Một số điểm nổi bật của quan điểm giáo dục Do Thái

mot so diem noi bat cua quan diem giao duc do thai

Quan điểm giáo dục Do thái được rất nhiều người, nhiều nước quan tâm nghiên cứu. Những quan điểm này rất giá trị và cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa. Đó là những quan điểm giáo dục nổi bật gì?

Một số quan điểm nổi bật như: Trí tuệ là thứ quý giá nhất mà mỗi con người cần có, yêu sách và đọc sách, các giá trị thiết yếu của cuộc sống như chấp nhận thất bại, hy vọng,…

I. Đặt vấn đề

Dân tộc Do thái (hay còn gọi là Israel) là dân tộc với dân số ít ỏi (khoảng 13,8 triệu người-số liệu năm 2013) nhưng những người nổi tiếng, có ảnh hưởng đến toàn thế giới xuất thân từ dân tộc Do thái rất nhiều “vào khoảng giữa thế kỉ 19, 1/4 các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do thái. Như vậy, có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chỉ do 0,19% dân số đảm nhiệm”.

Ví dụ như: Albert Einstein, Sigmund Freud, Karl Marx, Anne Frank, Steven Spielberg,… Chính vì dân tộc có nhiều người thành công trong nhiều phương diện và có ảnh hưởng đến xã hội nên giáo dục theo quan điểm Do thái là một nội dung thú vị được nhiều người, nhiều dân tộc khác nhau tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi để phát huy tiềm lực cá nhân, phát huy sức mạnh của dân tộc mình.

Giáo dục Do thái thường tập trung vào giáo dục gia đình, giáo dục những năm tháng đầu là nền tảng giáo dục đầu tiên của con người. Một số quan điểm và phương pháp giáo dục Do thái trong giai đoạn này được nghiên cứu trong khuôn khổ bài viết này.

II. Nội dung

1. Các quan điểm cơ bản của giáo dục Do thái.

1.1 Trí tuệ là thứ quý giá nhất mà con người cần có.

Quan điểm này xuất phát từ lịch sử lưu lạc, bị bắt, giết liên tục qua các giai đoạn của dân tộc. Kinh nghiệm sinh tồn trong khó khăn, gian khổ đã giúp dân tộc Do thái nhận ra trí tuệ là cái quý giá nhất mà một người cần có.

Trí tuệ giá trị hơn tiền bạc, vì trí tuệ tạo ra tiền bạc ở bất cứ nơi nào người có trí tuệ sống. Trí tuệ có thể mang theo bất kỳ hoàn cảnh nào với số lượng ko giới hạn miễn là người đó sống.

Truyện cổ dân gian Do thái tồn tại câu chuyện cho thấy quan điểm này được truyền đến thế hệ trẻ như sau: Một người mẹ hỏi con mình: “Nếu sau này con bị cháy nhà, bị lưu lạc thì điều gì là quý trọng nhất con cần phải mang theo?”. Đó chính là trí tuệ.

Người Do thái có câu đại ý là: người có tri thức mà không có trí tuệ thì chỉ như con lừa cõng nhiều sách vở. Như vậy, trí tuệ là khả năng suy nghĩ chứ không phải là một kho kiến thức. Đây chính là trí tuệ quý giá mà người Do thái muốn nói đến.

1.2 Dạy cho trẻ lịch sử, kinh nghiệm của dân tộc.

Bất cứ một đứa trẻ Do thái nào thì ngay từ nhỏ đều phải học thuộc lòng Kinh của người Do thái. Trẻ càng lớn càng được giải thích về nó. Kinh của người Do thái là lịch sử, kinh nghiệm của dân tộc.

Trẻ thấm lịch sử của dân tộc từ trong vô thức, nghĩa là thuộc lòng từ nhỏ mà không cần hỏi. “Memorize his law, and tell them to your children over and over again. Talk about them all the time, whether you are at home or walking along the road or going to bed at night, or getting up in the morning”.

Tạm dịch: Hãy ghi nhớ luật pháp của người, hãy lặp đi lặp lại điều đó với con cái mình, hãy nói về điều đó mọi lúc dù bạn ở nhà hoặc đang đi đi trên đường, hoặc khi đi ngủ, hoặc khi thức dậy. Lịch sử, kinh nghiệm của dân tộc là nền tảng cho trẻ vững bước vào cuộc sống.

1.3 Dạy trẻ yêu sách, đọc sách.

Người Do thái có một mẹo nhỏ, đó là nhỏ mật ong lên sách cho trẻ mới biết lật, biết bò đến sờ, liếm. Mục đích là để trẻ có ấn tượng từ ban đầu là sách rất ngọt ngào, để lớn lên trẻ ham đọc, yêu sách.

Nghĩa là người Do thái sẽ suy nghĩ nhiều cách để trẻ biết đến sách sớm nhất có thể, để yêu sách, thích đọc sách. Với quan điểm sách là nguồn bổ sung kiến thức để làm cơ sở tạo nên trí tuệ-gia tài quý giá nhất của con người.

1.4 Dạy trẻ làm việc.

Ba quan điểm trên là quan điểm về cung cấp kiến thức. Người Do thái cũng cho thấy quan điểm của mình về tầm quan trọng của lao động trong việc giáo dục con người.

Từ việc tự phục vụ cho bản thân đến việc nhà, tự kiếm tiền đều được người lớn cho trẻ tập làm, theo dõi để giúp trẻ thuần thục kỹ năng. Người Do thái cho rằng trẻ làm việc thì kiến thức mới có thể biến thành trí tuệ.

Người hạnh phúc là người làm cho quá trình này nhanh, hiệu quả. Đây là một quan điểm khác biệt với một bộ phận lớn người Việt cho rằng người không phải lao động mà vẫn hưởng thụ đầy đủ là “sướng”.

1.5 Các giá trị thiết yếu của cuộc sống.

Các giá trị thiết yếu của cuộc sống như là giữ chữ tín, chấp nhận thất bại, học hỏi từ sai lầm, hy vọng, …cũng quan trọng như trí tuệ. Những đức tính này là áo giáp bảo vệ trẻ.

Cha mẹ Do thái hết sức giúp đỡ con có những giá trị này như ông bà của họ đã truyền cho họ. Kinh Talmud có dạy: “Ngay cả khi bị dao kề vào cổ cũng đừng mất hết hy vọng”.

1.6 Độc lập trong tư duy, chủ động quyết định và chịu trách nhiệm.

Hiểu rất rõ con người không thể sống một mình, lịch sử bị ghen ghét, bức hại làm cho dân tộc Do thái có một quan điểm giáo dục kiên định đó là phải dựa vào chính mình.

Với những giá trị đã nói ở trên làm nền tảng thì giá trị này là bước khẳng định bản thân trong cuộc sống. Vì vậy, quan điểm này nhất định phải trang bị cho trẻ, trẻ phải có được.

2. Giá trị của những quan điểm giáo dục Do thái

Người Do thái khẳng định giá trị của mình thông qua những con người cụ thể ảnh hưởng đến xã hội (cuốn 100 người Do thái nổi tiếng chứng minh điều này).

Họ thay đổi suy nghĩ của những con người cùng thời và sau đó, họ tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho cuộc sống của chính họ và người khác. Họ khẳng định sự tồn tại và phát triển của dân tộc mặc cho sự bức hại, sự lưu lạc.

Ví dụ chứng minh cho điều này là sau lịch sử 2000 năm lưu lạc, năm 1948 nhà nước Israel được thành lập với dân số chỉ hơn 1000 người. Hơn nữa, nơi lập quốc là một nơi khô cằn, khắc nghiệt, nước là tài nguyên quý giá được đưa vào thành luật khi sử dụng.

Vậy nhưng, hiện nay, Do thái là đất nước xuất khẩu lương thực đảm chất lượng cho các thị trường khó tính như châu u và châu Mỹ. Với những người khát khao phát triển bản thân và giáo dục trẻ trở thành những con người sống vững vàng, có ích thì quan điểm giáo dục Do thái trong các tư liệu là nguồn cảm hứng vô tận để rèn luyện bản thân.

Ví dụ như những tấm gương của những người con mang dòng máu Do thái, mang sự giáo dục, văn hóa của đất nước này như Albert Einstein, Sigmund Freud, Karl Marx, Anne Frank, Steven Spielberg.. và sự vĩ đại của tư tưởng, hành động của họ là mục tiêu để con người phát triển.

Với những nhà nghiên cứu về giáo dục thì sự thành công của dân tộc Do thái là đề tài vô cùng hấp dẫn, ý nghĩa để nghiên cứu và đưa những giá trị sau nghiên cứu đến với mọi người.

III. Kết luận

Quan điểm giáo dục Do thái được minh chứng qua những con người cụ thể của dân tộc này để thấy được giá trị của mình. Người Việt chúng ta với một đất nước hòa bình, mở cửa.

Cần tiếp cận một cách có chọn lọc nhiều quan điểm khác nhau trong đó có quan điểm giáo dục Do thái để phát triển nền giáo dục nước nhà, đặc biệt là giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn có rất nhiều vấn đề về giáo dục được xã hội quan tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Vì sao người do Thái thông minh nhất thế giới (KhoaHoc)
[2]. The Holy Bible (Contemporary English Version), Religious Publishing House, Hanoi 2003
[3]. Mordecai Nadav và Phạm Thị Kim Hoa, Bí mật người Do thái dạy con làm giàu, NXB Thông tấn, 2014
[4]. Lưu Quảng Vân, biên dịch Lê Hải Vân, Trí tuệ và thành công của người Do thái, NXB Lao động, 2013
[5]. Dương Danh Dy, Những bí mật của người Do thái, NXB Thế giới, 2015
[6]. Biên soạn Nguyễn Lư và DSC, Hậu hắc học và doanh nhân Do thái, NXB Lao động, 2010
[7]. Biên dịch Nguyễn Duy Nguyên, Chữ tín người Do thái, NXB Thanh Hóa, 2013

ThS. Hồ Thị Hồng Ái
Khoa Sư phạm

Xem thêm bài viết liên quan: Một số hoạt động Stem cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bài viết:
Một số điểm nổi bật của quan điểm giáo dục Do Thái
Link https://myhocdaicuong.com/blog/mot-so-diem-noi-bat-cua-quan-diem-giao-duc-do-thai.html

Các tìm kiếm có liên quan: 12 quan điểm dạy con theo kiểu người Do Thái. Cách dạy con của người Israel. Cách dạy con của người Nhật Bản. Cách dạy con của người Việt Nam. Học cách dạy con của người Do Thái để giúp con phát triển tốt. Nguyên tắc nuôi dạy con của người Do Thái.

Các tìm kiếm có liên quan: Phương pháp dạy con thành thiên tài của người Do Thái. Phương pháp giáo dục của Israel. Phương pháp giáo dục của người Do Thái là gì? Quan điểm giáo dục của người Do Thái. Sách cách dạy con của người đạo Thái PDF.


Ngày đăng:

Chuyên mục:

Tác giả:

Lượt xem:

50
error: