Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non theo quan điểm của Montessori

moi truong giao duc cho tre mam non theo quan diem cua montessori

Quan điểm giáo dục của Montessori thể hiện tinh thần lấy trẻ làm trung tâm, để trẻ học và phát triển tốt nhất cần tạo ra một môi trường cho trẻ được tự do lựa chọn, khuyến khích trẻ khám phá tìm tòi…

Môi trường giáo dục cho trẻ còn là nơi tao cho trẻ được thể hiện cảm xúc, tình cảm… nơi mà mỗi đứa trẻ được tôn trọng như những cá nhân đặc biệt.

1. Đặt vấn đề

Montessori là nhà giáo dục người Ý. Năm 1896 bà tốt nghiệp trường Y khoa, trở thành nữ bác sĩ đầu tiên của Ý và làm việc với trẻ khuyết tật. Không lâu sau đó, bà nhận thấy rằng những đứa trẻ khuyết tật không chỉ cần chữa trị về những khiếm khuyết trên cơ thể mà còn cần phải được chữa trị về mặt tinh thần, cần được dày công dạy dỗ.

Sau khi bà ứng dụng các phương pháp sư phạm với trẻ khuyết tật đem lại hiệu quả rõ rệt, năm 1907 bà được phép mở trường học đầu tiên của mình dành cho trẻ bình thường và nhanh chóng thành công vang dội. Với tình yêu dành cho trẻ, bà rất chú ý về sức khỏe đặc biệt là sức khỏe tinh thần của trẻ mầm non.

Montessori cho rằng “Chúng ta cần chuẩn bị một môi trường vật chất phong phú… cho các hoạt động thú vị… Thứ nhất môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm…đảm bảo một mối quan hệ giáo viên – trẻ đầy tình yêu thương và tôn trọng” (Montessori,1997, tr34).

2. Nội dung

2.1 Môi trường giáo dục trong trường mầm non

Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non bao gồm cả môi trường vật chất và mội trường tinh thần. Môi trường giáo dục trong trường mầm non được thực hiện tốt sẽ hỗ trợ người giáo viên mầm non (người giáo viên thứ 2) trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động là phương tiện, điều kiện tác động đến trẻ phù hợp từng trẻ theo từng độ tuổi.

Nó góp phần phát triển thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm xã hội…. Đối với phụ huynh và xã hội tạo điều kiện để họ tham gia, đóng góp thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Montessori chú ý đặc biệt đến một môi trường giáo dục mà ở đó trẻ được chấp nhận, được yêu thương, được thể hiện tự do… đây là một tư tưởng tiến bộ.

2.2. Môi trường giáo dục theo quan điểm của Montessori

Montessori là người theo chủ nghĩa kinh nghiệm và bà tin rằng tri thức được tạo thành bởi việc thu thập, tích lũy thông tin về thế giới xung quanh qua các giác quan. Chính quá trình tri giác đó sẽ kết nối đứa bé với môi trường xung quanh và giúp trẻ phát triển.

Điều mà người lớn cần làm để thúc đẩy sự phát triển của trẻ là cung cấp cơ hội cho trẻ tạo một môi trường thuận lợi để trẻ được bộc lộ bản thân. Vì vậy, bà đã sáng tạo ra nhiều bộ đồ chơi đặc biệt và tận dụng những điều kiện thiên nhiên cho trẻ được trải nghiệm.

Montessori rất chú ý đến việc tạo ra một bầu không khí thân mật, gần gũi và ấm cúng cho trẻ mầm non. Người lớn cần tránh việc cố gắng thiết lập một hình ảnh nhà giáo dục đầy uy quyền mà cần tổ chức mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ trên cơ sở hài hòa, thể hiện thái độ thông hiểu đối với trẻ. Vai trò của giáo viên trong lớp học mầm non là:

– Thứ nhất, hãy xây dựng một môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm.

– Thứ hai, quan sát sự phát triển và tiến bộ của trẻ bằng các phương pháp đánh giá thích hợp.

– Thứ ba, theo sát và hỗ trợ trẻ.

– Thứ bốn, bảo đảm mối quan hệ giáo viên – trẻ đầy tình yêu thương và tôn trọng.

* Một lớp học có môi trường giáo dục theo mô hình của Montessori có những nét đặc trưng sau:

– Tôn trọng mỗi đứa trẻ như là một cá nhân đặc biệt.

– Rất quan tâm đến cảm xúc và tình cảm của trẻ.

– Tạo bầu không khí ấm áp và quan hệ cô – trẻ gần gũi.

– Môi trường học tập tươi sáng và hấp dẫn.

– Khuyến khích trẻ tự lập.

– Thường có 3 độ tuổi trong một lớp học và số trẻ trai, trẻ gái bằng nhau.

– Giáo viên thường đi theo lớp trong nhiều năm liền nên rất hiểu trẻ và có mối quan hệ gắn bó sâu sắc với trẻ.

3. Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non tại Việt Nam

3.1. Thực trạng về môi trường giáo dục

Chương trình giáo dục mầm non mới chú ý nhiều đến một môi trường giáo dục đã vận dụng các quan điểm tiến bộ của các nhà giáo dục mầm non trên thế giới như : Montessori, Froebel, Rousseau… Tuy nhiên, việc vận dụng bước đầu còn nhiều hạn chế như sau:

– Áp đặt: giáo viên thường có khuynh hướng muốn nhào nặn trẻ từ suy nghĩ, cách học, cách chơi, ăn, ngủ… bất chấp nhu cầu, hứng thú, đặc điểm phát triển cá nhân. Giáo viên mầm non dẫn đến một số tiêu cực trong cách ứng xử với trẻ như nóng giận khi trẻ không làm theo ý cô.

– Làm mẫu quá nhiều: Chúng ta cho rằng trẻ nhỏ học bằng cách bắt chước. Vì thế trước đây giáo viên thường hay làm mẫu nhiều lần, giải thích và yêu cầu trẻ làm theo hoặc lập lại. Cách học như thế làm trẻ mệt mỏi chán nản dẫn đến tính thụ động là một rào cản phát triển khả năng sáng tạo, tính độc lập, rất cần thiết để hình thành và phát triển nhân cách có trách nhiệm với bản thân.

– Sự phát triển của trẻ diễn ra trong quá trình trẻ tương tác với môi trường xung quanh: Sự giao tiếp tích cực, thường xuyên với trẻ và người lớn, giữa trẻ với trẻ thúc đẩy việc học. Điều đó đạt được thông qua con đường: chơi, sinh hoạt và học tập có kế hoạch trong môi trường hấp dẫn và an toàn. Thực trạng hiện nay trong các trường mầm non đặc biệt trường tư thục, nhóm , lớp Mẫu giáo chưa đạt chuẩn còn rất nhiều môi trường giáo dục nhìn chung còn tồn tại:

+ Số trẻ quá đông, số cô ít.

+ Phòng học chật chưa đảm bảo diện tích theo quy định.

+ GV chưa thân thiện, quan tâm chia sẻ.

+ Trẻ ít được thực hành trải nghiệm.

+ Kỹ năng giao tiếp của GV còn hạn chế.

– Môi trường vật chất còn nghèo nàn: dụng cụ chơi ngoài trời , đồ dùng đồ chơi của trẻ chưa phong phú đa dạng…

(Theo nhận xét của Th.sĩ Lê Thị Liên Hoan – Phòng mầm non – Sở GD&ĐT Tp.HCM).

3.2. Vận dụng quan điểm của Montessori về môi trường giáo dục cho trẻ mầm non tại Việt Nam

Kế thừa những thành tựu giáo dục của quan điểm Montessori về tạo môi trường giáo dục, chương trình giáo dục Việt Nam đã chú ý tạo môi trường:

A) Tổ chức môi trường giáo dục phù hợp để giúp trẻ học.

+ An toàn về các mặt.

+ Phong phú, đa dạng, mở (trong lớp, ngoài trời).

+ Khuyến khích trẻ hoạt động, trẻ sáng tạo, kích thích hoạt động tư duy.

+ Gắn với cuộc sống thực của trẻ.

B) Tổ chức các hoạt động trãi nghiệm để trẻ tự khám phá, tự lĩnh hội thao cách khác nhau: tự làm, tự nói những quan sát, suy nghĩ, thảo luận theo nhóm nhỏ để rút ra kinh nghiệm riêng trong quá trình khám phá qua nhiều giác quan.

C) Tổ chức các hoạt động giáo dục cùng với việc sử dụng nhiều phương tiện và chất liệu, dụng cụ, đồ dùng do trẻ tự chọn (tận dụng tối đa những dụng cụ, đồ dùng sẵn có xung quanh để trẻ cân đo, đong, đếm, các vật liệu thiên nhiên để khuyến khích trẻ sáng tạo…).

D) Các hoạt động giáo dục được tổ chức trong quá trình tích hợp các nội dung liên quan tới chủ đề, nhằm hình thành cho trẻ những phẩm chất chung chứ không quá nhấn mạnh tới kiến thức kỹ năng riêng lẻ.

4. Kết luận

Ngành giáo dục mầm non đang nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, từng bước đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp… Tất cả được xây dựng dựa trên việc học hỏi kinh nghiệm của các mô hình giáo dục mầm non tiên tiến trên thế giới.

Việc tạo dựng một môi trường giáo dục phù hợp được chú trọng cả về thể chất và tinh thần cho trẻ mầm non theo quan điểm giáo dục của Montessori hoàn toàn có thể vận dụng và đem lại hiệu quả tại Việt Nam. /.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Montessori , M. (1997) Basic Ideas of Montessori’s Educational Theory: Extract from Maria Montessori’s Writings and teachings, Oxford: Clio.
2. Hội thảo “Đổi mới giáo dục mầm non” ĐHSP TpHCM 2008.
3. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh: Giáo dục học mầm non, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001
4. Phan Bá Đạt, Luật giáo dục và các quy định pháp luật mới nhất đối với ngành giáo dục đào tạo. NXB lao động – xã hội 2005

Th.s Nguyễn Thị Ngọc Hân
Khoa Sư phạm

Xem thêm bài viết liên quan: Một số điểm nổi bật của quan điểm giáo dục Do Thái

Bạn đang xem bài viết:
Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non theo quan điểm của Montessori
Link https://myhocdaicuong.com/blog/moi-truong-giao-duc-cho-tre-mam-non-theo-quan-diem-cua-montessori.html

Các tìm kiếm có liên quan: Bài thuyết trình xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giáo trình xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non. Module 7 môi trường giáo dục cho trẻ mầm non. Nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non.

Các tìm kiếm có liên quan: Tạo môi trường giáo dục cho trẻ mầm non. Vai trò của môi trường giáo dục trong trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh và thân thiện. Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non.

Các tìm kiếm có liên quan: Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em lứa tuổi mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Xây dựng môi trường thân thiện trong trường trẻ mầm non. Ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục bên trong nhà trường.


Ngày đăng:

Chuyên mục:

Tác giả:

Lượt xem:

294
error: