Cải cách hệ thống giáo dục mầm non trước bối cảnh cách mạng công nghiệp

cai cach he thong giao duc mam non truoc boi canh cach mang cong nghiep

Giáo dục mầm non là một trong những ngành chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của cuộc cách mạng 4.0. Vì trẻ em được giáo dục mầm non tốt về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ,… sẽ chuẩn bị cho một nền tảng giáo dục tốt.

Cách mạng 4.0 cũng như những cuộc cách mạng trước đó, đã tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội, với những mức độ và chiều hướng khác nhau. Trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, thì sản phẩm của đào tạo phải đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động đang có sự thay đổi nhanh chóng.

1. Đặt vấn đề

Theo điều 21 luật giáo dục năm 2005 quy định: giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tháng tuổi.

Theo đề án phê duyệt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ giai đoạn 2010-2015. Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cơ sở, hỗ trợ các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, tang cường giáo dục mầm non.

Phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các vùng trong cả nước. Chăm lo cho trẻ em được đến trường, xã hội hóa trách nhiệm của nhà nước và gia đình. Đổi mới chương trình dạy, nâng cao chất lượng giáo dục.

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em.

Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và phát triển sau này của trẻ.

Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Cải cách hệ thống giáo dục mầm non sẽ đóng vai trò tiên quyết trong đào tạo những thế hệ công dân có thể sống và làm việc một cách phù hợp hơn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN) đang từng bước thay đổi đời sống kinh tế xã hội tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

2. Hệ thống giáo dục mầm non quốc gia tại Việt Nam

2.1. Về chương trình giáo dục mầm non

Từ ngày 15/2/2017 đến nay, các trường mầm non (MN) thực hiện Chương trình GDMN theo Thông tư số 28/2016/ TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Mục tiêu của chương trình GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.

Mục tiêu GDMN được thực hiện thông qua các hoạt động,giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật, hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động,hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, chương trình GDMN sau khi được sửa đổi, bổ sung một số nội dung là chương trình có tính khoa học và tiến bộ nhất từ trước đến nay.

2.2. Về việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho trẻ ở trường mầm non

Năm 2016, điều tra bằng phiếu hỏi, trao đổi với khoảng trên 350 giáo viên (GV) tại một số trường MN ở Hà Nội, một số tỉnh đồng bằng như Ninh Bình, Thái Bình và 60 GV tỉnh miền núi Lai Châu, cho thấy: đa số các GVMN đều nắm được các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục(GD) cho trẻ.

Tuy nhiên, nhiều GV ở miền núi và một số GV ở vùng đồng bằng còn gặp khó khăn trong việc thiết kế nội dung GD trẻ theo chủ đề, mạng nội dung, mạng hoạt động và trong việc thực hiện các môn năng khiếu như tạo hình, âm nhạc. Nhìn chung, các GV được hỏi đều gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện một số hoạt động giáo dục.

Trong đó có GD thể chất vì số lượng trẻ trong lớp đông, phòng học chật, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho lĩnh vực này còn thiếu, nhiều sân chơi, phòng tập thể dục, trang phục thể thao cho GV và trẻ, trang thiết bị ngoài trời, một số dụng cụ thể dục trong lớp như thang leo, cầu thăng bằng… chưa đầy đủ.

2.3. Kết quả giáo dục trên trẻ mầm non

Trải qua gần 10 năm thực hiện chương trình đến nay, toàn bộ 63 tỉnh thành trong cả nước đã phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Đây là sự nỗ lực đáng kể của ngành GDMN.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010. Nội dung bộ chuẩn bao gồm các chuẩn thuộc 04 lĩnh vực, đó là: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và quan hệ xã hội. Mỗi lĩnh vực có một số chuẩn, mỗi chuẩn có các chỉ số cụ thể.

