Trong những năm tới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, xu hướng hội nhập quốc tế sẽ ngày càng được mở rộng, tạo nhiều cơ hội cho các tầng lớp nhân dân được tiếp cận với nền văn hóa đa dạng của thế giới.
Đồng thời là cơ hội để quảng bá các giá trị Văn Hóa Nghệ Thuật nói chung, âm nhạc nói riêng của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Bối cảnh đó tạo ra cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen.
Dưới tác động trực tiếp của quá trình hội nhập quốc tế, sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc của các xu hướng, trào lưu Âm Nhạc Đại Cương nước ngoài, đời sống âm nhạc trong nước cũng sẽ có những biến đổi phức tạp, có khả năng xảy ra cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng, trường phái với quan niệm nghệ thuật khác nhau.
Sự phát triển của khoa học, công nghệ cũng sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với lĩnh vực Âm Nhạc Đại Cương khi có thể tạo ra những thay đổi về cách thức giao tiếp trên không gian mạng Internet, dẫn đến tính bản địa, tính dân tộc của văn hóa âm nhạc có nguy cơ bị phai nhạt rất lớn.
Trong khi đó, “gu” âm nhạc và nhu cầu tiếp nhận thẩm mỹ Âm Nhạc Đại Cương của giới trẻ nói chung, sinh viên nói riêng nước ta ngày càng cao và đa dạng.
Thực tế hiện nay, có khá nhiều thể loại âm nhạc mới ra đời dựa theo nhu cầu, thị hiếu của công chúng; những bản nhạc cũ được làm mới lại, “bắt tai” hơn, độc đáo hơn, dễ tiếp cận với đông đảo công chúng hơn.
Thị trường Âm Nhạc Đại Cương ở nước ta đã xuất hiện nhiều hiện tượng của giới âm nhạc “Indie” – những nghệ sĩ tự sản xuất âm nhạc một cách độc lập, vừa có thể biểu diễn một mình (solo), vừa có thể sản xuất theo từng nhóm nhạc.
Cùng với đó là sự xuất hiện của những “cái tên” trong giới âm nhạc “Underground” – những người hoạt động âm nhạc trong “thế giới ngầm”, họ tự do khám phá, sáng tạo các phong cách âm nhạc khác nhau mà không quan tâm nhiều đến “showbiz”.
Đặc biệt, thông qua kết nối Internet và các trang mạng xã hội, dưới sự “trợ giúp” của công nghệ kỹ thuật số (các phần mềm), mọi người dân đều có cơ hội để trở thành các “nhà sản xuất” trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng.
Chính vì thế, đã xuất hiện nhiều sản phẩm nghệ thuật do các tổ chức, cá nhân không phải là nghệ sĩ chuyên nghiệp sản xuất và phổ biến rộng rãi trên các trang mạng xã hội, như nhóm 1977 Vlog với những “clip” hài hước, những thước phim mang màu sắc xưa cũ được lấy cảm hứng từ những tác phẩm văn học kinh điển.
Hay như sự xuất hiện của các ca khúc “hiện tượng mạng” như ca khúc “Bạc phận” do 02 bạn trẻ Jack và K-ICM thể hiện, thu hút đến 255.103.203 lượt xem tính từ ngày ra mắt (16/4/2019) đến thời điểm 09/12/2019 (theo thống kê của trang mạng xã hội YouTube),…
Những hoạt động này có tác động sâu sắc và trực tiếp đến thẩm mỹ của đông đảo công chúng, sinh viên (tốt có, xấu có), tạo ra các trào lưu “tự biên, tự diễn” trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng.
Trên một bình diện chung khi nhìn vào sự phát triển của Âm Nhạc Đại Cương ở Việt Nam những năm qua, có thể chia làm ba khuynh hướng chính:
(1) Các sản phẩm âm nhạc vừa có chất lượng nghệ thuật, có tính định hướng tư tưởng tốt, vừa có thể tham gia vào cơ chế thị trường.
(2) Các sản phẩm âm nhạc đạt được định hướng về tư tưởng và những chuẩn mực nghệ thuật, nhưng vẫn bị công chúng lạnh nhạt bởi ít chú ý tới yếu tố thị trường.
(3) Các sản phẩm âm nhạc mang tính giải trí thuần túy, chỉ lưu tâm tới yếu tố thị trường nhưng lại ít có tính định hướng tư tưởng và nghệ thuật.
Những nhu cầu cơ bản trong tiếp nhận thẩm mỹ Âm Nhạc Đại Cương của sinh viên trong bối cảnh đó cũng sẽ bộc lộ ra các xu hướng với những tính chất khác nhau, đan xen và bổ sung cho nhau.
–> Đó có thể là những xu hướng bộc lộ ham mê và tiềm năng tiếp cận với những thể loại Âm Nhạc Đại Cương mới, hiện đại, có tính trào lưu của dân tộc và quốc tế.
Sự tiếp cận đa dạng của sinh viên với các sản phẩm Âm Nhạc Đại Cương mang tính trào lưu thời thượng ở trong và ngoài nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình và các trang mạng xã hội thời gian qua là một ví dụ điển hình. Điều đáng chú ý là sự tiếp cận này vẫn được quy chiếu bởi nền tảng văn hóa truyền thống dân tộc.
Dù các tác phẩm Âm Nhạc Đại Cương viết về đề tài lịch sử, về chiến tranh hay về cuộc sống đương đại, các “nhạc sĩ” vẫn dựa trên nền tảng mỹ học truyền thống để thể hiện những vấn đề của dân tộc, nhân sinh, góp phần đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, thấp hèn, vì sự tiến bộ và phát triển của xã hội, trong đó con người luôn giữ ở vị trí trung tâm.
Một điểm dễ nhận thấy trong xu hướng “hiện đại hóa” là việc tiếp thu các thể loại Âm Nhạc Đại Cương khác nhau trong khu vực và thế giới của giới trẻ Việt Nam.
Những sản phẩm Âm Nhạc Đại Cương của Hàn Quốc (K-Pop), Nhật Bản (J-Pop), Trung Quốc (C-Pop),… và các sản phẩm Âm Nhạc Đại Cương của Âu – Mỹ (US-UK) với tiếng Anh thông dụng đã được đón nhận không chỉ bởi những giai điệu hay mà còn bởi sự hiện đại, mang màu sắc tươi trẻ.
Có thể thấy những sản phẩm Âm Nhạc Đại Cương của nước ngoài được giới trẻ, sinh viên đón nhận không hề chuyển tải những vấn đề cao siêu, to lớn hoặc quá sâu sắc, triết lý, mà đó chỉ đơn giản là những ca khúc rất “đời thường”.
Dẫn chứng điển hình cho điều này chính là sự lan tỏa của thể loại Hip hop – vốn bị xem nhẹ như một thứ “nghệ thuật đường phố”, nhưng nó vẫn có những vị trí nhất định đối với giới trẻ nói chung, sinh viên nước ta nói riêng.
–> Đó có thể là xu hướng học đòi, bắt chước, lai căng, vọng ngoại, chạy theo thời thượng, coi thường và đánh mất bản sắc, đặc trưng dân tộc.
Xu hướng này ít nhiều cũng đã được biểu hiện trong thị trường âm nhạc ở nước ta. Đó là những sáng tác “giật gân”, ca từ nhạt nhẽo, nội dung vô bổ, “tây ta lẫn lộn”. Bản sắc dân tộc trong các sản phẩm âm nhạc thuộc xu hướng này không những không có mà còn bị “biến chất” bởi sự học đòi, bắt chước, lai căng, coi thường nền tảng văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trên thực tế, không khó để có thể bắt gặp những ca khúc mặc dù được hòa âm, phối khí và thu âm, biểu diễn một cách rất trau chuốt, “thời thượng”, “bắt tai”, dễ dàng gây ấn tượng mạnh với công chúng, sinh viên, nhưng lại có những tư tưởng, ca từ sáo rỗng, phản cảm, thô thiển và tục tĩu, như: “Làn da nâu” (Nhật Đăng), “Oh my chuối” (Andy Trần), “Kiếp xì ke” (Hồ Minh Duy), “Kẻ cá độ” (Hồ Minh Duy),…
Mặc dù vậy, có không ít các bạn trẻ, sinh viên trong quá trình tiếp nhận âm nhạc lại hoàn toàn không chú trọng đến tính “nghệ thuật”, mà chỉ mang tính giải trí đơn thuần, họ nghe/xem thấy “vui tai, vui mắt” là được.
Dưới góc độ những người làm nghệ thuật nghiêm túc, đây không phải là hướng đi tốt vì nó không mang lại giá trị của sản phẩm, nhưng nó lại mang hiệu ứng khá lớn đối với giới trẻ nói chung, có tác động mạnh đến thẩm mỹ Âm Nhạc Đại Cương của sinh viên.
Những sản phẩm âm nhạc thuộc xu hướng này vô hình trung sẽ làm ảnh hưởng xấu tới suy nghĩ, lối sống và hành động của họ. Vì thế, chúng không bao giờ có tác dụng tích cực đối với việc giáo dục nhân cách con người nói chung, sinh viên nói riêng.
–> Đó có thể xu hướng bộc lộ khả năng điều hòa các giá trị mới và cũ, tốt và chưa tốt trong thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.
Xu hướng này cũng đang bộc lộ khá nhiều trong thực tiễn đời sống âm nhạc của sinh viên hiện nay và dường như đang tỏ rõ sự năng động của nó. Các nghệ sĩ đang tìm cho mình những phong cách âm nhạc có xu hướng mới (như sử dụng chất liệu dân gian nhưng lại mang phong cách hiện đại, mới mẻ).
Không chỉ được trau chuốt về câu từ, phong cách và lối thể hiện, những sản phẩm Âm Nhạc Đại Cương thuộc xu hướng này còn được đầu tư rất kỹ lưỡng về hình ảnh. Đây là điều tất yếu khi mỗi nghệ sĩ muốn khẳng định được bản thân, nhất là khi âm nhạc Việt Nam đang dần vươn ra thế giới.
Mỗi người nghệ sĩ phải tạo được “cái riêng” của dân tộc, của cá nhân để trình diễn và sáng tạo ra các sản phẩm mới. Trong bối cảnh đó, nếu nghệ sĩ không tự tạo cho mình điều riêng biệt thì sẽ không được công chúng để ý đến. Chúng ta có thể nhận thấy xu hướng này khi nhìn vào những “cú hích” của thị trường Âm Nhạc Đại Cương trong năm 2019 vừa qua.
Đó là sự “lên ngôi” của những sản phẩm Âm Nhạc Đại Cương tìm về với chất liệu dân gian, khai thác cảm hứng từ nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của các tác giả Việt Nam như: “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài); “Chí Phèo”, “Lão Hạc” (Nam Cao); “Vợ nhặt” (Kim Lân); “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố); “Số đỏ”, “Cơm thầy cơm cô” (Vũ Trọng Phụng),… để đưa vào các MV (sản phẩm âm nhạc kết hợp với hình ảnh).
Những sản phẩm âm nhạc đó đã mang “luồng gió mới” cho âm nhạc trong nước, gây được “tiếng vang” lớn và thậm chí tạo thành trào lưu trong giới trẻ, dễ dàng tiếp cận với thị hiếu của sinh viên. Có thể kể đến một số cái tên gần đây như: “Để Mị nói cho mà nghe” (do ca sĩ Hoàng Thuỳ Linh thể hiện), “Hết thương cạn nhớ” (do ca sĩ trẻ Đức Phúc thể hiện),…
Đều có sử dụng chất liệu dân gian, văn học trong ca khúc, trong hòa âm, phối khí và trong cả yếu tố hình ảnh (trang phục, bối cảnh,…). Điều đáng nói là các nhân vật văn học khi vào âm nhạc lại được khán giả rất quan tâm, đặc biệt là các khán giả trẻ.
Theo số liệu thống kê của trang mạng xã hội YouTube (tính đến ngày 09/12/2019), sản phẩm MV “Hết thương cạn nhớ” đã đạt 42.267.460 lượt xem kể từ khi ra mắt (29/9/2019). Tương tự, MV “Để Mị nói cho mà nghe” đã thu hút được 87.547.893 lượt xem từ sau khi ra mắt (19/6/2019).
Không chỉ vậy, “Để Mị nói cho mà nghe” cũng là MV đầu tiên trong lịch sử của Giải thưởng Làn Sóng Xanh chiến thắng toàn bộ các hạng mục được đề cử trong năm 2019 vừa qua (Ca khúc của năm, Bài hát hiện tượng, Hòa âm phối khí, MV của năm, Nữ ca sĩ của năm, Sự kết hợp xuất sắc và Ca sĩ đột phá).
Điều đó đã cho thấy sức hút chưa hề giảm của những sản phẩm Âm Nhạc Đại Cương dựa trên chất liệu truyền thống này. Do đó, xu hướng này nếu được phát triển đúng hướng sẽ đáp ứng tốt nhu cầu tiếp nhận thẩm mỹ Âm Nhạc Đại Cương của sinh viên.
Tất nhiên, theo xu hướng nào, bộc lộ sự đam mê kiểu nào còn tùy thuộc một phần vào nhu cầu, thị hiếu, sở thích, thẩm mỹ của từng đối tượng sinh viên. Sự kết hợp hài hòa các chân giá trị dân tộc và quốc tế, truyền thống và hiện đại, giá trị tiên tiến và bản sắc dân tộc trong mọi vấn đề.
Đặc biệt trong sáng tạo, hưởng thụ, trong giáo dục và tự giáo dục thông qua các sản phẩm Âm Nhạc Đại Cương phản ánh cái đẹp sẽ tránh được những biểu hiện cực đoan có thể xuất hiện, nhất là trong giới sinh viên đầy năng động và giàu ý chí vươn lên ở nước ta hiện nay.
Lê Trọng Nin
Xem thêm bài viết: Giải pháp nâng cao giáo dục cho sinh viên thông qua âm nhạc