Kiến trúc là một thực thể vật lý mà kết tinh được cả những giá trị “phi thực thể”. Kiến trúc sư là người chuyển hóa những nhận thức của văn hóa vào thực tiễn không gian xây dựng.
Mỗi kiến trúc sư đều phải song hành sự thực hành sáng tạo vượt trội với những kế thừa lịch sử, hình thức mỹ học, văn hóa xã hội, và cả các chiều kích tình cảm cá nhân. Mong mỏi dùng “hình” “lý” “ý” để biểu hiện ra bằng không gian thực thông qua các chuỗi tiến trình tâm-cảnh một cách chủ quan tích cực sẽ tạo ra cơ hội lớn cho các tác giả.
Những biểu hiện của các hình thức không gian kiến trúc luôn bao hàm mối quan hệ giữa đặc (Thực) và rỗng (Hư). Lấy thực để tạo ra thực thì thông thường, lấy hư tạo thực thì ít hơn, hiếm hơn và quý hơn.
Không gian kiến trúc hiển hiện ở hình khối (Tượng), cảm nhận được ở Mắt nhưng lĩnh hội được lại nằm ở cảm xúc (Tâm), cái không thấy nhưng lại như “sờ chạm” vào được.
Vượt ngoài trục thời gian, nền văn hoá Á Đông đã kiến tạo nên một hệ thống lý luận về hệ thống mỹ học về hình thức của từng thời đại đã được tồn tích rồi hiển lộ qua các công trình kiến trúc, tạo ra vô vàn sự độc đáo riêng của những đặc thù không gian.
Kiến trúc là chủ thể hữu hình nhưng nếu chỉ để tự thân kiến trúc biểu hiện là không đủ, nó đòi hỏi sự lý giải đa chiều! Chương trình học tập trực tuyến “Mỹ học Kiến trúc từ góc nhìn nhìn Á Đông” sẽ tập trung vào các vấn đề nằm ngoài tính hữu hình của Kiến trúc.
Đó là những “ý niệm xây dựng” được thời gian hóa đưa ra hình thức không gian. Đó là, sự đóng góp của hệ thống văn tự trong quá trình kiến tạo không gian linh thiêng. Kiến trúc không chỉ đơn thuần nhìn trong một hệ không gian ba chiều mà cần nhìn-ngắm-ngẫm ở một hệ không gian đa chiều hơn: lễ nghi tôn giáo, ý niệm chính trị hay các hình thức tri nhận dân gian.
Nguyễn Hữu Sử
_________________
Giảng Viên Nhà Nghiên Cứu – Nguyễn Hữu Sử. NNC Nguyễn Hữu Sử sinh năm 1986. Hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Làm việc tại phòng nghiên cứu Phật Giáo, Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo. Anh theo học chuyên ngành về nghệ thuật và ngôn ngữ tại Phúc Kiến, Trung Quốc. Tốt nghiệp MA Khoa Lịch sử nghệ thuật tôn giáo Châu Á tại SOAS, Đại học London. Từng tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật, tôn giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước. Anh cũng là người thực hiện và giáo dục nghệ thuật thư pháp, mỹ học ở Việt Nam.
CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP TRỰC TUYẾN “MỸ HỌC KIẾN TRÚC từ góc nhìn Á ĐÔNG” dành cho Kiến trúc sư Công trình, Quy hoạch, Cảnh quan, Nội thất, các Nhà thiết kế, Nhà nghiên cứu, Sinh viên … muốn tìm hiểu và có tri thức nền tảng Mỹ học Á Đông để thực hành, nghiên cứu về Kiến trúc.
Buổi 1: Không gian xã hội
Một công trình cần được hiểu không phải là thuần túy một chuỗi các không gian, mà công năng của nó còn là sự nối dài của tổ chức sinh hoạt xã hội. Sự liên kết giữa cá nhân, gia đình, gia tộc hay lớn hơn là với trật tự đẳng cấp của vương quyền của mỗi quốc gia. Bài giảng nhằm lý giải các trật tự của không gian, được kiến tạo trên nền tảng những ý niệm nền tảng xã hội Á Đông.
Buổi 2: Không gian cá nhân
Gần gũi với tự nhiên là một đặc tính nằm trong bản năng của con người. Không gian kiến trúc cá nhân Á Đông luôn được đặt trong quan niệm hài hòa tự nhiên, thuận theo tự nhiên. Những đặc trưng riêng biệt nhất trong không gian vườn cảnh, từ hoàng gia tới cá nhân, tôn giáo đã được diễn tiến như thế nào trong suốt chiều dài lịch sử, sẽ được diễn dịch một cách rõ ràng qua các công trình nổi bật trong lịch sử kiến trúc.
Buổi 3. Không gian cộng đồng
Dịch học và Phong thủy luôn luôn vừa gần gũi mà rất xa lạ trong việc xây dựng. Kiến trúc truyền thống là một biểu hiện rõ rệt của quan hệ m Dương. Sự nối dài của nó song hành với nguyên lý Ngũ Hành, Bát Quái trong việc tổ chức không gian từ vị trí của các đơn nguyên, tới quần thể kiến trúc. Hiểu một phần cơ bản tư duy đó, là phương tiện để chạm tới được tinh thần của quá khứ, cũng như những ánh xạ của nó trong đời sống hiện tại.
_________________
AGOhub Team
#AGOhub
#AGO_TrainingCenter
_________________
Xem thêm bài viết: Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non như thế nào?
Bạn đang xem bài viết:
Mỹ học Kiến trúc từ góc nhìn nhìn Á Đông
Link https://myhocdaicuong.com/blog/my-hoc-kien-truc-tu-goc-nhin-nhin-a-dong.html