Nếu chỉ tập trung vào một độ tuổi là trẻ 5 tuổi – trẻ em từ 60-72 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, trang 130-132 131 tháng tuổi để đánh giá sự phát triển của trẻ, cho thấy ngoài đánh giá trẻ hằng ngày và theo giai đoạn phát triển của trẻ, ta còn nên đánh giá quá trình tiến bộ của trẻ so với chính bản thân nó. Điều này không dễ, vì tính đến nay cả nước mới có khoảng 31,1% trường mầm non đạt Chuẩn Quốc gia.

3. Toàn cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Gần đây, cùng với sự phát triển của cách mạng 4.0 và chủ trương chú trọng giáo dục tích hợp, STEM… của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các mô hình giáo dục tích hợp, chuẩn 4.0 dần nở rộ nhờ vào nhu cầu bắt kịp xu hướng giáo dục của toàn xã hội.

Thực ra Giáo dục Mầm non bản thân nó đã là giáo dục tích hợp rồi. Những điều trẻ học hỏi hằng ngày cũng chính là về cuộc sống xung quanh. Trẻ có thể hỏi về nắng, mưa, gió, bão, hay về mối quan hệ trong gia đình… bất kỳ điều gì trong cuộc sống nhằm giải quyết tò mò về thế giới xung quanh.

Khi chương trình học thỏa mãn được sự tò mò đó cũng là lúc chúng ta mang lại cho trẻ không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng, thái độ ứng xử. Như vậy, việc dạy trẻ mầm non là không được tách rời các kiến thức, các kỹ năng, cho nên bản thân giáo dục mầm non đã là tích hợp.

Ngày nay, khi cách mạng 4.0 tác động rất lớn đến giáo dục, lượng kiến thức chúng ta tiếp nhận được lớn hơn rất nhiều nhờ thường xuyên được tiếp cận các thiết bị công nghệ như: tivi, smartphone…

Nếu chúng ta biết khai thác, vận dụng thì phương tiện này sẽ giúp mang lại lượng kiến thức sâu rộng, sinh động hơn, đồng thời hình thành cho các con ý thức trách nhiệm với kiến thức, kỹ năng mình đã rèn luyện được.

Chính vì vậy, công nghệ 4.0 cực kỳ có lợi cho công tác giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. E-Robot Coding là chương trình học lập trình đầu tiên dành riêng cho trẻ em Việt Nam từ 3 – 12 tuổi.

Bộ chương trình là sự kết hợp sáng tạo giữa tài nguyên phong phú về trí tuệ nhân tạo của SK Telecom và trí tuệ Việt Nam, được biên soạn bởi các chuyên gia hàng đầu về Giáo dục và IT. E-Robot Coding được thiết kế như các trò chơi nhưng lồng ghép rất nhiều kiến thức, kỹ năng.

Các con có thể điều khiển robot Albert thực hiện những nhiệm vụ của mình dễ dàng như các con đang chơi vậy. Khi đó, việc học lập trình robot không hề khó khăn nữa, thậm chí là rất thú vị nếu các con được hướng dẫn một cách có phương pháp với chương trình được thiết kế khoa học, phù hợp với lứa tuổi như E-Robot Coding.

E-Robot Coding không chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ học lập trình hiệu quả mà còn tạo cơ hội phát triển ở nhiều khía cạnh khác nhau. Mục tiêu cao nhất của E-Robot Coding là tạo niềm say mê, hứng thú đối với khoa học công nghệ và lập trình cho các bạn học sinh.

Chương trình trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với từng lứa tuổi. Về kiến thức, E-Robot Coding cung cấp các khái niệm cơ bản về lập trình, lập trình robot và khoa học máy tính. Học sinh có cơ hội ôn tập, bổ sung kiến thức của các môn học khác, đặc biệt là Tiếng Anh và Toán.

Ngoài ra, trẻ còn được rèn luyện các kỹ năng thiết yếu như: làm việc nhóm, thuyết trình, phân tích và giải quyết tối ưu vấn đề… cùng với thái độ tích cực như: ham học hỏi, sáng tạo, tính kỷ luật, kiên trì trước khó khăn… Đây là những phẩm chất cốt yếu của một lập trình viên tương lai.

4. Cải cách giáo dục mầm non trên thế giới trước thực trạng cách mạng công nghiệp 4.0

Giáo dục 4.0 là nền giáo dục được sinh ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu thị trường nền công nghiệp 4.0 hay còn có tên gọi cách mạng công nghiệp 4.0.

Những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực: Internet, mạng xã hội, dữ liệu khổng lồ, di động, trí khôn nhân tạo và robot… sẽ tạo ra những thay đổi vô cùng lớn trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, làm thay đổi cuộc sống rất nhiều về cuộc sống của con người.

Giáo dục là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động này nhanh hơn cả bởi chính giáo dục cũng sẽ tạo ra những phiên bản mới của các cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo.

Giáo dục 4.0 là mô hình ứng dụng các tiến bộ công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả cho việc đào tạo, giúp hoạt động dạy và học diễn ra mọi nơi. Đặc biệt hơn là nó còn góp phần thay đổi tư duy và cách tiếp cận về mô hình giáo dục ở Mỹ.

Trong nền giáo dục mới này, các trường học không chỉ là nơi đào tạo, nghiên cứu, mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn, mang giá trị cho xã hội.

Nói các khác, Cách mạng công nghiệp 4.0 hay IOT sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục Mỹ trên cả hai phương diện là nội dung hay đề cương giảng dạy và về mô hình đào tạo, nghiên cứu.

Ví dụ, ở Mỹ mầm non và phổ thông các môn học STEM (khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán) và môn máy tính hiện nay trong trường học sẽ được sử dụng để đưa CPS vào.

Ở các cấp học này kiến thức và kĩ năng CPS cần hình thành cho học sinh bao gồm tính toán cơ bản, vật lý, lập trình, hoặc chế tạo robot nhằm giúp giảm một số áp lực về chương trình CPS được giảng dạy ở bậc đại học.

Ở cấp này môn học sẽ giúp đảm bảo rằng học sinh sẵn sàng để học CPS khi các em bắt đầu học đại học. Coby nằm ở một thị trấn nhỏ phía Đông Bắc của Tokyo, là một trong 400 trường mẫu giáo ở Nhật Bản đang sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh, được thiết kế đặc biệt cho trẻ mẫu giáo với tên gọi KitS.

Đó là sự khởi đầu cho một sáng kiến về “vui chơi kỹ thuật số” (digital play) tại quốc gia này. Nền giáo dục Nhật Bản vốn tập trung vào ba kỹ năng “đọc – viết – tính toán”, hiện nay đã tăng cường chính sách quốc gia về công nghệ giáo dục, song song với nỗ lực cung cấp một thiết bị kỹ thuật số cho mỗi trẻ em.

Đứng trước xu thế của sự phát triển, đối với quá trình dạy, cần chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học hay là tổ chức một nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp; chuyển phát triển giáo dục đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng cả số lượng, chất lượng và hiệu quả;

Ngoài ra, cũng cần chuyển từ chỉ chú trọng giáo dục nhân cách nói chung sang kết hợp giáo dục nhân cách với phát huy tốt nhất tiềm năng cá nhân; chuyển từ quan niệm cứ có kiến thức là có năng lực sang quan niệm kiến thức chỉ là yếu tố quan trọng của năng lực.

Với việc học, cần chuyển từ học thuộc, nhớ nhiều sang hình thành năng lực vận dụng, thích nghi, giải quyết vấn đề, tư duy độc lập. Không chỉ học trong sách vở, qua tài liệu mà phải học qua nhiều hình thức khác như qua trò chơi, liên hệ tương tác, cung ứng đám đông, học bằng dự án.

Đặc biệt, với sinh viên là người lao động trong tương lai cần thay đổi suy nghĩ học một lần cho cả đời bằng việc học cả đời để làm việc cả đời. Như vậy, nền giáo dục cần chuyển đổi cách thức giáo dục từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực của sinh viên.

Trên cơ sở đó chương trình giáo dục đại học mới cần xác định các chuẩn năng lực chung và năng lực chuyên môn; các hình thức tích hợp hoặc phân hóa trong chương trình dạy học tùy theo cấp học. Tức là phương pháp giảng dạy cũng phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong việc tổ chức giáo dục.

Qua đó, hình thức giáo dục sẽ linh hoạt về thời gian, không gian, phù hợp với điều kiện và nhu cầu cá nhân phát triển E- learning hay sử dụng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cho phép người dạy có thể cung cấp tài liệu học tập cho người học và thu thập lại các kết quả của quá trình dạy học từ phía người học một cách liên tục và linh hoạt.

Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động toàn cầu, đối với công tác giáo dục thì ứng dụng công nghệ khoa học là một tất yếu khách quan. Kết hợp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong giảng dạy luôn là một giải pháp tất yếu, một nội dung quan trọng trong tiến trình đào tạo.

Đối với mỗi trường mầm non, cần đặt ra lộ trình tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá các hoạt động khoa học và các hoạt động về chuyên môn trong tất cả các cơ sở giáo dục.

5. Tính cấp bách, định hướng và triển khai thực hiện cải cách giáo dục mầm non tại Việt Nam

5.1 Tính cấp bách

Ðội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thành công đổi mới giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện nay, vai trò của người giáo viên trong nhà trường mầm non, phổ thông lại càng có ý nghĩa quan trọng.

Ở nước ta hiện nay, chất lượng đào tạo giáo viên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trước các yêu cầu của đổi mới, hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, như: có mâu thuẫn lớn giữa nhu cầu và quy mô đào tạo, năng lực đào tạo giáo viên của nhiều trường/khoa sư phạm còn yếu, chương trình đào tạo giáo viên chậm được đổi mới,…

Vì vậy, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 cũng đã xác định giải pháp “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” là giải pháp then chốt, trong đó “củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên.

Đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015” là một nội dung hết sức quan trọng.

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế, và cách mạng công nghiệp 4.0 trên cơ sở đánh giá một cách đầy đủ bối cảnh và thực trạng công tác đào tạo giáo viên, trong và ngoài nước là việc làm hết sức cần thiết.

Về Chương trình mẫu giáo cải tiến. Chương trình mẫu giáo gồm 12 môn học được nghiên cứu cải tiến thành chương trình giáo dục mẫu giáo cải tiến 6 môn học.

Đây là chương trình lần đầu tiên có nội dung giáo dục được cấu trúc theo hai phương thức: Giáo dục và Giáo dưỡng thông qua tổ chức cuộc sống hàng ngày cho trẻ.

Giáo viên chủ động tích cực trong hoạt động với hai phương thức đặc trưng: Quan sát và đàm thoại. Hoạt động vui chơi lần đầu tiên được xem xét và nhìn nhận như một phương tiện giáo dục có hiệu quả đối với trẻ.

So với chương trình cũ thì chương trình cải tiến đã có những phương pháp giáo dục phù hợp hơn với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi, đồng thời hướng đến khắc phục tình trạng “phổ thông” hóa giáo dục mẫu giáo.

Những hạn chế của chương trình: Phương pháp giáo dục còn mang tính áp đặt từ phía giáo viên (ngay cả đối với tổchức trò chơi cho trẻ), phương pháp dạy học còn mang nặng dùng lời mô tả, trò chơi là một phương pháp giáo dục dạy học có hiệu quả ở lứa tuổi này ít được sử dụng.

5.2 Định hướng

Sau đây là một số định hướng cho giáo dục Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Một là, gắn việc dạy và học với thực tiễn. Giáo dục cần phải mô phỏng và chuẩn bị cho người học bước vào cuộc sống thực tiễn càng nhiều càng tốt khi công nghệ đã làm cho khả năng tiếp cận kiến thức trở nên dễ dàng khiến kiến thức không còn mang ý nghĩa “bảo hiểm” cho tương lai của người học như trước đây.

Hai là, đa dạng hóa các lộ trình giáo dục. Mỗi học sinh sẽ có nhu cầu và khả năng học tập khác nhau và nhiệm vụ của giáo dục là phát hiện, nuôi dưỡng và tạo động lực để người học xác định và theo đuổi sự quan tâm, niềm đam mê của mình.

Ba là, khuyến khích học tập suốt đời. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục là phát hiện và nuôi dưỡng tài năng, khuyến khích sự theo đuổi, đam mê và nhu cầu học tập suốt đời của người học.

Bốn là, đẩy mạnh dạy và học ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và quản lý. Đẩy mạnh dạy ngoại ngữ tích hợp trong các môn học khác. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong dạy và học ngoại ngữ với hệ thống học liệu điện tử phù hợp mọi đối tượng để người học có thể học ngoại ngữ, tiếp cận tiếng bản ngữ mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi phương tiện, đặc biệt trong phát triển kỹ năng nghe và kỹ năng nói.

Năm là, nâng cao năng lực và mở rộng vai trò của các trường đại học. Để tăng cường tính cạnh tranh của nguồn nhân lực, bên cạnh việc không ngừng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và giảng dạy, các trường đại học cần thể hiện vai trò tiên phong của mình trong việc thực hiện sứ mệnh đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo.

6. Kết luận

Trước thực trạng công tác đào tạo giáo viên hiện nay ở nước ta, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 là hết sức cấp thiết.

Theo đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong các trường/khoa sư phạm phải gắn bó hữu cơ với công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong một tổng thể thống nhất.

Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên vì vậy cũng cần được tiến hành theo một kế hoạch được tính toán một cách hợp lý và khoa học, từ những vấn đề cấp bách trước mắt đến những vấn đề căn bản lâu dài.

Trong đó các vấn đề về quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên; các giải pháp nâng cao năng lực các trường/khoa sư phạm; cải thiện chính sách nhà giáo; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo giáo viên cần được quan tâm triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả. Sau đây là một vài kiến nghị với Ngành giáo dục và đào tạo cần được xem xét:

– Tìm hiểu, nhận thức đầy đủ, sâu sắc về cách mạng công nghiệp 4.0 và các giá trị cốt lõi.

– Làm tốt việc rà soát, sắp xếp, xây dựng quy hoạch giáo dục phổ thông,mầm non (đã được thành phố giao, và đang thực hiện).

– Chú trọng bồi dưỡng giáo viên tin học, ngoại ngữ và công nghệ.

– Đổi mới mô hình quản lý giáo dục thông minh.

– Đổi mới mô hình nhà trường: Xây dựng mô hình nhà trường thông minh.

– Trang bị, sử dụng công nghệ hiện đại để hỗ trợ giáo dục.

TS. Nguyễn Hoàng Tiến
Khoa Kinh Tế

Xem thêm bài viết: Dạy học tích hợp trong trường mầm non

Bạn đang xem bài viết:
Cải cách hệ thống giáo dục mầm non trước bối cảnh cách mạng công nghiệp
Link https://myhocdaicuong.com/blog/cai-cach-he-thong-giao-duc-mam-non-truoc-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep.html

Các tìm kiếm có liên quan: Cơ sở giáo dục mầm non là gì? Chương trình giáo dục mầm non quốc tế tại Việt Nam. Đăng nhập hệ thống quản lý giáo dục mầm non online. Giáo dục mầm non gồm những gì. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non là gì?

Các tìm kiếm có liên quan: Học giáo dục mầm non ra trường có việc làm không? Giáo dục mầm non và sứ mệnh phát triển thế hệ A+. Giáo trình giáo dục mầm non. Hệ thống phần mềm quản lý trường mầm non. Hệ thống quản lý giáo dục mầm non chuyên nghiệp.

Các tìm kiếm có liên quan: Hệ thống thông tin quản lý giáo dục mầm non. Ngành giáo dục mầm non. Phần mềm quản lý giáo dục mầm non cấp quốc tế. Tài liệu giáo dục mầm non. Giáo trình giáo dục mầm non chuyên nghiệp chuẩn nhất.


Ngày đăng:

Chuyên mục:

Tác giả:

Lượt xem:

110
error: