Đối với những người làm trong ngành giáo dục, chúng ta phải làm như thế nào để giúp cho trẻ em có thể nhận biết được cái đẹp, và có hứng thú trong việc yêu thích cái đẹp trong cuộc sống đang diễn ra hằng ngày?
1. Khái niệm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Khi ngành giáo dục đang gấp rút thay đổi phương pháp dạy học, thì nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ bây giờ rất quan trọng và rất cấp thiết. Chúng ta phải khéo léo để đưa cái đẹp vào trong đời sống của các em một cách sáng tạo, và tránh việc tạo sự nhàm chán trong việc học tập của các em nhỏ.
Đối với tuổi thơ của trẻ em, luôn có sự trong sáng với những suy nghĩ sơ khai, việc nhìn thế giới xung quanh mình, bằng con mắt long lanh trong sáng, đầy vẻ bóng bẩy và huyền bí về thế giới muôn màu hiện tại, đó là điều hết sức ngây thơ ở trong tâm trí của các em nhỏ.
Trong khi lứa tuổi này, chỉ có ăn với học, và chỉ có vui chơi với bạn bè đồng tuổi, thì làm sao có những kỹ năng cơ bản, để hình thành cái đẹp trong tư tưởng của mình. Đó là một điều rất khó, mà ngành giáo dục đang phải cố gắng để vượt qua chính mình.
Để hình thành năng lực sáng tạo thẩm mỹ trong thời điểm ban đầu của tâm trí trẻ nhỏ. Chúng ta cần phải xây dựng những cơ sở ban đầu cho nhân cách của con người, và phải đặt những viên gạch đầu tiên trong việc đào tạo giáo dục thể chất, trí tuệ, đạo đức và giáo dục lao động với các em nhỏ.
Tuy nhiên, do những đặc điểm tâm sinh lý, cũng như sự phát triển và tăng trưởng ở mỗi độ tuổi trẻ em lại khác nhau, nên khi xác định nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ thì phải có sự khác nhau.
Không nên đi theo một phiên bản rập khuôn, với cùng một cách dạy duy nhất cho tất cả trẻ em, mà cần phải có những phương pháp và biện pháp giáo dục phù hợp, với mức độ tăng trưởng và phát triển của trẻ trong từng thời kỳ.
Khi đồng bộ được phương pháp giáo dục thẩm mỹ lại với nhau, tự khắc chúng sẽ tạo nên một mối liên hệ mật thiết giữa trí tuệ và thể chất, đạo đức và lao động lại với nhau.
Tạo tiền đề phát triển nền móng vững chắc, cho việc thay đổi cuộc sống giữa xã hội, con người và tự nhiên. Sau này, khi các em nhỏ thêm một tuổi mới và bước chân ra xã hội, thì cuộc sống sẽ thêm nhiều màu hồng, chứ không phải toàn màu đen trong tâm trí.
Nhà trường phải có những bước thay đổi trong việc đào tạo thẩm mỹ một cách khoa học. Cần phải từng bước nghiên cứu từ cơ bản đến chuyên sâu, để đưa ra một lộ trình khoa học có bài bản và được thẩm định trong việc đưa thẩm mỹ đến với trẻ em từ cấp bậc thấp nhất là mầm non, giúp khơi dậy năng lực cảm thụ và sáng tạo cái đẹp ở mỗi lứa tuổi trẻ nhỏ, mà không làm chúng cảm thấy bị ép buộc và gượng ép.
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ lứa tuổi mầm non không phải dễ dàng, nhưng đây là một sự khởi đầu hoàn toàn tốt cho một chặng đường sau này. Khi có nền tảng cơ bản ổn định, thì quá trình giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường ở các cấp bậc học tiếp theo, sẽ trở nên dễ dàng, và giúp trẻ em có nhận thức đúng đắn cái đẹp trong đời sống sinh hoạt.
Khái niệm của giáo dục thẩm mỹ lứa tuổi mầm non là một quá trình tác động có mục đích rõ ràng, và có kế hoạch cụ thể của người làm giáo dục hướng đến đối tượng là trẻ em. Giúp trẻ nhận thức chân thiện mỹ về cái đẹp, tạo sự đam mê và hứng thú yêu thích cái đẹp, luôn mong muốn tìm hiểu tạo ra cái đẹp trong hoạt động sinh hoạt cá nhân.
2. Ý nghĩa của giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Khi làm công tác giáo dục cho trẻ mầm non, thì không thể không nhắc đến công tác giáo dục thẩm mỹ. Trong cơ chế phát triển vấn đề tâm sinh lý, luôn có sự tác động đến cơ sở hình thành năng khiếu thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ từ ban đầu. Chính từ lúc biết nhận thức cái đẹp, tâm sinh lý sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến giai đoạn phát triển của trẻ về vấn đề nhân cách.
Mỗi trẻ em trên trái đất này, đều có những đặc tính cơ bản ban đầu về cái đẹp và tuổi thơ. Khi biết cảm nhận được ý thức cái đẹp, trẻ sẽ thích thú và vui sướng với những đồ dùng, và đồ chơi đẹp, hoặc có những cảm nhận dâng trào với âm thanh của cảnh vật xung quanh, hay màu sắc của cuộc sống ngay trước mắt.
Vì vậy, ngay từ thời điểm này, nhà trường và phụ huynh nên giúp trẻ được học, được biết, và được khám phá những nền tảng mới của giáo dục cái đẹp từ sớm, đừng bỏ lỡ những giây phút quý xung quanh trẻ mỗi ngày.
Để hòa nhập với trẻ và giáo dục cho trẻ ngay từ thuở còn nhỏ đến chặng đường phát triển của trẻ sau này. Từ đó, nâng cao giá trị năng khiếu và tạo nên những tố chất tốt đẹp cho tâm hồn trẻ nhỏ.
Ngoài ra, tình yêu cái đẹp sẽ được nảy sinh trong quá trình phát triển giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Những thuộc tính sinh động, những ấn tượng tươi mát và dễ chịu, những cảm xúc tốt lành về con người và cái đẹp xung quanh, sẽ thúc đẩy các giác quan của trẻ ghi nhớ lại trong tâm hồn với mỗi chặng đường phát triển bản thân.
Trong cuộc sống mỗi ngày, đừng nên nghĩ là trẻ mầm non ở lứa tuổi này, không biết cái nào là đẹp, cái nào là xấu, mà chỉ cần biết là được ăn no, được mặc áo ấm, được sống hạnh phúc với người thân trong gia đình là đủ.
Đó chỉ là một trong những nhu cầu cần được thỏa mãn, ở trẻ lứa tuổi mầm non cần phải được nhận lấy. Nhưng để trẻ lớn lên với đời sống tinh thần phong phú, và phát triển tâm lý tốt, cần phải tạo thêm những thỏa mãn tinh thần trong nhu cầu về cái đẹp, và mong muốn tận hưởng khám phá cái đẹp một cách trọn vẹn nhất. Thì đó mới là điều kiện tốt, để trẻ khi lớn lên sẽ thành một người tốt.
Khi nuôi nấng trẻ nhỏ, bạn thích trẻ luôn vui cười với mình, hay luôn cáu gắt và có những thái độ hành vi xấu với mình. Nếu suy nghĩ và dành thời gian bên trẻ, chúng ta sẽ thấy rằng:
Chỉ cần giọng nói nhỏ nhẹ và âu yếm, thay vì la mắng và gắt gỏng. Chỉ cần âm điệu du dương của những bản nhạc vui vẻ, thay vì những ca khúc của người lớn và những bản nhạc không phù hợp lứa tuổi. Chỉ cần nơi ăn chốn ở sạch sẽ và luôn trong xanh ánh nắng chan hòa, thay vì những nơi u tối góc cạnh, hay nơi ở nhếch nhác bẩn thỉu.
Đều có có những tác động tốt và xấu lên nhân cách của trẻ. Sự thích nghi cái tốt cái xấu cái đẹp sẽ bắt đầu từ những hành động đơn giản nhất trong khu vực gần trẻ. Khi trẻ sớm tiếp xúc với cái vẻ đẹp trong sáng, thì trẻ sẽ luôn mỉm cười. Nhưng khi trẻ được tiếp xúc với bóng tối và cái xấu, thì trẻ sẽ luôn gắt gỏng và hay tỏ vẻ cau có với những hành vi thô lỗ, đi kèm lời nói tục tĩu.
Khi giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non cần phải chậm rãi và từ tốn, không nên cao trào và hấp tấp, việc tiếp nhận những tác phẩm nghệ thuật khi còn nhỏ, sẽ giúp trẻ nhận thức đúng đắn về cái bi cái hài, cái xấu cái đẹp trong cuộc sống. Điều này, sẽ có một sự ảnh hưởng không hề nhỏ, đối với phẩm chất đạo đức của trẻ trong cuộc sống xã hội về sau.
Trên cơ sở của những biểu tượng phong phú của thế giới đầy màu sắc xung quanh, việc giúp trẻ cảm thụ được cái đẹp, và tạo điều kiện cho trẻ nhận thức sâu sắc những hiện tượng của cuộc sống xung quanh là một điều không dễ dàng.
Trẻ sẽ không còn buồn rầu và lo âu, trông sắc mặt sẽ không già trước tuổi, trẻ sẽ không còn nhìn thế giới một cách nghèo nàn và lạc hậu. Dĩ nhiên, năng khiếu và phẩm chất tốt đẹp của trẻ, sẽ ngày càng được phát triển mạnh hơn khi lớn lên.
Chính vì thế, mà giáo dục thẩm mỹ cần phải được tiến hành ngay từ nhỏ, giữa phụ huynh và nhà trường, phải phối hợp ăn ý với nhau, để thúc đẩy quá trình đào tạo, và công tác chăm sóc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non sớm nhận thức được cái đẹp. Đừng để quá trễ khi trẻ đã lớn lên, và đừng để quá trễ khi bạn chưa làm điều gì tốt đẹp cho trẻ ngay từ bây giờ.
3. Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Trong hầu hết các nền tảng giáo dục, thì giáo dục thẩm mỹ là một quá trình phát triển lâu dài và có tính chất hệ thống cụ thể rõ ràng. Ở mỗi độ tuổi trẻ khác nhau, sẽ có nhiệm vụ giáo dục khác nhau phù hợp với trẻ. Ở mỗi lứa tuổi nhà trẻ khác nhau, giáo viên giáo dục thẩm mỹ cũng sẽ có những nhiệm vụ cơ bản khác nhau.
– Cần phải tạo ra những ấn tượng xung quanh cho trẻ, trên cơ sở phát triển tri giác thẩm mỹ đúng đắn từ sớm. Vì trong giai đoạn này, trẻ sẽ rất hứng thú và ấn tượng với những đồ vật có màu sắc tươi sáng, và những hiện tượng thiên nhiên bí ẩn đang hấp dẫn lấy trẻ, như tiếng chim hót, sự phát triển của những bông hoa, và những bản nhạc cổ điển nhẹ nhàng sâu lắng,…
– Cần phải phát triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ nghệ thuật cho trẻ. Vì trong giai đoạn này, trẻ thường có biểu hiện qua những nụ cười, qua phản ứng và qua những câu nói về vấn đề thích hay không thích. Thông qua thời điểm này, người lớn cần phải đưa cho trẻ sớm nhận thức về giá trị văn hóa dân tộc, với những bài hát và câu thơ, hay những câu ca dao giàu nhân văn, những tác phẩm hội họa đặc sắc nổi tiếng,…
– Cần phải giúp trẻ phát triển năng lực sáng tạo nghệ thuật và thực hiện sớm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Khi trẻ phát triển thể chất và tâm sinh lý, sẽ có những thái độ và tình cảm phát triển đồng thời cùng một lúc. Chính vì thế, khi những cái bi cái hài, cái đẹp cái xấu không được kiểm soát từ ban đầu, sẽ làm cho thị hiếu thẩm mỹ của trẻ đi sai hướng và lệch lạc, rất khó để uốn nắn lại khi trẻ đã lớn hơn.
Nguyễn Thanh Tâm
Xem thêm bài viết: Làm sao để hiểu rõ giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non đúng cách?
Bạn đang xem bài viết:
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Link https://myhocdaicuong.com/blog/giao-duc-tham-my-cho-tre-mam-non.html