Có 3 bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Trong đó, do bộ thông tin và truyền thông ban hành, và do hội nhà báo Việt Nam ban hành, và do bộ văn hóa thể thao du lịch ban hành.
1. Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông Tin và Truyền Thông ban hành.
Trong 8 quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân (Điều 4). Bao gồm:
– Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng trước khi tham gia mạng xã hội.
– Sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.
– Có trách nhiệm bảo mật tài khoản mạng xã hội, thông báo ngay tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng.
– Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống và đáng tin cậy.
– Ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam.
– Lan tỏa, chia sẻ những thông tin tích cực, hình ảnh tốt đẹp về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam.
– Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn và lành mạnh.
Ngoài ra, chúng ta cần biết thêm. Có 3 nhóm đối tượng áp dụng thêm. Bao gồm: cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước sử dụng mạng xã hội. Tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội. Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam.
Quy tắc ứng xử chung. Bao gồm: tôn trọng và tuân thủ pháp luật Việt Nam; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Hành vi, ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin. Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử. Phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.
– Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước. Thực hiện nội dung quy định đến Điều 4 của Bộ Quy tắc này. Thực hiện nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên mạng xã hội. Thông báo tới cơ quan chủ quản để kịp thời có hướng xử lý, trả lời, giải quyết, khi có những ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật, có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
– Đối với các cơ quan Nhà nước. Sử dụng tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ, để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội. Có trách nhiệm quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội, và nhanh chóng thông báo tới nhà cung cấp dịch vụ, khi tài khoản của cơ quan, tổ chức bị mất quyền kiểm soát hoặc bị giả mạo. Cung cấp thông tin trên mạng xã hội đồng bộ, thống nhất với thông tin đã được cung cấp, trên các phương tiện truyền thông khác. Nên có phản hồi những ý kiến trên mạng xã hội về vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, tổ chức mình.
2. Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam do Hội Nhà Báo Việt Nam ban hành.
Những việc/ điều cần làm. Bước 1, sử dụng tài khoản mạng xã hội của cá nhân mình, để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp, định hướng thông tin có ích cho xã hội và đất nước. Bước 2, đăng tải bình luận, ý kiến nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm.
Bước 3, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền những thông tin sai sự thật, bị phát tán trên mạng xã hội có ảnh hưởng xấu, gây tổn hại đến lợi ích cộng đồng, đất nước, uy tín của tổ chức và cá nhân. Bước 4, phát hiện, khai thác có kiểm chứng, có chọn lọc thông tin về những vấn đề mới của xã hội, để phục vụ tác nghiệp báo chí.
* Những việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm:
– Vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; các quy định về bảo mật dữ liệu, tài liệu; quy định về bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của công dân và các quy định khác của pháp luật.
– Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì mục đích tống tiền, hoặc các mục đích không trong sáng khác.
– Đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các bình luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trái với nội dung, quan điểm của tác phẩm báo chí mà bản thân người làm báo đó, đã viết và đăng tải, trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác.
– Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại,… có yếu tố phức tạp, nhạy cảm đang cần tạo cách nhìn, thái độ tích cực mang tính xây dựng của cộng đồng và sự đồng thuận xã hội.
– Sao chép, chia sẻ, phát tán tin, bài, tác phẩm, âm thanh, hình ảnh có được bằng những cách thức không hợp pháp, vi phạm bản quyền.
– Thông tin vụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ; gây tổn hại về thể chất, danh dự, nhân phẩm của công dân; tuyên truyền, kích động bạo lực, cổ súy lối sống đồi trụy, hủ tục mê tín dị đoan, các hành vi tiêu cực, phân biệt đối xử về giới, vùng miền, dân tộc, chủng tộc.
3. Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, do Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch ban hành.
– Cá nhân sử dụng tài khoản mạng xã hội để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp thông tin chính xác, tin cậy, có lợi ích cho xã hội và đất nước; bình luận, nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm; trung thực trong phát ngôn, bày tỏ và chia sẻ quan điểm đúng đắn và khách quan.
– Không sử dụng từ ngữ gây mâu thuẫn, xung đột, phân biệt vùng miền, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo; không sử dụng ngôn ngữ hình ảnh phản cảm, trái thuần phong mỹ tục.
– Không lôi kéo, xúi giục, kích động, tạo phe nhóm gây chia rẽ, mất đoàn kết, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến an ninh, trật tự, lợi ích quốc gia, dân tộc.
– Không đăng tải, chia sẻ và lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật, vi phạm bản quyền, thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân.
Nguyễn Long Biên
Trương Minh Đức
Xem thêm bài viết: Những câu hỏi thường gặp về tin giả tin sai sự thật
Bạn đang xem bài viết:
Các bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
Link https://myhocdaicuong.com/blog/cac-bo-quy-tac-ung-xu-tren-mang-xa-hoi.html