn, rất nhỏ bé là thuật ăn ngon phù hợp với vị giác. Còn đối với khứu giác, thì đó là bản giao hưởng của các thứ hương liệu mà chúng ta sẽ không biết gì, đòi nói phải là biểu hiện của một nghệ thuật lớn”.

Lý do sâu xa, để các giác quan này không đưa tới những nghệ thuật đích thực, là vai trò giới tính nổi bật trong những cảm nhận về mùi hay vị: “Thật rất khó để cho bản năng ăn tách khỏi vị giác và khứu giác, cảm giác này cũng rất nhanh chóng trượt vào những chuyện tính dục tầm thường”.

Xin được phép bác bỏ quan niệm đó. Thật vậy, vì lý do gì mà người ta lại cấm nghệ thuật có giới tính, hay ít ra, được giới tính hóa? Về phần mình, chúng tôi cho rằng, nghệ thuật là có giới tính hoặc không có giới tính.

Một nghệ sĩ lớn, chắc chắn ưa thích sonate, bức tranh hay bài thơ do mình sáng tác, và thật khó mà những sáng tác ấy lại không mang màu sắc dâm dục. Vả chăng, đối với chúng ta, thuật ăn ngon là một nghệ thuật lớn.

Thật vô lý, nếu muốn đuổi ra khỏi lĩnh vực các nghệ thuật, cái mà Nédoncelle coi là một nghệ thuật nhỏ bé. Phải thật sự thừa nhận một sự bình đẳng về nguyên tắc của tất cả các nghệ thuật. Từ khi, chúng không còn để cho gốc rễ của chúng chìm sâu vào hiện thực có tính chất nhất, hay vào những sự phục vụ vị lợi nhất.

Hơn nữa, Joseph Segond trong cuốn sách Bàn Về Mỹ Học của mình, đã khẳng định rằng những giác quan bị coi là phi mỹ học, những nghệ thuật tiềm tàng, ít ra cũng có thể đem lại một cảm xúc mỹ học thực sự, như những nghệ thuật gọi là lớn.

Như vậy, đối với ông, thế giới vị hay thế giới mùi, thuộc về những dữ kiện mỹ học, cũng bền vững như thế giới xúc giác hay thính giác. Vì thế, ông hết sức lên án hệ tôn ti trật tự giả tạo ấy của các nghệ thuật, mà ông coi là hoàn toàn vô nghĩa.

3. Sự tương ứng của các nghệ thuật.

Trước Joseph Segond, Ét. Souriau đã đưa ra ý tưởng về một sự tương ứng của các nghệ thuật trong bài viết Nghệ Thuật Và Chân Lý của ông. Ở đó, không thể tìm thấy một sự phân biệt nhỏ nhất nào giữa các nghệ thuật nhỏ và các nghệ thuật lớn, các nghệ thuật không gian và các nghệ thuật thời gian, các nghệ thuật thị giác và các nghệ thuật khứu giác, các nghệ thuật vị giác và các nghệ thuật thính giác.

Nguyên tắc phân loại của ông là nguyên tắc của một hệ thống vĩnh viễn, không có khởi đầu, và không có kết thúc (nhất thiết phải theo hình tròn). Trong đó, các nghệ thuật chỉ được phân biệt theo trình độ thứ nhất, hay trình độ thứ hai của chúng.

Bảng dưới đây, sẽ cho phép hiểu rõ ý nghĩa của cuộc cách mạng căn bản này. Bao gồm: 1) Đường nét. 2) Hình khối. 3) Màu sắc. 4) Độ sáng. 5) Những vận động. 6) Những âm thanh có âm tiết. 7) Những âm thanh âm nhạc.

he thong cac nghe thuat

Denis Huisman
Người dịch: Huyền Giang

Xem thêm bài viết: Phương pháp luận về Nghệ Thuật

Bạn đang xem bài viết:
Hệ thống các nghệ thuật
Link https://myhocdaicuong.com/dai-cuong/he-thong-cac-nghe-thuat.html

Các tìm kiếm có liên quan: 7 loại hình nghệ thuật. Các biện pháp nghệ thuật và tác dụng các biện pháp nghệ thuật. Các loại hình nghệ thuật ở Việt Nam. Các môn nghệ thuật tại Việt Nam. Hệ thống đánh giá nghệ thuật. Loại hình nghệ thuật và cách thưởng thức.

Các tìm kiếm có liên quan: Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm nghệ thuật. Môn nghệ thuật là gì và điểm nào làm nên đặc trưng của tác phẩm. Môn nghệ thuật thứ 9. Nghệ thuật bao gồm những gì. Nghệ thuật là gì. Giáo trình văn hóa nghệ thuật.

Các tìm kiếm có liên quan: Nghệ thuật ngôn từ là hệ thống ký hiệu thứ sinh. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật hệ thống nghệ thuật của tác phẩm. Nguồn gốc của nghệ thuật. Quan niệm nghệ thuật là gì. Văn học và các loại hình nghệ thuật. File tài liệu nghệ thuật.

Số lượt xem: 94
error: