Tìm hiểu chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở Hàn Quốc

tim hieu chuong trinh phat trien ngon ngu cho tre mau giao o han quoc

Kinh nghiệm xây dựng chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo của Hàn Quốc, có ý nghĩa đối với Việt Nam. Vì hai nước có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, đào tạo giáo dục,…

Ngoài ra, còn có nền hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Bài viết trình bày tóm tắt nội dung chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 3-6 tuổi đang được thực hiện tại các trường mầm non Hàn Quốc hiện nay.

1. Đặt vấn đề

Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu đặc trưng đã xuất hiện trong những năm đầu đời của con người. Để có thể giao tiếp với người khác, trẻ cần đến ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp hiệu quả nhất, để có thể bày tỏ suy nghĩ của mình cho người khác hiểu.

Đồng thời sử dụng ngôn ngữ để tư duy, nhận thức sự vật xung quanh; Vì thế, phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ quan trọng. Mặc dù ở Việt Nam, chương trình phát triển ngôn ngữ đang được thực hiện nghiêm túc và bài bản tại các trường mầm non.

Nhưng để giáo viên (GV) có điều kiện cập nhật kiến thức và kinh nghiệm hướng dẫn trẻ, thiết nghĩ việc tìm hiểu chương trình phát triển ngôn ngữ của nước ngoài là điều cần thiết.

Hàn Quốc là quốc gia châu Á có truyền thống văn hóa, lịch sử, xã hội có nhiều nét tương đồng với Việt Nam và được xem là quốc gia đầu tư cho giáo dục số một thế giới.

Vì thế, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm xây dựng chương trình giáo dục của họ, trong đó có chương trình giáo dục mầm non. Bài viết trình bày chủ yếu nội dung chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 3-6 tuổi đang được thực hiện tại các trường mầm non Hàn Quốc hiện nay.

2. Nội dung chính

Chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo của Hàn Quốc được chia làm bốn nội dung chính: phát triển kỹ năng nghe, phát triển kỹ năng nói, phát triển kỹ năng đọc, phát triển kỹ năng viết.

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non của Hàn Quốc, được xây dựng nhằm mục đích giúp trẻ có hứng thú thể hiện kinh nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc của mình đối với người khác thông qua hoạt động nghe, nói, đọc, viết có ý nghĩa với trẻ;

Hình thành và phát triển ở trẻ năng lực và thái độ, hiểu một cách chính xác thông tin mà người khác muốn truyền đạt bằng lời nói và chữ viết. Từ năm 2011, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, trong chương trình giáo dục mầm non của Hàn Quốc, chính thức được đổi thành lĩnh vực phát triển năng lực giao tiếp cho trẻ mầm non.

3. Nội dung phát triển kỹ năng nghe

3.1. Nghe và hiểu ý nghĩa của từ, câu

– Trẻ 3 tuổi: Trẻ nghe và có mối quan tâm đến phát âm của từ. Nghe và hiểu ý nghĩa từ và câu liên quan đến tình huống sinh hoạt hàng ngày.

– Trẻ 4 tuổi: Trẻ nghe và có mối quan tâm đến phát âm của từ. Nghe và hiểu ý nghĩa từ và câu liên quan đến tình huống sinh hoạt hàng ngày.

– Trẻ 5 tuổi: Trẻ có mối quan tâm đến phát âm của từ,nghe và phân biệt cách phát âm tương tự.

3.2 Nghe và hiểu câu chuyện

– Trẻ 3 tuổi: Chú ý lắng nghe câu chuyện của người khác.

– Trẻ 4 tuổi: Nghe và hiểu nội dung câu chuyện của người khác. Nghe câu chuyện và đặt câu hỏi về điều bản thân thắc mắc.

– Trẻ 5 tuổi: Nghe và hiểu nội dung câu chuyện của người khác. Nghe câu chuyện và đặt câu hỏi về điều bản thân thắc mắc.

3.3 Nghe và hiểu bài thơ, truyện kể, đồng dao

– Trẻ 3 tuổi: Ham thích nghe truyện kể, thơ, đồng dao bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nghe truyện kể, thơ, đồng dao, dân gian và thể hiện cảm xúc xúc với tiếng mẹ đẻ.

– Trẻ 4 tuổi: Ham thích nghe truyện kể, thơ, đồng dao bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nghe truyện kể, thơ, đồng dao, dân gian và thể hiện cảm xúc xúc với tiếng mẹ đẻ.

– Trẻ 5 tuổi: Nghe và hiểu truyện kể, thơ, đồng dao bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nghe truyện kể, thơ, đồng dao, dân gian và thể hiện cảm xúc xúc với tiếng mẹ đẻ.

3.4 Thể hiện thái độ nghiêm túc khi nghe

– Trẻ 3 tuổi: Nghe và nhìn vào người nói.

– Trẻ 4 tuổi: Chú ý lắng nghe câu chuyện của người nói.

– Trẻ 5 tuổi: Chú ý lắng nghe câu chuyện của người nói cho đến khi người nói kết thúc câu chuyện.

4. Nội dung phát triển kỹ năng nói

4.1 Nói từ và câu

– Trẻ 3 tuổi: Trẻ tập phát âm các từ quen thuộc. Trẻ có mối quan tâm đến từ mới. Trẻ nói câu đơn giản về sự việc xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày.

– Trẻ 4 tuổi: Trẻ tập phát âm chính xác các từ quen thuộc. Trẻ nói từ phong phú. Trẻ nói câu đơn giản về sự việc xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày.

– Trẻ 5 tuổi: Trẻ phát âm chính xác khi nói. Trẻ nói từ phong phú và phù hợp với ngữ cảnh. Trẻ nói câu phong phú về sự việc xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày.

4.2 Nói kinh nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân

– Trẻ 3 tuổi: Trẻ nói kinh nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

– Trẻ 4 tuổi: Trẻ nói kinh nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. Trẻ kể chuyện sáng tạo. Trẻ chọn chủ đề và cùng trò chuyện.

– Trẻ 5 tuổi: Trẻ sử dụng từ và câu phù hợp để nói kinh nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. Trẻ ham thích kể chuyện sáng tạo. Trẻ chọn chủ đề và cùng trò chuyện.

4.3 Nói bằng thái độ nghiêm túc và phù hợp với tình huống

– Trẻ 3 tuổi: Trẻ nhìn vào người khác khi nói. Trẻ sử dụng lời nói chính xác và rõ ràng.

– Trẻ 4 tuổi: Trẻ chờ đợi đến lượt mình khi Nói. Trẻ chú ý đến cảm xúc, suy nghĩ của người nghe khi nói. Trẻ sử dụng lời nói chính xác và rõ ràng.

– Trẻ 5 tuổi: Trẻ nói phù hợp với đối tượng, địa điểm, thời gian. Trẻ chú ý đến cảm xúc, suy nghĩ của người nghe khi nói. Trẻ sử dụng lời nói chính xác và rõ ràng.

5. Nội dung phát triển kỹ năng đọc

5.1 Có hứng thú với việc đọc

– Trẻ 3 tuổi: Trẻ tìm chữ quen viết thuộc trong môi trường xung quanh. Trẻ có mối quan tâm đến nội dung của chữ viết mà người lớn đọc cho trẻ.

– Trẻ 4 tuổi: Trẻ tìm chữ quen viết thuộc trong môi trường xung quanh. Trẻ có mối quan tâm đến nội dung của chữ viết mà người lớn đọc cho trẻ.

– Trẻ 5 tuổi: Trẻ tìm và thử đọc chữ viết quen thuộc trong môi trường xung quanh. Trẻ có mối quan tâm đến nội dung của chữ viết mà người lớn đọc cho trẻ và thử đọc chữ.

5.2 Có mối quan tâm đến việc đọc sách

– Trẻ 3 tuổi: Trẻ có hứng thú với sách. Trẻ dự đoán nội dung câu chuyện dựa vào nội dung tranh.

– Trẻ 4 tuổi: Trẻ ham thích việc đọc sách và biết giữ gìn sách. Trẻ hiểu nội dung của câu chuyện dựa vào nội dung tranh. Trẻ tìm thông tin cần biết trong sách.

– Trẻ 5 tuổi: Trẻ ham thích việc đọc sách và biết giữ gìn sách. Trẻ hiểu nội dung của câu chuyện dựa vào nội dung tranh. Trẻ tìm thông tin cần biết trong sách.

6. Nội dung phát triển kỹ năng viết

6.1 Có mối quan tâm đến việc viết

– Trẻ 3 tuổi: Trẻ thể hiện sự quan tâm đến việc thể hiện lời nói bằng chữ viết. Trẻ có mối quan tâm đến chữ viết trong tên của mình.

– Trẻ 4 tuổi: Trẻ thử viết tên của mình. Trẻ thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, kinh nghiệm của mình bằng hình thức tương tự chữ viết. Trẻ biết lời nói hay suy nghĩ có thể thể hiện bằng chữ viết.

– Trẻ 5 tuổi: Trẻ thử viết tên của mình và chữ viết quen thuộc trong môi trường xung quanh. Trẻ thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, kinh nghiệm của mình bằng chữ viết hoặc hình thức tương tự chữ viết kết hợp với chữ viết. Trẻ biết lời nói hay suy nghĩ có thể thể hiện bằng chữ viết.

6.2 Sử dụng dụng cụ viết

– Trẻ 3 tuổi: …

– Trẻ 4 tuổi: Trẻ có mối quan tâm đến dụng cụ viết và tập sử dụng.

– Trẻ 5 tuổi: Trẻ biết phương pháp sử dụng dụng cụ viết đúng cách và biết sử dụng dụng cụ viết.

7. Kết luận

Chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở Hàn Quốc bên cạnh những điểm khác biệt, có rất nhiều điểm tương đồng với chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo của Việt Nam.

Chương trình phát triển ngôn ngữ của hai nước đều được chia làm bốn nội dung nghe, nói, đọc, viết, được trình bày theo từng lứa tuổi cụ thể.

Tuy nhiên, thay vì hướng dẫn các kỹ năng ngôn ngữ quá tách bạch chưa gắn liền với tình huống sinh hoạt hàng ngày, nội dung chương trình phát triển ngôn ngữ Hàn Quốc khuyến khích GV tạo điều kiện cho trẻ được sử dụng tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết như là một phương tiện để giao tiếp với mọi người xung quanh.

Trên quan điểm đó, chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ Hàn Quốc hiện nay đã được đổi tên gọi là chương trình phát triển năng lực giao tiếp cho trẻ mầm non.

Thiết nghĩ, nếu GV mầm non ở Việt Nam có điều kiện được tiếp xúc với chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo của Hàn Quốc, thì sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, và thực hiện các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, nhằm phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ kỹ thuật Khoa học giáo dục, Bộ Phúc lợi Y tế Hàn Quốc (2013), Chương trình giáo dục mầm non Nuri.
2. Bộ kỹ thuật Khoa học giáo dục, Bộ Phúc lợi Y tế Hàn Quốc (2013), Tài liệu hướng dẫn giáo viên mầm non thực hiện chương trình giáo dục mầm non Nuri

ThS. Ninh Thị Thúy Nga
Khoa Sư Phạm

Xem thêm bài viết: Xu hướng mới trong giáo dục mầm non Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bài viết:
Tìm hiểu chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở Hàn Quốc
Link https://myhocdaicuong.com/blog/tim-hieu-chuong-trinh-phat-trien-ngon-ngu-cho-tre-mau-giao-o-han-quoc.html

Các tìm kiếm có liên quan: Bí kíp số 1 khi học ngành ngôn ngữ Hàn Quốc tại Việt Nam. Chương trình đào tạo ngành cao đẳng tiếng Hàn Quốc tại Việt Nam. Chương trình đào tạo ngành Hàn Quốc học. Chương trình đào tạo ngôn ngữ Hàn HUTECH.

Các tìm kiếm có liên quan: Chương trình đào tạo ngôn ngữ Hàn Quốc. Chương trình đào tạo tiếng Hàn Quốc. Chương trình đào tạo trình độ đại học hệ vừa làm vừa học. Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành ngôn ngữ học. Chương trình tiếng Hàn tại Viện Ngôn Ngữ Việt Nam.

Các tìm kiếm có liên quan: Đào tạo từ xa ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc. Khung chương trình đào tạo đại học ngành ngôn ngữ Hàn Quốc. Lộ trình học ngôn ngữ Hàn Quốc. Ngành Ngôn ngữ Hàn học những môn gì. Tìm hiểu về ngôn ngữ Hàn Quốc.


Ngày đăng:

Chuyên mục:

Tác giả:

Lượt xem:

31
error: