Giáo dục mầm non quốc tế và sự phát triển hệ thống giáo dục mầm non tại Việt Nam

giao duc mam non quoc te va su phat trien he thong giao duc mam non tai viet nam

Trong hầu hết các quốc gia, trường mẫu giáo hay nhà trẻ là một phần của hệ thống giáo dục mầm non. Thông thường trẻ em học mẫu giáo, bất cứ lúc nào trong độ tuổi từ hai đến bảy tuổi.

Tùy thuộc vào phong tục địa phương hay quy định của các quốc gia. Tại Hoa Kỳ, nhiều tiểu bang được cung cấp một năm học mẫu giáo miễn phí cho trẻ em từ 5-6 tuổi, nhưng không bắt buộc các em phải tham gia học.

Trong khi các tiểu bang khác yêu cầu năm tuổi để ghi danh. Trẻ em học mẫu giáo để học cách giao tiếp, chơi đùa, và tương tác với những người khác một cách thích hợp, phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý.

Một giáo viên cung cấp các đồ chơi khác nhau và các hoạt động trò chơi, nô đùa để thúc đẩy những đứa trẻ này để tìm hiểu ngôn ngữ và từ vựng, toán học, và khoa học, cũng như các hoạt động âm nhạc, nghệ thuật, và xã hội.

Nhà trẻ phục vụ mục đích giúp các bậc cha mẹ không cần lo lắng để chuyên tâm làm việc vì đã gửi vào nơi có người chăm sóc, quản trẻ.

1. Đặc trưng hệ thống giáo dục mầm non quốc gia tại Việt Nam

1.1. Hệ thống giáo dục mầm non tại Việt Nam

Giáo dục Việt Nam để chỉ nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nền giáo dục này là một sự tiếp nối của giáo dục thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thừa hưởng một phần di sản của giáo dục Việt Nam Cộng hòa.

Khi hai miền Nam và Bắc thống nhất năm 1976 thì khuôn mẫu giáo dục ở miền Bắc tiếp cận với hệ thống giáo dục đã được thiết lập ở miền Nam; cụ thể nhất là học trình 10 năm tiểu học và trung học ở miền Bắc phải phù hợp với học trình 12 năm ở trong Nam.

Hai hệ thống này song hành; Miền Bắc tiếp tục hệ 10 năm và miền Nam giữ hệ 12 năm từ năm 1976 đến năm 1981 thì cho áp dụng hệ 12 năm cho toàn quốc. Năm 1975 cũng là năm giải thể tất cả những cơ sở giáo dục tư thục từng hoạt động ở miền Nam Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa.

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo, tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

1.2. Mục tiêu của giáo dục mầm non tại Việt Nam

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một;

Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

– Mục tiêu giáo dục mầm non mới: Giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ phát huy khả năng tự lập, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách của trẻ sau này, trẻ biết được những điều nên làm và những điều không nên làm, giúp trẻ tự giác, tự tin thể hiện được khả năng, năng lực của mình.

– Về phía trẻ: Bằng các biện pháp khác nhau trẻ được thực hành, trải nghiệm, được tự thỏa mãn nhu cầu tự lập của trẻ tôi thấy học sinh lớp tôi rất hứng thú tham gia các hoạt động của lớp.

Đặc biệt trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động, các kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giữ gìn vệ sinh, kỹ năng giúp đỡ mọi người trở nên tốt hơn, không cần cô giáo phải nhắc nhở nhiều mà trẻ thực hiện một cách tự nguyện và thích thú.

Ví dụ như các hoạt động tự gấp quần áo và cất đúng nơi quy định, tự rửa tay, rửa mặt trước khi ăn, biết tự xả nước sau khi đi vệ sinh và biết rửa tay bằng xà phòng, chuẩn bị bàn ăn, giường ngủ mầm non cùng cô, nhặt rác bỏ vào thùng rác… tích cực tham gia vào các hoạt động của tập thể, của lớp. Từ đó những thói quen tốt của trẻ sẽ được hình thành và phát triển bền vững.

– Về phía giáo viên: Sau khi thực hiện những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có tính tự lập, đã có những kỹ năng cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tự tin, mạnh dạn khi tham gia các hoạt động giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của cô giáo đạt kết quả tốt.

Qua các buổi dự giờ, các buổi tổ chức kiến tập, và trong các buổi đón đoàn về thẩm định chất lượng giáo dục và đón đoàn thanh tra, kiểm tra thi đua của trường đều đánh giá trẻ lớp tôi có tính tự lập rất cao, trẻ luôn nhanh nhẹn, linh hoạt trong mọi hoạt động.

– Về phía phụ huynh: Phụ huynh luôn hưởng ứng và thường xuyên trao đổi với cô giáo về những phương pháp để cùng rèn tính tự lập cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình.

Một số phụ huynh trước đây thường chiều con, sẵn sàng làm hết mọi việc cho trẻ, không muốn con mình phải làm gì vì họ cho rằng con họ còn nhỏ này họ rất nhiệt tình phối hợp và yên tâm mỗi khi đưa con tới lớp.

2. Sự phát triển hệ thống giáo dục mầm non quốc tế tại Việt Nam

Giáo dục mầm non là bậc học đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ… của mỗi người.

Trong một số năm gần đây, giáo dục mầm non mới được quan tâm đúng mức góp phần tạo bước đột phá đáng kể trong nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn giáo dục mầm non vẫn còn nhiều bất cập, nhất là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.

2.1.Tăng về số lượng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu

Những năm qua, số trường, lớp học của bậc học mầm non tăng lên đáng kể, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đến trường của trẻ.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Bá Minh, năm học 2016-2017, Bộ Giáo dục và Đào Tạo đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục rà soát thực trạng và nhu cầu đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, ưu tiên nguồn vốn từ các chương trình dự án và các nguồn thu hợp pháp khác để xây dựng đủ phòng học phù hợp điều kiện thực tế của địa phương cho giáo dục mầm non.

Các cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục cũng được chú trọng. Vì vậy, hệ thống trường mầm non tư thục phát triển mạnh, góp phần giảm áp lực cho trường công lập.

Đội ngũ giáo viên cũng có những chuyển biến tích cực. Giáo viên mầm non đã chủ động và linh hoạt khi lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Việc tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo viên đã góp phần quan trọng hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi ở cả sáu trong số 63 tỉnh, thành phố.

2.2.Linh hoạt các giải pháp

Để giải quyết vấn đề khó khăn về cơ sở vật chất, cũng như đội ngũ giáo viên cho giáo dục mầm non cần nhiều giải pháp tổng thể của các cấp, các ngành cũng như sự linh hoạt phù hợp thực tiễn từ các địa phương.

Một số chuyên gia giáo dục cho rằng, ngành giáo dục cần chỉ đạo rà soát thực trạng và nhu cầu đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, ưu tiên các nguồn vốn từ ngân sách và các nguồn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng đủ phòng học phù hợp thực tế.

Các địa phương xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù để phát triển mạng lưới trường, lớp học mầm non, nhất là ở các khu đông dân cư, khu công nghiệp.

Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích đầu tư, thành lập, xây dựng mới các trường mầm non ngoài công lập. Phát huy những cách làm sáng tạo phù hợp thực tiễn.

Thí dụ, tỉnh Đồng Tháp tổ chức mô hình nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cộng đồng để tạo điều kiện cho các cháu mầm non vùng khó khăn, vùng sâu được đến lớp vui chơi, học tập, giúp cho cha mẹ các cháu yên tâm lao động, sản xuất.

Hoạt động của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cộng đồng đã phát huy tác dụng, góp phần huy động trẻ mầm non đến trường ngày càng đông. Mặt khác, điểm bất cập nhất hiện nay trong giáo dục mầm non chính là cơ chế tuyển dụng giáo viên.

Bởi nhiều nơi tỷ lệ giáo viên/lớp thấp, trong khi nguồn tuyển giáo viên khá dồi dào nhưng lại thiếu cơ chế và nguồn lực khiến cho nhiều địa phương thiếu giáo viên mầm non trầm trọng.

Vì vậy, ngành giáo dục cần phối hợp các ngành liên quan, rà soát, đề xuất các giải pháp khắc phục những bất cập về chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý, nhân viên nói chung, giáo viên mầm non nói riêng.

3. Lợi thế cạnh tranh và lợi ích xã hội của hệ thống giáo dục mầm non quốc tế

Không gì vui hơn đối với bậc làm cha mẹ là được thấy con mình mỗi ngày một lớn khôn, khỏe mạnh, thông minh, tự tin, ngoan ngoãn… để sẵn sàng đón nhận một tương lai tươi sáng, một cuộc sống hạnh phúc và thành đạt.

Chính vì vậy, làm thế nào để con cái được phát triển toàn diện là câu hỏi chung của nhiều phụ huynh gia đình Việt. Ngày nay, các trường mầm non quốc tế phát triển rất nhiều nhằm phục vụ cho nhu cầu của các bậc phụ huynh muốn đưa con em mình tới một môi trường giáo dục đào tạo theo quy mô nước ngoài.

Ở trong một môi trường tốt thì sẽ tạo điều kiện phát triển cả về tư duy và đạo đức của một đứa trẻ. Cơ sở vật chất ở các trường mầm non quốc tế được đầu tư rất là kỹ lưỡng.

Ngoài ra phương pháp dạy học ở quốc tế sẽ đi theo hướng giúp trẻ em tư duy và nâng cao sự tự giác của bản thân, và được tiếp xúc với ngôn ngữ nước ngoài khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ nhận thức được về ngôn ngữ nhanh nhạy hơn những người bạn cùng trang lứa.

Mỗi một trường sẽ có một phương pháp dạy học khác nhau nhưng mục tiêu chung vẫn là giúp cho các em nhỏ sẽ phát huy được tính độc lập của bản thân, trẻ luôn luôn hỏi và nêu ý kiến nếu các em muốn thử một hoạt động mới. Phương pháp chung mà các trường quốc tế đang hướng đến:

– Thực hành cuộc sống: Trẻ học được cách tự chăm sóc, phục vụ bản thân, bảo vệ môi trường, tự đi vệ sinh và có thể dọn dẹp sau khi vấy bẩn… Tất cả những kỹ năng ấy của trẻ được thực hiện thông qua nhiều loại nguyên vật liệu và các hoạt động khác nhau.

– Giáo dục phát triển giác quan: Tất cả các bài học đầu tiên thông qua các giác quan. Bằng cách tách riêng mọi thứ để dạy, trẻ có thể dễ dàng tập trung vào nó. Có rất nhiều học cụ khác nhau được thiết kế để giúp đỡ trẻ phát triển năm giác quan như xúc giác, thị giác, thính giác, khứu giác và vị giác.

– Ngôn ngữ: Ngôn ngữ được giới thiệu với việc sử dụng các âm thanh. Trẻ được khuyến khích thể hiện, bày tỏ bản thân mình bằng lời, trẻ được dạy nhận mặt chữ và tô chữ, để chuẩn bị học đọc, đánh vần, ngữ pháp và kỹ năng viết.

– Toán học và hình học: Biểu tượng về toán học được giới thiệu cho trẻ thông qua các tài liệu cụ thể.

– Các chủ đề về văn hóa: Trẻ được tìm hiểu lịch sử và địa lý cũng như về những dân tộc và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới cùng với tìm hiểu động vật, thời gian, lịch sử, âm nhạc…

– Thể chất và khoa học xã hội: Giới thiệu cho trẻ về các sự vật, hiện tượng ở thế giới xung quanh bằng cách tận dụng những điều kiện tự nhiên có sẵn.

– Nghệ thuật, âm nhạc và ngoại khóa: Đây là hoạt động lồng ghép vào các hoạt động học có tác dụng kích thích việc sáng tạo của trẻ. Trẻ em phát triển sáng tạo theo ý của chúng và sử dụng tốt các kỹ năng, vận động, nhận thức, sự cân bằng và nhịp điệu.

Giáo dục là nền tảng vững chắc để phát triển của trẻ em. Với xu hướng hội nhập quốc tế và phát triển. Giáo dục quốc tế sẽ giúp con em chúng ta lớn lên và phát triển hội nhập hơn với các quốc gia tiên tiến trên thế giới.

4. Tác động của giáo dục mầm non quốc tế đối với hệ thống giáo dục mầm non quốc gia

Có thể nói giáo dục mầm non quốc tế tác động tích cực đối với hệ thống giáo dục mầm non trong nước như sau:

4.1 Tác động đến kỹ năng, chương trình giảng dạy của giáo viên.

Giáo viên mầm non phải trở thành một người nghệ sĩ thực thụ. Giáo dục mầm non ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình phát triển của trẻ sau này.

Khác với trước đây, trường mầm non đơn giản chỉ là nơi giữ trẻ hay chăm sóc trẻ, thì các trường mầm non ngày nay đặc biệt chú trọng đến việc dạy trẻ học một cách tự nhiên không gượng ép, giúp trẻ học hỏi qua những khám phá, trải nghiệm của chính bản thân.

Không chỉ đơn thuần là trông và dạy trẻ, mỗi giáo viên phải tự học hỏi, trau dồi kiến thức để trở thành một người nghệ sĩ thực thụ. Các cô cần phải biết cách hướng dẫn, giải thích một cách đơn giản nhất, mà vẫn hấp dẫn được trẻ, để trẻ có thể hiểu được những điều mà mình muốn nói.

Không chỉ có vậy, để có thể thực sự gắn bó thân thiết với trẻ, để trẻ có thể thoải mái chia sẻ cách nghĩ của mình, các cô còn phải tự sáng tác ra những bài hát, điệu múa mới, có khi cô lại trở thành một huấn luận viên bơi lội, hay hướng dẫn viên du lịch của trẻ, có như vậy cô mới có thể trở thành những người bạn thực sự của trẻ.

4.2 Tác động đến phương pháp giáo dục.

Việc đổi mới phương pháp giáo dục mầm non là điều hết sức cần thiết, để giúp trẻ có thể tự khám phá, tìm hiểu bằng chính sự sáng tạo của mình một cách tự nhiên nhất có thể, giúp mang lại sự hứng thú cho trẻ.

Giáo dục mầm non hiện đại hướng đến việc để trẻ chơi mà học, học mà chơi, trường mầm non chất lượng tốt cho trẻ không phải chỉ đơn thuần là nơi có đầy đủ cơ sở vật chất, thoáng mát, rộng rãi, mà còn phải đảm bảo được sự tương tác giữa các bé với nhau, các bé với cô giáo, đặc biệt là tương tác với thế giới thực tế bên ngoài.

Nền giáo dục mầm non hiện tại đang ngày càng chú trọng hơn đến trẻ, môi trường học tập phải tạo được sự hứng thú cho trẻ, để trẻ thoải mái vui chơi theo cách của riêng mình, từ đó giúp phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ.

Không chỉ có vậy, trường học còn phải là nơi giúp trẻ trải nghiệm những kỹ năng sống thực tế trong cuộc sống, cũng như rèn luyện cho các em tính tự giác ngay từ khi còn nhỏ.

Bé sẽ được dạy cách tự đi giày, tự mặc quần áo, tự đi vệ sinh… Có thể lúc đầu trẻ sẽ làm khá chậm, nhưng dần dần các em sẽ quen hơn, điều quan trọng nhất là trẻ đã học được cách tự giác, đức tính tự lập.

4.3 Tác động đến phương thức giảng dạy.

Áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục tại các trường mầm non. Sự bùng nổ công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội.

Để đáp ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc vận dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học hết sức cần thiết và còn giúp cho giáo viên luôn luôn được cập nhật thông tin một cách chính xác, hiệu quả, truyền tải kiến thức nhanh nhất tới trẻ.

Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy học.

Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.

Trường mầm non quốc tế có điều kiện đầu tư, trang bị tivi, đầu video, máy tính và nối mạng internet tạo điều kiện cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.

Nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là kiến thức nghiên cứu các phần mềm ứng dụng.

Từ đó áp dụng vào việc giảng dạy, nhằm tạo sự hứng thú và kích thích được sự tò mò khám phá của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng.

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non không chỉ giúp cô giáo dễ dàng quản lý học sinh, mà còn giúp phụ huynh dễ dàng kết nối thông tin với nhà trường.

Dù ở bất cứ nơi đâu, phụ huynh cũng có thể dễ dàng biết được con em mình đang làm gì, có được chăm sóc tốt hay không. Những đổi mới trong giáo dục mầm non hiện nay, đặc biệt là những trường mầm non quốc tế ở khiến phụ huynh càng thêm tin tưởng gửi con em mình, và đất nước hứa hẹn có thế hệ trẻ phát triển toàn diện.

Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn đầu tư, tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước để phát triển giáo dục mầm non;

Xây dựng và thực hiện kế hoạch hợp tác, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, các chuyên gia về giáo dục mầm non và giảng viên với các nước trong khu vực và quốc tế. Có như vậy nền giáo dục mầm non trong nước sẽ ngày càng được cải thiện.

5. Kết luận

Trong thời đại mở cửa và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của các thành phần đa dạng của nền kinh tế, cũng giống như bao nhiêu lĩnh vực khác giáo dục mầm non không thể tránh khỏi sự cạnh tranh của và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nước ngoài.

Đây chính là cơ hội để thay đổi nền giáo dục trong nước nói chung và giáo dục mầm non nói riêng theo cách tiếp cận mới của các chuẩn trong giáo dục quốc tế.

Cần có sự vào cuộc, tham gia và phấn đầu của các bên liên quan như bản thân các trẻ mầm non, các bậc phụ huynh học sinh, các giáo viên mầm non, các nhà chức trách, các nhà hoạch định chính sách để nền giáo dục mầm non Việt nam có thể học tập được những tinh hóa của giáo dục mầm non trên thế giới.

Từ đó phát huy tiềm lực của bản thân, cạnh tranh bình đẳng với các cơ sở giáo dục mầm non tiên tiến trên thế giới tham gia vào thị trường Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình Giáo dục Mầm non.
[2] Nguyễn Ánh Tuyết (2008). Giáo dục học mầm non. NXB Giáo dục.
[3] Bộ GD-ĐT (1999). Chiến lược giáo dục mầm non từ năm 1998 đến năm 2020.NXB Giáo dục.
[4] Otto Beverly (2009). Phát triển khả năng đọc, viết tuổi mầm non. NXB Pearson, Hoa Kì.
[5] Bộ GD-ĐT (2015). Chương trình giáo dục mầm non. NXB Giáo dục Việt Nam.
[6] Đinh Thị Kim Thoa (2008). Đánh giá trong giáo dục mầm non. NXB Giáo dục.
[7] Lê Xuân Hồng – Trần Quốc Minh – Hồ Lai Châu – Hoàng Mai – Lê Thị Khang (2001). Cẩm nang dành cho giáo viên trường mầm non. NXB Giáo dục.

TS. Nguyễn Hoàng Tiến
Khoa Kinh tế

Xem thêm bài viết liên quan: Giáo dục sớm và đổi mới giáo dục mầm non

Bạn đang xem bài viết:
Giáo dục mầm non quốc tế và sự phát triển hệ thống giáo dục mầm non tại Việt Nam
Link https://myhocdaicuong.com/blog/giao-duc-mam-non-quoc-te-va-su-phat-trien-he-thong-giao-duc-mam-non-tai-viet-nam.html

Các tìm kiếm có liên quan: Các chương trình giáo dục mầm non chuẩn quốc tế hiện nay. Các chương trình giáo dục mầm non ở Việt Nam. Có nên cho con học trường mầm non quốc tế hay không. Chương trình giáo dục mầm non quốc tế tại Việt Nam. Chương trình giáo dục mầm non như thế nào.

Các tìm kiếm có liên quan: Chương trình học Mầm non Vinschool. Hệ Nâng cao mầm non Vinschool. Hệ thống giáo trình mầm non các tổ chức quốc tế. Hệ thống mẫu giáo quốc tế nhà trẻ quốc tế tại Việt Nam. Sách Chương trình giáo dục mầm non mới nhất. Trường mầm non quốc tế. Trường Mầm non Vinschool TPHCM. Vinschool có phải trường quốc tế không.


Ngày đăng:

Chuyên mục:

Tác giả:

Lượt xem:

51
error: